- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Thủ tướng Chính đã đến San Francisco, bắt đầu chuyến công tác hơn sáu ngày tại Mỹ, nhằm cụ thể hóa các kết quả của việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng Chính công du Mỹ lần này nhằm tham dự phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York nằm ở bờ Đông nước Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói trong cuộc họp báo ngày 14/9, chuyến đi này "có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa các kết quả của chuyến thăm vừa qua".
Người đứng đầu chính phủ dự kiến sẽ đi qua ba thành phố là San Francisco, Washington D.C, New York để dự họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết hợp hoạt động song phương như tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ về công nghệ và đổi mới sáng tạo, thăm các tập đoàn lớn như Nvidia, Meta, Synopsys tại San Francisco và tiếp một số lãnh đạo địa phương.
Tháp tùng Thủ tướng Chính trong chuyến công du đến Mỹ này gồm các Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các thành tựu và tiềm năng trong hợp tác Mỹ-Việt
Nvidia cũng được cho là sẽ hợp tác với FPT, Viettel và Tập đoàn VinGroup, công ty mẹ của VinFast, về AI tại Việt Nam.
Trước đó, năm 2020, Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã đầu tư siêu máy tính AI - NVIDIA® DGX A100™ - thế hệ mới nhất đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 6/2022, Tập đoànViettel và Tập đoàn Nvidia đã ký kết Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về Trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ AI tại Viettel cũng như Việt Nam.
Reuters đưa tin, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khi đến Hà Nội đã đạt được các thỏa thuận với Việt Nam về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, ngang mức với Trung Quốc và Nga.
Tập đoàn Amkor đang xây một “nhà máy hiện đại lớn để lắp ráp và thử chip bán dẫn” gần Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen nói trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng bảy.
Hãng thiết kế chip Marvell cũng tuyên bố họ có kế hoạch xây dựng một trung tâm “tầm cỡ quốc tế” ở Việt Nam.
Các quan chức Mỹ đã liên tiếp nói rằng lắp ráp và thiết kế là các mảng trong ngành công nghiệp chip bán dẫn mà Việt Nam có khả năng phát triển nhanh hơn, mặc dù việc thiếu kỹ sư có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng.
Ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành một nguồn gây căng thẳng chính trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Cả Bắc Kinh và Washington đều chạy đua để thúc đẩy sức mạnh của mình trong lĩnh vực này, và cả hai bên gần đây đều ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế năng lực của bên kia.
Mỹ cần một đối tác đáng tin để cung cấp chip, và Việt Nam có thể làm điều đó, theo ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 13/9 về chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper và Giám đốc cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Mira Rapp-Hooper cũng đề cập vấn đề chất bán dẫn.
Ông Knapper nói, Việt Nam nổi lên như một đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, bao gồm cả các khoản đầu tư lớn của các công ty Mỹ và các công ty khác vào lĩnh vực lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói.
"Việt Nam đã thể hiện rõ mong muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác và tôi nghĩ các bạn sẽ thấy điều đó khi chúng tôi tiếp tục hợp tác với Việt Nam về vấn đề này, cùng với các đối tác khác để đảm bảo rằng Việt Nam có lực lượng lao động công nghệ cao và hệ sinh thái công nghệ cao cần thiết," theo ông Knapper.
Bà Rapp-Hooper nhắc lại Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ ở Hà Nội hôm 11/9, nhấn mạnh rằng Mỹ đặc biệt chú trọng đến hợp tác bán dẫn với Việt Nam.
"Có một số công ty Mỹ quan tâm sâu sắc đến việc tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam và nhận thấy tiềm năng to lớn ở Việt Nam, như một trung tâm bán dẫn vì nhiều lý do", bà Rapp-Hooper nói thêm Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn và có động lực thực sự bền bỉ để tiến vào lĩnh vực này.
Giáo sư Alexander Vuving nói với BBC rằng, sự đua tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến Washington phải tăng cường quan hệ với các quốc gia, nhằm kiềm toả sự thống trị của Trung Quốc và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình với các nước đồng minh.
Đây được xem là chủ trương của Mỹ nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng mới đặt bên ngoài Trung Quốc, để tránh những thiệt hại do chính sách đối đầu trong thương mại giữa hai nước – từ thuế đến công nghệ.
Theo GS Vuving, Mỹ muốn kéo chuỗi cung ứng chất bán dẫn qua Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành điểm nhấn mới quan trọng dành cho Mỹ. Như vậy có khả năng sẽ thấy chuỗi cung ứng chạy qua Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, những nước và lãnh thổ mà Việt Nam cũng có quan hệ sâu sắc.
Ngày 10/09 đánh dấu cột mốc lịch sử giữa hai nước cựu thù, khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cho tới nay, chính phủ Việt Nam mới ký kết quan hệ đối tác ở mức độ này với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
‘Tuyên bố chung" giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đề cập tới việc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt: từ kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học, kỹ thuật, y tế, đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của chiến tranh.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ đã mở rộng phạm vi hợp tác song phương lên 10 lĩnh vực, bổ sung phần quan trọng về phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí rằng “tăng trưởng kinh tế toàn diện dựa trên đổi mới” là “nền tảng và nguồn động lực cốt lõi trong mối quan hệ song phương”.
Họ cũng nhất trí rằng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới kỹ thuật số là một “bước đột phá mới” - được coi là mức hợp tác sâu sắc hơn, từ quan hệ đối tác toàn diện trước đó.
Tại một số doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), do lương của lãnh đạo những DN này được Chính phủ ban hành, còn lương nhân viên do DN ban hành, dẫn tới có nơi lương nhân viên cao hơn lương lãnh đạo. Trong khi chờ cải cách tổng thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất sửa đổi quy định hiện hành, trước mắt tăng lương cho lãnh đạo DNNN lên gấp đôi để họ đỡ thiệt thòi khi gánh trách nhiệm cao.
Bất cập
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý lao động, tiền lương tại DNNN nắm 100% vốn. Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh đánh giá, quy định tiền lương hiện hành với người quản lý DNNN còn nhiều bất cập. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung gắn với kết quả kinh doanh, tiệm cận mặt bằng thị trường, khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Câu chuyện được đưa ra làm ví dụ điển hình ở đây đó là tại công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực (EVN), năm 2022 đơn vị này trả lương cho người lao động (NLĐ) bình quân chỉ hơn 26 triệu đồng/người/tháng, người quản lý chỉ 32 triệu đồng/người/tháng (do lỗ).
Trước đó, năm 2019, thu nhập của người quản lý EVN cũng chỉ gần 55 triệu đồng/người/tháng, còn NLĐ hơn 25 triệu đồng/người/tháng. Với một tập đoàn lớn như EVN, bảng lương trên cho thấy rõ sự bất cập, trong khi lãnh đạo một số ngân hàng nhà nước nắm cổ phần chi phối mức thu nhập xấp xỉ 200 triệu đồng/người/tháng.
Lãnh đạo EVN nhìn nhận, giá bán điện của đơn vị do Nhà nước điều hành, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá nhiên liệu, tập đoàn này còn phải làm nhiệm vụ công ích (đảm bảo điện vùng nông thôn, miền núi, hải đảo). Dẫn tới doanh thu, lợi nhuận của EVN chưa phản ánh hết kết quả làm việc, nhưng lại là căn cứ trả lương cho NLĐ và người quản lý.
Trong khi bảng lương người quản lý áp dụng từ năm 2013, còn NLĐ tăng theo năng suất, hiệu quả, lạm phát… dẫn tới lương của người quản lý thấp hơn lương NLĐ; hoặc 2 công ty cùng quy mô nhưng lương lãnh đạo lại khác nhau.
Theo quy định hiện hành, DNNN nắm 100% vốn, lương NLĐ do DN quyết, nhưng lương người quản lý lại do Chính phủ ban hành. Lương cơ bản của lãnh đạo DNNN chia theo 6 hạng DN, thấp nhất 16 triệu đồng/người/tháng, cao nhất 36 triệu đồng/tháng.
Khi DN có lãi, lương lãnh đạo được tính thêm hệ số, nhưng không quá 2 lần lương cơ bản, tức cao nhất được 72 triệu đồng/tháng. Nếu DN có lợi nhuận vượt kế hoạch, mỗi phần trăm (%) tăng thêm lương lãnh đạo được tăng tương ứng, nhưng không quá 20% tiền lương, tức tối đa 86,4 triệu đồng/tháng (chủ tịch tập đoàn kinh tế). Quy định như trên áp dụng từ năm 2013 tới nay.
Cụ thể, năm 2022, lương NLĐ khối DNNN bình quân 10-12 triệu đồng/người/tháng, riêng khối tập đoàn và tổng công ty đạt bình quân 17-18 triệu đồng/người/tháng; lương lãnh đạo DNNN bình quân 40 triệu đồng/người/tháng, riêng lãnh đạo một số tập đoàn và tổng công ty lương đạt 60 - 70 triệu đồng/người/tháng.
Để lãnh đạo bớt thiệt
Trong tờ trình Chính phủ, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng, hiện tại lương lãnh đạo DNNN do Chính phủ ban hành khung, còn NLĐ do DN xây dựng theo thị trường, nên lương lãnh đạo DN thiệt thòi hơn NLĐ.
Thực tế, ở một số DN, tiền lương của người quản lý thấp hơn cả tiền lương của trưởng/phó phòng. Lãnh đạo DNNN nắm 100% vốn thấp so với thị trường và thấp hơn lãnh đạo ở DNNN nắm cổ phần chi phối (chỉ bằng 57%).
Bên cạnh đó, lương lãnh đạo DNNN tính theo lợi nhuận, nhưng lợi nhuận luôn biến động, không thể năm nào cũng tăng cao hơn năm trước hoặc cao hơn kế hoạch, dẫn tới nhiều lãnh đạo DN chỉ nhận lương cơ bản. Ngoài ra, các yếu tố khách quan được tính để loại trừ khi xác định tiền lương DNNN chưa sát thực tế…
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, cho phép DN được tự xây dựng thang, bảng lương của lãnh đạo trên cơ sở ý kiến của công đoàn và thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Bổ sung hệ số lương tăng thêm cho lãnh đạo DNNN theo lợi nhuận hằng năm, thay vì chỉ có 3 mức hiện hành (hệ số 0,5- 0,7 - 1 lần lương cơ bản), lên thành 5 mức (gồm 0,5 - 1 - 1,5- 2 - 2,5 lần lương cơ bản, bỏ hệ số 0,7).
Theo phương án này, cơ quan soạn thảo cho rằng, DN có lợi nhuận dưới 700 - 1.500 tỷ đồng/năm (tùy lĩnh vực) cơ bản vẫn nhận lương như hiện hành (tăng bằng 1 lần lương cơ bản). Các hệ số mới như 1,5 - 2 - 2,5 lần lương cơ bản chủ yếu áp dụng đối với một số tập đoàn, tổng công ty lớn.
Trường hợp DNNN có lợi nhuận bằng hoặc thấp hơn kế hoạch (vẫn có lãi), hiện lãnh đạo chỉ nhận lương cơ bản, nhưng quy định mới sẽ cho phép được lương hệ số bằng 70% của năm trước; DNNN hòa vốn lãnh đạo nhận lương cơ bản; DN lỗ sẽ giảm lương lãnh đạo tương ứng trên lương cơ bản, thấp nhất bằng 50% lương cơ bản. Dự thảo nghị định cũng bổ sung quy định về yếu tố khách quan, đặc thù được loại trừ khi xác định tiền lương lãnh đạo, NLĐ tại DN. Dự thảo đã được
Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến 125 cơ quan, DN, trong đó có 20 bộ, 63 sở LĐ-TB&XH địa phương; 42 tập đoàn, tổng công ty, DNNN.
(Ảnh minh họa).
Ghi nhận của Lao Động cho thấy, chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn thành, nhiều tuyến vỉa hè được lát đá tại Hà Nội tiếp tục xuất hiện tình trạng bong tróc, nứt vỡ nghiêm trọng.
Nứt vỡ, nhiều viên đá biến mất
Cụ thể, tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), tình trạng vỉa hè bị bong tróc, nứt vỡ xuất hiện tại rất nhiều điểm.
Ghi nhận của Lao Động chiều ngày 18.9 cho thấy, trên vỉa hè tuyến đường Trần Phú (quận Hà Đông), dễ dàng phát hiện nhiều điểm xuống cấp, sụt lún vỉa hè khiến lớp đá lát phía trên bị vỡ nứt, bong bật khỏi mặt đường.
Một số điểm trên vỉa hè tuyến phố này còn xuất hiện tình trạng mất hẳn nhiều viên đá lát phía trên, khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đi lại.
Đặc biệt, tình trạng vỡ nứt lớp đá lát xuất hiện khá nhiều tại khu vực vỉa hè trước cổng một số cơ quan, đơn vị thường xuyên có xe ôtô và nhiều phương tiện ra vào như cổng Công an TP Hà Nội cơ sở 2 (đường Trần Phú, phường Văn Quán).
Thậm chí tại một số điểm, vỉa hè đường Trần Phú còn xuất hiện tình trạng thiếu hẳn 1-2 viên đến 6 viên đá lát, để lộ lớp vữa và rác thải phía dưới.
Như Lao Động phản ánh, trong một báo cáo gửi Thường trực HĐND TP Hà Nội phục vụ Kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hà Nội khoá XVI (tháng 7.2023), UBND TP Hà Nội thừa nhận việc triển khai cải tạo, chỉnh trang một số tuyến phố (phố Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân; phố Trần Phú, quận Hà Đông; phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng...) những năm trước đây có lát vỉa hè bằng đá tự nhiên còn nhiều tồn tại trong việc khảo sát thiết kế, thi công, quản lý, sử dụng sau đầu tư.
Sở Xây dựng sau đó ban hành hướng dẫn về quy trình lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, bảo trì vỉa hè sau khi lát để UBND các quận, huyện áp dụng khi cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố có lát hè bằng đá tự nhiên trên địa bàn.
Tuy nhiên theo UBND TP Hà Nội, vẫn còn một số tồn tại như công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo quy định. Công tác giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thường xuyên liên tục, chưa kịp thời giải quyết, xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, đặc biệt công tác phối hợp xử lý thiết kế theo thực tế hiện trạng công trình.
Chưa có kết luận thanh kiểm tra
Theo tìm hiểu của Lao Động, năm 2016, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Theo đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.
Sau 6 năm triển khai kế hoạch, đến cuối năm 2022, các quận nội đô thực hiện lát đá tự nhiên cho vỉa hè 255 tuyến phố, tập trung ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Tây Hồ.
Tuy nhiên tình trạng xuống cấp, nứt vỡ đá lát vỉa hè chỉ một thời gian sau khi hoàn thành xuất hiện tại nhiều tuyến phố khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về chất lượng thi công, độ bền của đá lát và trách nhiệm của chủ đầu tư là UBND các quận.
Gần đây, cử tri quận Đống Đa và cử tri quận Thanh Xuân tiếp tục đặt câu hỏi xung quanh việc những năm qua, thành phố đầu tư cải tạo vỉa hè bằng những vật liệu siêu bền nhưng qua một thời gian ngắn đã vỡ, hỏng; đồng thời đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, đánh giá lại, có giải pháp nâng cao hiệu quả việc lát đá vỉa hè, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm nếu có.
Tại một cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô tổ chức đầu tháng 3.2023, một lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết Hà Nội sẽ thanh tra, kiểm tra các dự án lát đá vỉa hè.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về kết quả thanh, kiểm tra các dự án lát đá vỉa hè vốn được quảng cáo là có độ bền đến 70 năm.
Tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc kết nối trung tâm Hà Nội với đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài gần 39km, tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 65.404 tỉ đồng, đang được Hà Nội đề xuất xây dựng trong thời gian 2 - 3 năm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước - vừa phê duyệt kế hoạch thẩm định dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc).
Huy động 2,7 tỉ USD làm đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc
Dự án đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, theo quy định thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Trước đó, theo đề xuất của Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc có chiều dài toàn tuyến khoảng 39km, với 21 ga dừng đỗ, chạy qua bốn quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và ba huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất của TP Hà Nội.
Đoạn đi ngầm của tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc từ Văn Cao - Trung tâm Hội nghị quốc gia khoảng 6,5km, tiếp đó tuyến chạy trên cao khoảng 2km và chạy trên mặt đất khoảng 30km.
Điểm đầu của tuyến là ga Quần Ngựa trên đường Văn Cao, điểm cuối là ga Thạch Bình, thuộc xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất.
Sơ bộ tổng vốn đầu tư dự án khoảng 65.404 tỉ đồng (khoảng 2,7 tỉ USD), trong đó chi phí quản lý, tư vấn và chi phí khác 6.220 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư 811 tỉ đồng, chi phí xây dựng 24.844 tỉ đồng, chi phí thiết bị 16.629 tỉ đồng, chi phí dự phòng 16.900 tỉ đồng.
Tuyến đường sắt đô thị này là một trong những dự án TP Hà Nội sẽ ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 theo hình thức đầu tư công, nguồn vốn thực hiện dự án dự kiến được huy động từ năm nguồn.
Đó là vốn đầu tư công và tiết kiệm chi giai đoạn 2021-2025 khoảng 15.000 tỉ đồng; tiền thu từ cổ phần hoá và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước khoảng 18.000 - 20.000 tỉ đồng.
Vốn đấu giá một số khu đất trên địa bàn Hà Nội khoảng 15.000 tỉ đồng; vốn phát hành trái phiếu của thành phố khoảng 10.000 tỉ đồng; và phần vốn còn lại làm dự án dự kiến vay từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Sẽ chạy thử tàu vào năm 2025?
Theo kế hoạch của TP Hà Nội, tuyến đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ 2020-2025, được vận hành thử và bàn giao vào cuối năm 2025, nghiệm thu và thanh quyết toán trong hai năm 2026-2027.
TP Hà Nội cho biết việc đưa vào vận hành tuyến đường sắt này sẽ giảm thiểu đáng kể ùn tắc giao thông trên trục đường hướng tâm này, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các đô thị ngoài trung tâm, phân bổ lại dân cư vùng đô thị lõi.
Dự báo giao thông trên tuyến đường sắt này vào năm 2025 khoảng 273.035 lượt khách/ngày đêm, tương đương 24.776 lượt khách/giờ cao điểm.
Đến năm 2050, lượng khách trên tuyến theo dự báo tăng lên 780.092 lượt hành khách/ngày đêm, tương đương 63.821 lượt khách/giờ cao điểm.
Từ dự báo này, TP Hà Nội đề xuất lựa chọn hệ thống vận tải trung bình (MRT) cho tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc, với tốc độ chạy tàu trung bình khoảng 120km/h, đoạn ngầm khoảng 90 km/h.
Và do mật độ khách đoạn Quần Ngựa - Song Phương chênh lệch lớn với đoạn Song Phương - Thạch Bình nên TP Hà Nội đã đề xuất số lượng tàu chạy trên đoạn Quần Ngựa - Song Phương sẽ nhiều hơn số tàu chạy toàn tuyến Quần Ngựa - Thạch Bình để phát huy tối đa hiệu quả dự án.
Cũng theo đề xuất của TP Hà Nội, trong giai đoạn 2025-2050 tuyến đường sắt này sẽ chạy tàu bốn toa, giai đoạn sau 2050 sẽ nâng lên chạy tàu sáu toa để đáp ứng nhu cầu khách tăng trên tuyến.
TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến 2025 chạy thử đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc, đồng nghĩa với việc tuyến đường sắt này được đầu tư trong thời gian rất ngắn từ 2-3 năm.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì điều này khó khả thi bởi các tuyến đường sắt đô thị tương tự tại Hà Nội như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội đều mất cả chục năm thi công mới có thể đưa vào vận hành, khai thác.
Nguồn: BBC; Soha; Lao Động; Tuổi Trẻ
Nở rộ dịch vụ bắt sâu mắt; Nhà máy nước sạch khát nước; Bé gái bị xe lùi tử vong; Người phụ nữ ăn liên tục 32 bát tiết canh
Con dâu bị 'cắm sừng', bố chồng đi xử lý; Chết lặng khi thấy con tử vong; Đoạt mạng bố mẹ vợ; Thuê sát thủ giết em rể
Chồng vô tri biết ngoại tình; Chồng ít học hơn vợ; Người phụ nữ & tình trẻ buôn ma túy; Chị tố em dâu 'chiếm' 2 viên đá
Chặn sớm 'xách tay' iPhone 15; Giá café lập đỉnh mới; Khó thế chấp bằng BĐS; Mua chung cư mini không khác gì ở thuê
Đường dây hoa hậu bán dâm; Nữ bệnh nhân bị bác sĩ sàm sỡ; Nghi án mẹ giết con nhỏ; Giết nhân tình vì 35 triệu
Trọng tâm chuyến thăm của Biden; Tái định cư 'dồn' vào Long Thành; Quy hoạch tuần qua; Kỷ luật cựu chủ tịch Thanh Hóa
Rùng mình ô tô tông chết người rồi bỏ chạy; Vụ ngộ độc bánh mì; Cháy chung cư mini, trách nhiệm của ai; Cá chết nổi trắng hồ
Thi thể cháu bé bị bắt cóc; Nam sinh giết người; Giết hàng xóm vì mùi hôi; Giả sinh viên vào trường trộm cắp; Ổ bào chế cỏ Mỹ
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá