Sổ tay lưu trú: Sang Đức kết hôn và đoàn tụ gia đình (trích phần I)

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Dr. Nguyễn Sỹ Phương

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

I- TÓM TẮT 19 BƯỚC CHO 1 CUỘC HÔN NHÂN TẠI ĐỨC

II- “ĐIỀU KIỆN CẦN“ ĐÓN VỢ/CHỒNG ĐÃ CƯỚI Ở VIỆT NAM SANG ĐỨC ĐOÀN TỤ

III- “ ĐIỀU KIỆN ĐỦ“ ĐÓN VỢ/CHỒNG ĐÃ CƯỚI Ở VIỆT NAM SANG ĐỨC ĐOÀN TỤ

IV- THỦ TỤC XIN CẤP THỊ THỰC SANG ĐỨC KẾT HÔN HOẶC ĐOÀN TỤ VỢ CHỒNG

4.1- Các giấy tờ xin thị thực

4.2- Trường hợp xin thị thực đoàn tụ vợ chồng cần thêm những giấy tờ

4.3- Trường hợp xin thị thực sang Đức kết hôn cần thêm những giấy tờ

4.4- Phỏng vấn

4.5- Làm gì khi đơn xin thị thực bị từ chối?

4.6- Những điều cần biết khi kết hôn ở nước ngoài

4.7- Dành cho người Đức kết hôn ở nước ngoài (theo Điều §39 Luật hôn nhân gia đình)

I- TÓM TẮT 19 BƯỚC CHO 1 CUỘC HÔN NHÂN TẠI ĐỨC (cô dâu ở Việt Nam, chàng rể ở Đức)

1. Người vợ chưa cưới Việt nếu chưa có hộ chiếu cần phải xin cấp giấy tờ tùy thân quan trọng bậc nhất này. Việc xét và cấp hộ chiếu có thể kéo dài tới 2 tháng.

2. Người chồng chưa cưới (Đức) phải làm việc với phòng hôn thú (Standesamt) để tìm hiểu các giấy tờ văn bản cần thiết. Đặc biệt phải chú ý các điểm sau:

a. Liệu ngòai giấy chứng nhận độc thân Việt Nam, họ có yêu cầu nộp văn bản „Miễn nộp giấy đủ điều kiện kết hôn ở Đức“ hay không?

b. Liệu họ có yêu cầu kiểm tra các văn bản Việt Nam cấp hay chỉ yêu cầu có công chứng xác nhận của bộ ngoại giao Việt Nam?

c. Xin mẫu đơn „Cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đăng ký kết hôn“ („Beitrittserklärung“) và sau đó

3. Gửi mẫu đơn này về Việt Nam cho người vợ chưa cưới.

4. Người vợ chưa cưới xin Ủy ban nhân dân nơi có hộ khẩu cấp giấy chứng nhận độc thân.

5. Giấy chứng nhận độc thân bản gốc và giấy khai sinh bản gốc nộp cho Bộ Ngoại giao để xin công chứng. Chú ý: Phải có dấu đỏ Việt Nam trên bản gốc.

6. Sau khi nhận được các văn bản trên, đã qua công chứng từ Bộ Ngoại giao, người vợ chưa cưới Việt dịch các văn bản này ra tiếng Đức qua các phòng công chức nhà nước (staatliches Notariat) hay phiên dịch tuyên thệ (vereidigter Dolmetscher).

7. Các văn bản, giấy tờ sau đây cần được sao công chứng tại Đại Sứ quán Đức. Chúng sẽ được dùng đến (như khi đặt đơn xin thị thực):

a. Các văn bản gốc.

b. Các bản dịch gốc.

c. Hộ chiếu Việt Nam.

8. Đồng thời người vợ chưa cưới Việt ký văn bản „Beitrittserklärung“ và được Đại sứ quán Đức chứng nhận chữ ký trong văn bản này. Lưu ý giữ một bản copy.

9. Người vợ Việt gửi các giấy tờ sau sang Đức cho chồng chưa cưới:

a. „Beitrittserklärung“ bản gốc

b. Giấy khai sinh bản gốc.

c. Giấy chứng nhận độc thân bản gốc.

d. Bản dịch gốc của các giấy b) và c)

e. Bản chụp công chứng hộ chiếu (xem mục 7c)

10. Sau khi đã nhận đầy đủ giấy tờ, người chồng chưa cưới Đức trình Standesamt bản „Beitrittserklärung“ cùng các giấy tờ khác và trên lý thuyết có thể được cấp giấy xác nhận đã đệ đơn đăng ký kết hôn (Bescheinigung über die Anmeldung zur Eheschließung), được coi là thủ tục khó khăn nhất trong toàn bộ công việc. Động tác tiếp theo là xin thị thực nhập cảnh để kết hôn.

11. Người chồng chưa cưới Đức có thể tải từ Internet văn bản Đơn xin cấp giấy phép cư trú / thị thực nhập cảnh (Antrag auf Erteilung einer Aufenthaltsgenehmigung-Visumsantrag), in và khai đầy đủ 3 bản gửi cho vợ chưa cưới.

12. Người chồng chưa cưới Đức làm việc trực tiếp với Sở Ngoại kiều:

a. Nộp giấy Verpflichtungserklärung (Cam kết chịu trách nhiệm), người Việt thường gọi là „Giấy mời“, theo Điều 84 Luật ngoại kiều.

b. Đề nghị nhân viên sở ngoại kiều cấp giấy xác nhận đã chấp thuận (Vorabzustimmung).

13. Người chồng Đức sau đó gửi các giấy tờ sau cho người vợ Việt:

a. Đơn xin cấp thị thực (Visumsantrag) đã khai, 3 bản.

b. Giấy Verpflichtungserklärung) bản gốc.

c. Bản gốc giấy xác nhận đã đệ đơn đăng ký kết hôn „Bescheinigung über die Anmeldung zur Eheschließung“.

d. Bản chụp công chứng hộ chiếu của chồng.

e. Giấy xác nhận hộ khẩu (Meldebescheinigung) mới cấp, bản gốc.

f. Giấy mời tự viết, không cần theo mẫu (mục đích đăng ký kết hôn).

14. Người vợ Việt tới Đại sứ quán Đức xin thị thực nhập cảnh, trình các giấy tờ sau:

a. Hộ chiếu vợ.

b. 3 bản Đơn xin cấp thị thực nhập cảnh, đã khai đầy đủ và ký tên.

c. 3 ảnh mới chụp (dạng dùng để dán vào hộ chiếu).

d. Các văn bản đã được Đại sứ quán công chứng: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận độc thân và các bản dịch của các giấy tờ này (xem phần 7a và b).

e. Bản gốc giấy „Bescheinigung über die Anmeldung zur Eheschließung“, do phòng Standesamt Đức cấp.

f. Các giấy tờ xác nhận chồng chưa cưới Đức (xem 13d-f).

g. Tất cả các giấy tờ từ 14d) đến 14f) cópy và nộp hai bản. Các bản gốc sẽ được nhận lại.

h. Giấy xác nhận chấp thuận trước (nếu có) của sở ngoại kiều.

15. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Đại sứ quán Đức sẽ gửi đơn nói trên cho sở ngoại kiều ở Đức, nơi hai vợ chồng sau khi cưới sẽ có hộ khẩu.

16. Sau khi có ý kiến đồng ý của Sở ngoại kiều, Đại sứ quán Đức cấp cho người vợ Việt thị thực nhập cảnh để kết hôn.

17. Cũng có trường hợp Đại sứ quán Đức yêu cầu trình vé máy bay trước khi cấp thị thực nhập cảnh vào Đức.

Nhập cảnh CHLB Đức

18. Người vợ chưa cưới Việt cần có bảo hiểm y tế. Thường người ta hay đóng bảo hiểm y tế du lịch (Reisekrankenversicherung) cho thời gian làm giấy tờ ban đầu. Việc đó rất cần thiết vì trong trường hợp bị đau ốm không có bảo hiểm, người chồng chưa cưới sẽ phải chịu trách nhiệm thanh tóan các chi phí khám chữa bệnh.

19. Sau khi đăng ký kết hôn, Sở ngoại kiều sẽ cấp giấy phép cư trú cho người vợ Việt. Chú ý nộp đơn gia hạn trước khi hết hạn thị thực nhập cảnh kết hôn.

Lưu ý: Các nội dung hướng dẫn thủ tục cưới trên đây mang tính chất nguyên tắc chung, trong thực tế có thể thay đổi theo thời gian hoặc tùy từng điạ phương. Người có nhu cầu cần hỏi kỹ càng tại các cơ quan có thẩm quyền.

(Xem trọn ấn phẩm tại: Sổ tay lưu trú: Sang Đức kết hôn và đoàn tụ gia đình)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang