.png)
CHUYẾN THĂM TỔNG THỐNG TRUMP CỦA THỦ TƯỚNG MERZ
Thủ tướng Merz thăm Nhà Trắng, tặng Tổng thống Trump giấy khai sinh của ông nội
Tại Phòng Bầu dục, Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã trao cho Tổng thống Mỹ Donald Trump một món quà đặc biệt nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Washington: một bản sao giấy khai sinh của ông nội Tổng thống Trump, người gốc Đức. Bản sao được đóng khung vàng, in song ngữ Đức - Anh, là một kỷ vật mang ý nghĩa gợi nhớ nguồn cội tổ tiên.
Tư liệu quý
Tài liệu này, viết bằng kiểu chữ Sütterlin cổ, chứng nhận sự ra đời của Friedrich Trump vào ngày 14.03.1869 tại Kallstadt - một ngôi làng trồng nho nằm trên tuyến đường rượu vang của bang Rheinland-Pfalz, nơi ông nội của Tổng thống Mỹ đã lớn lên trong một gia đình có sáu người con. Sau khi học nghề thợ cắt tóc, ông Friedrich Trump đã di cư sang New York năm 1885 khi mới 16 tuổi. Sau này ông đổi tên thành Frederick Trump và nhanh chóng phất lên trong ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn thời kỳ cơn sốt vàng ở Mỹ.
Vợ ông, bà Elisabeth là người ông quen khi về thăm quê; con trai họ, Frederick Jr., tức cha của Donald Trump, sinh năm 1905 tại New York.
Thủ tướng Merz mời Tổng thống Trump về thăm cố hương Kallstadt
Cựu Thủ tướng Angela Merkel từng làm điều đó trong nhiệm kỳ đầu của Trump (2017–2021), nhưng Trump chưa bao giờ đến.
Đến nay Trump vẫn chưa thể hiện mối quan tâm đáng kể nào đến nguồn gốc Đức của mình. Thay vào đó, ông thường chỉ trích Đức kịch liệt, đặc biệt về việc Berlin không chi tiêu đủ cho quốc phòng theo chuẩn NATO. Mối quan hệ cá nhân với cội nguồn di dân dường như trái ngược với lập trường cứng rắn của ông trong chính sách nhập cư.
Cuộc hội đàm ấn tượng về khả năng ngôn ngữ và tầm nhìn hợp tác của Thủ tướng Merz
Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Merz bày tỏ mong muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ: “Chúng ta có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử. Chúng tôi biết ơn nước Mỹ rất nhiều, và sẽ không bao giờ quên điều đó,” Chủ tịch CDU phát biểu tại Phòng Bầu dục. Ông một lần nữa nhấn mạnh đến gốc gác Đức của gia đình Trump, xem đây là “nền tảng tuyệt vời cho sự hợp tác gần gũi giữa Mỹ và Đức”.
Thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn Tổng thống Trump vì sự hiếu khách và cho phép ông nghỉ lại tại nhà khách chính phủ. “Đây là một nơi tuyệt vời,” ông nói. Merz cũng nhắc lại lần đầu tiên ông đến Nhà Trắng là năm 1982, khi Tổng thống Ronald Reagan còn đương nhiệm.
Trong phần mở đầu cuộc gặp song phương, Tổng thống Trump đã chúc mừng Merz vì chiến thắng bầu cử gần đây. “Thủ tướng là một người rất được tôn trọng và đã giành được một chiến thắng tuyệt vời,” Trump nói trước báo giới. Ông cũng mô tả Merz là “người khó đối phó” nhưng là một đại diện xuất sắc của nước Đức.
Trump còn dành lời khen cho khả năng tiếng Anh của Merz. “Ông ấy nói tiếng Anh rất tốt,” Trump nói và hỏi đùa: “Ông có nghĩ tiếng Anh của mình tốt như tiếng Đức không?” Merz khiêm tốn trả lời bằng tiếng Anh rằng đó không phải là tiếng mẹ đẻ của ông, nhưng ông cố gắng hiểu mọi thứ và nói tốt nhất có thể. Trước đó, theo đề nghị của phóng viên, Thủ tướng đã phát biểu vài câu bằng tiếng Đức để cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu tại Phòng Bầu dục. “Tôi rất vui được có mặt ở đây, và chúng tôi đang chuẩn bị cho việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác.”
Friedrich Merz - Một nhà lãnh đạo hiện đại, biết gợi lại quá khứ để định hình tương lai
Thủ tướng Friedrich Merz đã thể hiện sự tinh tế và chiều sâu lịch sử trong ngoại giao, bằng việc gợi nhớ tới nguồn cội Đức của Tổng thống Trump – một cử chỉ mang tính biểu tượng mạnh mẽ. Không chỉ là một hành động ngoại giao khôn khéo, đây còn là lời nhắc nhở rằng giữa hai quốc gia từng chia sẻ lịch sử chiến tranh và hoà giải, vẫn có những mối liên hệ con người vượt lên trên tranh cãi chính trị.
Khả năng nói tiếng Anh lưu loát, sự tự tin trong giao tiếp, và cách Merz khéo léo lồng ghép các giá trị lịch sử vào lời đề nghị hợp tác đã cho thấy ông là người hội tụ đủ bản lĩnh, trí tuệ và phẩm chất quốc tế. Trong bối cảnh châu Âu đang tìm kiếm tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, hình ảnh của Merz tại Washington là một tín hiệu đáng chú ý: nước Đức đã sẵn sàng trở lại với vai trò trung tâm trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Merz không chỉ đến để “đối thoại”, ông đến để dẫn dắt.
Nguồn: FB Tran NamAnh,
MỘT NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG HÀN QUỐC
Ông Lee Jae Myung, ứng viên của đảng DC tại Hàn quốc vừa thắng cử Tổng thống với 48,83% số phiếu bầu, vượt qua đối thủ Kim Moon Soo của Đảng Quyền lực nhân dân (PPP), người chỉ đạt 42,03%.
Ông Lee nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, theo Korea Times, đặc biệt là trong số những cử tri trẻ tuổi và tầng lớp lao động, những người đồng cảm với xuất thân và chương trình cải cách của ông. Sự trỗi dậy của ông gây được tiếng vang với những người dân Hàn Quốc bình thường, những người coi ông là biểu tượng của sự kiên cường và hy vọng.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bỏ học đi làm
Ông Lee sinh năm 1963, vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Cha ông chỉ là công nhân vệ sinh và mẹ làm nội trợ. Nhà ông có tới 7 anh em mà ông là con thứ 5. Thời thơ ấu và tuổi thanh niên của ông đầy nỗi buồn vì đói nghèo, và vì người cha cờ bạc, gia đình phải chuyển từ chỗ ở cũ đi nơi khác mưu sinh. Với học lực trung bình, nhà nghèo, lên trung học, Lee phải bỏ học đi làm với mức lương chết đói chỉ vẹn vẻn 0,15 usd ngày. Trong thời gian này, ông 2 lần bị tai nạn lao động khiến bị thương ở ngón tay và khớp cổ tay, do đó ông trở thành người khuyết tật dạng nhẹ.
Trong lúc làm việc nhọc nhằn, ông Lee thấy rằng phải học thì mới có thể đổi đời
Vì vậy ông vừa làm vừa học. Năm 1978, ông mới thi đậu bằng PTCS. Tới 1981, ông học xong PTTH, và thi đậu đại học. Ông học Luật và trở thành một luật sư dân quyền.
Năm 2005, ông bắt đầu tham gia chính trị, sau nhiều chức vụ, tới 2010, ông trúng cử thị trường tp Seongnam, nơi gia đình ông sinh sống. 8 năm sau, ông trở thành Thống đốc tỉnh Gyeonggi- tỉnh này bao gồm phần lớn Khu vực thủ đô Seoul và có dân số hơn 13 triệu người, trong cuộc bầu cử địa phương năm 2018. Ông làm nghị viên QH Hàn từ 2022 và lãnh đạo đảng DC của Hàn.
Trong cuộc đời của Lee, ông phải chịu nhiều tang tóc
Cha của ông, người trước đây làm công nhân vệ sinh cho Chợ Sangwon ở Seongnam, đã mất năm 1986 ở tuổi 55. Người anh cả Jae-yong qua đời vào tháng 11 năm 2017 vì ung thư, và người em trai thứ sáu Jae-ok qua đời vào tháng 8 năm 2014. Người anh cả này trước đó từng bị tai nạn lao động khiến anh mất một chân khi đang làm công nhân xây dựng. Người em trai thứ sáu, Jae-ok, là công nhân vệ sinh ở thành phố Anyang, đã qua đời vì làm việc quá sức khi đang vệ sinh vào sáng sớm năm 2014. Bản thân ông Lee cũng từng thoát khỏi ám sát vì một kẻ lạ mặt tấn công vào năm 2024.
Gia đình riêng
Bà Kim Hye-kyung là một pianist tốt nghiệp Đại học Nữ sinh Sookmyung. Họ gặp nhau khi ông là luật sư còn bà chuẩn bị du học Áo. Tình yêu sét đánh khiến ông chỉ sau khi gặp bà 4 ngày đã cầu hôn và được chấp thuận. Thay vì một chiếc nhẫn kim cương, ông đã cầu hôn bằng cách trao cho bà một cuốn nhật ký mà ông đã viết từ năm 13 tuổi.
Họ có hai con trai là Dong-ho (sinh năm 1992) và Yun Ho (sinh năm 1993). Gia đình họ có rất nhiều sách và cha mẹ thường thảo luận với các con về sách và các vấn đề xã hội. Cả hai người con trai của ông bà đều rất giỏi. Họ đã tốt nghiệp Đại học Hàn Quốc là đại học hàng đầu của xứ họ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, và người con trai cả Dong-ho được cho là đang có kế hoạch kết hôn vào tháng này.
Nguồn: FB Nguyễn Thị Bích Hậu
TRUNG QUỐC DỒN QUÂN, NGUY CƠ ĐÁNH ĐÀI LOAN, PHƯƠN TÂY SẴN SÀNG ỨNG CHIẾN.
Tình hình tại eo biển Đài Loan nóng lên từng giờ
Trung Quốc bất ngờ tăng cường triển khai chiến đấu cơ, tàu chiến và lực lượng mặt đất áp sát hòn đảo, làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công quân sự toàn diện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận từ 6 giờ sáng Chủ nhật (1/6) đến 6 giờ sáng thứ Hai (2/6), họ đã phát hiện 6 máy bay quân sự Trung Quốc, 6 tàu chiến và 2 tàu công vụ hoạt động gần ranh giới phòng thủ trên biển.
Dù chưa có máy bay nào vượt qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan, nhưng tần suất và quy mô hoạt động cho thấy đây không còn là động tác dằn mặt mà là chuẩn bị chiến dịch thực sự.
Phản ứng nhanh chóng
Đài Loan đã triển khai phi cơ phản lực, tàu tuần tra và hệ thống tên lửa bờ biển theo dõi chặt chẽ mọi hành động của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trong khi đó, Hạm đội 7 Hoa Kỳ lực lượng chủ lực bảo vệ Tây Thái Bình Dương đã ra khơi với đội hình sẵn sàng chiến đấu, trong đó có hàng không mẫu hạm, tàu khu trục và tàu ngầm mang tên lửa hành trình.
Đáng chú ý, tình hình càng trở nên phức tạp khi tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp, cùng với các tàu hộ vệ Đức và chiến hạm Úc, đã di chuyển đến vùng biển gần Philippines, tạo thành một thế trận bao vây chiến lược quanh khu vực eo biển Đài Loan. Các chuyên gia quốc phòng cảnh báo, chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể dẫn đến xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc và liên minh phương Tây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Pete Hegseth, từng tuyên bố trong hội nghị Shangri-La rằng “cuộc xâm lược Đài Loan có thể đang cận kề”. Ông nhấn mạnh Trung Quốc không chỉ phát triển năng lực mà “đang tập dượt cho một cuộc chiếm đóng thật sự”.
Trung Quốc cảnh báo
Về phía Bắc Kinh, phản ứng được phát đi với giọng điệu gay gắt, cảnh báo Mỹ và đồng minh “đừng chơi với lửa” và cho rằng vấn đề Đài Loan là nội bộ Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, “Mỹ là yếu tố lớn nhất phá vỡ hòa bình tại Biển Đông”, và đổ lỗi cho chính sách "chống Trung" của Washington đang kích động nguy cơ Thế chiến mới.
Nếu Trung Quốc thực sự hành động, cuộc chiến Đài Loan không còn là giả định chiến lược mà sẽ là tâm chấn địa chính trị châu Á, kéo theo toàn thế giới bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Nguồn: FB Thùy Trang
.png)
Bộ đề, đáp án kiểm tra nhập quốc tịch Einbürgerungstest song ngữ
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá