- Thời sự
- Việt Nam
Ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu đưa vào Luật một số cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương.
Mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền
Ngày 15/9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô... Dự thảo Luật gồm 07 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).
Dự thảo luật quy định về chính quyền Thủ đô theo hướng mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền; có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô; thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức HĐND phường) và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Tăng cường tổ chức bộ máy của HĐND thành phố Hà Nội trên cơ sở kế thừa, bổ sung quy định của Nghị quyết số 160, theo đó: Tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng tỉ lệ đại biểu HĐND chuyên trách. Tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, mở rộng thành phần của Thường trực HĐND.
Quy định cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.
Dự thảo Luật phân quyền một số thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho UBND thành phố Hà Nội, đồng thời mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Phân quyền cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND quận, huyện, thị xã; quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.
Trên tổng số biên chế cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền giao, thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội.
Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, dự thảo Luật quy định về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; phát triển văn hoá, thể thao; phát triển giáo dục và đào tạo; y tế; an sinh xã hội;
Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển khu công nghệ cao; phát triển nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất đai; phát triển nhà ở; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông; các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô...
Về chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô, dự thảo Luật có các quy định về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô; áp dụng một số loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục theo quy định của Luật Phí, lệ phí. Cho phép HĐND thành phố Hà Nội được quyền quyết định việc sử dụng ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ các địa phương phát triển.
Để thu hút đầu tư xã hội, dự thảo Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành. Thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Quy định một số vấn đề mang tính nguyên tắc về việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.
Phân quyền phải rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, lĩnh vực, nhưng phải trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp năm 2013 và phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhấn mạnh, bản chất của Luật Thủ đô là đạo luật về phân quyền, các đại biểu cho rằng các quy định trong dự thảo Luật cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô.
Trong đó, phạm vi, lĩnh vực phân quyền phải rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với năng lực thực hiện của chính quyền Thủ đô. Việc phân quyền cho Thủ đô cần tập trung chủ yếu vào chính quyền cấp Thành phố nhưng phải có cơ chế để tạo thuận lợi tối đa cho chính quyền cấp thành phố trong việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới.
Song song với việc phân quyền cho chính quyền tại Thủ đô thì trong Luật cần thiết kế các quy định về điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện và cơ chế kiểm soát quyền lực.
Phát biểu kết luận phiên họp, ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để bảo đảm nguyên tắc, quan điểm bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo phù hợp với trong khuôn khổ Hiến pháp, những vấn đề mới chưa được quy định hoặc có quy định khác với chủ trương đã được quy định cần phải có báo cáo ý kiến cấp có thẩm quyền.
Ông Tùng cũng lưu ý các chính sách phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, đảm bảo thực hiện được trên thực tế. Kế thừa những cơ chế, chính sách đặc thù của Luật hiện hành qua thực tiễn kiểm nghiệm cho thấy phù hợp và phát huy hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu đưa vào Luật một số cơ chế, chính sách đặc thù hiện đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội, tuy nhiên cũng cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng bởi một khi các cơ chế, đưa vào luật phải đảm bảo tính ổn định, thực hiện lâu dài
Tình trạng nhiều ổ voi, ổ gà và rác thải ngập ngụa bốc mùi hôi thối tại đường Nguyễn Cảnh Dị (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra đã lâu nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Dân khổ sở vì đường xuống cấp
Ghi nhận của phóng viên ngày 12-13.9.2023, đoạn đường Nguyễn Cảnh Dị có nhiều ổ voi, ổ gà và dọc ven đường có nhiều rác thải.
Mặt đường mấp mô, sụt lún, hư hỏng nặng nề. Các phương tiện muốn đi qua con đường này đều di chuyển rất chậm và đi sát vào hai bên lề đường để tránh việc bị trật bánh xe gây té ngã.
Không chỉ có rác thải sinh hoạt mà rác xây dựng, đất cát được đổ thành đống cùng với cỏ dại mọc um tùm, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận vào lúc 5h chiều, mật độ phương tiện lưu thông qua lại ở cung đường Trịnh Đình Cửu diễn ra đông đúc, khiến nhiều người phải miễn cưỡng đi qua cầu sông Lừ rẽ vào đường Nguyễn Cảnh Dị để giảm ùn tắc.
Do không có hệ thống thoát nước nên mặt đường vẫn ứ đọng nhiều vũng nước bẩn sau mưa. Trời nắng thì bụi bay mù mịt gây ảnh hướng đến những người tham gia giao thông và những hộ dân sinh sống xung quanh.
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Lê Minh Anh (ở Định Công, Hà Nội) cho biết: “Tôi ở đây hơn 6 năm rồi và thường xuyên đi qua con đường này, nếu đi vào buổi tối hoặc những hôm trời mưa không cẩn thận thì có thể trật bánh xe bất cứ lúc nào.
Tình trạng rác xung quanh khu vực vẫn chưa được xử lý tận gốc, mỗi lần đi qua, mùi rác và mùi cống đều bốc lên rất hôi thối.”
Vì sao 10 năm chưa được cải tạo?
Theo tìm hiểu của phóng viên, tuyến đường nối tiếp từ đường Nguyễn Cảnh Dị đến cầu Định Công là đường nội bộ thuộc dự án Khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng (dự án 11ha), đã được UBND Thành phố Hà Nội giao Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị từ năm 2003.
Tuy nhiên, đến nay, dự án 11ha vẫn chưa thực hiện xong, trong đó đường nội bộ của dự án là đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài đang bị ách tắc chưa triển khai.
Từ năm 2012, tình trạng mặt đường phố Nguyễn Cảnh Dị bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Đến nay, UBND phường Định Công đã nhiều lần tổ chức trải thảm nhựa mặt đường. Tuy nhiên, do tuyến đường này không có hệ thống thoát nước nên chỉ được 1, 2 năm tình trạng xuống cấp lại tái diễn.
UBND phường Định Công đã có văn bản báo cáo UBND quận Hoàng Mai, báo cáo thành phố yêu cầu công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội sớm có phương án thi công đường tạm từ Nguyễn Cảnh Dị đến cầu Định Công.
Theo đúng hợp đồng BOT đã ký giữa nhà đầu tư và Bộ GTVT thì chỉ còn khoảng 8 tháng nữa các gói thầu xây lắp của cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ phải hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng hiện tổng sản lượng dự án mới đạt khoảng 50%.
Liên tục dính lùm xùm, tai tiếng
Cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt là dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đây cũng là một trong số ít dự án được đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP). Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 5/2024 nhưng tới nay tiến độ dự án vẫn đang rất ì ạch.
Nhà đầu tư của cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt là Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2. Còn doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng.
Từ lúc triển khai đến nay, dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt xảy ra không ít lùm xùm, tai tiếng. Do kinh phí đầu tư quá lớn, cùng với việc khối lượng GPMB, thi công quá nhiều nên dự án cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt huy động đến 5 nhà đầu tư đình đám cùng tham gia để giảm tải nhưng tiến độ dự án vẫn rất ì ạch.
Tính đến cuối tháng 6/2023, tiến độ thi công của dự án đến thời điểm cuối tháng 6/2023 mới đạt chừng 42,15%, trong khi thời gian còn lại không nhiều khiến mục tiêu hoàn thành cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào tháng 5/2024 đang trở nên xa vời.
Trong báo cáo gửi đến Bộ GTVT vào cuối tháng 6/2023, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, công địa của dự án rất nhiều nhưng có rất ít máy móc, thiết bị thi công hoạt động. Các nhà thầu không quyết liệt huy động bổ sung thiết bị, nhân lực, tăng mũi thi công để bù tiến độ đã chậm trễ; không kịp thời bố trí vốn để đáp ứng tiến độ thi công, dẫn đến không chủ động các nguồn vật liệu... “Bộ GTVT đã thường xuyên kiểm tra hiện trường, họp và có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo nhưng các tồn tại vẫn chưa được doanh nghiệp dự án giải quyết triệt để, kéo dài” – Cục Quản lý đầu tư xây dựng nhấn mạnh.
Không những bê trễ về tiến độ, dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt còn liệt tục để xảy ra những bê bối về chất lượng công trình ngay thời điểm còn đang thi công. Điển hình là vào ngày 19/5/2023, trong quá trình thi công dự án đã xảy ra va chạm giữa dầm đang lắp đặt và dầm đã đặt trên nhịp T3 - T4 của cầu Nghi Mỹ làm sập dầm cầu. Sự cố làm nghiêng 4 trong 7 phiến dầm đã gác trên nhịp từ trụ T3 - T4, trong đó có 2 phiến dầm. Nguyên nhân xảy ra sự cố trên được xác định do sơ suất của thợ vận hành cẩu thao tác không nhịp nhàng dẫn tới va chạm giữa phiến dầm đang gác với các phiến dầm đã gác trên nhịp cầu. Sự cố làm nghiêng 4 trong 7 phiến dầm đã gác trên nhịp từ trụ T3-T4, trong đó có 2 phiến dầm gãy đổ. Không có ai bị thương trong sự cố.
Bên cạnh đó, câu chuyện nhà thầu năng lực yếu tại dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt chậm tiến độ cũng liên tục được nhắc đến. Cuối năm 2022, Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án kiên quyết loại bỏ các nhà thầu yếu kém về năng lực ra khỏi dự án (đặc biệt là các nhà thầu Công ty cổ phần 456, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Vina2, Công ty TNHH Đại Hiệp), cân đối khối lượng của các nhà thầu có tiến độ thi công chậm hoặc trong quá trình phân chia gói thầu còn chồng chéo để xem xét điều chỉnh cho các nhà thầu khác thi công nhằm đảm bảo tiến độ yêu cầu. Những nhà thầu yếu năng lực này được coi là một trong những tác nhân khiến tiến độ dự án bị chậm.
Chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc thường xuyên
Mới đây, Bộ GTVT đã có Thông báo 291/TB - BGTVT thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ triển khai dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Thông báo nêu rõ, tiến độ thi công dự án chậm, tổng sản lượng mới đạt khoảng 50%, chậm so với kế hoạch. Thời gian qua, Bộ GTVT thường xuyên kiểm tra hiện trường, họp và có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, tuy nhiên, tiến độ dự án chưa có chuyển biến tích cực.
Bộ GTVT nhận định, nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và các nhà thầu thi công (cũng là nhà đầu tư) chưa thực sự quyết liệt triển khai thực hiện, việc điều hành quản lý dự án chưa tách bạch được vai trò của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và nhà thầu thi công.
Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp cao của các nhà đầu tư chưa thường xuyên kiểm tra hiện trường, giải quyết kịp thời các tồn tại, khó khăn vướng mắc của dự án. Công tác tổ chức, điều hành của doanh nghiệp dự án còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả không cao. Ngoài ra, công tác phối hợp với địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu đất đắp chưa tốt. Các nhà thầu chưa huy động đủ tài chính, nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu thi công để đáp ứng với kế hoạch, tiến độ thi công đề ra.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, Bộ GTVT yêu cầu các nhà đầu tư được yêu cầu khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy của doanh nghiệp dự án, bổ sung nhân sự cấp cao để kịp thời nắm bắt, giải quyết dứt điểm tồn tại của dự án.
Đặc biệt, nhà đầu tư dự án phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan trực tiếp kiểm tra hiện trường, kiểm điểm, đánh giá tiến độ, chất lượng dự án và có phương án điều chuyển khối lượng, thay thế, xử lý đối với các đơn vị thi công chậm. Bộ GTVT nhấn mạnh, doanh nghiệp dự án khẩn trương rà soát và xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết khối lượng công việc còn lại, bảo đảm khả thi, hoàn thành dự án trong tháng 5/2024; chỉ đạo các nhà thầu thi công tổ chức lại công trường, thi công “3 ca, 4 kíp” để bù tiến độ bị chậm, đặc biệt các hạng mục đường găng của dự án…
Đây không phải lần đầu tiên Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cũng như các nhà thầu của dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt. Theo đúng hợp đồng BOT đã ký giữa nhà đầu tư và Bộ GTVT thì chỉ còn khoảng 8 tháng nữa các gói thầu xây lắp của cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ phải hoàn thành, đưa vào khai thác. Nếu những vấn đề tồn tại hiện nay của dự án này không sớm được giải quyết triệt để, nguy cơ cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt không thể về đích đúng hạn hoàn toàn có thể xảy ra.
Việc xây dựng, cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là vấn đề được đặt ra từ cách đây hơn 30 năm nhưng đến nay mới thực hiện được khoảng 1,2%, vấn đề này còn gặp nhiều rào cản, vướng mắc. Do đó, cần phải xem việc này là nhiệm vụ cấp thiết, trọng điểm của Hà Nội nhằm tái thiết, chỉnh trang đô thị.
Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang là vấn đề khiến nhiều người trăn trở, công việc này được đặt ra từ hơn 30 năm qua, thế nhưng đến nay mới có khoảng 1,2% dự án được hoàn thành.
Một trong những nguyên nhân được các nhà hoạch định chỉ ra là tại các khu chung cư cũ, sau một thời gian dài buông lỏng quản lý, người dân đã tự ý cơi nới, lấn chiếm đất khuôn viên, không gian xung quanh nơi ở. Thậm chí diện tích cơi nới, lấn chiếm lớn hơn cả diện tích căn hộ chung cư, gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, các quy định quản lý thay đổi liên tục, các chung cư cũ thường có nhiều loại hình sở hữu, trong đó có sở hữu Nhà nước, được giải quyết qua nhiều thời kỳ, có trường hợp bố trí sai thẩm quyền, sai công năng, lấn chiếm, chuyển nhượng bất hợp pháp dẫn đến công tác bồi thường chậm trễ, kéo dài. Những nguyên nhân đó khiến nhiều năm nay, việc cải tạo chung cư cũ vẫn loay hoay, vướng mắc và chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.
Sự méo mó về tư duy gây cản trở quá trình cải tạo chung cư
Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, vướng mắc lớn nhất hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho các dự án xây mới chung cư cũ. Vấn đề đặt ra là lấy vốn ở đâu để thực hiện? Nếu chỉ dựa vào nhà đầu tư thì sẽ mất rất nhiều thời gian và khó thực hiện, bởi họ sẽ không làm nếu không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Trong khi đó, nhiều vị trí chung cư cũ bị hạn chế về chỉ tiêu quy hoạch nên không hấp dẫn nhà đầu tư.
“Việc dùng ngân sách nhà nước để cải tạo chung cư cũ thì không thể được, bởi chung cư chỉ là của một tập thể người, không thể đem ngân sách của toàn dân để phục vụ một tập thể nhỏ được. Hơn nữa, nếu có làm thì cũng không có ngân sách để thực hiện. Vấn đề lấy ngân sách từ đâu vẫn là bài toán khó”, ông Đặng Hùng Võ nói.
Ông Đặng Hùng Võ cũng chỉ ra một vướng mắc nữa đó là tư duy và sự đồng thuận của người dân. Trên thế giới, họ đưa ra nguyên tắc là đồng thuận theo đa số chứ không cần sự đồng thuận tuyệt đối 100%. Thế nhưng ở Việt Nam, trong mọi việc đều nhất nhất phải đạt 100% sự đồng thuận. Đây là những vướng mắc về tư duy mà chúng ta chưa vượt qua được. Theo ông Võ, cần phải thay đổi tư duy, chỉ cần tối thiểu 2/3 ý kiến đồng thuận với phương án thì có thể chấp nhận và cải tạo theo phương án ấy.
“Tôi cho rằng, chúng ta đang rất méo mó về tư duy. Nếu chỉ cần minh bạch toàn bộ phương án tài chính, lợi ích như, cho nâng lên 40 tầng thì chủ đầu tư được hưởng bao nhiêu lợi ích, cư dân tại chỗ được hưởng bao nhiêu lợi ích? Mọi việc cần công khai. Với số người không đồng thuận thì cần tìm hiểu lý do vì sao không đồng thuận, từ đó tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Nếu cứ loay hoay quanh câu chuyện đòi hỏi phải đồng thuận phải 100% mới được làm thì sẽ không có lối thoát trong việc cải tạo chung cư cũ. Các nước họ làm rất đơn giản, người ở chung cư thì nộp tiền dịch vụ cho khu chung cư đó, ngoài ra, họ nộp thêm một khoản tiền nhất định để sửa chữa và nâng cấp khi chung cư xuống cấp. Đây là trách nhiệm của người dân. Vấn đề này ở nước ngoài rất đơn giản, nhưng ở Việt Nam vẫn bị vướng mắc về tư duy dẫn đến quá trình cải tạo chung cư bị ngừng trệ”, ông Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
Theo KTS.Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc xây dựng, cải tạo lại chung cư cũ ở Hà Nội đã đặt ra từ rất lâu rồi nhưng việc triển khai không thực hiện được hoặc triển khai thì rất chậm.
Ông Tùng phân tích, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ, thứ nhất là mâu thuẫn giữa cải tạo chung cư cũ với quy hoạch của Hà Nội, tức chúng ta muốn hạn chế về xây dựng các đô thị có chiều cao trong nội thành, trong khi đó, các khu đô thị cũ, chung cư cũ hầu hết nằm ở quận trung tâm như quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân… Số lượng dân cư ở nhà chung cư, chung cư cũ hay tập thể cũ thì lớn gấp 3 lần so với tiêu chuẩn tập thể của cách đây 50 năm. Bài toán đặt ra ở đây là dân số và mật độ xây dựng.
Thành phố phải giải quyết vấn đề này cho phù hợp với quy hoạch, tạo ra được những đô thị nén cục bộ theo dạng đô thị nén, tức là phải xây cao tầng lên. Đất còn lại để làm không gian xanh, làm nhà để xe, dành không gian công cộng, thậm chí xây dựng nhà trẻ.
Cũng theo ông Tùng, việc quy hoạch phải cập nhật, phải đổi mới tư duy, tầm nhìn thì mới thực hiện được. Vấn đề tiếp theo là nguồn lực, Hà Nội có hàng nghìn chung cư cũ mà đến nay mới cải tạo xây dựng được hơn 1%, con số như vậy là quá ít. Các khu chung cư cũ đang trong giai đoạn xuống cấp trầm trọng. Phần lớn được xây dựng từ những năm 60-70, khi đó công nghệ xây dựng còn thấp, kinh tế còn nghèo, không thể có công nghệ xây dựng hiện đại như bây giờ, do đó, tính an toàn của các khu chung cư là rất thấp. Trải qua hơn nửa thế kỷ, các khu nhà tập thể đã xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp nhà ở, những khu đô thị đó hầu như không ai quan tâm.
“Tình trạng thiếu nước sạch, nước bẩn, thoát nước không tốt, rêu mốc, nhà cửa xuống cấp tại các khu chung cư cũ đã hiện hữu rồi. Chúng ta không có nguồn lực, Nhà nước bỏ khoản tiền lớn để cải tạo, xây dựng lại, xây dựng mới thì đây là vấn đề vô cùng khó khăn. Do đó phải tính, phải tạo ra được nguồn lực, nguồn lực ở ngay tại khu đất chung cư, phải quản lý chặt chẽ nguồn lực đó để “sinh ra” tiền, tạo ra hiệu quả kinh tế để tái thiết lại các khu đô thị cũ. Phải làm được điều này thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư, mời họ tham gia xây dựng theo quy hoạch và phải chắc chắn một điều, họ phải có lợi nhuận”, ông Phạm Thanh Tùng cho hay.
KTS. Phạm Thanh Tùng cho rằng, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, chính quyền, doanh nghiệp và các công dân ở đó phải tham gia, phải có sự đồng thuận và người dân phải biết hy sinh lợi ích trước mắt để cùng với thành phố tạo dựng được nơi sống an toàn, bền vững. Điều đó góp phần trong việc tái thiết đô thị để Hà Nội trở thành đô thị văn minh hiện đại, có bản sắc trong thời kỳ phát triển mới theo đúng tinh thần Nghị quyết 13 của Đảng.
“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu rất phức tạp, nếu có động đất thì Hà Nội sẽ phải gánh thảm họa nặng nề. Nếu chúng ta không sửa chữa, không quyết tâm cải tạo bộ mặt kiến trúc mới thì sẽ cản trở sự phát triển của Hà Nội. Nếu không bàn thảo kỹ, không có quyết tâm thì mọi kế hoạch của Hà Nội sẽ chỉ dậm chân tại chỗ”, KTS. Phạm Thanh Tùng nói.
Nguồn: Người Đưa Tin; Lao Động; Kinh tế & Đô thị; CafeF
Nở rộ dịch vụ bắt sâu mắt; Nhà máy nước sạch khát nước; Bé gái bị xe lùi tử vong; Người phụ nữ ăn liên tục 32 bát tiết canh
Con dâu bị 'cắm sừng', bố chồng đi xử lý; Chết lặng khi thấy con tử vong; Đoạt mạng bố mẹ vợ; Thuê sát thủ giết em rể
Chồng vô tri biết ngoại tình; Chồng ít học hơn vợ; Người phụ nữ & tình trẻ buôn ma túy; Chị tố em dâu 'chiếm' 2 viên đá
Chặn sớm 'xách tay' iPhone 15; Giá café lập đỉnh mới; Khó thế chấp bằng BĐS; Mua chung cư mini không khác gì ở thuê
Đường dây hoa hậu bán dâm; Nữ bệnh nhân bị bác sĩ sàm sỡ; Nghi án mẹ giết con nhỏ; Giết nhân tình vì 35 triệu
Trọng tâm chuyến thăm của Biden; Tái định cư 'dồn' vào Long Thành; Quy hoạch tuần qua; Kỷ luật cựu chủ tịch Thanh Hóa
Rùng mình ô tô tông chết người rồi bỏ chạy; Vụ ngộ độc bánh mì; Cháy chung cư mini, trách nhiệm của ai; Cá chết nổi trắng hồ
Thi thể cháu bé bị bắt cóc; Nam sinh giết người; Giết hàng xóm vì mùi hôi; Giả sinh viên vào trường trộm cắp; Ổ bào chế cỏ Mỹ
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá