Thép Việt bị Thái áp thuế phá giá; Shipper kiếm tiền mùa dịch Covid-19

Thái Lan áp thuế bán phá giá hơn 50% đối với thép Việt Nam

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Sản phẩm thép cuộn cán nguội).

Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97% lên 51,61% đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam bị điều tra với cáo buộc đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.

Đó là thông tin trích từ kết luận của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) Thái Lan được truyền thông trong nước loan đi hôm 25/2.

Tuy nhiên theo kết luận của phía Thái Lan, thuế chống bán phá giá nói trên sẽ được miễn áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa liên quan nhằm sản xuất phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu với mục đích sử dụng đặc biệt, hoặc được xếp vào loại đặc biệt.

Mức thuế chống bán phá giá đối của Thái Lan đối với sản phẩm thép của Việt Nam được cho biết sẽ áp dụng tối đa trong năm năm, và sẽ được rà soát hàng năm nếu có yêu cầu chính thức từ phía các bên liên quan hoặc nếu cơ quan điều tra thấy cần thiết.

Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp tục xem xét tham gia các đợt rà soát để đảm bảo quyền và lợi ích.

Vào tháng 2/2020, Thái Lan cũng đã áp thuế chống bán phá giá 14,35% đối với một số sản phẩm thép carbon nguội hoặc không nguội xuất khẩu từ Việt Nam.

Shipper kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ giao hàng 'mùa dịch'

Lo sợ lây nhiễm dịch COVID-19, người dân khắp cả nước đổ xô mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như khẩu trang và nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn miệng… khiến cho hàng hóa trở nên khan hiếm. Cũng từ đây, giới kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở nên hốt bạc nhờ vào tâm lý lo sợ tập trung nơi đám đông và cơn sốt mang tên khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn.

Bán hàng online đắt như tôm tươi: Những ngày qua, hai sàn TMĐT Tiki và Lazada ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu và sức mua của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm bán chạy vẫn là khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn tay, hai sản phẩm ghi nhận lượt mua sắm vượt trội.

Ông Phạm Tuấn Vũ, một chủ gian hàng trên sàn TMĐT Lazada, tiết lộ khẩu trang y tế là sản phẩm mang lại nhiều doanh thu cho cửa hàng. “Nếu như ngày thường, mỗi ngày tôi chỉ bán được 1-5 hộp khẩu trang thì khi có thông tin của dịch COVID-19, doanh số bán đạt 200 đơn hàng mỗi ngày là điều hết sức bình thường” - ông Vũ chia sẻ.

Ông Vũ cũng cho hay giá khẩu trang được niêm yết tại gian hàng chỉ tăng khoảng 5.000 đồng/hộp vì giá nhập kho tăng cao, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn mua rất nhiều. Hiện tại, sản phẩm phải tạm ngưng bán do nguồn cung không đủ để đáp ứng.

Trong khi đó, anh Trần Lâm, chủ cửa hàng chuyên bán các sản phẩm tinh dầu và nước rửa tay chính hãng trên sàn TMĐT Lazada, Shopee…, cũng thừa nhận mùa dịch COVID-19 đã khiến doanh số bán hàng tăng cao. Mỗi ngày cửa hàng bán ra số lượng sản phẩm tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường với giá sản phẩm không thay đổi.

Tuy nhiên, anh Lâm cho biết vì sức mua của người tiêu dùng quá cao khiến nguồn cung nguyên liệu cũng gặp nhiều khó khăn. Các dụng cụ bao bì, chai lọ chứa đựng bị thiếu hụt khiến anh Lâm phải tạm ngưng bán hàng trong 4-5 ngày với các sản phẩm chủ lực để tập trung nhập bao bì và trả nợ đơn cũ.

Thực tế TMĐT đã thực sự hưởng lợi khi dịch COVID-19 bùng phát, dù sự hưởng lợi được cho là ngắn hạn nhưng cũng đã khiến cho những nhà kinh doanh tạo ra nguồn lợi khá phong phú. Mới đây, trên trang Jungle Scout, chuyên nghiên cứu dữ liệu bán hàng trên các trang thương mại, vừa phát hiện thấy một sự gia tăng mạnh mẽ từ việc tìm kiếm cho đến mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, bằng việc phân tích dữ liệu, Jungle Scout đã tính toán trang TMĐT của gã khổng lồ Amazon bán trên 23 triệu khẩu trang chỉ trong tháng 1-2020. Jungle Scout cũng đánh giá việc kiềm chế dịch Corona cũng mất trên sáu tháng đến một năm thì Amazon hoàn toàn có thể bán được hàng trăm triệu khẩu trang trong đợt dịch này.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Dịch vụ gọi đồ ăn nhộn nhịp khiến các shipper cũng làm không ngơi nghỉ, thu nhập tốt hơn).

Thu nhập cao nhờ giao đồ ăn: Không chỉ người bán trên TMĐT hưởng lợi từ dịch COVID-19, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng làm không hết việc khi người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.

Ngày thường, chị Phương Thanh (nhân viên văn phòng, quận 1, TP.HCM) thường cùng đồng nghiệp đi ăn ở hàng quán vỉa hè hoặc quán ăn công sở gần đây. Thế nhưng vì lo ngại dịch COVID-19 nên mọi người trong văn phòng hạn chế ra ngoài hay tụ tập cùng nhau ăn. Chị Thanh cho biết hầu hết nhân viên đều gọi món trên các ứng dụng giao đồ ăn, đỡ ra ngoài và tiếp xúc nhiều.

Ngoài ra, mọi người đều có xu hướng tự nấu ăn ở nhà mang đi hoặc gọi dịch vụ giao đồ ăn tới văn phòng. “Không phải ra tận cửa hàng, không phải chen chúc rồi tiếp xúc với nhiều người, có thể thanh toán trực tuyến, nên gọi đồ ăn trực tuyến mình nghĩ là thích hợp trong mùa dịch này” - chị Thanh nói.

Dịch vụ gọi đồ ăn nhộn nhịp khiến các shipper cũng làm không ngơi nghỉ, thu nhập tốt hơn. Anh Bá Phong, tài xế Go-Việt, tâm sự: “Trước đây tôi thường kiếm tiền nhiều hơn nhờ chạy GoBike nhưng thời gian gần đây lại là dịch vụ giao đồ ăn GoFood. Một ngày, nhất là trưa và tối, hơn 20 cuốc giao đồ ăn là chuyện bình thường, trừ các chi phí, cộng cả tiền khách “bo” kiếm được gần 1 triệu đồng”.

Một số quán ăn cũng phải tự thay đổi cách bán hàng bằng cách đăng ký gian hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn. Chị Hạ Đan (chủ quán bún riêu tại quận 3, TP.HCM) chia sẻ: Từ sau tết, người ăn tại quán giảm mạnh, bình thường mỗi ngày quán chị có thể bán 50-100 tô tại quán, giờ đây không quá nổi 15 tô. “Tuy nhiên, số lượng bún bán trên các ứng dụng giao đồ ăn lại tăng lên đáng kể, trước đây chỉ khoảng 10 đơn mỗi ngày thì giờ số lượng tăng gấp 4-5 lần” - chị Đan cho hay.

Đại diện Grab cho hay hiện đơn vị này ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trên tất cả dịch vụ tại Việt Nam kể từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, theo đại diện Grab, để xác định chính xác sự tăng trưởng này do yếu tố nào mang lại cần phải theo dõi một khoảng thời gian nữa cũng như đòi hỏi phương pháp phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện.

“Trước mắt, ngoài việc tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng, gia tăng lợi ích dịch vụ di chuyển vốn được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn như một chiến lược lâu dài, tùy vào diễn biến của dịch, Grab cũng sẽ không ngừng thực hiện nhiều giải pháp nhằm ứng phó với dịch COVID-19” - vị này thông tin.

Hàng Trung Quốc hưởng lợi trên sàn TMĐT Việt: Dịch COVID-19 thực sự đem lại lợi ích cho TMĐT, do sự chuyển dịch sang sử dụng các hình thức mua bán không tiếp xúc. Trong đó, đặt hàng TMĐT, giao hàng tại nhà là một giải pháp. Hành vi người tiêu dùng thay đổi sẽ giúp TMĐT được phổ cập nhanh hơn trong và sau đợt dịch.

Tuy nhiên, dạo quanh các sàn TMĐT trong nước thì có thể nhận định được 50% hàng hóa bán trên TMĐT hiện nay đều nhập khẩu từ Trung Quốc, dù nhập vào trong nước, phân phối, thậm chí những sàn TMĐT xuyên biên giới mua trực tiếp từ người bán nước ngoài.

Cơ hội chỉ đến với hàng Việt Nam sau một thời gian giao dịch sôi động đầu năm thì nguồn cung hàng cho TMĐT sẽ cạn, nếu tình hình dịch tiếp tục kéo dài, gây thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ thuận lợi đối với các mặt hàng Việt Nam không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và phải có giá thành cạnh tranh.

Ông PHẠM TẤT ĐẠT, Tổng giám đốc Fado.vn

(Nguồn: RFA, Vietnamnet)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang