.png)
Siêu thị Đức: Bê bối hàng trăm tấn thịt gia súc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng
Công ty mang tên Raiffeisen Viehzentrale (RVZ)
RVZ thuộc những công ty chăn nuôi gia súc lớn nhất ở Đức, dường như đã khai báo không chính xác việc chăn nuôi hơn 1.100 con gia súc. Kết quả, hơn một trăm tấn thịt mang thông tin chất lượng sai lệch được đem bán trong các siêu thị và các cửa hàng giảm giá ở Đức.
Cáo buộc
Cụ thể, đó là loại thịt bò, được đánh ký hiệu chăn nuôi cấp độ 3. Cấp độ 3 là cấp độ chăn nuôi thân thiện với động vật hơn, động vật có nhiều không gian hơn và không khí trong lành hơn. Do đó, những người tiêu dùng sẵn sàng mua những sản phẩm như vậy. Họ có thể trả nhiều tiền hơn so với loại chất lượng kém hơn, tức cấp độ thấp hơn. Mỗi con vật chăn nuôi được gắn thẻ mang cấp độ chất lượng đó trên tai, kể cả sau khi giết mổ phải giữ nguyên.
Như công ty giám định chất lượng QS Qualität und Sicherheit GmbH chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng trong ngành công nghiệp thịt trên toàn Liên bang giám định cho thấy, thực tế thịt bò của RVZ ở cấp độ thấp hơn.
Theo báo cáo của công ty giám định chất lượng QS, thẻ chất lượng chăn nuôi đeo ở tai của từng gia súc được cho là đã bị đánh tráo, tài liệu giao hàng bị sai lệnh và ít nhất có một chữ ký xác nhận chất lượng bị giả mạo. Những khác biệt này đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra từ tháng 11.2023 đến tháng 01.2024. Một công ty kiểm toán độc lập khác được giao điều tra bổ sung. Họ phát hiện, trong vụ bê bối này, công ty RVZ được cho là đã đánh tráo thẻ chất lượng cấp độ đeo trên tai của gia súc.
Thịt bò mất thẻ chất lượng gần như không thể bán trong siêu thị
Hậu quả đối với RVZ rất lớn: Ngoài khoản tiền phạt theo hợp đồng là 50.000 Euro, sản phẩm của RVZ không còn được phép nằm trong hệ thống kiểm tra chất lượng QS. Nếu không có sự công nhận của QS, sản phẩm thịt sẽ bị thiếu con dấu giám định chăn nuôi. Hệ quả thịt của RVZ sẽ không thể bán trong các siêu thị của Đức.
Nạn bán ô tô đã sử dụng: Lừa đảo trắng trợ bằng Web giả mạo
Đối với nhiều người, một chiếc xe đã qua sử dụng là sự lựa chọn tối ưu, bởi với họ những chiếc xe mới là quá đắt. Theo một phân tích, không còn quá nhiều mẫu ô tô mới với giá dưới 20.000 Euro. Mua một chiếc xe đã qua sử dụng thường có thể là giải pháp rẻ nhất, nhưng đối với một số người, nó quá rủi ro, đó là lý do tại sao họ thích đến đại lý bán xe cũ hơn. Nhưng chính cảm giác an toàn này đã bị những kẻ lừa đảo lợi dụng. Do đó, nhà sản xuất ô tô Audi đã cảnh báo về trò lừa đảo lừa đảo phổ biến hiện nay đối với mua bán xe cũ.
Cảnh báo
Nhà sản xuất ô tô Audi có trụ sở tại Ingolstadt chỉ ra rằng xe Audi đã qua sử dụng hiện đang được chào bán trên Internet ở Đức, Áo và Thụy Sĩ với giá cực thấp. Nhưng đây thường chỉ là những ưu đãi mồi nhử nhằm dẫn các bên quan tâm đến các trang web giả mạo của Audi.
Theo nhà sản xuất ô tô, các trang giả được "làm thật một cách lừa đảo" để tạo ấn tượng rằng chúng là những kênh bán hàng chính thức của Audi. Tuy nhiên, những chiếc xe đã qua sử dụng được bán không hề có. Vì vậy, nếu khách hàng chuyển tiền vào ngân hàng trên trang Web giả mạo sẽ bị mất tiền. Đặc biệt, những kẻ lừa đảo thậm chí còn sử dụng cảnh quay các nhân viên bán hàng của Audi đang làm việc.
Khiếu nại hình sự
Nhà sản xuất Audi có trụ sở tại Ingolstadt đã đệ đơn khiếu nại hình sự và cho biết, không rõ đã có bao nhiêu trường hợp lừa đảo và kêu gọi những người bị lừa đảo nên thông báo cho cảnh sát ngay lập tức.
Khuyến cáo
Audi kêu gọi khách hàng nên cẩn thận khi mua ô tô đã qua sử dụng. Đặc biệt với những người buôn bán tư nhân. Nếu mua, nên đến xem kèm theo một người nữa cùng kiểm tra, lái thử và kiểm tra kỹ tất cả các dữ liệu. Theo một cuộc khảo sát, cứ bốn xe cũ bán đi thì có một trường hợp gian lận nếu mua bán tư nhân. Thực ra không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng, như các vết xước thường được đánh bóng để không thể phát hiện, đòi giảm giá. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cực đoan trong đó đồng hồ tốc độ bị quay ngược trở lại.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá