- Thời sự
- Thế giới
Ít nhất 43 người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương ở tỉnh Tây Sumatra - Indonesia sau khi mưa lớn gây ra lũ quét và lở bùn, kết hợp dòng dung nham lạnh từ một ngọn núi lửa đang hoạt động.
Đến ngày 13-5, chính quyền địa phương cho biết vẫn còn 15 người mất tích. Khoảng 400 nhân viên - bao gồm lực lượng cứu hộ, cảnh sát và quân đội - đã được triển khai đến hiện trường với sự hỗ trợ của ít nhất 8 máy xúc và máy bay không người lái.
Dung nham lạnh nói trên là hỗn hợp của các mảnh vụn như tro, cát và sỏi từ núi lửa Marapi trong khu vực đã chảy xuống sườn núi theo những cơn mưa xối xả từ ngày 11-5.
Các đoạn phim, hình ảnh được Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (BNPB) công bố cho thấy bùn và tro dày bao phủ một phần đường sá và các ngôi làng gần chân núi Marapi, nhiều khu nhà đổ nát, gỗ và đá lớn bị lũ lụt cuốn vào các khu định cư.
Trong khi đó, một ngọn núi lửa khác là Ibu trên đảo Halmahera của Indonesia cũng phun trào khoảng 5 phút hôm 13-5, phun một cột tro bụi cao đến 5 km lên bầu trời.
Ông Hendra Gunawan, Giám đốc Trung tâm Giảm thiểu nguy cơ núi lửa và địa chất Indonesia, cảnh báo núi lửa hiện vẫn được đặt ở mức báo động cao thứ 2 và mọi hoạt động trong bán kính 5 km kể từ miệng núi lửa đều bị cấm.
Các công ty Trung Quốc là những công ty nước ngoài duy nhất nhận giấy phép khai thác 10 mỏ dầu và khí đốt tại quốc gia này.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết vào ngày 12/5 rằng các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq. Như vậy tính đến nay, các công ty Trung Quốc là những công ty nước ngoài duy nhất thắng thầu, nhận giấy phép khai thác 10 mỏ dầu và khí đốt kể từ ngày 11/5, trong khi công ty KAR Group tại Iraq đã nhận được hai giấy phép.
Tổng số giấy phép dầu khí cho 29 dự án chủ yếu nhằm mục đích tăng sản lượng cho mục đích sử dụng trong nước, với hơn 20 công ty đủ điều kiện sơ tuyển, bao gồm các tập đoàn châu Âu, Trung Quốc, Ả Rập và Iraq.
Đây là vòng cấp phép lần thứ 6 của Iraq nhằm tăng sản lượng khí đốt tự nhiên để đốt các nhà máy điện - vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Iran. Điều đáng chú ý là không có công ty dầu mỏ lớn nào của Mỹ tham gia, ngay cả sau khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia gặp đại diện các công ty Mỹ trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ vào tháng trước.
CNOOC của Trung Quốc đã thắng thầu phát triển mỏ dầu Lô 7 của Iraq, kéo dài khắp các tỉnh miền trung và miền nam Diwaniya, Babil, Najaf, Wasit và Muthanna, Bộ trưởng Dầu mỏ Hayan Abdul Ghani cho biết.
Bộ trưởng cho biết ZhenHua, Anton Oilfield Services và Sinopec đã thắng thầu để phát triển mỏ dầu Abu Khaymah ở Muthanna, mỏ Dhufriya ở Wasit và mỏ Sumer ở Muthanna.
Iraq, nhà sản xuất số hai của OPEC, là nơi có trữ lượng đã được chứng minh là khoảng 145 tỷ thùng, với mức sản xuất khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày và xuất khẩu trung bình 3,4 triệu thùng/ngày. Để so sánh, trữ lượng dầu mỏ tại Việt Nam là khoảng 4,4 tỷ thùng, trong khi trữ lượng khí thiên nhiên là khoảng 23,8 tỷ m3. Như vậy trữ lượng dầu thô của quốc gia này gấp đến 33 lần so với trữ lượng của nước ta.
Về tình hình nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, theo Reuters, quốc gia này đang giảm khối lượng nhập khẩu từ Saudi Arabia do biên lợi nhuận lọc dầu suy yếu. Trong tháng này, Trung Quốc dự kiến mua tổng cộng 45 triệu thùng dầu thô của Saudi, khối lượng này dự kiến sẽ giảm 5,8 triệu thùng trong tháng 6, với nguồn cung thấp hơn chủ yếu ở loại dầu thô Arab Medium và Arab Heavy.
Đầu tuần này, Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức (OSP) của tất cả các loại dầu mà họ xuất khẩu sang châu Á, với loại hàng đầu, Arab Light, giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD/thùng. Sự gia tăng này đã nâng giá dầu thô Arab Light lên mức cao nhất so với mức chuẩn Oman/Dubai trong 5 tháng.
Theo Reuters, việc tăng giá dầu thô của Saudi Arabia giao cho châu Á có thể sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc, đặc biệt là cùng với những dự đoán về nhu cầu dầu diesel yếu hơn.
Tàu Hằng Nga 6 (Chang'e-6) không chỉ là sứ mệnh giúp Trung Quốc mang về các mẫu vật từ Mặt Trăng mà còn là bước đệm để nước này thực hiện tham vọng to lớn hơn trong việc khám phá vũ trụ.
Vào ngày 3/5, Trung Quốc đã triển khai một trong những sứ mệnh tham vọng nhất của mình từ trước đến nay với việc phóng bốn tàu vũ trụ được ghép lại với nhau lên Mặt Trăng.
Mục tiêu của sứ mệnh là thu thập các mẫu vật từ phía xa của Mặt Trăng và đưa chúng về Trái Đất an toàn. Những mẫu vật đó có khả năng đem đến những kiến thức mới về Mặt Trăng, về hành tinh của chính chúng ta và cả lịch sử sơ khai của Hệ Mặt Trời. Để làm được điều này, Hằng Nga 6 phải thực hiện các thao tác phức tạp trên không gian.
Tàu Hằng Nga 6 đã trải qua 4-5 ngày trong hành trình hướng đến Mặt Trăng. Khi đã ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng, một tàu đổ bộ sẽ tách ra và hướng đến khu vực hạ cánh tại miệng núi lửa Apollo nằm ở phía xa của vệ tinh tự nhiên này.
Việc hạ cánh dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2024. Do khu vực phía xa của Mặt Trăng không bao giờ hướng về Trái Đất, nên các hoạt động và liên lạc với Trái Đất sẽ được hỗ trợ bởi Thước Kiều 2 (Queqiao-2), một vệ tinh tiếp sóng liên lạc do Trung Quốc phóng vào tháng 3/2024.
Tàu đổ bộ sẽ sử dụng gàu múc và máy khoan để lấy mẫu vật trên bề mặt và dưới bề mặt. Một tàu khác sẽ đưa các mẫu vật này lên quỹ đạo Mặt Trăng và đem đến tàu trên quỹ đạo.
Việc gặp và kết nối giữa tàu quỹ đạo và tàu lấy mẫu vật cần phải được thực hiện trong khi chúng di chuyển với tốc độ gần 1,7 km/giây. Thao tác này được tự động hóa vì khoảng cách quá xa của chúng đến các trạm trên Trái Đất sẽ gây ra độ trễ tín hiệu.
Sau cuộc rượt đuổi trên vũ trụ này, một tàu hồi quyển sẽ tiếp nhận các mẫu vật đó. Trước khi tàu quỹ đạo đáp xuống Trái Đất, tàu hồi quyển sẽ được phóng ra, lao qua bầu khí quyển và cùng những mẫu vật hạ xuống trên những đồng cỏ Nội Mông (Trung Quốc).
Đem những mẫu vật được lấy từ hố va chạm khổng lồ, hay còn được gọi là Bồn địa Nam Cực-Aitken (SPA), đến các phòng thí nghiệm có thể mang lại nhiều lợi ích khoa học vô giá.
"Bồn địa SPA là một trong những địa điểm tốt nhất trên Mặt Trăng để lấy đá, có thể được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi về nguồn gốc và quá trình biến đổi địa chất của Mặt Trăng," Katherine Joy, giáo sư về khoa học Mặt Trăng và hành tinh tại Đại học Manchester (Vương quốc Anh), cho biết.
Những mẫu đá mà Hằng Nga 6 thu thập sẽ đáng để quan tâm vì đó là những mẫu đá đầu tiên lấy ở phía xa của Mặt Trăng, trong khi các sứ mệnh Apollo trước đây chỉ thăm dò phía gần.
"Hy vọng chúng sẽ giúp chúng ta lý giải tại sao phía gần và phía xa của Mặt Trăng lại có sự khác biệt lớn về mặt địa chất," bà Joy nói.
"Các mẫu vật thu thập được cũng sẽ giúp chúng ta xác định niên đại của chính hố va chạm khổng lồ này, hé lộ thêm về thời điểm những phôi thai hành tinh khổng lồ va đập vào Mặt Trăng trong giai đoạn sơ khai của nó," bà Joy nói tiếp.
Tuy nhiên, ngoài mục đích khoa học, Hằng Nga 6 còn hé lộ một số tham vọng lớn hơn từ Trung Quốc.
Hoạt động của Hằng Nga 6 sẽ là bài thực hành hữu ích cho một sứ mệnh tiềm năng khác: lấy mẫu từ Sao Hỏa. Trong khi các mẫu vật trên Mặt Trăng hứa hẹn mang lại những nghiên cứu khoa học quan trọng về bí mật của Hệ Mặt Trời, thì mẫu vật từ Hành tinh Đỏ có thể cung cấp những tri thức mới về bí ẩn to lớn nhất: nguồn gốc của sự sống và liệu có thể sống trên Sao Hỏa hay không.
Nhưng dự án phức tạp đó gần đây đã bị chậm trễ do các vấn đề về ngân sách và những rào cản từ Quốc hội Mỹ. Điều này nghĩa là Trung Quốc có cơ hội rõ rệt để trở thành "người tiên phong" gây chấn động trong ngành vũ trụ.
Một điểm đáng chú ý khác là việc thực hiện kỹ thuật phức tạp cho các tàu gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng là không cần thiết để đưa mẫu vật về Trái Đất. Tuy nhiên, đây là điều bắt buộc nếu muốn đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng và trở về an toàn. Do đó, thao tác phức tạp của Hằng Nga 6 dường như là bước đệm cho các sứ mệnh khám phá Mặt Trăng có sự tham gia của phi hành đoàn.
Năm 2023, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có kế hoạch phóng tàu vũ trụ có người đầu tiên lên Mặt Trăng trước năm 2030. Sứ mệnh này sẽ đưa hai phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng trong vài giờ trước khi họ gặp lại đồng nghiệp đang đợi trên quỹ đạo, rất giống với cách hoạt động của tàu quỹ đạo và tàu lấy mẫu vật của Hằng Nga 6.
Trung Quốc không chỉ đơn thuần lên kế hoạch ngắn hạn có mặt trên Mặt Trăng với mục đích cắm cờ hay để lại dấu chân. Tham vọng của họ giống chương trình Artemis của NASA hơn là chương trình Apollo.
Trung Quốc dự kiến thực hiện hai sứ mệnh riêng biệt đến cực nam của Mặt Trăng vào hai năm 2026 và 2028 - bao gồm cả việc thử nghiệm sử dụng đất Mặt Trăng để in gạch 3D - như làm tiền đề cho một căn cứ trên đó.
"Cực nam của Mặt Trăng là điểm đến lý tưởng khi chúng ta chuẩn bị đưa con người trở lại Mặt Trăng," bà Joy nhận xét.
"Cùng với Hằng Nga 7 và 8, một số sứ mệnh do chương trình tàu đổ bộ thương mại của NASA lên kế hoạch cũng sẽ hạ cánh để kiểm tra vị trí và trữ lượng của các chất bay hơi, bao gồm nước và băng, có trong đất ở vùng cực.
"Những vật liệu này có thể hữu ích cho các nhà thám hiểm trong tương lai, vì vậy sẽ rất thú vị để xem sự đa dạng mà tất cả các tàu đổ bộ robot sẽ phát hiện trong vài năm tới," bà chia sẻ.
Những nỗ lực này là một phần của sáng kiến xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Trung Quốc, cùng với Nga, đang cố gắng thu hút các quốc gia tham gia Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) và đang phát triển các công nghệ nền tảng như lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho các buổi đêm trên Mặt Trăng. Một đêm ở đó dài bằng khoảng 2 tuần trên Trái Đất.
Dự án này song song nhưng tách biệt với chương trình Artemis của NASA. Nó minh họa cho thấy sự chia rẽ địa chính trị ngày càng tăng trên Trái Đất không chỉ giới hạn tại hành tinh của chúng ta. Khám phá vũ trụ, đôi khi được coi là một hoạt động theo đuổi khoa học thuần túy, cũng là một sự phô diễn sức mạnh địa chính trị và còn mang những mục đích khác.
Tham vọng của Trung Quốc đối với vũ trụ vốn dĩ phức tạp. "Mọi quốc gia đều theo đuổi các dự án vũ trụ vì nhiều lý do, chủ yếu liên quan đến chiến tranh, sự phát triển và uy danh," Bleddyn Bowen, nhà nghiên cứu về chính sách vũ trụ và quan hệ quốc tế ngoài vũ trụ tại Đại học Leicester (Vương quốc Anh), nói.
"Một số dự án mang tính khoa học và khám phá, chẳng hạn như các sứ mệnh Hằng Nga, một số khác phục vụ mục tiêu kinh tế và cơ sở hạ tầng, và một số khác phục vụ cho khả năng quân sự hoặc tăng cường lực lượng vũ trang," ông Bowen cho biết.
Trung Quốc đã có trạm không gian riêng, tên là Thiên Cung, có thể chứa ba phi hành gia trong thời gian sáu tháng cùng một lúc. Hệ thống định vị Bắc Đẩu của quốc gia này là lời đáp trả cho hệ thống GPS của Mỹ.
Việc cung cấp các dịch vụ định vị thời gian và vị trí đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng như giúp phát triển các dịch vụ ứng dụng dựa trên vị trí, đồng thời hỗ trợ các ngành như tài chính, nông nghiệp, vận chuyển, hàng không và hơn thế nữa.
Điều này cũng mang lại cho quân đội Trung Quốc khả năng dẫn đường chính xác cho tên lửa và đạn dược, cũng như khả năng phối hợp và triển khai lực lượng tốt hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, những lợi ích này không hẳn quá đặc biệt.
"Việc Trung Quốc có chương trình quân sự không gian và vũ khí chống vệ tinh không khác so với những gì các cường quốc vũ trụ khác đã và đang làm," ông Bowen nói.
"Giới lãnh đạo Trung Quốc có nhiều mục tiêu liên quan đến chiến tranh, phát triển và uy danh. Họ muốn bảo đảm an ninh trước các mối đe dọa bên ngoài và bên trong, thể hiện sức mạnh quân sự của mình, bảo đảm vị trí cao trong nền kinh tế thế giới và giành lấy lợi ích chính trị/uy tín từ các chương trình cao cấp," ông Bowen nhận xét.
Mặc dù các sứ mệnh lớn như Hằng Nga 6 thỉnh thoảng mới thu hút được sự chú ý, chương trình vũ trụ của Trung Quốc không chỉ toàn diện về quy mô mà còn có những tác động đối với chính Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn cầu.
Quay trở lại lĩnh vực khoa học, Trung Quốc cũng đang có những bước tiến trong thiên văn học, vật lý thiên văn và khám phá ngoại hành tinh. Trong tháng 5/2024, một quan chức khoa học vũ trụ chủ chốt của Trung Quốc đã tiết lộ một loạt các sứ mệnh nhằm đạt được những đột phá.
Nước này đang chế tạo một chùm vệ tinh sử dụng mặt sau của Mặt Trăng làm lá chắn chống nhiễu loạn từ Trái Đất để thu thập các tín hiệu yếu ớt của vũ trụ thuở sơ khai.
Một sứ mệnh khác có mục đích phát hiện các ngoại hành tinh giống Trái Đất và các hành tinh lang thang trôi dạt trong dải Ngân Hà mà không có sao để quay quanh. Trong khi đó, một tàu thăm dò sẽ cố gắng có được những góc nhìn đầu tiên về các cực của Mặt Trời.
Chương trình thám hiểm hành tinh Thiên Vấn của Trung Quốc dự định lấy mẫu một tiểu hành tinh gần Trái Đất, thăm một sao chổi, thu thập mẫu từ Sao Hỏa và gửi một tàu thăm dò tới Sao Mộc.
Một sứ mệnh trong tương lai tới một trong những hành tinh băng khổng lồ của Hệ Mặt Trời - Sao Thiên Vương hoặc Sao Hải Vương - đang được cân nhắc.
Các quan chức không gian của nước này cũng đã nói đến việc tạo ra một khu kinh tế Trái Đất - Mặt Trăng, cho thấy rằng tương tự các cường quốc vũ trụ khác như Mỹ, Trung Quốc đang hướng tới việc thương mại hóa vũ trụ và các nguồn tài nguyên của nó.
Trước mắt, trọng tâm của Trung Quốc là đưa mẫu vật về Trái Đất thành công với tàu Hằng Nga 6 trước ngày cuối tháng 6/2024. Xa hơn nữa, sứ mệnh lấy mẫu tiếp theo của họ diễn ra vào cuối thập kỷ này, có thể do chính các phi hành gia Trung Quốc thực hiện.
Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán... Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?
Israel quyết tấn công thành phố Rafah, nhằm xóa sổ Hamas, chiếm giữ toàn bộ Dải Gaza, bất chấp phản ứng quốc tế. Sau nhiều lời kêu gọi, nỗ lực thúc đẩy đối thoại không thành, cộng đồng quốc tế hành động tích cực hơn. Một loạt động thái mới diễn ra, ít nhiều tác động đến các bên. Xung đột liệu có chấm dứt? Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?
Bước chuyển trong nghị trường và rung động trên đường phố
Sáng 10/5, tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt, Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết mang tính lịch sử. Đoàn đại biểu Palestine được đặc cách hưởng thêm một số quyền như các thành viên chính thức và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét lại việc kết nạp Palestine.
Nghị quyết Đại hội đồng khẳng định quyền tự quyết của nhân dân Palestine; đánh giá Nhà nước Palestine đáp ứng các tiêu chí trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Đây là bước đi quan trọng trên hành trình gian nan gia nhập Liên hợp quốc của Palestine, có ý nghĩa công nhận và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.
Bên ngoài nghị trường cũng dậy sóng. Hàng loạt cuộc tuần hành, biểu tình, phản đối, tẩy chay Israel, ủng hộ người Palestine diễn ra trong khu vực người Arab, người Hồi giáo và ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Thụy Điển, Tây Ban Nha… Ngày càng nhiều lãnh đạo, quan chức phương Tây (như các Thủ tướng: Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Bỉ Alexander De Croo, Ireland Leo Varadkar…) thay đổi quan điểm, lên tiếng ủng hộ người Palestine, phản đối xung đột leo thang. Ngay tại Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Israel, làn sóng biểu tình của sinh viên cũng lan rộng ở nhiều trường đại học.
Cùng với Nam Phi, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ đồng tình khởi kiện Israel ra Tòa Công lý quốc tế (ICJ) vì những hành vi diệt chủng tại Dải Gaza. Phán quyết bước đầu của ICJ chưa trực tiếp kết luận Israel phạm tội diệt chủng, nhưng cũng chỉ ra những hành vi có khả năng vi phạm Công ước chống diệt chủng; tác động tích cực đến viện trợ nhân đạo và lời kêu gọi ngừng bắn.
Những động thái đó được ví như “làn sóng ngầm” chưa từng có đối với chính trị, ngoại giao của Israel. Tỷ lệ phiếu thuận áp đảo (143/25) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và các cuộc tuần hành, biểu tình ở nhiều nước là thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với nguyện vọng chính đáng, sự chính nghĩa của người Palestine, phản đối xung đột, chiến tranh. Quyền tự quyết, quyền được công nhận của Nhà nước Palestine và xung đột Israel-Hamas trở thành thách thức chung, mối quan tâm toàn cầu, vấn đề nhân quyền, nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế; nhất định phải giải quyết, có điều sớm hay muộn mà thôi.
Mỹ không thể làm ngơ, nhưng…
Tổng thống Joe Biden tuyên bố tạm treo viện trợ vũ khí cho Israel (khoảng 3.500 quả bom loại 226 kg và 907 kg), động thái lạ chưa từng thấy. Trước đó, Mỹ cũng kêu gọi viện trợ nhân đạo cho người Palestine và nhắc Israel có biện pháp hạn chế thương vong đối với thường dân. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn cam kết ủng hộ, bảo vệ đồng minh đến cùng.
Không có “lằn ranh đỏ” nào với Israel. Việc tạm ngừng cung cấp 1 lô bom chưa đủ buộc Israel thay đổi lập trường, hạn chế xung đột. “Không” cũng là lời khẳng định của ông Joe Biden khi trả lời phỏng vấn, liệu các cuộc biểu tình phản đối Israel có khiến Tổng thống suy nghĩ lại hay không. Việc phủ quyết kết nạp Palestine tại Hội đồng Bảo an cho thấy Mỹ không thay đổi quan điểm, chính sách về Trung Đông và với Israel.
Sự điều chỉnh của Mỹ chủ yếu mang tính sách lược, chiến thuật, nhằm xoa dịu dư luận và hạn chế tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử tổng thống. Chừng nào Mỹ còn duy trì chính sách hiện hành, Trung Đông có thể lúc nóng, lúc hạ nhiệt, dao động trong một biên độ nhất định, nhưng bất ổn, xung đột cơ bản chưa giải quyết được.
Israel quyết đi đến cùng
Mặc dù bị phản đối, có nguy cơ bị cô lập ngoại giao, nhưng Israel vẫn quyết tấn công thành phố Rafah. Bởi Israel có tiềm lực, sức mạnh; có vị thế, quan hệ hợp tác đan xen nhiều mặt, khiến nhiều nước khó “quay xe”. Dù Washington nhắc nhở, Tel Aviv phàn nàn, nhưng cả hai hiểu rằng họ rất cần nhau, không tách rời nhau. Mỹ vẫn chống lưng cho đồng minh mạnh nhất, quan trọng nhất ở địa bàn chiến lược Trung Đông.
Đây là chỗ dựa, thời cơ lớn để Israel thực hiện đến cùng mục tiêu đề ra đối với Dải Gaza nói riêng, Trung Đông nói chung. Theo tính toán của Tel Aviv, lợi ích chiến lược thu được lớn hơn nhiều cái giá phải trả. Vì thế, ngay trên bục phát biểu, Đại sứ Israel Erdan đã hủy bản sao Hiến chương Liên hợp quốc để phản đối Đại hội đồng ủng hộ Palestine.
Bất chấp lời kêu gọi của quốc tế, sức ép từ các gia đình con tin và việc Hamas chấp nhận ngừng bắn, Israel vẫn tiếp tục tấn công thành phố Rafah. Tel Aviv mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ vào nhiều mục tiêu ở Rafah, nhưng chưa đến quy mô tổng lực, đủ thực hiện mục đích mà không gây thương vong quá lớn cho thường dân, tránh phản ứng mạnh của dư luận quốc tế. Dù vậy, thảm họa hiển hiện rõ ràng ở một thành phố hơn 1,4 triệu dân, có nhiều phụ nữ và trẻ em, báo hiệu một tương lai bất định.
Xung đột đi về đâu?
Nguy cơ bùng phát cuộc chiến trực tiếp giữa Israel và Iran, lan ra toàn khu vực tạm lắng. Cả hai không chắc thắng và lo ngại hậu quả khó lường; sẽ tiếp tục hành động theo chiến lược, sách lược của mình. Israel tính dành sức diệt Hamas và lần lượt loại các đối thủ vừa miếng khác. Quốc tế tạo ra áp lực đáng kể; “sóng ngầm” chưa từng thấy. Nhưng sóng, gió chưa đủ tạo đột biến mới theo chiều hướng khả quan. Tình hình có thể diễn biến theo một số kịch bản chính sau:
Một là, Israel cơ bản xóa sổ Hamas, trừ hậu họa lâu dài; quản lý Dải Gaza, tiếp tục mở rộng các khu tái định cư, kiểm soát trên thực tế nhiều vùng lãnh thổ trước đó thuộc về người Palestine. Với ưu thế giành được, Tel Aviv đẩy “quả bóng sang chân” đối phương, bằng cách đặt ra những điều kiện tiên quyết cho đàm phán, mà chính quyền Palestine khó chấp nhận. Tình thế đó có thể thúc đẩy các phái ở Palestine gác khác biệt, thống nhất hơn trong nỗ lực đối phó với Israel. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn, kể cả bằng biện pháp quân sự.
Hai là, Israel đánh chiếm nhiều mục tiêu, nhưng chưa thể loại bỏ hoàn toàn Hamas. Một bộ phận Hamas phải rút khỏi Dải Gaza, tiếp tục chiến đấu. Hezbollah, Houthi và các tổ chức Hồi giáo vũ trang khác tập kích hỏa lực bất ngờ, từ nhiều hướng, nhiều khu vực, vào lực lượng Israel và Mỹ; buộc Tel Aviv phải phân tán đối phó, khó yên ổn lâu dài. Tình thế giằng co trên thực địa, lôi kéo các nước khác vào cuộc, tìm cách tác động, chấm dứt xung đột.
Ba là, giải pháp hai nhà nước vẫn xa vời. Đây là giải pháp căn bản, bền vững, lâu dài cho vấn đề Palestine và sự ổn định của Trung Đông, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp bởi nhiều yếu tố đan xen.
Xung đột Israel-Hamas là một biểu hiện cụ thể của nhiều mâu thuẫn chồng chất, dai dẳng trong lịch sử, bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ, khác biệt về tôn giáo, sắc tộc và văn hóa. Các vấn đề nội bộ của Israel và Palestine tạo rào cản khiến các nhà lãnh đạo khó thỏa hiệp. Toan tính, can dự của các nước trong khu vực và các nước lớn vì lợi ích chiến lược, chi phối, tác động mạnh, trái chiều, làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.
Thời điểm này, Israel chưa muốn và áp lực bên ngoài chưa đủ mức để Tel Aviv chấp nhận đàm phán giải pháp hai nhà nước. Giải pháp này chỉ thực sự khởi động khi Israel gặp khó khăn, tổn thất về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, từ các đối thủ và nội bộ. Khối các nước Arab thống nhất hơn về chủ trương và hành động vì lợi ích chung. Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán, nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục phủ quyết. Do đó, việc Mỹ điều chỉnh chính sách Trung Đông cân bằng, khách quan hơn là nhân tố quan trọng. Chừng nào đó, vấn đề Palestine cũng chịu ảnh hưởng từ bầu cử Tổng thống Mỹ và xung đột ở Ukraine…
Với quá nhiều nhân tố tác động phức tạp, Israel và Palestine khó gặp nhau trên bàn đàm phán trong năm 2024. Nếu sự kiện đó may mắn được khởi động, thì quá trình cũng sẽ kéo dài và vô cùng phức tạp, chưa thể nói chắc chắn về một xu hướng và kết cục nào.
Israel đưa quân trở lại bắc Gaza để tái kiểm soát khu vực họ từng tuyên bố đánh bại Hamas, đồng thời tiến sâu hơn vào thành phố Rafah ở cực nam.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 13/5 điều xe tăng tiến vào trung tâm Jabalia, trại tị nạn lớn nhất Gaza ở phía bắc dải đất, và nã đạn vào đây. Trước đó một ngày, nhiều vụ nổ xảy ra tại bắc Gaza, tạo thành các cột khói đen dày đặc có thể nhìn thấy từ biên giới Israel.
Nhiều dãy nhà ở trại Jabalia đã bị phá hủy sau các cuộc không kích của Tel Aviv, theo cư dân địa phương. Lực lượng cứu hộ tìm thấy 20 thi thể người Palestine sau cuộc không kích, bên cạnh hàng chục người bị thương.
Tel Aviv cho biết việc quân đội Israel trở lại miền bắc dải đất, nơi lực lượng này đã rút phần lớn binh sĩ cách đây 5 tháng, là một phần của giai đoạn "dọn dẹp" nhằm ngăn chặn nhóm vũ trang Hamas quay trở lại, thêm rằng chiến dịch trên đã được lên kế hoạch từ trước.
Trong khi đó, phía Palestine nhận định việc Israel phải đưa quân trở lại bắc Gaza là bằng chứng cho thấy Tel Aviv đã không đạt được các mục tiêu quân sự đề ra.
Tại đầu kia ở Dải Gaza, quân đội Israel tăng cường tập kích các khu vực phía đông thành phố cực nam Rafah. 4 người đã thiệt mạng sau khi máy bay Israel không kích trúng một ngôi nhà.
Cư dân địa phương cho biết xe tăng Israel đã chặn tuyến đường bắc - nam Salahuddin, con đường chia tách khu vực đông Rafah với vùng trung tâm thành phố. "Lực lượng Israel đang ở phía đông nam, tập trung gần khu vực đông dân cư. Tình hình hiện hết sức tồi tệ và tiếng nổ không lúc nào ngừng", Bassam, 57 tuổi, cho biết.
Cánh vũ trang của Hamas tuyên bố các tay súng của nhóm đang giao tranh với lực lượng Israel tại một trong những con phố ở đông Rafah và tại phía đông Jaliaba. Ngoài ra, nhóm này và lực lượng Jihad Hồi giáo Palestine (PIJ) cũng phối hợp bắn đạn cối vào cửa khẩu Rafah, trạm duy nhất nối Dải Gaza với Ai Cập. Israel kiểm soát cửa khẩu này từ tuần trước.
Tel Aviv được cho là đang chuẩn bị mở chiến dịch trên bộ quy mô lớn nhằm vào Rafah, nơi có khoảng 1,4 triệu người trú ngụ, nhằm tiêu diệt 4 tiểu đoàn Hamas đồn trú tại đây, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo.
Israel tuần trước yêu cầu người dân Palestine rời khỏi đông Rafah và sau đó mở rộng lệnh sơ tán sang các khu vực trung tâm, khiến hàng trăm nghìn cư dân, phần lớn là người tị nạn, phải tìm nơi trú ẩn mới.
"Mọi người đang tiếp tục rời Rafah, thậm chí là ở các khu vực xa như phía tây, do hiện không còn nơi nào an toàn. Không ai muốn phải chạy trốn vào phút chót. Đến khi xe tăng đột ngột tiến vào thì đã quá muộn", Bassam cho hay.
Jack Lew, đại sứ Mỹ tại Israel, hôm 12/5 cho biết hoạt động quân sự hiện nay của Israel ở Dải Gaza vẫn ở mức "chấp nhận được" với Washington. Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó cảnh báo nước này sẽ ngừng cung cấp bom, đạn pháo cho Israel nếu IDF phát động chiến dịch trên bộ toàn diện vào Rafah.
Nguồn: CafeF; Soha; BBC; Báo Quốc Tế; Vnexpress
Áp lực lên chuỗi cung ứng; Chương mới lịch sử Nhật; Tai nạn kinh hoàng ở Thái Lan; TQ tăng áp lực lên biển Đông; Cuộc chiến Israel-Iran
Mỹ: Cuộc biểu tình kỳ quặc; Đổ xô tích trữ giấy vệ sinh; Thiếu nước sạch; Cục diện bầu cử chưa thay đổi; Obama-Musk ‘xuất chiến’
Kinh tế Israel oằn mình; Địa ngục đã chuẩn bị; Thủ lĩnh Hezbollah bị ám sát; Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS; 2.000 lính Ukraine bị vây
Mỹ: Florida tan hoang; Biến nước thải thành nước uống; Lấy ý kiến về phá thai; Trump cáo buộc, Biden lên án; Trump gửi ‘hàng hiếm’ cho Putin
Kinh tế ‘đầu bạc’ ở TQ; Tập lo về kinh tế; Chính sách của tân Thủ tướng Nhật; Trục liên minh Iran hoảng loạn; Ukraine mất thị trấn chiến lược
Mỹ: Bão Helene càn quét; Giáng đòn lên ô tô TQ; Tình hình các bang chiến địa; Trừng phạt Venezuela; Điều chỉnh lực lượng ở Trung Đông
Mỹ: Hứng ‘bão tin giả’; Lao đao vì 1 thứ từ TQ; ‘Cá mập’ đổ tiền vào đâu; Phân tích mới nợ quốc gia; Những ‘bất ngờ tháng 10’
Thế giới lo giá dầu tăng; Công nhân TQ bị tấn công; Kênh đào Panama hạn hán; Ukraine đối mặt áp lực; Gaza như bình địa
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá