Tiền thất nghiệp dành cho người tự hành nghề kinh doanh kém hoặc đóng cửa – Hỏi đáp

Nhiều cửa hàng bán lẻ, tiệm ăn, thủ công, hay dịch vụ... hiện đang chịu áp lực, do doanh thu thấp, chi phí cao đôi khi đe dọa mất khả năng thanh toán đóng cửa 1 phần hoặc đóng cửa hoàn toàn.

Theo luật, một người tự hành nghề được coi là thất nghiệp nếu hoạt động tự kinh doanh tồi tệ đến mức làm việc dưới 15 giờ mỗi tuần.

Tự kinh doanh có phải đóng cửa không, nếu nhận trợ cấp thất nghiệp?

Không. Trong một số điều kiện nhất định, người tự kinh doanh có thể nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bậc I trong trường hợp doanh thu sụt giảm. Điều kiện cơ bản là thời gian mở cửa làm việc không quá tối đa 15 giờ mỗi tuần. Nếu được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp I, có thể tiếp tục kinh doanh thêm, lãi không quá 165 euro mỗi tháng. Nếu lãi vượt quá ngưỡng này sẽ bị khấu trừ vào tiền trợ cấp thất nghiệp.

Người tự kinh doanh có thể nộp đơn xin những tiêu chuẩn xã hội nào khác?

Nếu không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp I, hoặc nếu lãi kinh doanh không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, có thể đệ đơn xin tiền công dân. Nếu vẫn không đủ tiêu chuẩn hưởng tiền công dân có thể đệ đơn xin các trợ cấp xã hội khác như trợ cấp nhà ở, trợ cấp bổ sung tiền con.

Khi nào người tự hành nghề được hưởng trợ cấp thất nghiệp I?

Điều kiện là trong quá khứ, trước khi tự hành nghề đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và sau khi đóng cửa không kinh doanh nữa, phải đăng ký thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên phải kéo dài ít nhất mười hai tháng trong 30 tháng trước khi thất nghiệp. Thời gian tính trên có thể bao gồm các giai đoạn như đóng bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện hoặc lao động hưởng lương đóng bảo hiểm bắt buộc. Vẫn có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp tiếp tục, nếu đã từng nhận tiền thất nghiệp nhưng chưa hết thời hạn được hưởng trước đây trong vòng 4 năm đã qua.

Ai có thể tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là người tự kinh doanh?

Người nộp đơn đóng bảo hiểm thất nghiệp phải là lao động hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ít nhất mười hai tháng trong vòng 30 tháng qua trước khi tự kinh doanh. Không nhất thiết thời gian đó phải liên tục. Thời gian làm việc ngắy quãng có thể được cộng lại với nhau. Người tự kinh doanh đã nhận trợ cấp thất nghiệp ngay trước khi tự hành nghề không quá một tháng, cũng có thể được đóng bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.

Đơn đăng ký nộp bảo hiểm phải được nộp không muộn hơn ba tháng sau khi bắt đầu tự kinh doanh cùng với bằng chứng về việc tự kinh doanh, chẳng hạn như giấy đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận từ cố vấn thuế. Ngoài ra, phải chứng minh rằng hoạt động tự kinh doanh thường ít nhất 15 giờ mỗi tuần. Bất cứ ai đăng ký khởi nghiệp kinh doanh đều không cần thêm bất kỳ bằng chứng nào.

Chi phí bảo hiểm thất nghiệp cao bao nhiêu?

Từ năm 2023, tỷ lệ đóng phí bảo hiểm thất nghiệp là 2,6% mức lương trung bình trong bảo hiểm hưu trí theo luật định (Tây Đức 3.395 euro và Đông Đức 3.290 euro). Thu nhập cá nhân thực tế không quan trọng. Do đó, những người tự hành nghề cư trú ở miền tây nước Đức sẽ phải trả 88,27 euro mỗi tháng từ năm 2023 và 85,54 euro ở phía đông. Trong năm đầu tiên và năm thứ hai khởi nghiệp, những người tự kinh doanh chỉ trả một nửa. Những người tự kinh doanh thường nghỉ việc bất chợt, ví dụ vì lý do liên quan đến thời tiết mưa bão và sau đó lại tiếp tục kinh doanh, vẫn phải đóng phí bảo hiểm cả cho thời gian nghỉ kinh doanh đó, với điều kiện là đã kinh doanh được ít nhất 2 năm. Người lao động tự kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài vẫn phải trả toàn bộ phí bảo hiểm. Những người trông trẻ hay học bổ túc nghề nghiệp chỉ phải trả một nửa phí bảo hiểm.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang