Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Trong khi các cơ quan quản lý tuyên bố quyết liệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng thì ở chiều ngược lại, những người kinh doanh online muốn khai thuế thực tế không hề dễ dàng.
Bán hàng livestream vào tầm ngắm
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 56/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng, lực lượng chức năng trên cả nước đã đồng loạt triển khai các hoạt động để thực thi.
Tại Cà Mau, Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store do bà N.T.M, sinh năm 1993, làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định hộ kinh doanh Nguyễn Mai Store thực hiện kinh doanh chủ yếu trên Facebook theo hình thức livestream chốt đơn qua hai tài khoản chính mang tên "Nguyễn Mai Store Cà Mau" với 6.800 lượt thích, 10.000 lượt theo dõi và "Nguyễn Mai Store" với 1.300 lượt thích, 1.600 lượt theo dõi. Mỗi phiên livestream, các tài khoản này đều có hàng trăm lượt comment, chốt đơn sản phẩm.
Các sản phẩm được giới thiệu trên livestream chủ yếu là quần áo, túi xách, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm. Bước đầu lực lượng chức năng nhận định phần lớn hàng hóa tại cơ sở kinh doanh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.
Tại Long An, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp với Công an xã Đức Hòa Hạ đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh có trụ sở trên địa bàn xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa. Đây là điểm kinh doanh bán hàng bằng hình thức livestream trực tuyến trên mạng xã hội Facebook, TikTok. Kiểm tra thực tế tại địa chỉ này, lực lượng chức năng phát hiện 2.000 sản phẩm quần áo may sẵn chưa qua sử dụng không rõ nguồn gốc nơi sản xuất hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Người đại diện pháp luật của cơ sở kinh doanh cho biết số quần áo may sẵn trên được mua trực tiếp từ người quen trên mạng xã hội, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không có hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa theo quy định pháp luật.
Tại Lào Cai, Đội QLTT số 5, Tổ thương mại điện tử, Cục QLTT Lào Cai phát hiện hộ kinh doanh T.T kinh doanh trang sức thời trang (đồ mỹ ký) bằng hai hình thức truyền thống và livestream bán hàng trên TikTok. Kết quả kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh T.T kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gồm 419 sản phẩm trang sức thời trang không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo QLTT nhận định: "Ngày nay thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu. Tại VN, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số cũng đã phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử…
Các hoạt động kinh doanh bán hàng bằng hình thức phát video trực tuyến (livestream) trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok... ngày càng phát triển nhanh chóng; tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Do đó, việc tăng cường quản lý là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay để bảo vệ người tiêu dùng và để chống thất thu thuế".
Bối rối kê khai thuế
Trước sự quyết liệt của cơ quan quản lý, nhiều cá nhân bán hàng online cũng muốn kê khai thuế nhưng bối rối không biết bắt đầu từ đâu.
Chị N.T.D.H, 32 tuổi, hiện cư ngụ tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè (TP.HCM), không giấu được vẻ mệt mỏi sau một đêm gần như thức trắng để bán hàng livestream. Chị H. kể: "Trước đây tôi từng bán hàng livestream một thời gian nhưng từ khi lấy chồng, sinh con, tôi tạm nghỉ, đến nay mới bắt đầu bán lại được khoảng chừng 1 tháng. Tôi nghe nói nhà nước đang siết chặt loại hình kinh doanh online nên khá lo lắng. Tôi chỉ kinh doanh nhỏ lẻ mặt hàng quần áo, mua đi bán lại kiếm chênh lệch, các quy định khai thuế hay đăng ký kinh doanh tôi đều không nắm rõ, bây giờ muốn khai báo để tuân thủ quy định cũng không biết làm thế nào".
Cùng mưu sinh bằng nghề bán hàng livestream, chị Đoàn Phụng, 25 tuổi, ngụ TP.Thuận An (Bình Dương), chia sẻ: "Em nghe nói bán hàng online phải đăng ký kinh doanh, khai báo thuế, nhưng khi em đi hỏi một số nơi để đăng ký hộ kinh doanh thì người ta bảo phải có địa chỉ đăng ký là nhà phố hoặc căn hộ có chức năng kinh doanh. Em chỉ kinh doanh tại căn hộ thuê để vừa ở vừa bán hàng livestream, làm sao đăng ký kinh doanh được?".
Trò chuyện với PV Thanh Niên, nhiều người bán hàng livestream đều rất hoang mang khi đề cập đến vấn đề doanh thu. Anh B.H.A, ngụ Q.Bình Thạnh (TP.HCM), chuyên bán hàng thức ăn chế biến tại nhà, bộc bạch: "Tôi có tìm hiểu quy định về nộp thuế, nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng thuế, nhưng làm sao để xác định được con số này thì không phải đơn giản. Nếu căn cứ vào lượng đơn hàng thông qua các công ty giao nhận thì có thể đạt trên 100 triệu đồng/năm nhưng tôi cho rằng như vậy vẫn không chính xác, vì có khi người bán bị "bom" hàng, khách đặt rồi nhưng không nhận hàng. Hơn nữa, lợi nhuận từ việc bán hàng online rất thấp, cạnh tranh rất lớn để giữ được khách quen, thực tế tôi chỉ lấy công làm lời, nếu đóng thuế nữa thì phải nói là lỗ vốn luôn".
Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Vũ Đình Giang, giám đốc một công ty dịch vụ kế toán tại Q.12 (TP.HCM), cho biết: "Khoảng 1 tháng nay, lượng khách liên hệ hỏi về dịch vụ đăng ký kinh doanh có tín hiệu tăng lên, trong đó có khá nhiều người đang là cá nhân bán hàng livestream. Tuy nhiên, thực tế có những quy định khiến cho nhiều người muốn tuân thủ việc khai báo thuế nhưng lại lâm vào cảnh luẩn quẩn. Điểm chung của những người này là không có địa điểm cố định phù hợp quy định để đăng ký hộ kinh doanh. Chúng tôi tư vấn cho họ giải pháp là thuê văn phòng "ảo" với chi phí từ 350.000 - 400.000 đồng/tháng, phù hợp cho các doanh nhân online, công ty mới thành lập, doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ, những người có thể không đủ khả năng thuê văn phòng thực tế. Tuy nhiên, chi phí này vẫn khiến nhiều cá nhân đắn đo, cân nhắc".
LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, nhận định: "Thỉnh thoảng có vài câu chuyện cá nhân, tổ chức nào bị truy thu thuế "khủng" nổi lên lại thu hút sự quan tâm của dư luận, nhưng rồi vẫn không giải quyết được vấn đề chung của việc khai báo thuế hiện nay. Nếu chỉ kêu gọi sự tự nguyện thì rất khó, vì thế ngành thuế cần đảm bảo có các quy định công bằng hơn".
Áp lực tỷ giá, cùng sự dịch chuyển dòng vốn về nơi có mức độ sinh lời tốt hơn khiến khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phiên 8/7, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 2.300 tỷ đồng - cao nhất trong 1,5 năm. Nhưng điều này không phải diễn biến bất thường, bởi thực tế khối ngoại đã bán 23 phiên liên tiếp.
Trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), động thái bán ra của các nhà đầu tư ngoại ghi nhận liên tục trong một năm qua, duy nhất tháng 1/2024 họ mua vào. Tổng quy mô khối ngoại rút trên HoSE gần 65.000 tỷ đồng, riêng từ đầu năm đến nay là 46.000 tỷ (tương đương 1,6 tỷ USD).
Theo bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research), xu hướng rút vốn của khối ngoại có thể quan sát qua các quỹ ETF (một loại quỹ giao dịch trên thị trường chứng khoán), với việc giải thể iShares Frontier. Phần lớn các quỹ ETF rút vốn trong tháng 6 chủ yếu đến từ ba quỹ lớn là DCVFM VNDiamond, Fubon và iShares Frontier. Ngoài ra, một số quỹ bị rút vốn giá trị nhỏ hơn như Xtrackers FTSE, VanEck hay SSIAM VNFin Lead.
Động thái rút vốn của khối ngoại, theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta đến từ tỷ giá và áp lực KPI của đơn vị quản lý quỹ khi phải đạt chỉ tiêu vượt chỉ số chung hoặc cao hơn quỹ khác.
Ông phân tích, nhà đầu tư trong nước có thể không cảm nhận rõ áp lực về tỷ giá gần đây, nhưng với khối ngoại thì khác. Họ đầu tư vào Việt Nam bằng đôla Mỹ, dùng tiền đồng để giao dịch và hiện thực hóa lợi nhuận trở lại bằng đồng bạc xanh. Từ đầu năm nay, VND mất giá khoảng 4,7% so với USD, tức là tiền để trong tài khoản cũng khiến họ chịu mức lỗ tương ứng.
"Với những nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư quản lý danh mục quy mô lớn, tỷ giá thay đổi 1-2% là rất cao, chứ chưa nói đến mức điều chỉnh 4-5%", chuyên gia từ Yuanta nhận xét.
Chiếm tỷ trọng đầu tư chính trong rổ vốn hóa lớn VN30, áp lực bán ròng của khối ngoại cũng là một phần nguyên nhân khiến VN-Index chưa thoát được vùng 1.200-1.300 điểm. Chẳng hạn, phiên bán ròng kỷ lục hôm 8/7, nhiều mã VN30 mở phiên trong sắc xanh nhưng đóng cửa dưới tham chiếu trước lực bán của nhà đầu tư nước ngoài.
Dòng vốn ngoại dịch chuyển còn do chênh lệch hiệu suất hoạt động giữa các thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hai tổ chức là MSCI và FTSE Russell xếp vào nhóm 3 - thị trường cận biên. Trong đó, FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên nhóm 2 - thị trường mới nổi. Nếu xét về mức tăng của chỉ số chứng khoán, những thị trường cận biên và mới nổi có hiệu suất thấp hơn so với khu vực phát triển, chưa tính tới thay đổi tỷ giá.
6 tháng qua, Nasdaq và S&P 500 của Phố Wall đứng trong nhóm những chỉ số tăng cao nhất, lần lượt 26,35% và 18,52%. Nikkei 225 của Nhật Bản thêm 22%, còn Taiwan Index (Đài Loan) hơn 30%. Trong khi đó, Thái Lan giảm trên 8%, Indonesia hay Philippines cũng chìm trong sắc đỏ. VN-Index của Việt Nam xếp trong nhóm tích cực, nhưng biên độ tăng quanh 13%.
Theo Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS), không chỉ Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có động thái rút vốn ở nhiều thị trường chứng khoán khác trong khu vực Đông Nam Á. Tính từ đầu năm, khối ngoại rút ròng hơn 3,2 tỷ USD trên thị trường Thái Lan, Philippines trên 500 triệu USD, còn Indonesia khoảng 400 triệu USD. Trong khi các thị trường có hiệu suất tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nơi ghi nhận dòng tiền đầu tư nước ngoài dương.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng trong bối cảnh các thị trường như Phố Wall hay Nhật Bản, Hàn Quốc tăng trưởng vượt bậc, áp lực dịch chuyển dòng vốn là điều khó tránh. "Áp lực KPI của các quỹ không hề nhỏ, bắt buộc họ phải giữ danh mục đầu tư của mình vượt qua mức tăng của chỉ số (index) hoặc không thua các đối thủ khác", ông Minh nói.
Tương tự nhận xét của ông Minh, nhóm phân tích của PHS cũng cho rằng một phần lý do rút ròng khỏi các thị trường cận biên, mới nổi nằm ở câu chuyện tỷ giá và mức độ hấp dẫn giữa các thị trường. "Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tại Mỹ đang duy trì ở mức khá cao, chứng khoán nước này tăng vượt đỉnh, dòng vốn có xu hướng chảy ngược về các kênh đầu tư tại đây", báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối năm nay của PHS viết.
Bình luận về động thái bán ròng của khối ngoại tại một sự kiện đầu tháng 7, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Bùi Hoàng Hải nói chuyện bán ròng, rút vốn chưa phải hiện tượng tiêu cực. Nhà đầu tư ngoài trên thị trường Việt Nam hiện sở hữu danh mục đầu tư khoảng 46-49 tỷ USD, chiếm trên 16% tổng vốn hóa thị trường. "Việt Nam là thị trường có hạn chế về đầu tư nước ngoài nhưng tổng sở hữu của khối ngoại vẫn ở nhóm cao nhất Đông Nam Á", ông Hải nêu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng cho rằng khối ngoại điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư là "việc bình thường". "Đâu đó có chuyện quỹ này quỹ kia của nước ngoài thay đổi khẩu vị rủi ro do cách quản trị của họ", ông Chi nhận xét và thêm rằng bệ đỡ quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Tuy vậy, trong ngắn hạn theo ông Nguyễn Thế Minh "khó kỳ vọng sự đảo chiều nhanh chóng của dòng vốn ngoại". "Khối ngoại vẫn thích thị trường Việt Nam và họ khẳng định sẽ đầu tư, nhưng lúc này có thể chưa phải thời điểm thích hợp", chuyên gia từ Yuanta bình luận.
Trong khi đó, dự báo của SSI Research cho rằng áp lực rút vốn này có thể giảm bớt vào cuối năm nay, với kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất sẽ tạo động lực tích cực mới cho thị trường. "Lãi suất tăng và tỷ giá biến động có thể đã phản ánh lên sự sụt giảm của thanh khoản thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Dù vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì mục tiêu 1.300-1.350 điểm cho VN-Index vào cuối năm 2024", báo cáo triển vọng cuối năm nay của SSI Research viết.
Tổng cộng trong 2 năm vừa qua, số lỗ của Formosa Hà Tĩnh đã gần ngang bằng mức lãi lớn trong năm thuận lợi bậc nhất của ngành thép 2021. Tuy nhiên, triển vọng nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang có tín hiệu tích cực.
Hai năm bi đát của ngành thép
Báo cáo thường niên 2023 của Tập đoàn nhựa Formosa (Formosa Plastics Group) vừa công bố cho thấy, công ty con tại Việt Nam là Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) lỗ 20,1 tỷ Đài tệ (khoảng 615 triệu USD).
Formosa Hà Tĩnh lỗ cho dù doanh thu trong năm 2023 chỉ giảm nhẹ 3,2%.
Giải thích nguyên nhân lỗ nặng trong năm 2023, Formosa cho biết, Thép Formosa Hà Tĩnh đã phải giảm giá để cạnh tranh trong khi đó giá nguyên liệu thô đầu vào không giảm đáng kể.
Trong năm 2022, Formosa Hà Tĩnh cũng lỗ 10 tỷ Đài tệ. Như vậy, trong 2 năm qua, Thép Formosa Hà Tĩnh đã lỗ tổng cộng hơn 30 tỷ Đài tệ (khoảng 900 triệu USD). Trong năm 2021, Formosa Hà Tĩnh lãi 33 tỷ Đài tệ (hơn 1 tỷ USD).
Tổng cộng trong 2 năm vừa qua, số lỗ của Formosa Hà Tĩnh đã gần ngang bằng so với mức lãi lớn trong năm thuận lợi bậc nhất của ngành thép 2021.
Việc thép Formosa Hà Tĩnh thua lỗ đã ảnh hưởng trực tiếp tới tổng thu ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh bởi đây là doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất đầu tư vào tỉnh này. Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh từ năm 2008 và hiện có vốn điều lệ 5,5 tỷ USD, tổng vốn đầu tư gần 12,8 tỷ USD.
Trong năm 2023, Hà Tĩnh ghi nhận thu ngân sách giảm so với năm 2022. Trong nửa đầu năm 2024, thu ngân sách của Hà Tĩnh từ khu vực FDI thấp, chủ yếu do thu thuế từ Formosa giảm.
Trong kỳ, có khoảng thời gian Formosa Hà Tĩnh đại tu sửa dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, thép nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp thép trong nước.
Trên thực tế, không chỉ Formosa Hà Tĩnh mà hầu hết các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn trong năm 2022-2023 do sức cầu thép toàn cầu suy giảm, đặc biệt tại Trung Quốc.
Trong vài năm gần đây, Trung Quốc chứng kiến thị trường bất động sản trầm lắng, tiêu thụ thép sụt giảm. Nhiều tập đoàn thép tại quốc gia này hạ giá mạnh mặt hàng thép, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Trong năm 2022, phần lớn các doanh nghiệp thép tại Việt Nam gặp khó khăn. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long thua lỗ kỷ lục trong nửa cuối năm với mức lỗ gần 1.800 tỷ đồng trong quý III/2022 và lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022. Hàng loạt các doanh nghiệp thép khác cũng thua lỗ lớn kéo dài.
Sang đầu năm 2023, tình hình vẫn khá bi đát, Hòa Phát chỉ lãi 383 tỷ đồng trong quý I, thấp hơn rất nhiều so với mức lãi 7-10.000 tỷ đồng/quý trong năm 2021. Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh trở lại từ quý III/2023.
Cũng kể từ quý III/2023, Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ cũng ghi nhận mức lãi khá ấn tượng. Dù vậy, số lượng doanh nghiệp lỗ nhiều hơn số doanh nghiệp lãi. Các doanh nghiệp lỗ như: CTCP Thép Vicasa – VNSteel (VCA), Thép Thủ Đức (TDS), Thép Nhà Bè (TNB), Gang thép Thái Nguyên (TIS), Kim khí HCM, Tổng CTCP Thép Việt Nam (TVN), Đầu tư Thương mại SMC, Gang thép Cao Bằng (CBI) …
Trên thực tế, ngay cả Hòa Phát dù báo lãi quý III/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận 9 tháng vẫn ở vùng đáy 8 năm.
Tính cả trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp thép thua lỗ nặng. Tượng đài ngành thép CTCP Gang Thép Thái Nguyên - Tisco (TIS) lỗ gần 200 tỷ đồng trong năm 2023, cao nhất lịch sử hoạt động.
Trong quý I/2024, tình hình đã khởi sắc trở lại đối với ngành thép nhưng niềm vui không dành cho tất cả. Pomina (POM) còn chìm trong khủng hoảng, với khoản lỗ 225 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, đánh dấu 8 quý kinh doanh thua lỗ liên tiếp. TVN, TDS, VCA ghi nhận lãi giảm mạnh…
Triển vọng ngành thép ra sao?
Trong quý I/2024, các doanh nghiệp thép trong nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là sức cầu thép yếu trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng, đầu tư công đạt mức thấp. Thép giá rẻ từ Trung Quốc đổ mạnh vào Việt Nam. Bên cạnh đó còn là tỷ giá lên cao…
Dù vậy, trong quý I/2024, tình hình đã bớt bi đát hơn so với 2 năm trước đó. Các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Hoa Sen… đã có những tín hiệu tích cực. HPG lãi gần 2.900 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần cùng kỳ.
Gần đây, cổ phiếu ngành thép đồng loạt tăng mạnh sau khi Việt Nam có động thái điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm thép mạ (còn được gọi là tôn mạ) đến từ nước ngoài.
Cụ thể, ngày 14/6, Bộ Công Thương có quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, theo hồ sơ yêu cầu của 5 công ty: CTCP tập đoàn Hoa Sen; CTCP Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; CTCP Tôn Đông Á và CTCP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng ra thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Ấn Độ và Trung Quốc. Trước đó, HPG và Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã có yêu cầu điều tra.
Trước đó, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2017 với mức thuế cao nhất là 38,34%. Sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt lệnh này. Đến năm 2023, các doanh nghiệp thép tiếp tục nộp hồ sơ để kiến nghị khởi xướng điều tra.
Theo Chủ tịch HPG Trần Đình Long, việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá là theo chuẩn WTO và là điều thông thường. HPG hiện là sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với tổng sản lượng trên 20 triệu tấn. Quy mô thép của HPG sẽ còn gia tăng trong các năm tới khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động.
Tại Việt Nam, thép nhập khẩu chiếm thị phần lớn lớn hơn thép sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khi thép nhập khẩu có giá thấp.
Thanh khoản thị trường ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ, giao dịch tập trung ở các dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, thuận tiện trong việc kết nối về các khu trung tâm.
Gần đây, thị trường đất nền phía Nam có chuyển biến tích cực về thanh khoản. Nhóm nhà đầu tư có tài chính tiếp tục động thái săn hàng trước thời điểm các Luật đó hiệu lực từ 1/8/2024. Mặc dù được dự báo còn khó khăn song nhiều nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội trong tương lai và đã quyết định “xuống tiền”.
Nếu quý 1/2024 nhu cầu mua đất nền chủ yếu diễn ra ở khu ven Tp.HCM (quận 9, quận 12, Nhà Bè, Hóc Môn) thì từ quý 2/2024 đến nay giao dịch đã xuất hiện ở thị trường tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Mặc dù sức cầu chưa nổi bật nhưng sự quan tâm của nhà đầu tư đã dần trở lại.
Các khu vực có tiềm năng về phát triển hạ tầng, tốc độ đô thị hóa cao, còn dư địa tăng giá vẫn được nhà đầu tư tìm kiếm. Họ kì vọng vào một chu kì tăng trưởng mới sẽ khiến cả nhu cầu lẫn giá bán đi lên. Chưa kể quy định siết phân lô bán nền ở các khu vực TP, thị xã cũng tác động đến động thái của nhà đầu tư. Nhóm nhà đầu sẵn dòng tiền đã tranh thủ trước thềm luật có hiệu lực đi "gom" đất nền. Các nền đất phân lô thứ cấp có sẵn sổ hồng, giá giảm từ 10-20% so với thời điểm đầu năm 2022 được giao dịch khá ổn định từ đầu quý 2/2024 đến nay.
Dẫu vậy, xét về nguồn cung lẫn sức cầu phân khúc đất nền phía Nam nhìn chung còn thấp. Trong báo cáo quý 2/2024 của DKRA Group mới đây chỉ ra, trong tổng số 6.535 nền ra thị trường phía Nam chỉ có 184 nền được tiêu thụ. Dù lượng tiêu thụ tăng 2,6 lần so với cùng kì năm ngoái nhưng vẫn là con số vô cùng khiêm tốn so với thời điểm 2019 trở về trước. Giao dịch diễn ra cục bộ ở nhóm sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý với mức giá trung bình dưới 30 triệu đồng/m2 và tập trung ở khu vực Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Ghi nhận tổng quan thị trường đất nền phía Nam nhận thấy, dù đã những tín hiệu hồi phục về thanh khoản song chưa rõ ràng. Các nền đất bán ra có giá đi ngang hoặc giảm nhẹ trên dưới 15% so với thời điểm đầu năm 2022. Động thái săn hàng ngộp của nhà đầu tư vẫn diễn ra nhưng chưa đồng đều giữa các khu vực. Dự báo phải từ thời điểm cuối năm 2024 trở đi, sức cầu phân khúc đất nền mới rõ nét. Tuy nhiên, thị trường khó diễn ra tình trạng nóng sốt, tăng giá nhanh như giai đoạn trước.
Nguồn: Thanh Niên; Vnexpress; Vietnamnet; CafeF
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá