- Thời sự
- Việt Nam
Ngày 7-7, chiếc Airbus A320neo mang số hiệu VN-A513 đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), là chiếc máy bay mới hiếm hoi của hàng không Việt Nam trong bối cảnh đội máy bay trong nước thiếu hụt từ đầu năm đến nay
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết hiện số lượng đội máy bay trong nước chỉ còn 160 chiếc so với hơn 230 chiếc trước dịch COVID-19. Theo Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, 6 tháng đầu năm nay, do thiếu hụt đội máy bay nên các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội địa và đây là nguyên nhân khiến thị trường nội địa giảm so cùng kỳ 2023 và 2019. Tính chung 6 tháng đầu năm có 17 triệu khách bay nội địa, giảm 19,4% so với cùng kỳ 2023.
Nguyên nhân, theo nhà chức trách hàng không, do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất Pratt & Whitney, đồng thời do đứt gãy chuỗi cung ứng khiến thời gian bảo dưỡng, sửa chữa động cơ kéo dài.
Tổng Giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam nêu thêm một nguyên nhân là do bay nội địa hiện nay "càng bay nhiều càng lỗ nhiều" do mặt bằng chi phí hiện nay đã tăng cao mà bay nội địa vẫn bị áp cơ chế giá trần duy trì từ thời bao cấp. Do bay nội địa không có lãi nên các hãng hàng không cũng không có động lực đổ tiền ra thuê thêm nhiều máy bay. Đó là một trong các nguyên nhân khiến thị trường nội địa sụt giảm, trong khi bay quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đạt 21,1 triệu khách, tăng 44,3% so với cùng kỳ 2023 và tăng 3% so cùng kỳ 2019.
Trong bối cảnh thiếu hụt đội máy bay, các hãng hàng không đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng được năng suất sử dụng máy bay, tăng tải cung ứng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết hãng đang phải tạm dừng 12 máy bay A321NEO dưới mặt đất do ảnh hưởng bởi triệu hồi động cơ của nhà sản xuất Pratt & Whitney và 2 máy bay A350 cũng bị ảnh hưởng của động cơ RollRoyce. Cuối năm nay, 17 chiếc máy bay A321NEO và 3-5 chiếc A350 cũng sẽ ảnh hưởng bởi lệnh triệu hồi động cơ của nhà sản xuất. Quá trình đưa động cơ vào bảo dưỡng kéo dài đến 300 ngày, gần gấp ba trước kia. Do đó, tình huống thiếu máy bay sẽ còn tiếp diễn đến nửa đầu năm 2025.
Trong điều kiện nguồn lực máy bay bị sụt giảm 15%, hãng đã thực hiện các giải pháp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi đường bay, điều kiện khai thác, vận hành, thời gian quay đầu máy bay tại các sân bay nên đã tăng được năng suất sử dụng máy bay lên 26% so với năm 2023 trong khi tổng giờ bay khai thác trong 6 tháng đầu năm tương tự cùng kỳ năm 2019.
Cục trưởng Đinh Việt Thắng cho biết dù lượng máy bay giảm tới 40-45 máy bay so với cùng kỳ năm 2023, nhưng các hãng hàng không vẫn duy trì mạng đường bay nội địa với 50 đường bay kết nối Hà Nội, TP HCM và 20 cảng hàng không. Vietnam Airlines là hãng chiếm thị phần lớn nhất với 42% và tiếp đó là Vietjet Air với 40%, hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 84%.
Đây là hệ số sử dụng ghế "đáng mơ ước" với ngành hàng không. Bay quốc tế trong 6 tháng đầu năm của các hãng hàng không Việt Nam có hệ số sử dụng ghế trung bình trên 77%. Như vậy, có thể thấy số chuyến bay có giảm song "năng suất" của từng chuyến bay lại cao hơn và lợi nhuận cũng cao hơn so với cùng kỳ.
"Sáu tháng đầu năm, số chuyến bay của Vietnam Airlines tăng gần 9% so với cùng kỳ, giờ khai thác tăng hơn 11%, số khách vận chuyển trên toàn mạng tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng không đạt 40.000 tỉ đồng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ, tiến tới cân đối được thu chi, kinh doanh có lãi"- Tổng Giám đốc Vietnam Airlines tiết lộ.
Ngoài ra, Vietnam Airlines làm việc với nhà sản xuất để thúc đẩy quá trình giao nhận máy bay, thuê ướt 4 máy bay phục vụ cao điểm bay nội địa, khai thác chuyến bay đêm để có cơ hội giảm giá vé; tiếp tục mở rộng mạng đường bay quốc tế…
Chiếc Airbus A320neo mà Vietnam Airlines là máy bay đầu tiên trong số ba chiếc Airbus A320neo mà hãng sẽ tiếp nhận trong năm nay. Trong tháng 7 này, ngoài chiếc Airbus A320neo vừa nhận, Vietnam Airlines chuẩn bị nhận thêm máy bay thân rộng Boeing 787-10 để tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa, quốc tế và có chính sách ưu đãi giá vé trên đường bay nội địa.
"Nóng ruột" sau khi 3 tháng toà tuyên vẫn chưa nhận được tiền, nhiều nhà đầu tư trong vụ Tân Hoàng Minh đã viết đơn đề nghị và đến trực tiếp trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, để được sớm thi hành án.
Ngày 8-7, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết cơ quan này đã huy động nhân sự làm việc "hết công suất" để có thể hoàn trả trên 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), mục tiêu xong trước ngày 30-9.
Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, đây là vụ việc "chưa có tiền lệ", với số lượng đương sự rất lớn, lại tập trung thời gian ngắn để nhận đơn yêu cầu và tổ chức thi hành án dứt điểm. Ngay sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội về nhận đơn yêu cầu thi hành án, từ ngày 20-5, Cục Thi hành án dân sư Hà Nội đã bố trí một tổ gồm 10 người có nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận đơn.
Theo đó, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã nhận đơn và ra quyết định thi hành án của 5.300 nhà đầu tư, chi trả tiền cho gần 1.000 trường hợp nhận đơn từ ngày 20-5 đến 24-5. Dự kiến, trong tháng 7 sẽ tiếp tục chi trả tiền cho khoảng 1.500 trường hợp nhận đơn từ ngày 27-5 đến 7-6 và lần lượt chi trả các đợt tiếp theo.
"Việc chi trả tiền cho các bị hại phải tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Chúng tôi đã dồn sức để cố gắng hoàn thành việc chi trả tiền cho các bị hại"- vị lãnh đạo này nói.
Trước đó, chiều hôm qua 4-7, do "nóng ruột" sau hơn 3 tháng kể từ khi tòa tuyên án vẫn chưa được nhận lại tiền, khoảng 30 người dân có mặt tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Qua đó, cho rằng việc thi hành án chậm trễ, các nhà đầu tư đồng loạt làm đơn đề nghị và đến trực tiếp trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, để được sớm thi hành án.
Tháng 3-2024, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo còn phải bồi thường toàn bộ hơn 8.600 tỉ đồng cho các bị hại.
Sau sơ thẩm, ông Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ mở trong thời gian tới. Sau khi cơ quan tố tụng khởi tố vụ án, các bị cáo đã nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả của vụ án. Do đó, riêng phần trách nhiệm dân sự, hiện cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành bằng việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã bỏ ra để mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh.
Mặc dù Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về việc xem xét sửa đổi quy định bắt buộc bổ sung i ốt vào muối và sắt, kẽm vào bột mì nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Đại diện 5 hiệp hội trong lĩnh vực chế biến thực phẩm gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao và Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc vừa cùng ký tên vào công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc kiến nghị sửa đổi các quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Theo đó, quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 6 Nghị định 0909/2016/NĐ-CP: "Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i ốt" và "Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm", các hiệp hội ngành hàng cho là bất cập, đi ngược lại nguyên tắc quản lý rủi ro; thiếu cơ sở khoa học và không chính xác với hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới; không phù hợp với thông lệ quốc tế và các ngành sản xuất thực phẩm xuất khẩu; gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp vì yếu tố công nghệ trong chế biến thực phẩm hay vấn đề gây "cường giáp" đối với đông đảo người dân sống tại ven biển và các thành phố khi bị "thừa i ốt" mà không có các lựa chọn khác.
Các hiệp hội nhận định, đã 7 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp các hiệp hội ngành hàng thực phẩm vẫn luôn dõi theo và theo sát tiến trình này. Chính phủ cũng đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016. "Chúng tôi mong muốn sớm nhận được dự thảo theo kế hoạch chỉ đạo trên để góp ý xây dựng, nhưng đến nay đã là đầu quý 3/2024 nhưng chúng tôi được biết là chưa có dự thảo. Với tinh thần cầu thị và đồng hành với Chính phủ và Bộ Y tế trong đảm bảo sức khỏe người dân và sự phát triển ổn định, bền vững của các ngành kinh tế thực phẩm, bằng văn bản này, các hiệp hội ngành hàng thực phẩm xin được bày tỏ sự quan tâm và kính đề nghị Phó thủ tướng xem xét chỉ đạo vấn đề này theo tinh thần NQ 19/2018/NQ-CP và văn bản 265/VPCP-KGVX kể trên", kiến nghị viết
Tranh cãi xung quanh quy định bắt buộc bổ sung i ốt vào muối và sắt, kẽm vào bột mì đã nảy sinh từ nhiều năm trước và đã từng được đưa ra tranh luận tại Nghị trường Quốc hội. Các doanh nghiệp nêu đề xuất sửa đổi việc bổ sung i ốt chỉ mang tính tự nguyện, không bắt buộc. Trong khi Bộ Y tế cho rằng đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân, tỷ lệ thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng liên quan đến i ốt vẫn chưa đạt ngưỡng cho phép để bảo đảm sức khỏe cho người dân và cần phải có thời gian đánh giá.
Nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn mỏng, phải vay tiền tỷ đầu tư condotel giờ vẫn gồng mình trả lãi ngân hàng, trong khi việc cho thuê ế ẩm, bán cắt lỗ thì không ai mua.
Anh Lê Văn Linh (Hà Nội) cho biết, anh mua 3 căn hộ condotel tại Cam Ranh, Nha Trang vào năm 2019 với giá gần 2 tỷ đồng/căn, đã thanh toán gần 700 triệu đồng/căn. Đầu năm 2022, anh vay ngân hàng hơn 3 tỷ đồng để trả tiền, nhận nhà. Nhiều năm nay, anh đứng ngồi không yên vì gánh nặng trả lãi ngân hàng quá lớn trong khi việc cho thuê lại ế ẩm, rao bán thì cũng không có khách hỏi mua.
Nhà đầu tư này kể, anh lựa chọn mua căn hộ condotel vì vị trí dự án gần sân bay, nhìn bản vẽ thiết kế đẹp, chỉ cần thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng, đến khi nhận nhà và đưa vào khai thác cho thuê khách mới phải tất toán 70% số còn lại. Ngoài ra, người mua còn được chủ đầu tư hỗ trợ thủ tục vay ngân hàng. Nhìn về tương lai khai thác du lịch của khu vực Cam Ranh tốt, luôn đông khách, tài sản có triển vọng tăng giá nên anh Linh quyết định mua.
Tuy nhiên, dự án triển khai chậm nên đến tận năm 2022 mới bàn giao nhà, lại thêm nỗi khổ vì đại dịch COVID-19 khiến mỗi căn condotel trị giá gần 2 tỷ đồng của anh chỉ được chủ đầu tư thuê lại mỗi tháng 3 triệu đồng, trong khi khoản vay hơn một tỷ đồng phải trả cả gốc và lãi lên đến 13 - 14 triệu đồng/ tháng.
" Cả 3 căn của tôi chỉ được chủ đầu tư thuê lại với giá 9 triệu đồng/tháng, trong khi tiền lãi và gốc phải trả ngân hàng lên đến hơn 40 triệu đồng/tháng ", anh Linh nhẩm tính.
Vì gánh nặng tài chính quá lớn, anh Linh đã rao bán căn condotel từ cuối năm 2022. Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 năm nhưng anh mới chỉ bán được 1 căn với giá lỗ 300 triệu đồng so với giá mua. 2 căn còn lại hiện vẫn chưa có người mua.
Chị Nguyễn Trần Ngọc Hân (TP.HCM) cũng cho hay, năm 2019, chị đầu tư 2 căn condotel tại Nha Trang và Đà Nẵng. Mỗi căn hộ 60m2, có giá 1,6 tỷ đồng, cộng thêm các chi phí sửa nhà, mua sắm đồ đạc, tổng số tiền đầu tư ngót nghét 2 tỷ đồng/căn. Sau khi nhận bàn giao, sửa sang căn hộ, chị cũng đã cho thuê được 5 tháng.
Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán 2020, đại dịch COVID-19 ập tới, các căn hộ của chị nằm bất động. Đến nay, khi hết đại dịch, lượng khách thuê cũng rất thất thường, liên tục vắng vẻ. Chị Hân buồn rầu chia sẻ, hiện chị vẫn vay ngân hàng gần 2 tỷ đồng, hàng tháng tiền gốc và lãi cũng khoảng 25 triệu. Gia đình chị giờ đã cạn vốn, không thể gồng nổi để trả. Do đó, chị quyết định bán cắt lỗ cả hai căn để trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, pháp lý condotel hiện vẫn mù mờ, vì vậy, dù đã rao bán 3 năm nay nhưng vẫn chưa có khách mua.
Theo báo cáo thị trường mới đây của DKRA Group (một đơn vị dịch vụ địa ốc với 13 năm kinh nghiệm), bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là condotel, chưa thoát khỏi khó khăn về thanh khoản. Ba tháng đầu năm, cả nước có hơn 4.800 căn mở bán, tập trung ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chỉ có 64 căn được tiêu thụ, tương đương 1%. Hầu hết các dự án đều chung cảnh bán chậm. “ 90% dự án condotel không ghi nhận phát sinh giao dịch ”, DKRA cho biết.
Nguồn cung sơ cấp phần lớn đến từ tồn kho của các dự án cũ, còn lượng hàng mới rất ít. 5 địa phương chiếm tỷ trọng nguồn cung sơ cấp cao nhất là Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đều sụt giảm căn mở bán từ 8 - 21% so với cùng kỳ.
Báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng thông tin, thị trường có gần 10.000 sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng mở bán trong quý I, chủ yếu là condotel. Hơn 97% là hàng tồn kho của các dự án mở bán trước đó. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chỉ đạt 1,6%, với 160 giao dịch.
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khi dự án Cocobay Đà Nẵng "đứt gánh", các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có thanh khoản rất thấp. Sau sự kiện này, một số dự án condotel khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, các nhà đầu tư dự án không trả được lợi nhuận như đã cam kết...
Ông Võ cho rằng, việc thiếu khung pháp lý về đất đai, về quản lý và vận hành các bất động sản du lịch đa công năng, cộng thêm các tác động của đại dịch đã khiến phân khúc bất động sản du lịch mất đi sức hút với nhà đầu tư.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tình trạng thị trường condotel gặp khó xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng, khiến hầu hết cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa. Chính sách của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng nói chung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch chưa có thay đổi đáng kể.
Đặc biệt là vấn đề về pháp lý khiến nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp vướng mắc nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng. " Chính những hạn chế như trên đã khiến bất động sản du lịch nói chung và condotel nói riêng chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào bất động sản du lịch ", ông Đính nói.
Nguồn: Người Lao Động; Kenh14; Thanh Niên; CafeF
4.000 nhân viên còn 31 người; Làn sóng dịch chuyển đầu tư tránh thuế; 25 năm không trả lại mặt bằng; NĐT ‘săn’ đất phân lô phía Nam
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Ồn ào trên sân Mỹ Đình; Chưa thể lật đổ Sơn Tùng M-TP; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Liên tiếp 2 vụ tai nạn nghiêm trọng
Hàng Việt áp đảo thị trường Tết; Thủ phủ công nghiệp ghi nhận kỷ lục; Dồn dập đầu tư các dự án KCN mới; Hụt hơi đuổi theo giá nhà
Tông xe kinh hoàng, nam sinh tử vong; TP.HCM ô nhiễm nghiêm trọng; Nhiều công nhân nhập viện sau bữa trưa; Bát nháo ‘cò’ vùng biên
Tên trộm hành nghề ở bệnh viện; Vụ trẻ nghi bị bạo hành; Vụ TikToker Mr Pips lừa đảo; Đánh sập công ty ‘ma’ lừa đảo đầu tư
Trùm môi giới mại dâm; Nữ VĐV bị hiếp dâm; Giao cấu làm bé gái có bầu; Cháu cướp túi xách của cô; Anh rể đâm em vợ tử vong
Ô tô bốc cháy trên cao tốc; Sản phụ đẻ rơi tại nhà tìm ân nhân giúp đỡ; Bệnh lây qua đường tình dục gia tăng
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá