Thuê khai thuế cần biết: Cách chọn tư vấn thuế

Văn phòng tư vấn thuế hay người tư vấn thuế có thích hợp doanh nghiệp hay không, câu hỏi này chỉ có thể trả lời sau một thời gian cộng tác giữa hai bên.

Dành cho đối tượng tự hành nghề dạng doanh nghiệp tư nhân một chủ, các chuyên gia khuyên rằng khách không nên tìm đến các văn phòng tư vấn thuế lớn (Steuerberatergesellschaft) có nhiều chi nhánh khắp nơi, mà nên cộng tác với các văn phòng nhỏ do nhà tư vấn thuế tự làm chủ, nơi khách được người tư vấn thuế theo dõi công việc và trực tiếp tư vấn cũng như mức thù lao thấp hơn nhiều so với văn phòng lớn.

Khách hàng có thể tham khảo những người cũng kinh doanh tương tự như mình, hay thông qua các hiệp hội nghề, hoặc tại phòng thương mại công nghiệp (IHK) và phòng thủ công địa phương (Handwerkskammer). Ngoài ra mạng Internet cũng là một nguồn thông tin có thể lưu ý tham khảo, vì phần lớn các văn phòng tư vấn thuế hiện đều có trang web riêng để giới thiệu dịch vụ của mình. Tại trang web tìm kiếm: www.steuerberater-suchservice.de hiện có danh sách hơn 13 000 địa chỉ các văn phòng tư vấn thuế toàn Liên bang.

Sau khi đã có 2, 3 địa chỉ tư vấn thuế cảm thấy tương đối phù hợp cho bản thân, khách hàng cần liên lạc giới thiệu và đặt lịch làm việc buổi đầu tiên. Buổi gặp mặt mang tính làm quen, giới thiệu và tìm hiểu lẫn nhau này nói chung miễn phí. Ngay trong buổi nói chuyện, người khách hàng sẽ có thể nhận ra cảm giác đầu tiên về việc mình có muốn cộng tác với người tư vấn thuế này hay không.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Những chi tiết cần lưu ý:

Người tư vấn giỏi sẽ giải thích các câu hỏi chuyên môn của khách không hiểu nhiều về thuế một cách đơn giản để khách có thể nắm được mấu chốt vấn đề. Hãy đặt một số câu hỏi mà câu trả lời bạn đã biết từ trước, để xem người tư vấn trả lời ra sao. Cần làm rõ vấn đề người chủ văn phòng sẽ làm phần việc gì cho doanh nghiệp của bạn? Và phần việc của các nhân viên của ông ta trên tổng dịch vụ. Ngoài người tư vấn thuế, nên làm quen ngay với các nhân viên khác của văn phòng sẽ cộng tác với bạn trong buổi gặp gỡ làm việc đầu tiên. Một số câu hỏi cụ thể nên đặt ra ở đây: Có thể liên lạc với người tư vấn thuế vào cuối tuần trong trường hợp đặc biệt hay không? Văn phòng của người tư vấn thuế này có sử dụng chương trình phần mềm IDEA, để phân tích số liệu kế toán khi bị kiểm tra?

Bản thân người tư vấn thuế, nếu thật sự muốn làm việc tốt nhất cho khách, cũng sẽ đặt rất nhiều câu hỏi về bản thân hay doanh nghiệp của khách. Sau khi quyết định chọn một văn phòng tư vấn thuế, nên đề nghị xác nhận bằng văn bản các dịch vụ và giá cả thù lao cụ thể. Trong quá trình cộng tác, người khách cần thông báo đầy đủ các thông tin về phát triển doanh nghiệp và về bản thân (ví dụ chuẩn bị kết hôn hay mua nhà). Các hóa đơn để làm công tác kế toán nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng giúp văn phòng thuế / kế toán làm việc tốt hơn và giảm chi phí cho khách.

Ngay cả khi các công việc cộng tác giữa hai bên rất trôi chảy, đôi khi cũng nên dành thời gian để kiểm tra văn phòng tư vấn thuế xem có „đáng đồng tiền“ không.

Bảng trắc nghiệm thể giúp khách hàng rõ hơn về người tư vấn thuế của mình

1. Bạn có nhận được thông tin thường xuyên về các thay đổi trong luật thuế và bảo hiểm xã hội từ văn phòng tư vấn thuế?

2. Người tư vấn thuế có tự mình đưa ra các ý kiến giúp khách hàng tiết kiệm thuế trong doanh nghiệp và cá nhân?

3. Bạn có nhận được thông tin bổ sung khác ?

4. Người tư vấn thuế có bảo vệ quyền lợi của bạn trước sở tài chính, có sẵn sàng khiếu nại sự việc ra tòa án tài chính?

5. Trong các buổi thảo luận với sở tài chính, người tư vấn thuế có được quan điểm vững vàng hay không?

6. Văn phòng tư vấn có nộp các báo cáo thuế đúng hạn trong việc, giúp khách tránh khoản phạt vì nộp muộn?

7. Có nhân viên văn phòng trực tiếp phụ trách một số công việc như kế toán doanh nghiệp đối với các khách hàng hay không?

8. Khách có nhận được sớm bản đánh giá tình hình doanh nghiệp BWA (đối với doanh nghiệp khai theo tháng, ví dụ 2 đến 5 ngày sau khi hoàn thành báo cáo kế toán).

9. Nhà tư vấn thuế có tự phân tích và giải thích bản BWA cho khách?

10. Sở tài chính trực thuộc cho tới nay có chấp nhận kết quả kế toán được làm bởi văn phòng?

11. Trước khi soạn thảo bản tính toán lỗ - lãi cuối năm, người tư vấn thuế có làm việc trực tiếp với khách?

12. Bản tính toán lỗ - lãi cuối năm có được làm sớm để khách có thể sử dụng lên kế hoạch cho năm sau?

13. Tư vấn thuế có tư vấn cho khách trong các mảng khác, ví dụ đầu tư hay mở rộng doanh nghiệp?

14. Tư vấn thuế có dành đủ thời gian cho khách?

15. Có bàn bạc công việc trong năm không?

16. Người tư vấn có phản ứng tích cực khi khách đưa ra các đề nghị, được tham khảo từ nguồn khác?

17. Trả lời các câu hỏi của khách một cách nhanh chóng và không phức tạp?

18. Văn phòng tư vấn có sử dụng chương tình IDEA (cũng được sở tài chính sử dụng khi kiểm tra) để tìm ra các điểm yếu trong các con số mà khách thông báo để làm kế toán?

19. Hóa đơn thù lao của tư vấn thuế có đúng với các dịch vụ mà văn phòng đã bỏ ra cho khách?

20. Khách có lợi thế khi nhà tư vấn này đồng thời có thân chủ kinh doanh cùng mảng?

21. Tư vấn có hỗ trợ khách trong các cố gắng tiết kiệm chi phí?

Các câu hỏi trên được trả lời bằng „có“ / „không“ và được phân loại kết quả như sau:

- 19 đến 21 câu trả lời „có“: Không thể kiếm ai hơn nhà tư vấn thuế này.

- 13 đến 18 câu trả lời „có“: Tư vấn tốt, tuy nhiên một số điểm có thể cải tạo tích cực một số điểm. Hãy gặp và làm việc trực tiếp với ông ta.

- 9 đến 12 câu trả lời „có“: Quan hệ giữa khách và nhà tư vấn thuế thật sự cần được cải thiện, rất có thể vì thiếu các dịch vụ tư vấn và thiếu liên lạc giữa hai bên. Hãy gặp gỡ bàn bạc và tự đặt thời hạn 6 tháng trước khi chọn một người khác thay thế.

- Dưới 9 câu trả lời „có“: Với tỷ lệ 38% như vậy, khách có thể tìm kiếm người tư vấn mới.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang