Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Vụ tai nạn của máy bay Boeing 737-800 của hãng Jeju Air vào hôm 29/12 đã khiến 179 người thiệt mạng, trở thành vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất từng xảy ra trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Dưới đây là một số vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất năm 2024.
Hàn Quốc
Chuyến bay mang số hiệu 7C2216 của hãng Jeju Air khởi hành từ Bangkok, Thái Lan đã gặp tai nạn ở Sân bay Quốc tế Muan, Hàn Quốc khiến toàn bộ 175 hành khách và bốn trong sáu thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Brazil
Chuyến bay của hãng Voepass mang số hiệu 2283, một chiếc máy bay ATR-72 động cơ tua bin cánh quạt khởi hành từ thành phố Cascavel hướng đến thành phố Sao Paulo đã gặp nạn vào ngày 9/8 tại thành phố Vinhedo, khiến tất cả 62 người trên máy bay thiệt mạng.
Trong một tai nạn khác, một chiếc máy bay nhỏ loại Piper PA-42-1000 chở 10 người đã đâm vào các cửa tiệm ở trung tâm thành phố du lịch Gramado, miền nam Brazil vào ngày 22/12, khiến tất cả người trên máy bay thiệt mạng và làm bị thương 17 người dưới mặt đất.
Kazakhstan
Chuyến bay quốc tế J2-8243 của Azerbaijan Airlines, một máy bay Embraer E190 khởi hành từ thành phố Baku, Azerbaijan và hướng đến thành phố Grozny, Nga, đã gặp nạn và rơi gần thành phố Aktau, Kazakhstan vào ngày 25/12, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng.
Ba ngày sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời xin lỗi đến Tổng thống nước láng giềng Azerbaijan về vụ việc trên.
Ông Putin nói rằng "thảm kịch" xảy ra khi phòng không Nga đang cố gắng ngăn chặn máy bay không người lái của Ukraine. Tuy vậy, ông Putin không thừa nhận máy bay rơi do phía Nga bắn trúng. Phát biểu của ông Putin đã khiến Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky kêu gọi phía Nga có lời "giải thích rõ ràng và ngừng chia sẻ thông tin sai lệch."
Nepal
Vào ngày 24 /7, một chiếc máy bay chở khách nhỏ loại CRJ-200 thuộc hãng hàng không Saurya Airlines của Nepal đã gặp nạn và bốc cháy khi cất cánh từ thành phố Kathmandu tới thành phố Pokhara khiến 18 người thiệt mạng. Cơ trưởng là người duy nhất sống sót.
Malawi
Phó Tổng thống Malawi Saulos Klaus Chilima và chín người khác, bao gồm cựu Đệ nhất Phu nhân Shanil Dzimbiri, đã thiệt mạng vào ngày 10/6 trên đường từ Lilongwe đến Mzuzu khi chiếc máy bay quân sự chở họ bị rơi.
Thái Lan
Chuyến bay nội địa TFT209, một chiếc phi cơ mang dòng Cessna Caravan C208B khởi hành từ Bangkok đến tỉnh Trat, đã rơi cách thủ đô Thái Lan 100 km về hướng đông nam vào ngày 23/8. Vụ tai nạn khiến tất cả chín người trên máy bay thiệt mạng.
Iran
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian cùng năm người khác đã thiệt mạng trong trong vụ rớt trực thăng vào ngày 19/5 tại vùng núi ở khu vực Varzeqan, gần biên giới với Azerbaijan.
Phương tiện gặp nạn là chiếc trực thăng Bell 212 do Mỹ sản xuất.
Canada
Sáu người đã thiệt mạng sau khi một máy bay của hãng hàng không Northwestern Air chở công nhân từ công ty khai thác mỏ Rio Tinto gặp nạn gần thị trấn Fort Smith ở vùng lãnh thổ Tây Bắc Canada (NWT) vào ngày 23/1.
Bốn hành khách và hai thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Chỉ một hành khách sống sót.
Nhật Bản
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Japan Airlines đã va chạm với một máy bay tuần duyên nhỏ hơn trên đường băng của sân bay Haneda ở Tokyo vào ngày 2/1.
Tất cả 379 người trên máy bay của Japan Airlines đã thoát khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy. Trong khi đó, năm trong số sáu thành viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay nhỏ hơn đã thiệt mạng.
Singapore
Một hành khách đã tử vong có thể do đau tim và 30 người bị thương sau khi một chiếc máy bay Boeing 777-300ER của Singapore Airlines từ London đến Singapore gặp phải nhiễu động mạnh vào ngày 21/5.
Sự cố khiến hành khách và phi hành đoàn bị hất tung trong khoang và buộc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp tại Bangkok.
Ảnh hưởng của những thay đổi về chính trị ở Mỹ, với tư cách siêu cường số 1 thế giới, đến nền kinh tế toàn cầu là không hề nhỏ.
Thế giới vừa trải qua một năm "siêu bầu cử", với 2 tỷ cư dân được kêu gọi bỏ phiếu ở hơn 70 quốc gia, chứng kiến vô số biến động ở nhiều nền chính trị. Đây cũng là một năm khó khăn đối với các nhà lãnh đạo đương nhiệm và các chính đảng truyền thống.
Lo lắng về việc giá cả tăng cao, chia rẽ về các vấn đề văn hóa và tức giận với tình hình chính trị hiện tại, cử tri ở nhiều quốc gia đã lên tiếng qua lá phiếu của mình.
Bối cảnh chính trị tại nhiều nền kinh tế lớn ở châu Âu đã rung chuyển sau các cuộc bầu cử. Nhưng có lẽ cuộc bầu cử có tác động lan tỏa lớn nhất hành tinh trong năm qua phải kể đến là bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ảnh hưởng của "xứ Cờ hoa", với tư cách siêu cường số 1 thế giới đến nền kinh tế toàn cầu là không hề nhỏ. "Sức nóng" chính trị "phả" vào kinh tế thế giới năm 2025 là rõ ràng.
"Hướng đến năm 2025, trọng tâm sẽ tập trung hoàn toàn vào những thay đổi chính sách sau bầu cử tại Mỹ và những tác động kinh tế rộng hơn của chúng", chuyên gia kinh tế toàn cầu Ken Wattret tại S&P Global Market Intelligence cho biết.
"Bước ngoặt" địa chính trị
Chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump và chiến thắng áp đảo của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ là một "bước ngoặt" đối với nền kinh tế toàn cầu và bối cảnh địa chính trị.
Tổng thống thứ 47 của Mỹ sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ tuyên bố chắc chắn nào về cách chính quyền Trump 2.0 sẽ tác động đến thị trường và nền kinh tế toàn cầu, nhưng ngay từ bây giờ đã lộ diện một số chủ đề chính nổi bật.
Đầu tiên, ông Trump đã nói rõ rằng ông có ý định tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, đề cập đến các mức thuế quan từ 10-20%, 60% và thậm chí đến 100%.
Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết, thuế quan "được sử dụng đúng cách sẽ là một công cụ rất mạnh mẽ, không chỉ về mặt kinh tế mà còn để đạt được những mục tiêu khác ngoài kinh tế".
Thứ hai, nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa có kế hoạch cắt giảm thuế và các quy định của Mỹ, mặc dù vẫn chưa rõ mức cắt giảm sâu đến đâu và cách nào được thực hiện để bù đắp cho việc cắt giảm thuế.
Thứ ba, trên mặt trận địa chính trị, các lựa chọn bổ nhiệm đầu tiên của ông Trump cho chính quyền mới cho thấy vị chính trị gia tỷ phú có khả năng sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại theo tinh thần "nước Mỹ trên hết", tương tự như nhiệm kỳ đầu của ông.
Phản ứng ban đầu của thị trường đối với chiến thắng của ông Trump tương đối có trật tự: Tài sản rủi ro của Mỹ và đồng USD hoạt động tốt hơn, lợi suất trái phiếu Chính phủ ổn định sau đợt tăng mạnh trước bầu cử.
Nhìn về phía trước, một rủi ro chính đối với triển vọng là khả năng lợi suất trái phiếu chính phủ tăng trở lại và gây ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường toàn cầu nếu chính quyền mới của ông Trump cố gắng thúc đẩy cắt giảm thuế mà không có kế hoạch đáng tin cậy để bù đắp cho những cắt giảm đó.
Một rủi ro lớn khác là cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang "ăn miếng trả miếng" làm gián đoạn chuỗi cung ứng, dìm tăng trưởng toàn cầu xuống thấp hơn và đẩy lạm phát lên cao hơn.
Vẫn còn phải xem chính quyền mới ở Washington sẽ thực hiện quyết liệt như thế nào đối với kế hoạch tăng thuế quan đối với hàng hóa từ nước ngoài vào Mỹ.
Các tuyên bố của ông Trump trong chiến dịch tranh cử cho thấy Mỹ có khả năng áp thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế 10-20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Gần đây hơn, ông tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada và thêm 10% vào thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng thống đắc cử Mỹ cũng đe dọa áp thuế 100% với các quốc gia BRICS nếu họ phát triển loại tiền tệ mới cạnh tranh với đồng USD.
Ở đây, thuế quan là công cụ đàm phán hay là mong muốn thực sự về việc tách nền kinh tế Mỹ khỏi nền kinh tế khác? Điều đó sẽ trở nên rõ ràng vào năm 2025.
Hầu hết các phân tích chỉ ra rằng các mức tăng thuế quan đề xuất của Mỹ ban đầu có thể sẽ gây ra tác động lạm phát ở chính "xứ Cờ hoa", sau đó là tác động tiêu cực đối với tăng trưởng ở tất cả các quốc gia liên quan.
Lạm phát sau đó sẽ giảm khi nhu cầu chậm lại và các hiệu ứng cơ sở bắt đầu phát huy tác dụng, nhưng nó vẫn kịp "làm đau" túi tiền người tiêu dùng, trong khi các biện pháp trả đũa có thể gây tổn hại đến các ngành công nghiệp ở mức độ vượt xa những gì ông Trump tuyên bố sẽ bảo vệ, khiến người lao động Mỹ dễ bị tổn thương hơn.
Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng do quy mô của các mức thuế quan được đề xuất đối với hàng hóa của nước này và tầm quan trọng của ngành sản xuất đối với nền kinh tế số 2 thế giới.
Bắc Kinh có thể cân nhắc các cách để giảm nhẹ mức thuế quan mới của ông Trump đối với nền kinh tế của họ. Theo JPMorgan Chase&Co., Trung Quốc có thể cho phép đồng Nhân dân tệ mất giá tới 10-15% để đáp trả bất kỳ cuộc chiến thương mại nào do Tổng thống đắc cử Mỹ phát động.
Tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đối với Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh có thể cảm nhận rõ rệt ở một số bộ phận trong ngành sản xuất ở bên kia bờ Đại Tây Dương, đặc biệt là ô tô, dược phẩm và máy móc.
Nhưng tác động đối với nền kinh tế nói chung của "cựu lục địa" dự kiến sẽ có thể kiểm soát được, theo quan điểm của các chuyên gia tại công ty quản lý tài sản toàn cầu ICG.
Các chuyên gia tại ICG (có trụ sở tại London, Vương quốc Anh) cho rằng những người bình tĩnh hơn sẽ thắng thế trong kịch bản cơ sở và tránh được kịch bản xấu nhất, cho phép đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện tại kéo dài đến năm 2025.
Tuy nhiên, họ lưu ý, ông Trump nổi tiếng là người khó đoán và nếu không có những hạn chế, các chính sách của tân Tổng thống Mỹ và triển vọng toàn cầu có khả năng thay đổi nhanh chóng.
Trong khi đó, các chuyên gia tại công ty quản lý đầu tư Natixis (có trụ sở tại Paris, Pháp) cho rằng ông Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ với đa số phiếu phổ thông và do đó, ông được giao một nhiệm vụ rất rõ ràng và cần phải hành động quyết liệt hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2025
Ở "lục địa già", những diễn biến hậu bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của phe cực hữu.
Trong khi các lực lượng trung hữu, do Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) lãnh đạo, vẫn duy trì vị thế là khối lớn nhất, thì cơ cấu của EP khóa mới lại trở nên phân mảnh hơn. Việc số ghế do các liên minh chính thống nắm giữ giảm và số lượng các đảng chia sẻ quyền lực tăng lên, làm suy yếu triển vọng về đa số ổn định.
Ở cấp độ quốc gia, đến cuối năm 2024, các đảng cực hữu đã nắm giữ các vai trò lãnh đạo tại ít nhất 7 quốc gia EU, bao gồm các nền kinh tế hàng đầu như Italy, Hà Lan và Phần Lan.
Theo tổ chức nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London, những nhân vật hoài nghi châu Âu ngày càng ủng hộ việc cắt giảm chính sách của EU để ủng hộ quyền kiểm soát của quốc gia.
Trên mặt trận địa chính trị, ở châu Âu, nơi xung đột Nga-Ukraine đã sắp tròn 3 năm và vẫn đang tiếp diễn, EU sẽ phải tự lực tự cường nhiều hơn để gồng gánh nhiệm vụ viện trợ cho Kiev nếu nước Mỹ dưới thời ông Trump thực sự "quay xe".
Kinh tế châu Âu được dự đoán sẽ phục hồi trong suốt năm qua, nhưng thực tế diễn ra gập ghềnh hơn nhiều, với việc hai nền kinh tế hàng đầu EU là Đức và Pháp đã phải vật lộn với hàng loạt thách thức trong năm qua, bao gồm biến động chính trị, giá năng lượng cao, đầu tư trì trệ và nhu cầu suy yếu ở các thị trường nước ngoài quan trọng.
Pháp sẽ phải đối phó với quỹ đạo nợ gia tăng, dự kiến sẽ ổn định ở mức 120% GDP và thủ tục thâm hụt quá mức do Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành EU mở ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng xếp hạng tín dụng của cường quốc Tây Âu.
Nền kinh tế số 2 khu vực đồng Euro (Eurozone) được dự đoán sẽ tăng trưởng 0,9% trong năm mới, giảm nhẹ so với năm 2024, theo dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Đáng nói, thâm hụt không phải là tình trạng chỉ xảy ra ở Pháp. Nước láng giềng Đức cũng sẽ sớm khởi xướng một loạt các biện pháp về phía cung và cải cách "phanh nợ" của mình khi nền kinh tế đầu tàu châu Âu bước vào cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2.
Trước đó, liên minh cầm quyền ở Berlin đã sụp đổ do bất đồng về cách giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng của đất nước. Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Paris hiện dự kiến nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 0,7% vào năm 2025, giảm so với dự báo trước đó là 1,1%.
Các nước Nam Âu đang hoạt động tốt, đặc biệt là Tây Ban Nha. "Câu chuyện thành công" của châu Âu dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 3% nhờ thị trường lao động mạnh mẽ được thúc đẩy bởi dòng người di cư, du lịch được hưởng lợi từ sự thay đổi các điểm đến thời hậu Covid-19 và tăng trưởng xuất khẩu.
Trước tình hình tăng trưởng khá yếu ở Eurozone, với lạm phát được kiềm chế nhanh hơn dự kiến và mối đe dọa về thuế quan của Mỹ có thể làm mất 0,25 điểm tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất vốn được khởi xướng từ năm ngoái.
Năm nay, châu Âu sẽ thấy mình bị kẹp giữa 2 siêu cường: Một bên là Mỹ, nơi đang phát tín hiệu về thuế quan và bên kia là Trung Quốc, nơi đang cố gắng xuất khẩu thặng dư của mình sang lục địa này.
Trong xu hướng bình thường hóa kinh tế vĩ mô, tăng trưởng toàn cầu dự kiến vẫn mạnh mẽ ở mức khoảng 3%, giảm nhẹ so với năm 2024. Mỹ và Trung Quốc – 2 động lực chính của nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ duy trì đúng hướng, với tốc độ tăng trưởng dự kiến lần lượt là 2,7% và 4,5%.
Tuy nhiên, OECD cảnh báo triển vọng tăng trưởng đang ngày càng chịu nhiều rủi ro từ căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ, khi mức thuế quan cao hơn có thể làm suy yếu tăng trưởng và đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn.
Được mô tả là "điểm sáng rực rỡ" cho nền kinh tế toàn cầu, Ấn Độ được dự báo duy trì mức tăng trưởng ấn tượng trong năm mới và thậm chí có xu hướng tăng thêm, lên 6,9% vào năm nay.
Trong bối cảnh mới, các chuyên gia tại Natixis nhận định, Delhi và đồng Rupee Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ các chính sách của ông Trump, trong khi đồng Peso Mexico sẽ chịu thiệt hại, còn đồng Nhân dân tệ có thể bị phá giá để duy trì khả năng cạnh tranh của Trung Quốc.
Chênh lệch lãi suất ngày càng mở rộng và điều kiện kinh tế yếu kém sẽ gây áp lực lên đồng Euro và đồng Bảng Anh. Đồng Yên được dự báo sẽ hoạt động tốt hơn, do sự phân kỳ chính sách tiền tệ tiếp tục.
Đồng USD đang khẳng định vị thể "thắng lớn" từ cuộc bầu cử ở Mỹ, chứng kiến sự gia tăng ấn tượng kể từ khi ông Trump đắc cử. Nhưng những mức tăng này có vẻ khó "bền" vì đồng USD mạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Mỹ.
"Những bên thua thiệt sẽ là những bên có thâm hụt thương mại lớn với nền kinh tế Mỹ", các nhà phân tích của Natixis cho biết.
Những cơn sốt nghìn tỷ USD làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong năm 2024 gắn với nhiều tên tuổi rất nổi tiếng như Donald Trump, Elon Musk, CEO Nvidia... Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu trong năm 2025.
Những cơn sốt nóng nghìn tỷ USD trong năm 2024
Kinh tế thế giới năm 2024 chứng kiến những biến chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ngay đầu năm 2024, ChatGPT đã làm rung chuyển thế giới sau hơn một năm âm thầm ra mắt, không kèn trống khai trương hay những lời tuyên bố thay đổi thế giới.
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot do OpenAI phát triển dựa trên mô hình Transformer của Google, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) giúp con người tạo các cuộc trò chuyện tự động và trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau.
Ngay lập tức, ChatGPT trở thành cơn bão lớn trong giới công nghệ, rầm rộ hơn thời Netscape mang Internet đến, Facebook tạo ra không gian cá nhân hay iPhone mang thế giới vào tầm tay mỗi người...
Kể từ khi ChatGPT tạo ra làn sóng AI, chỉ trong năm 2024, vốn hóa của công ty sản xuất chip AI Nvidia của CEO Jensen Huang tăng thêm vài nghìn tỷ USD, lên mức 3.500 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất toàn cầu, vượt qua Apple và Microsoft.
Bản thân Microsoft và Apple cũng có vốn hóa tăng thêm cả nghìn tỷ đồng. Tesla của tỷ phú Elon Musk cũng tăng gấp đôi, lên 1.450 tỷ USD.
Nhóm BigTech trên thế giới tăng vọt nhờ làn sóng AI.
Cùng với sự bứt phá của nhóm cổ phiếu công nghệ, thị trường cổ phiếu Mỹ có một năm ấn tượng. Các chỉ số tầm rộng S&P 500, công nghệ Nasdaq Composite và công nghiệp Dow Jones có hàng chục lần lập đỉnh cao mới trong năm 2024, tăng thêm 20-40%. Riêng vốn hóa S&P 500 tăng thêm khoảng 15.000 tỷ USD.
Thị trường tiền số cũng sôi sục, nhưng tập trung chủ yếu vào Bitcoin. Mã này tăng gấp 2,5 lần kể từ đầu năm, từ khoảng 40.000 USD lên mức 106.000 USD/BTC như hiện nay. Vốn hóa tài sản này hiện gần 2.090 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ và tài sản số năm nay cũng tăng vọt nhờ lực đẩy đến từ cổ phiếu của Jensen Huang, Elon Musk... hay những tuyên bố của ông Donald Trump và cú đảo chiều chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Giá vàng cũng có một năm bứt phá 30-35%, với hơn 40 lần lập kỷ lục trong năm 2024, có lúc lên gần 2.790 USD/ounce. Tổng giá trị vốn hóa, tính theo dự trữ vàng của các quốc gia trên thế giới, đạt khoảng 18 nghìn tỷ USD. Mức tăng thêm trong năm 2024 là khoảng 5.400 tỷ USD.
Rủi ro bong bóng tài sản
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm 17/12 (đóng cửa rạng sáng 18/12 giờ Việt Nam) giảm phiên thứ 9 liên tiếp, chỉ số Dow Jones chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất kể từ năm 1978. Cùng với sự giảm mạnh của cổ phiếu đình đám Nvidia những phiên cuối năm, đây là tín hiệu khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Có thể thấy, không có tài sản nào có thể tăng liên tục mãi, nhất là khi chứng khoán Mỹ, tiền số, vàng... đã bùng nổ, lập đỉnh vài chục lần trong năm 2024. Trên thực tế, tháng 12, các cổ phiếu nhóm Nasdaq Composite vẫn tiếp tục tăng nhưng Dow Jones và S&P 500 đang giảm mạnh.
Một thị trường chứng khoán Mỹ giảm trong những tháng đầu ông Donald Trump nắm quyền (từ 20/1/2025) hay giảm trong cả năm tới là điều mà chắc chắn vị tổng thống thứ 47 của Mỹ không muốn. Trong nhiệm kỳ 1, ông Trump luôn tìm cách thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên, kể cả ép Fed thay đổi chính sách tiền tệ.
Dòng vốn đổ vào lĩnh vực AI trong vài năm qua, đặc biệt năm 2024, là rất lớn nhưng hiệu quả sinh lời thương mại chưa nhiều.
Giới đầu tư lo lắng trước một nền kinh tế thế giới khá bất định, với những chính sách khó lường của tổng thống thứ 47 của Mỹ Donald Trump, về thuế thương mại, hay cuộc đua đốt tiền vào lĩnh vực AI.
Rủi ro của kinh tế thế giới còn là lạm phát có xu hướng tăng trở lại, Fed có thể thận trọng hơn với tốc độ của chu kỳ giảm lãi suất lần này; tín hiệu gói kích thích khổng lồ của Trung Quốc chưa tích cực...
Dù vậy, ở chiều ngược lại, nhiều tổ chức có cái nhìn tích cực. Các ngân hàng lớn như Barclays và JPMorgan đều cho rằng, chứng khoán Mỹ có chao đảo nhưng sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2025 nhờ sức bền bỉ của nền kinh tế, thu nhập và chi tiêu người dân Mỹ vẫn mạnh mẽ, lợi nhuận của doanh nghiệp khi được ông Trump giảm thuế.
Khả năng ông Trump tung ra chính sách thúc đẩy khai thác dầu khí có thể sẽ kéo giá năng lượng giảm, qua đó kìm hãm được lạm phát và thúc đẩy tiêu dùng.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, không thể đánh bại Nga trên chiến trường, Kiev đã mở
Những nhóm khủng bố Kiev đã liên kết nằm tại Mali và Niger, cả hai nước này đều đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.
Giáo sư Alexis Habiyaremye, Trưởng khoa nghiên cứu phát triển công nghiệp tại Đại học Johannesburg, phát biểu với Izvestia rằng việc Ukraine mở "mặt trận thứ hai" tại lục địa châu Phi là "một động thái tuyệt vọng nhằm gây chú ý trên truyền thông, không có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng".
Bối cảnh cho Ukraine ở Châu Phi
Ông cho biết, vẫn chưa rõ chiến lược của Ukraine ở châu Phi là gì "ngoài việc tham gia vào hoạt động gây bất ổn" ở lục địa này, đồng thời đề cập đến Liên bang các quốc gia Sahel, nơi "được dẫn dắt bởi tầm nhìn về chủ quyền mạnh mẽ hơn lòng căm thù và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Ukraine".
"Các quốc gia châu Phi đang có động lực từ quyết tâm giành lại nền độc lập hoàn toàn khỏi các cường quốc thực dân mới phương Tây, trong khi Ukraine lại hành động thất thường dựa trên sự tức giận và thất vọng.
Tổng thống Ukraine Zelensky và các điệp viên của ông ấy không thể thực hiện được những toan tính của mình ở châu Phi", Habiyaremye nhấn mạnh.
Nhà quan sát cho biết, các cơ quan tình báo Ukraine "đã không ngần ngại tuyên bố hợp tác" với các nhóm khủng bố ở Châu Phi, "với hy vọng làm mất ổn định các đối tác an ninh của Nga và bằng cách đó, làm mất uy tín của Nga".
Tại sao nỗ lực lại không có kết quả?
Giáo sư đặc biệt chú ý đến khu vực Sahel, nơi ông cho biết Kiev đã dựa vào "hậu cần của Pháp và công nghệ vệ tinh của Mỹ" để giúp "những kẻ khủng bố phục kích quân đội của Lực lượng vũ trang Mali".
"Bằng cách liên minh với những kẻ khủng bố để tấn công các nước châu Phi, Ukraine đã phung phí mọi thiện chí mà họ có thể hy vọng nhận được từ châu Phi và các nước còn lại ở Nam Bán cầu.
Do đó, họ khó có thể đạt được bất cứ điều gì có ý nghĩa vì họ đã gắn bó với những kẻ khủng bố", Habiyaremye kết luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trước đó tuyên bố rằng quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine của Mali và Niger cho thấy các nước châu Phi ngày càng hiểu rõ thêm về Kiev.
Phương Tây đứng sau
Bộ trưởng Ngoại giao Mali Abdoulaye Diop cho biết Mali tin rằng các nước phương Tây đang lợi dụng Ukraine và sự hợp tác của nước này với lực vũ trang đối lập để theo đuổi các mục tiêu địa chính trị ở châu Phi.
"Chúng tôi tin rằng Ukraine có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, với các cường quốc khác trong khu vực và xa hơn nữa đang lợi dụng Ukraine để đạt được các mục tiêu địa chính trị trong khu vực của chúng tôi", Bộ trưởng cho biết.
Ông Diop cho biết thêm, Mali đang tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập về mối quan hệ giữa Ukraine và những kẻ khủng bố, nhưng sẽ yêu cầu sự hỗ trợ từ Nga nếu cần.
"Nếu họ (các cơ quan tư pháp của Mali) cần hỗ trợ, họ sẽ yêu cầu. Các cơ quan khác nhau của chúng tôi tiếp tục hợp tác để giải quyết tình hình này", ông Diop cho biết.
Ông này đồng thời nói thêm rằng hệ thống tư pháp của đất nước này hoàn toàn độc lập và có khả năng thực hiện công việc của mình trong điều kiện tự chủ hoàn toàn.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng không có nghi ngờ gì về sự hợp tác của Ukraine với bọn khủng bố.
Đồng thời, theo ông, Mali chưa bao giờ thù địch với Ukraine và không thể hiểu được lý do cho hành động của Kiev, đặc biệt là sự hợp tác của nước này với các nhóm khủng bố.
Diop cảnh báo, thế giới sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng nếu không phản ứng với những hành động như vậy của Kiev.
"Chúng tôi tin rằng Ukraine đang chiến đấu sai lầm vì Mali chưa bao giờ tỏ ra thù địch với Ukraine. Chúng tôi không hiểu tại sao Ukraine lại trở thành một quốc gia có hành động như vậy ở Mali", Bộ trưởng ngoại giao nhấn mạnh.
Trước đó, truyền thông Pháp dẫn nguồn tin quân sự tại Mali đưa tin những kẻ khủng bố thuộc liên minh các nhóm ly khai vũ trang Mali CSP-DPA đã tới Ukraine để được huấn luyện.
Vào tháng 8, người phát ngôn của Tổng cục Tình báo Ukraine (GUR), Andriy Usov, lúc đầu thừa nhận nhưng sau đó phủ nhận rằng nước ông đã cung cấp cho quân nổi dậy Mali "nhiều thông tin khác" để phục kích Nhóm Wagner của Nga ở Mali.
Vào ngày 5 tháng 8, Mali tuyên bố đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine, với lý do Kiev ủng hộ những kẻ khủng bố địa phương. Niger cũng làm theo vào ngày 8 tháng 8, cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Kiev.
Vào ngày 21 tháng 8, Burkina Faso, Mali và Niger đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động liên quan đến việc Ukraine hỗ trợ khủng bố ở Châu Phi.
Hôm thứ Ba 31/12, một tòa án Hàn Quốc phê chuẩn lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, người đã bị luận tội và bị đình chỉ quyền lực vì quyết định ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12, các cơ quan điều tra cho biết.
Văn phòng Điều tra Tham nhũng Trong Các Quan chức Cấp cao (CIO) xác nhận Tòa án Quận Tây Seoul đã phê chuẩn lệnh mà các điều tra viên đã đề nghị. Họ là những người điều tra việc ông Yoon ban bố thiết quân luật chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn.
Theo truyền thông Hàn Quốc, đây là lệnh bắt giữ đầu tiên được ban hành nhằm vào một tổng thống đương nhiệm ở Hàn Quốc.
CIO không bình luận về lý do tòa án cấp lệnh bắt giữ. Tòa án cũng từ chối bình luận.
Hiện chưa rõ lệnh bắt giữ ông Yoon sẽ được thực hiện khi nào hoặc như thế nào. Cơ quan an ninh tổng thống Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm 31/12 rằng họ sẽ xử lý lệnh bắt giữ theo đúng trình tự tố tụng.
Tòa án cũng đã phê chuẩn lệnh khám xét nơi ở của ông Yoon, CIO cho hay.
Trước đó, cảnh sát đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đột kích văn phòng tổng thống trong khuôn khổ cuộc điều tra, do cơ quan an ninh tổng thống chặn đường vào.
Ông Yoon đang phải đối mặt với một cuộc điều tra hình sự về khả năng ông phạm tội phản loạn. Phản loạn là một trong số ít những tội danh mà tổng thống Hàn Quốc không được miễn trừ.
Nhà lãnh đạo tạm quyền của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của Hàn Quốc, Kweon Seong-dong, nói hôm 31/12 rằng việc cố gắng bắt giữ một tổng thống đương nhiệm là không phù hợp, theo hãng thông tấn Yonhap.
Nguồn: BBC; Người Đưa Tin; Vietnamnet; Soha; VOA
Trung Quốc suy tàn 2025; Ukraine ‘đánh cược’ tại Kursk, Hy vọng mới thỏa thuận Gaza; Biểu tình tại Philippines; Mỹ với chương trình nhập cư H-1B
Mỹ: Nguy cơ cháy rừng lan rộng; Canh bạc của Elon Musk; Thời hoàng kim bắt đầu; Trump nhận chức; ‘Đòn cuối’ của Biden
H5N1 đe dọa toàn cầu; TQ bước vào Xuân vận; Tổng thống HQ bị bắt; Duyệt thỏa thuận ngừng bắn Gaza; Ai sẽ kế nhiệm Justin Trudeau?
Bệnh cúm tăng đột biến ở Nhật; Buồn của kinh tế TQ; Làn sóng du lịch Ukraine; Những trận chiến sinh tử tại Kursk; Lách luật để liên kết
Mỹ: California trong biển lửa; Thách thức kinh tế; 4 kịch bản thâu tóm Greenland; Toan tính của Trump; Gói trừng phạt lịch sử với dầu Nga
Mỹ: Khan hiếm trứng; Cháy rừng California mất 150 tỷ USD; Biden vì sao sụp đổ, thành tựu đối ngoại; Trump đánh canh bạc chiến lược
Mỹ: Giờ G sắp điểm với TikTok; Triển khai ‘biện pháp đặc biệt’; ‘Người định hình’ chính trị; Di sản của Biden; Quân bài mặc cả với Nga
Buồn của kinh tế TQ; Phạm tội để được ngồi tù ở Nhật; Nokia bị khai tử lần 2; Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas; Biểu tình lớn ở HQ
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá