Thực hư Ninh Dương Lan Ngọc "lùa gà" chứng khoán

(Ảnh minh họa).
Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc lên tiếng về những hình ảnh cô quảng cáo cho một chương trình đầu tư chứng khoán.
Trước những xôn xao cho rằng diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc đang quảng cáo sai sự thật, "lùa gà" chứng khoán,… phía công ty quản lý của Ninh Dương Lan Ngọc đã chính thức lên tiếng.
Theo đó, Ninh Dương Lan Ngọc cho biết những hình ảnh Ninh Dương Lan Ngọc đang được sử dụng tràn lan là hình ảnh cô tham gia một chương trình đầu tư chứng khoán vào tháng 8-2022. Tuy nhiên, hiện nay, những hình ảnh này đang bị cắt ghép nhằm mục đích trục lợi cá nhân bất chính.
"Thời gian vừa qua, một số cá nhân, tổ chức đăng tải và sử dụng trái phép, xuyên tạc đoạn talkshow của diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc cho một nhãn hàng ngành chứng khoán trực thuộc ngân hàng quốc tế; nhưng lại đang được cắt ghép với mục đích kêu gọi cùng tham gia các khóa học, lớp học đầu tư tiết kiệm" - phía Ninh Dương Lan Ngọc cho biết.
Bên cạnh đó, công ty quản lý của Ninh Dương Lan Ngọc cho hay đang liên hệ để tháo gỡ những clip không rõ nguồn gốc này, tránh những thiệt hại không tốt về hình ảnh của Lan Ngọc cũng như ảnh hưởng đến những người đang tin tưởng diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc trong thời gian qua.
"Theo đó, công ty chỉ nhận lời hợp tác để diễn viên Lan Ngọc làm đại sứ cho những tập đoàn có uy tín; hoàn toàn nói không với những lớp học tài chính cá nhân, đầu tư sinh lời trong thời gian ngắn, tiết kiệm,... Thông qua bài viết này, công ty cũng như nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc hi vọng khán giả sẽ tỉnh táo để không bị những tổ chức thiếu uy tín này lừa đảo" - phía công ty Lan Ngọc cho biết.
Trước đó, Ninh Dương Lan Ngọc cũng lên tiếng về thông tin nữ diễn viên ký hợp đồng livestream với một công ty xuất khẩu lao động. Đây được cho là công ty chuyên đưa người sang các nước như Malaysia và Philippines.
Quản lý của Lan Ngọc nói: "Ninh Dương Lan Ngọc không ký kết bất kỳ hợp đồng nào với các công ty quốc tế để mang người đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia như Malaysia và Philippines. Ninh Dương Lan Ngọc cũng không trực thuộc các công ty có các hoạt động tương tự. Những lời hứa hẹn, gợi ý, yêu cầu chuyển khoản từ các công ty kể trên đều không có thật và không liên quan đến Lan Ngọc. Mọi người nên xác minh hoặc báo lại các cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện thông tin tuyên truyền sai lệch".
Phía Lan Ngọc cũng khẳng định nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu, công ty sẽ sử dụng những biện pháp pháp lý để ngăn chặn.
(Nguồn: Người Lao Động)
Không phong sát liệu có nghiêm?
Công ty của hoa hậu Hương Giang vừa bị phạt 55 triệu đồng vì tổ chức cuộc thi nhan sắc Đại sứ Hoàn mỹ không xin phép.
Ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng Phòng Nghệ thuật - Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, cho biết: "Sở khuyến cáo cá nhân, tổ chức hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cần tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần tạo môi trường hoạt động lành mạnh, công bằng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm".
Đại diện công ty của hoa hậu đã làm việc với sở, tiến hành nộp phạt. Hương Giang cho biết: "Chúng tôi nhận lỗi sai, thiếu sót, có thêm bài học, rút kinh nghiệm để không tái phạm, hướng tới tổ chức chu toàn hơn vào các lần sau".
Đây không phải là lần đầu những sự kiện hay cá nhân bị phạt vì vi phạm hành chính. Trước đây từng có chuyện các người đẹp chấp nhận chịu phạt sau khi vi phạm. Dù biết thừa bản thân sẽ bị phạt vì cố tình đi thi không phép nhưng nhiều cá nhân vẫn đi thi rồi về đóng phạt sau.
Thời gian qua, người dân và cộng đồng mạng đã lên tiếng trước hiện tượng một số người được cho hoặc tự xưng là nghệ sĩ đã livestream quảng cáo sai sự thật hoặc bôi nhọ xúc phạm người khác ảnh hưởng lòng tin của công chúng vào hai chữ nghệ sĩ. Showbiz Việt có quá nhiều danh xưng như: "Ông hoàng nhạc việt", "Công chúa nhạc pop", "Nữ hoàng catwalk", "Nữ hoàng đồ lót"… Những danh xưng này là do ai đó tự phong nhưng nhiều người cho rằng phần nhiều là do truyền thông.
Với đề xuất của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc áp dụng mức phạt " phong sát ", cấm sóng dành cho những văn nghệ sĩ vướng vào bê bối, công chúng và cả người trong giới rất đồng tình. Mọi người tin rằng, " phong sát " chính là cách để làm sạch showbiz Việt.
Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã thống nhất "showbiz Việt không dùng từ " phong sát " mà sử dụng từ "hạn chế hình ảnh". Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc có các cách xử lý nghệ sĩ lệch chuẩn như tẩy chay, " phong sát ", cấm sóng. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ sẽ hạn chế hình ảnh của những nghệ sĩ đó trên các phương tiện truyền thông, trên mạng và các hoạt động biểu diễn trên sân khấu.
Theo những người trong cuộc, giải pháp xử lý này xem ra vẫn còn khá nhẹ. Tuy nhiên, với quyền năng của khán giả, những người có quyền tẩy chay, không ủng hộ những văn nghệ sĩ có những hành vi không đúng mực, chắc chắn đó là biện pháp hiệu quả nhất để uốn nắn những văn nghệ sĩ lạc lối.
(Nguồn: Soha)
Nhiều người suýt mất mạng vì dây vắt ngang đường: Cảnh báo nguy cơ tai nạn từ những cánh diều "vô chủ"

(Ảnh minh họa).
Cánh diều bay lượn trên bầu trời là một hình ảnh đẹp. Tuy nhiên, nếu người chơi không có ý thức và tuân thủ quy tắc an toàn sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người khác.
Mùa hè đã đến, thả diều, cắm trại... là một trong những hoạt động được các gia đình yêu thích vào thời gian rảnh rỗi để xua tan những mệt mỏi sau những ngày làm việc dưới cái nóng oi bức của mùa hè. Đặc biệt tại các đô thị lớn đất chật người đông, có được 1 khu vực rộng rãi để vui chơi, thả diều... lại càng hiếm hoi. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề vui chơi giải trí, trò chơi này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây nguy hiểm khi địa điểm thả diều gần các tuyến đường giao thông, công viên, đường lưới điện.
Nhiều người suýt mất mạng vì diều
Mới đây, một người phụ nữ đã gặp tai nạn do vướng phải dây diều khi đang di chuyển bằng xe máy tại khu dân cư phố Mới, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Rất may sau vụ tai nạn, người phụ nữ không bị thương tuy nhiên phương tiện thì bị hư hỏng.
Trước đó vào ngày 8/4, một nam sinh đã suýt gặp nạn khi đang điều khiển xe máy trên đường đoạn giao giữa Quốc lộ 18, hầm chui Thành phố Bắc Ninh hướng đi Nội Bài do vướng phải dây diều.
Hay như tại TPHCM, trong tháng 3 vừa qua nhiều người dân đi xe máy qua khu vực hầm chui Phạm Văn Chí, Quận 6, TPHCM bức xúc vì bị dây diều quấn, cứa vào cổ gây té ngã xuống đường dẫn đến thương tích.
Nguyên nhân của các vụ tai nạn trên hầu hết là do dây diều của người dân khi chơi xong đã không thu diều vào nên dây diều đã rơi xuống, chắn ngang đường và vướng vào các phương tiện dẫn đến tai nạn.
Tại Hà Nội, TPHCM hay các thành phố đô thị khác khá dễ dàng bắt gặp nhiều nhóm người tụ hợp thả diều gần khu dân cư, bờ sông hay đơn giản hơn chỉ cần có bãi đất trống để bung diều.
Tuy nhiên việc dây diều vô tình vướng vào cây xanh, cột điện sẽ tạo thành "bẫy" trên đường mà người đi qua khó nhìn thấy, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nguy hiểm hơn dây diều có thể vướng vào đường dây tải điện dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn, chập cháy về điện ảnh hưởng đến tính mạng.
Đặc biệt nếu người chơi diều là các em nhỏ, không có sự theo dõi, nhắc nhở của người lớn lại càng dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Về người bị nạn, do dây diều thường sẽ rất mảnh, sắc và cứng nên khi vướng, mắc vào người đi đường cùng với lực gió hoàn toàn có thể dẫn đến thương tích. Ngay bản thân người thả diều nếu khi thả diều không chú ý cũng sẽ bị đứt tay khi ''tời'' dây diều cho bay cao.
Trước việc nhiều người thả diều vô ý thức ở nơi công cộng, xung quanh các tuyến đường giao thông dẫn đến dây diều vướng vào cổ người đi đường gây thương tích, nhiều địa phương đã vận động, phát loa thông báo, tuyên truyền về ý thức tuy nhiên một số trường hợp vẫn vô tư thả diều tại khu vực công viên, thậm chí còn vứt lại diều rồi bỏ chạy khi thấy lực lượng chức năng.
Quy định xử phạt còn mơ hồ
Rất nhiều tai nạn đã xảy ra liên quan đến dây diều do người dân chơi xong không thu lại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc cấm thả diều gần các tuyến đường giao thông mà chủ yếu cấm thả diều trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện, vì vậy nhiều người vẫn coi vô tư thả diều ở gần khu vực dân cư, đường quốc lộ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người khác.
Hiện nay, theo quy định pháp luật trò chơi thả diều chỉ được ghi nhận rải rác trong một số văn bản liên quan như:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Trong đó, hành vi thả diều ở khu vực sân bay, khu vực cấm bị xem là hành vi bị cấm thực hiện. Người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hay Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về an toàn điện. Theo đó, hành vi thả diều gây sự cố lưới điện người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài các quy định nêu trên, chưa có quy định nào khác điều chỉnh về việc thả diều.
Mặc dù hiện nay chưa có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về trò chơi này. Tuy nhiên, nếu người chơi không nâng cao ý thức và tuân thủ những nguyên tắc bảo đảm an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh thì thả diều sẽ không còn là thú chơi lành mạnh nữa mà trở thành... mối lo. Đặc biệt lo hơn khi con diều được trao tay cho các em học sinh, trẻ nhỏ chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức xử lí rủi ro. Rất mong người dân cần nâng cao ý thức không chỉ vì thú vui tiêu khiển của mình mà làm ảnh hưởng, gây thương tích cho người khác.
(Nguồn: Kenh14)
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá