Thi học sinh giỏi lý toàn nước Đức: Triển vọng một học sinh gốc Việt

Trong số 30 em học sinh giỏi Vật lý của toàn nước Đức được chọn từ 2 vòng loại, có một học sinh gốc Việt duy nhất, em Phạm Nam sống ở thành phố Würzburg, học sinh lớp 10 trường chuyên Deutschhaus Gymnasium.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Cuộc thi này được tổ chức như thông lệ hàng năm gồm 3 vòng. Vòng thành phố, vòng tiểu bang và vòng Liên bang. Vòng thành phố có tất cả hơn 500 em học sinh đến từ 3.110 trường Gymnasium toàn nước Đức tham gia. Kết thúc vòng 1, hôm 12.01.18, chọn được 150 em học sinh vào vòng 2. Kết thúc vòng tiểu bang hôm 12.04.18 còn lại 30 em được chọn vào vòng thi Liên bang. Với giải nhất ở vòng thành phố, Phạm Nam được chọn vào vòng thi của tiểu bang Bayern. Ở vòng 2, với số điểm 26/30, Phạm Nam đoạt giải 2 toàn tiểu bang. Đây là lần thứ 2, Pham Nam được chọn thi học sinh giỏi môn Vật lý toàn quốc.

Tài trợ chính cho cuộc thi Vật lý này là hãng Carl Zeiss, lớn hàng đầu nước Đức, được thành lập năm 1846 chuyên về feinmechanisch-optische Industrie (Công nghiệp quang cơ chính xác), có trụ sở ở hầu hết các thành phố Đức và nước ngoài như USA, Ungarn, Schweiz, Mexiko, Weißrusland, Großbritanien, Frankreich, Israel, Indien và China. Ngoài ra còn tập đoàn DPG Gruppe (Deutsche Elektro Prüfungsgesellschaft) là nhà tài trợ chính thứ hai.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Phạm Nam vốn không phải học sinh chuyên về Vật lý. Ham thích với môn Vật lý xuất phát từ sự „cạnh tranh“ học giỏi trong hai anh em Phạm Nam và Phạm Thanh Mai của một gia đình thuần Việt. Thanh Mai là em gái học sớm 1 năm lại nhảy cóc thêm một năm (nghĩa là sớm so với bình thường 2 năm). Vì vậy, lớn hơn em gái mình gần hai tuổi nhưng Nam và Mai lại học cùng một lớp. Thanh Mai là học sinh giỏi nổi tiếng về toán học thường xuyên được báo chí Đức và Việt Nam đưa tin. Từ những năm lớp 4, hai anh em Nam và Mai thường tham gia các cuộc thi học sinh giỏi toán cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp tiểu bang và liên bang. Thông lệ mỗi cuộc thi thường có 3 giải thì Nam và Mai thi nhau giành hai giải đầu Nhất và Nhì. Năm lớp 8, bố mẹ cho Nam tự quyết định đi theo hường mà Nam yêu thích. Thay vì lao vào thi học sinh giỏi toán, cạnh tranh với Mai, Phạm Nam quyết định nhảy vào tham gia học sinh giỏi lập trình cho người máy.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Khác với thi học sinh giỏi toán, nhằm bồi dưỡng và tìm tài năng cá nhân, thì cuộc thi lập trình người máy nhằm nuôi dưỡng tinh thần đồng đội, làm việc tập thể. Giải thưởng lập trình trò chơi người máy (Robotikerfolge bei der First Lego League - FLL) được tổ chức hàng năm ở Đức. Các trường tham gia thi đấu chọn đội tuyển tương tự như thi học sinh giỏi. Các đội được giao nhiệm vụ phải giải quyết những đề tài cụ thể từng năm. Đề thi năm 2015/2016 là „Con đường giải quyết vấn nạn rác thải“, bằng cách tái chế thành phân bón. Đội thi đấu „Robot Force 1“ của trường chuyên DHG, nơi Phạm Nam theo học, có 8 học sinh tài năng tuyển chọn từ lớp 8 đến lớp 10, chia thành 2 nhóm. Nhóm lắp ráp có 6 em. Nhóm lập trình vốn đóng vai trò hoạch định quyết định thắng thua có 2 em. Phạm Nam lớp 8 là một trong 2 em đó. Nam lập trình phần Robotik đi gom đồ phế thải, bạn kia lập trình Robotik chuyển chúng đến địa điểm đã định và bốc dỡ. Chương trình sau khi lập, được nhóm lắp ráp đưa vào người máy thực hiện. Chúng có nhiệm vụ thu gom, phân chia, xử lý rác thải và chuyên chở phân bón được chế biến từ rác thải đến những địa điểm nhất định. Kết quả trường DHG của Phạm Nam giành cúp vô địch lập trình cho người máy thể loại „trò chơi người máy Robot Force 1“ và đứng thứ hai thể loại trò chơi người máy „Robot Force 2“ niên khóa 2015/2016.

Ở Đức, khi thi học sinh giỏi, họ không chỉ chú trọng đến phần lý thuyết mà còn kèm cả ứng dụng, được coi trọng ngang nhau. Cuộc thi học sinh giỏi Vật lý bao giờ cũng bao gồm hai phần. Phần lý thuyết và phần ứng dụng vào thí nghiệm thực tế. Chính vì vậy ở Đức để đi thi học sinh giỏi các em gần như không phải học luyện gì như ở Viêt Nam. Các em chỉ cần học tốt chương trình ở trường, có năng khiếu và cơ bản là các em thực sự thích thú thì có thể tham gia và đoạt giải. Pham Nam suốt từ năm lớp 4 đến 8, chủ yếu theo đuổi thi học sinh giỏi toán và tin học. Từ lớp 8 em đổi hướng sang thi lập trình cho người máy. Bắt đầu sang lớp 9 em mới chính thức tham gia thi học sinh giỏi Vật lý. Mặc dù không ôn luyện mà chỉ được thầy giáo giới thiệu tham gia thi, nhưng ngay năm đó Phạm Nam đã đoạt giải 3 toàn tiểu bang Bayern và cũng là 1 trong số 30 em trong toàn nước Đức được chọn đi thi toàn quốc. Tài năng của Nam ngày một phát triển. Năm lớp 9, Nam đoạt giải 3 toàn tiểu bang Bayern, sang năm nay, vào lớp 10, Nam đoạt giải 2 với số điểm 26/30.

Năm nay thầy giáo dạy toán của Nam, ông Dr. Müller và nhà trường cũng giới thiệu Nam vào hệ đại học sớm của trường đại học tổng hợp Julius-Maximilian Universität Würzburg, tương tự như Thanh Mai. Nam có thể học ngành toán học, hoặc Vật lý học hay về khoa học kinh tế, bởi Nam đều đủ tiêu chuẩn. Nam nói: Các môn chính như toán, lý hoá, sinh học, tin học, nghệ thuật và âm nhạc bắt buộc em phải đạt điểm 1(giỏi), các môn khác có thể đạt điểm 2 (khá), nhưng điểm 3 (trung bình) là không nên vì sẽ làm mẹ buồn.

Chương trình thi học sinh giỏi Vật lý toàn Liên bang lần thứ 24 tại Freising

- Thứ 7, ngày 05.05.18, thi lý thuyết.

- Chủ nhật, ngày 06.05.18, thi thực hành (Exprimentalklausur) tại trường Camerloher Gymnasium in Freising.

- Thứ 2, ngày 07.05.18, thi lý thuyết (Theorieklausur) tại Jugendgästehaus.

- Thứ 3, ngày 08.05.18, thi thực hành (Experimetieren) tại trường Đại học Ludwigs-Maximilian-Universität München.

- Thứ 4, ngày 09.05.18, lễ trao giải.

Dr. Nguyễn Sỹ Phương

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang