- Thời sự
- Việt Nam
Siêu bão Yagi càn quét qua Hà Nội, 10ha rau màu cho thu hoạch tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn mất sạch. Rau ăn lá và ăn quả đổ gãy nát, rau muống chìm trong biển nước.
Trưa 8/9, ông Hoàng Văn Thám - Chủ tịch HĐQT HTX rau quả sạch Chúc Sơn ở Chương Mỹ (Hà Nội), than thở với PV. VietNamNet: “Chẳng còn gì cả, rau màu tan nát hết rồi”.
Ông cho biết, HTX có 17ha diện tích trồng các loại rau ăn lá, ăn quả và củ. Số lượng thu hoạch được cung cấp cho một hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội và vài chục bếp ăn tập thể của trường học. Trung bình mỗi ngày, HTX xuất bán 3-5 tấn rau củ quả các loại.
Đợt này, có 10ha rau màu bắt đầu cho thu hoạch. Nhưng bão Yagi quét qua, rau của HTX mất sạch. Trong đó, rau ăn lá và ăn quả đổ gãy nát; rau muống chìm trong biển nước, sáng nay vớt cắt được một lượng nhỏ còn lại cũng hỏng.
Diện tích rau mới gieo trồng do mưa ngập cũng thối hỏng. 17ha gieo đợt này coi như mất trắng, ông Thám buồn rầu nói.
Không có rau xanh cung cấp cho các bếp ăn trường học, sáng nay ông Thám đã phải điện thoại đến từng trường để đàm phán đổi tạm sang các loại khoai tây, bí xanh, bắp cải, quả su su... là những mặt hàng HTX đã tích trữ từ trước đó. Còn với siêu thị, xe ô tô chở rau xanh đã ngừng từ hôm nay vì không có hàng giao.
“Trồng lứa rau tiếp theo phải mất ít nhất 25 ngày nữa mới được thu hoạch”, ông cho hay.
Nói về thiệt hại, ông Thám cho biết sẽ sớm thống kê cụ thể, song con số nhẩm tính cũng lên tới tiền tỷ. Không chỉ lượng rau màu gãy nát mà hệ thống nhà màng, nhà kính cũng bị sập, hỏng nặng do bão.
Anh Nguyễn Mạnh Hồng ở Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) cũng thất thần nhìn khu nhà lưới, nhà màng rộng hơn 1ha của gia đình mình bị đổ sập sau siêu bão Yagi.
“Diện tích rau xanh gần như đã thu hoạch xong, thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên, toàn bộ hơn 1ha dưa lưới Nhật quả đã to, chỉ còn 10-15 ngày nữa được thu hoạch mà bão quét qua nay cũng không còn gì”, anh Hồng chia sẻ.
Hơn 6 tấn quả dưa lưới của gia đình anh phải đổ bỏ hết, nếu thu hoạch thì trái non cũng không ăn được.
Với giá dưa lưới anh ký hợp đồng bán sỉ cho các cửa hàng là 50.000 đồng/kg, ước tính thiệt hại 300 triệu đồng. Ngoài ra, hệ thống nhà lưới, nhà màng,... bị sập hỏng, thiệt hại thêm 600-700 triệu đồng.
“Chỉ chớp mắt một cái, tiền tỷ trôi theo gió bão”, anh nói. Ở khu vực nhà anh Hồng, nông dân trồng rau màu rất nhiều. Dịp này, diện tích rau màu hư hỏng lên tới 90%, thiệt hại khá nặng.
Tại Thường Tín (Hà Nội), anh Đào Trường đau xót nhìn cơ nghiệp của mình bị thiệt hại nặng nề vì bão số 3.
Anh tâm sự, sau nhiều năm làm ăn, vợ chồng anh mới tích góp được một khoản tiền và vay thêm để xây dựng nhà kính trồng rau và hoa. Nhà kính đưa vào sử dụng được 2 năm nay, mọi việc đang thuận lợi với những lứa rau và hoa vào kỳ thu hoạch thì siêu bão Yagi càn quét làm hư hỏng hết.
Gia đình anh Trường mới bị thiệt hại sau trận ngập úng vừa qua ở Cao Bằng. Nay trang trại rau hoa ở Hà Nội tiếp tục bị bão số 3 phá tan hoang, không thể khôi phục lại được. Anh nhẩm tính, con số thiệt hại của gia đình lên đến hàng tỷ đồng.
Trong khi các khách hàng truyền thống dồn dập tăng cung thì nhiều thị trường cao cấp cũng đang phải ứng phó tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt tăng giá trị xuất khẩu mà không cần chạy theo số lượng.
Cơ hội mở rộng ở thị trường Nhật?
Nhật Bản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung gạo khi quầy kệ gạo ở siêu thị trống trơn, mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo/lần, người Nhật xếp hàng mua gạo còn giá tăng mạnh… Trong bối cảnh trên, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến cáo người dân không tích trữ gạo, đồng thời giới chức nước này thừa nhận tính đến tháng 6.2024, lượng gạo tồn trữ ở khu vực tư nhân xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1999. Trên thị trường, giá của một túi gạo tiêu chuẩn 5 kg đã lên tới 21 USD (tương đương khoảng 105.000 đồng/kg), tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại VN, Tân Long là doanh nghiệp (DN) có thâm niên xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật Bản và sản phẩm gạo của đơn vị này từng được sử dụng làm bữa trưa tại Văn phòng Chính phủ Nhật. Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, nói ngắn gọn: "Thị trường Nhật Bản hiện tại rất tốt. Từ nay đến cuối năm và cả năm sau cũng sẽ rất tốt!".
Theo Thương vụ VN tại Nhật Bản, tổng lượng nhập khẩu gạo của nước này bình quân khoảng 770.000 tấn mỗi năm, trong đó 670.000 tấn theo cơ chế thị trường thông thường. Hiện Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu gạo từ Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc và Úc. Gạo VN vẫn còn hạn chế do yêu cầu của thị trường này về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn rất cao. Năm 2012, đã có lần DN VN trúng thầu cung cấp số lượng lớn cho Nhật Bản nhưng sản phẩm lại không đạt chất lượng nên sau đó họ không tiếp tục mời VN tham gia thầu. Từ đó, lượng gạo VN được nhập vào Nhật không đáng kể.
Theo các chuyên gia, cơ hội vào thị trường Nhật Bản là rất lớn vì nhu cầu cao, thế nhưng đây cũng là thị trường khó tính nhất thế giới, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm đúng chất lượng chứ không bao giờ vì giá cả mà hạ thấp tiêu chuẩn. Chính vì vậy, gạo VN muốn tận dụng cơ hội tại thị trường Nhật Bản thì chỉ có một cách duy nhất là đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, cho biết: "Trước đây mình xuất qua Nhật Bản mạnh nhất là nếp chứ không phải gạo. Sau này mới chuyển hướng xuất khẩu qua Trung Quốc, Malaysia. Để xuất khẩu được gạo vào Nhật thì ngoài vấn đề chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thì điều cần lưu ý là "gu" của họ rất khác chúng ta về hình dáng hạt gạo, độ dẻo, mùi vị. Nên hiện họ chỉ nhập sản phẩm gạo nếu trồng giống của họ. Trong khi đó, giống lúa của Nhật đặc tính là phù hợp với điều kiện khí hậu mát, khi trồng ở VN thường cho năng suất thấp nên nông dân VN cũng không chuộng".
Gạo VN phải tính đến phân khúc 1.000 USD/tấn
Dù đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng nhưng nhìn chung, hoạt động xuất khẩu gạo của VN vẫn tập trung mạnh về lượng. Năm 2023 là một năm đạt kỷ lục về lượng gạo xuất khẩu với con số trên 8 triệu tấn. Trong 8 tháng qua, xuất gạo của VN đạt gần 6,2 triệu tấn, tăng gần 6% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đầu ra chủ yếu của hạt gạo vẫn là các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia… với giá gạo bình quân trong 8 tháng là 542 USD/tấn.
Đáng chú ý, trong những đợt mở thầu gần đây ở thị trường Indonesia thì chỉ có DN VN là sốt sắng tham gia trong khi DN Thái Lan rất thờ ơ do họ có nhiều lựa chọn về đầu ra hơn. DN Thái Lan chào giá cao và không giảm giá để bán được hàng, còn DN VN thì ngược lại. Giá gạo của VN trúng thầu ở thị trường Indonesia trong 2 lần gần đây cũng chỉ có 563 USD/tấn, bao gồm cả chi phí vận chuyển. Lãnh đạo một DN có tiếng ở ĐBSCL chia sẻ vừa rồi Bulog (Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia - PV) có mời DN của ông tham dự thầu nhưng ông phải từ chối vì không bán gạo hàng rời. "Tôi cũng thấy ngạc nhiên khi thấy nhiều DN VN tham gia nhiệt tình nhưng bán với giá khá thấp so với giá lúa gạo tại thị trường nội địa cùng thời điểm. Có lẽ đó cũng là một phần lý do vì sao ở miền Tây hiện nay có nhiều DN gạo đang rao bán nhà máy", vị này thông tin.
Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH lúa gạo VN (Vinarice), một trong những DN xuất khẩu gạo lớn có uy tín, có vùng nguyên liệu hàng chục ngàn héc ta và cũng là đơn vị tích cực trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, nhận định: "Không chỉ thị trường Nhật Bản mà các thị trường ở phân khúc cao cấp khác cũng đang có nhu cầu nhập khẩu gạo rất cao. Hiện tại chúng tôi đang xuất khẩu gạo sang các thị trường EU, Mỹ, Nga, Canada, Úc… Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu tăng trên 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo bình quân là 1.050 USD/tấn, cá biệt như Canada và Úc lên tới 1.150 USD/tấn. Mới đây chúng tôi cũng chào giá cho khách hàng New Zealand với giá 1.200 USD/tấn".
"Tôi muốn chia sẻ những thông tin này để nói rằng nhu cầu gạo ở phân khúc cao cấp cũng rất lớn. Nếu chúng ta chịu khó đầu tư vẫn có thể xâm nhập vào phân khúc thị trường này. Đã đến lúc chúng ta không nên tham lượng mà xem nhẹ chất. Chúng ta cần phải làm gì đó để tạo ra sự khác biệt so với chính chúng ta trước đây nhằm nâng chất lượng, giá trị và thương hiệu gạo VN", ông Tài trăn trở.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), thẳng thắn nói: "Tại VN, sản xuất lúa gạo đã đạt ngưỡng về nhiều mặt từ khai thác tài nguyên, năng suất, chất lượng và thậm chí cả vấn đề giá cả, lợi nhuận. Chính vì vậy, nhu cầu phát triển đòi hỏi cần phải chuyển đổi mô hình sang một hướng đi mới, phù hợp với xu hướng thị trường nhằm nâng cao chất lượng, thương hiệu và giá trị hạt gạo VN trên thị trường quốc tế".
Tìm đường vào các thị trường cao cấp để tăng giá trị mà không phải chạy theo số lượng chính là dư địa của gạo Việt trong tương lai.
VARS cho rằng, “sốt đất" diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro với thị trường bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung. Do đó, để điều tiết thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, việc ban hành chính sách thuế bất động sản là công việc cấp bách.
Nhiều năm trở lại đây, khái niệm "nhà hoang", "biệt thự hoang", "khu đô thị hoang" ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng này. Ngay tại các thành phố lớn, nơi được cho là "đất chật, người đông" thì tình trạng này vẫn "đầy nhan nhản". Từ đó cho thấy một nghịch cảnh trớ trêu, giữa một bên "đất, nhà hoang hóa" và một bên là cảnh người dân chật vật, làm cả đời cũng chưa chắc mua nổi một mảnh đất, căn nhà.
Thực trạng này không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn tạo ra bất công xã hội, khi mà phần lớn nguồn cung nhà đất - đang ngày một khan hiếm, vẫn tiếp tục "rơi" vào tay những người dư dả tài chính. Họ sở hữu một vài thậm chí là hàng chục, hàng trăm bất động sản nhưng để hoang, “ôm đất chờ thời", dẫn đến tăng giá nhà đất, khiến cho khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày một hạn chế.
Để giải quyết vấn đề này, tại các nước phát triển, ngoài chính sách phát triển nhà xã hội, họ đánh thuế cao lên bất động sản thứ 2 trở đi và bất động sản không đưa vào sử dụng, khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ bất động sản. Thông qua đó giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người có nhu cầu thực.
Đánh thuế để kiềm chế giá nhà
Với các doanh nghiệp phát triển dự án, hành lang pháp lý mới đã có cơ chế, quy định xử phạt đối với các mảnh đất bỏ hoang, “găm" giữ chờ bán dự án. Theo đó, các dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư sẽ bị thu hồi. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ, chủ đầu tư được gia hạn không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất.
Còn với các nhà đầu tư cá nhân, hệ thống pháp luật vẫn chưa có cơ chế chính sách xác định và kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất thổi giá.
Theo đó, khái niệm đầu cơ và đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa được phân định rõ ràng. Việc mua để ở hay cho thuê, hay chuyển nhượng là hợp pháp và là một hoạt động đi liền với cơ chế của thị trường trên cơ sở tự chịu trách nhiệm “lời ăn, lỗ chịu". Nhưng hoạt động mua bán, chuyển nhượng không được kiểm soát, là nguyên nhân chính của tình trạng “sốt đất" diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro với thị trường bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Cụ thể, việc các nhà đầu tư đầu cơ - găm hàng khi hàng hóa khan hiếm, không có để bán rồi để “hoang" chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm giả để đẩy giá lên nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, đang rất phổ biến, xảy ra từ các khu vực đô thị tới nông thôn. Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển quỹ đất, quan hệ cung cầu, ảnh hưởng tới nền kinh tế trong dài hạn do đất đai là “đầu vào” của hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất hiện nay.
Do đó, để điều tiết thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, để giá đất tăng giảm theo đúng thị trường, việc ban hành chính sách thuế bất động sản là công việc cấp bách, không thể thấy khó mà bỏ qua. Đánh thuế bất động sản hiệu quả và minh bạch, hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua bất động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa giúp điều tiết thị trường bất động sản. Đây cũng là xu hướng chung trên thế giới.
VARS cho rằng, sắc thuế cần áp dụng với ngôi nhà thứ 2 trở lên. Việc người có nhiều tài sản, tài sản lại không ngừng sinh lời thì việc nộp thuế nhiều hơn là điều đương nhiên. Thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ 2, thứ 3. Tại Singapore, bất cứ người Singapore nào mua nhà đều phải trả phí 20% giá trị bất động sản cho căn nhà thứ 2, 30% cho căn nhà thứ 3.
Mức thuế có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn. Tại Singapore, bán ngay trong năm đầu sẽ phải đóng thuế 6% giá trị bất động sản, bán vào năm thứ 2 đóng thuế 8%, năm thứ 3 là 4% và sau năm thứ tư không bị áp thuế, phí này.
Hay nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa bất động sản tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng sau khi nhận đất... Như ở Hàn Quốc, đất bỏ hoang hoặc đang trong quá trình cải tạo đất quá 2 năm thì bị đánh thuế 5%, 5 năm thì đánh thuế 8%, bỏ hoang 7 năm thì đánh thuế 9%, bỏ hoang hơn 10 năm thì đánh thuế 10%. Tại Mỹ, đất bỏ hoang thì bị đánh thuế 3%...
Chính sách thuế này sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất, bởi cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá bất động sản dần trở nên vô nghĩa. Đồng thời, khuyến khích các chủ sở hữu đưa bất động sản "bỏ hoang" cho thuê hoặc bán đi, thông qua đó tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân có nhu cầu ở thực. Còn trường hợp nếu đánh thuế rồi mà người dân vẫn có nhu cầu đầu cơ, thì ngân sách sẽ thu được thuế, phục vụ cho đầu tư công, xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá...
Tuy vậy, việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường cũng gặp nhiều thách thức. Theo đó, để sử dụng hiệu quả và minh bạch công cụ thuế, cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam. Để làm căn cứ xác định đâu là ngôi nhà thứ hai, thứ ba... và giá trị của bất động sản áp thuế. Điều này đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và nguồn nhân lực.
Đồng thời, cũng phải cân nhắc tác động tiêu cực có thể có, như việc đánh thuế có thể khiến người dân bị “kiệt quệ” sức mua, dẫn đến các hệ lụy khác về lâu dài với nền kinh tế hoặc tạo ra các lỗ hổng pháp lý khi người giàu vẫn có thể lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản thứ 2, thứ 3,... cho người thân; giá thuê nhà tăng để bù đắp chi phí cấu thành từ việc đóng thuế,...
Tuy nhiên, VARS cho rằng, bất cứ một chính sách nào khi mới đưa ra luôn có vướng mắc, vấn đề là phải cân nhắc “được - “mất”. Nếu được nhiều hơn mất thì nên làm và mọi cái vướng đều có thể tháo gỡ. Và rõ ràng, việc đánh thuế bất động sản được nhiều hơn mất!
Thị trường chung cư cao cấp ghi nhận sự bùng nổ giá cả, với một số căn hộ cao cấp được chào bán với giá hàng trăm triệu đồng/m2, tiệm cận với giá biệt thự và nhà liền kề.
Mới đây, một dự án căn hộ căn hộ gồm 5 tòa tháp tọa lạc trên đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) vừa mở giỏ hàng cho khách hàng giữ chỗ với mức giá khoảng 6.800 – 10.700 USD/m2, tương đương 170 – 268 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT).
Trong đó, các sản phẩm căn hộ có diện tích từ 105-284m2, bao gồm những căn hộ một phòng ngủ, hai phòng ngủ với giá từ 13 tỷ đồng - 39 tỷ đồng, tương đương khoảng 229 triệu đồng/m2. Đặc biệt, dòng sản phẩm sky villa thông tầng trong dự án này đang được rao bán với mức giá từ 25 - 85 tỷ đồng, ứng với giá 238 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đây mới là mức giá rumor (giá chưa chính thức, giá thăm dò).
Bên cạnh đó, giá chuyển nhượng biệt thự và liền kề xung quanh khu đô thị Ciputra dao động từ 290-350 triệu đồng/m2. Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình bất động sản , khi giá căn hộ cao cấp ngày càng tiệm cận với giá biệt thự và liền kề.
Nằm cách dự án này chưa đến 200m là 3 tòa tháp cao 25 tầng của đầu tư Singapore mới được bàn giao trong tháng 8/2024. Dự án này nằm trên mặt đường Lạc Long Quân, cung cấp 173 căn hộ diện tích từ 94 – 330m2. Được ra mắt từ thời điểm năm 2022 với mức giá từ 120 triệu đồng/m2, hiện một số căn đang được rao bán chuyển nhượng với giá từ 150 – 180 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, sự khan hiếm nguồn cung căn hộ bình dân đang tạo động lực cho việc gia tăng giá bán tại các phân khúc cao cấp và hạng sang. Cùng với đó, sự tăng giá của chung cư cũng dẫn đến sự gia tăng tương ứng trong giá các loại hình bất động sản khác như biệt thự và liền kề.
Giá biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội đã ghi nhận mức tăng phi mã trong thời gian gần đây. Đặc biệt là ở khu vực phía Tây của thành phố, nơi có nhiều dự án phát triển dân cư mới và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Theo các dữ liệu thu thập được, có thể thấy rằng nhiều nhà liền kề và biệt thự đã có mức giá chuyển nhượng tăng hơn 30% chỉ trong vòng một năm qua. Hiện tại, mức giá trung bình trên thị trường nhà liền kề đã vượt qua ngưỡng 188 triệu đồng/m2. Trong khi giá trung bình nhà biệt thự cũng đạt khoảng 178 triệu đồng /m2.
Chẳng hạn, một căn liền kề tại khu A Geleximco, khu đô thị được triển khai xây dựng từ năm 2007, nằm dọc đường Lê Trọng Tấn, huyện Hoài Đức hiện đang được bán với mức giá lên tới gần 300 triệu đồng/m2, gần gấp đôi so với giá giao dịch cùng kỳ năm ngoái. Mức giá bán này tăng 70% trong một năm.
Hay như tại dự án Hinode Royal Park giá biệt thự, liền kề cũng tăng chóng mặt. Theo số liệu từ Property Guru, giá tại dự án này đã tăng 83% trong vòng 1 năm qua.
Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội cho biết: Phân khúc biệt thự/ liền kề tại các dự án chưa có dấu hiệu phục hồi, giá tăng ở mức cao, song thanh khoản không tốt. Trong khi đó, các thị trường lân cận vẫn có nguồn cung mới với mức giá cạnh tranh, nhu cầu tìm mua nhiều hơn.
Cụ thể, theo báo cáo của Savills, trong 6 tháng đầu năm 2024, nguồn cung mới đạt 128 căn, tăng 38% theo quý nhưng giảm 2% theo năm. Nguồn cung mới đến từ 2 dự án hiện hữu ở Hà Đông là An Quý Villa với 54 biệt thự, trong khi An Lạc Green Symphony ở Hoài Đức có 12 căn liền kề mới, Him Lam Thường tín có 11 căn shophouse mới.
Nguồn cung sơ cấp đạt 608 căn từ 16 dự án, giảm 9% theo quý và 24% theo năm. Biệt thự là loại hình chiếm ưu thế với 39% nguồn cung sơ cấp do có nguồn cung mới trong quý này.
Trong 6 tháng đầu năm, giá sơ cấp biệt thự tại các dự án tăng 9%, đạt mức 178 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 2% theo quý, xuống còn 188 triệu đồng/m2, chủ yếu do các căn giá cao đã được bán hết và chỉ còn lại những căn với mức giá thấp hơn. Giá shophouse cũng đạt mức tăng 3% theo quý, đạt 288 triệu đồng/m2.
Nguồn: Vietnamnet; Thanh Niên; CafeF; Soha
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá