- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Quy định mới về mức thu phí sử dụng đường bộ; giấy tờ nhân thân khi đi máy bay... sẽ có hiệu lực từ tháng 2-2024.
Mức thu phí sử dụng đường bộ mới
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, trong đó, quy định rõ mức thu phí sử dụng đường bộ đối với từng loại phương tiện có hiệu lực từ ngày 1-2-2024.
Theo đó, mức thu phí sử dụng đường của xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh có mức phí 130.000 đồng/tháng. Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 của nghị định); xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ có mức phí 180.000 đồng/tháng. Xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg có mức phí 720.000 đồng/tháng…
Xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg có mức phí 1.040.000 đồng/tháng. Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên có mức phí 1.430.000 đồng/tháng…
Đi máy bay đem theo giấy tờ nhân thân nào?
Thông tư số 42/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ ngày 15-2-2024.
Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ CCCD (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau), giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định.
Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi, dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử có giá trị pháp lý tương đương sau:
Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu (có dấu kiểm chứng nhập cảnh gần nhất) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (có dấu kiểm chứng nhập cảnh gần nhất) và giấy tờ liên quan cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn thị thực; chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế; giấy phép lái ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách (quy định mới).
Trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của Sở Ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi hành khách mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, CMND, thẻ CCCD; giấy chứng minh, chứng nhận của Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; tài khoản định danh điện tử mức độ 2; giấy xác nhận nhân thân do cơ quan công an xác nhận; giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi đến trên 14 tuổi không quá 20 ngày, có thể sử dụng các loại giấy tờ đi tàu bay như đối với hành khách chưa đủ 14 tuổi.
Một số trường hợp "độ" xe vẫn được đăng kiểm
Theo quy định mới tại Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15-2-2024, việc thay đổi xe cơ giới mà không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định.
Cụ thể, xe cơ giới chỉ thay đổi liên quan đến nội thất và tính tiện nghi, không liên quan đến an toàn thì không coi là cải tạo và vẫn được đăng kiểm. Cụ thể thay đổi: cửa lên xuống khoang hành khách (không thay đổi vị trí và kích thước cửa); kết cấu thùng chở hàng; lắp, thay thế/tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy mà không cần gia công thay đổi kết cấu của xe để bảo đảm việc lắp đặt...
Ngoài ra, miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo cho một số trường hợp: Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe; lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo...
Cùng với việc phát triển các đô thị vệ tinh, các ý kiến đề xuất đều mong muốn quy hoạch TP.HCM phải tạo được liên kết vùng để khai thác hết tiềm năng của cả khu vực…
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết thời gian qua đã có trên 50 chuyên đề và báo cáo tổng quát về quy hoạch TP.HCM. Thành phố muốn nghe ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, địa phương và các đơn vị, đặc biệt là các ý kiến đóng về liên kết vùng TP.HCM.
PHÁT TRIỂN 3 ĐÔ THỊ VỆ TINH
Tại hội thảo khoa học góp ý dự thảo “Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, được tổ chức ngày 31/01/2024, tổ tư vấn quy hoạch đề xuất định hướng phát triển hệ thống đô thị TP.HCM trong tương lai theo 02 kịch bản phát triển không gian.
Kịch bản 01: phát triển TP.HCM gồm 01 đô thị trung tâm (16 quận), 01 đô thị song hành là TP. Thủ Đức và 05 đô thị vệ tinh.
Kịch bản 02 (là kịch bản được chọn) gồm: 01 đô thị trung tâm (15 quận), 01 đô thị song hành (đô thị loại 1 là TP. Thủ Đức) và 03 đô thị vệ tinh (các đô thị vệ tinh gồm: Hóc Môn - Củ Chi, Bình Chánh và Nhà Bè - Cần Giờ - quận 7).
Tổ tư vấn cho rằng đô thị trung tâm sẽ là đô thị đặc biệt gồm 15 quận. Đây là đô thị hạt nhân của hệ thống đô thị thành phố. Kịch bản 02 sẽ hình thành và phát triển 03 thành phố vệ tinh kiểu mới – đô thị đáng sống; có vai trò là các đô thị cửa ngõ của TP.HCM.
Đóng góp ý kiến, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn thiên về kịch bản số 02, nhưng băn khoăn về việc quy hoạch 03 đô thị vệ tinh.
Ông Sơn cho rằng TP.HCM nên tổ chức không gian đô thị theo hướng có 01 đô thị trung tâm và 01 “thành phố trong thành phố: là TP. Thủ Đức. Nếu tổ chức thêm các thành phố khác thì tiềm lực đóng góp của các thành phố này phải tương đương TP. Thủ Đức.
Vì vị thế của TP. Thủ Đức rất đặc biệt, nó có thể đại diện cho TP.HCM hợp tác với 03 tỉnh thành khác trở thành 04 tỉnh thành (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách hiện nay. Các trục liên kết tứ giác này rất quan trọng, đặc biệt là trục nối từ Bình Dương ngang TP. Thủ Đức, phía Đồng Nai xuống Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Nếu làm 03 đô thị vệ tinh thì nên xác định làm 02 “thành phố trong thành phố” trong tương lai”, ông Sơn nói.
Về mặt chiến lược, nên cắt huyện Bình Chánh ra 02 phần. Theo đó, “thành phố trong thành phố” thứ 02 của TP.HCM ở phía Nam sẽ là: Nhà Bè - quận 7 và một phần phía Nam Bình Chánh. Còn thành phố phía Bắc sẽ là: Hóc Môn - Củ Chi và một phần phía Bắc Bình Chánh.
Như vậy, TP.HCM sẽ có 03 đô thị vệ tinh là: TP. Thủ Đức, thành phố phía Nam (phát triển kinh tế biển) và thành phố phía Bắc (phát triển kết nối với Campuchia, Đồng bằng sông Cửu Long).
“Để TP.HCM đạt được tăng trưởng 02 con số liên tục trong nhiều năm thì những đô thị thành phần cũng phải đạt được tăng trưởng 02 con số. Nếu 03 đô thị vệ tinh tách ra sẽ không đủ tiềm lực để đạt tăng trưởng 02 con số, nên chỉ có cách làm 02 thành phố. Việc chia các thành phố không đơn thuần là chia diện tích, chia quản lý đô thị mà tác động đến kinh tế, xã hội”, ông Sơn nhận định.
Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, Tổ trưởng Tổ tư vấn phản biện quy hoạch TP.HCM, TP.HCM nên tổ chức hội thảo để bàn về không gian cần bao nhiêu đô thị và tiêu chí gì để xác định các đô thị trong tương lai. Đến thời điểm này, dự thảo đã có nhiều thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, trong báo cáo còn nhiều nội dung thiếu sự kỹ lưỡng, thống nhất, hoàn thiện.
Đóng góp ý kiến, các chuyên gia cũng cho rằng đề án còn mang tính chung chung, số liệu một số lĩnh vực lạc hậu, không sát thực tế. Đơn cử như về dân số, cần tính toán dựa trên cơ sở đang sinh sống và làm việc hiện tại chứ không phải tính dựa trên hộ khẩu như hiện nay. Tổ tư vấn cần đánh giá phân tích làm rõ mô hình tăng trưởng của TP.HCM tập trung vào vấn đề gì?...
CẦN CÓ VÀNH ĐAI 5 ĐỂ LIÊN KẾT VÙNG
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Rành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đề xuất TP.HCM đưa vào quy hoạch Vùng làm đường Vành đai 5 kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Vì hành lang Đông Nam bộ là trục kinh tế chính của Vùng, nối từ Tây Nguyên, qua Bình Dương, Đồng Nai, đến cảng Cái Mép - Thị Vải.
TP.HCM đã phát triển gần lấp đầy đến đường Vành đai 2. Do đó, khoảng giữa Vành đai 3 và Vành đai 4 là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng quốc gia và của Vùng.
“Hiện nay, Chính phủ cũng đã có quyết định đầu tư dự án cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa, cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Quốc lộ 13C nên cần phải tính toán dần đường Vành đai 5. Nếu không có hướng đầu tư Vành đai 5 TP.HCM từ sớm, từ xa thì Bình Dương sẽ trở thành điểm nghẽn lớn khi các trục giao thông lớn đổ về đây”, ông Dành cho biết thêm.
Về phía tỉnh Tây Ninh, ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, nhìn nhận hạ tầng giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng nói chung chưa được liền mạch. Đặc biệt, việc kết nối với Tây Ninh đã rất cấp thiết.
Ông Thắng dẫn chứng, để dự cuộc họp tại TP.HCM vào lúc 8h, đoàn Tây Ninh phải chuẩn bị từ lúc 4h để kịp ăn sáng, di chuyển.Quãng đường chỉ khoảng 100 km nhưng tốn rất nhiều thời gian. Do đó, vấn đề quy hoạch hạ tầng giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng là hết sức cấp thiết. Tây Ninh đề nghị TP.HCM dành nguồn lực tập trung để phát triển hành lang quan trọng như Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đường Xuyên Á, các hạ tầng đường thủy, đường sắt đảm bảo đồng bộ.
Về phía tỉnh Bình Phước, bà Phan Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Phước, đề nghị TP.HCM quan tâm bổ sung cập nhật các tuyến Quốc lộ 13b, 13c và 14c trong báo cáo tổng thể quy hoạch…
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đề nghị đơn vị tư vấn cần khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của TP.HCM. Định hướng phát triển kinh tế TP là “xanh và số”.
Công nghiệp của TP.HCM phát triển những ngành mới như vi mạch, điện tử, chíp, bán dẫn, ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghệ cao, loại bỏ toàn bộ những ngành nghề có thâm hụt lao động của 20 năm về trước.
Liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh là giải pháp định hướng cho quy hoạch lần này. Cụ thể, ưu tiên ngành phát triển để phân chia quy mô của từng loại để thực hiện; phát triển thương hiệu có tính định hướng cho cả vùng…
Thời gian tới, TP.HCM sẽ họp 02 nhóm hội đồng cùng 02 nhóm tư vấn và hai tổ phản biện về quy hoạch chung TP.HCM. Văn phòng UBND TP.HCM thông báo cho các đơn vị tư vấn chỉ tập trung 02 điểm định hướng không gian phát triển hạ tầng và định hướng không gian phát triển các ngành kinh tế.
(Ảnh minh họa).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để 2 cá nhân thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ Đảng 2 cá nhân.
Ngày 31/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, quyết định về công tác cán bộ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và ông Phan Việt Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Ông Trần Tuấn Anh là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng.
Trên cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành công tác của ngành Công Thương đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự, xử lý kỷ luật đảng, hành chính.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Trần Tuấn Anh đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Ông Phan Việt Cường là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công giữ một số chức vụ lãnh đạo tại địa phương.
Trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Phan Việt Cường chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều tổ chức đảng, đảng viên cấp dưới vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị xử lý hình sự.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Phan Việt Cường đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; ông Phan Việt Cường thôi giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Cũng tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Trần Đức Quận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và ông Nguyễn Nhân Chiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh vì những vi phạm sau: các ông Trần Đức Quận, Nguyễn Nhân Chiến đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Vi phạm của 2 cá nhân này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Đức Quận và ông Nguyễn Nhân Chiến.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.
Ông Trần Đức Quận, 57 tuổi, Ủy viên Trung ương khóa 13, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng, bị Ban Chấp hành Trung ương khai trừ Đảng.
Quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất trong Đảng với ông Quận được Trung ương đưa ra tại hội nghị bất thường sáng 31/1.
Trung ương đánh giá ông Trần Đức Quận đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Vi phạm này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Một tuần trước, ông Trần Đức Quận bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) bắt tạm giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ. Cơ quan chức năng cáo buộc ông Quận có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật khi tham gia chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan đến dự án Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Liên quan siêu dự án này, trước ông Quận, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã bắt ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng với cáo buộc Nhận hối lộ. Bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I) của Văn phòng Chính phủ bị khởi tố với cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Kết quả điều tra ban đầu cho rằng bà Ngọc lợi dụng vị trí công tác làm trái chức trách, nhiệm vụ được phân công trong giải quyết thanh tra, khiếu nại về dự án, gây thiệt hại cho nhà nước. Giữa năm 2020 khi công bố kết quả thanh tra quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên tỉnh Lâm Đồng, Thanh tra Chính phủ từng kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của 3 dự án vi phạm pháp luật về đất đai và đầu tư, trong đó có dự án của Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh.
Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh có quy mô hơn 3.595 ha, trong đó diện tích thuê rừng 1.050 ha với tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện từ năm 2010 đến năm 2018. Đến nay dự án chỉ xây dựng được vài công trình tạm, để rừng bị phá, lấn chiếm hàng trăm ha. Trong vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dự án này cũng được nhắc đến.
Ông Quận là Bí thư Tỉnh ủy đương nhiệm thứ tư bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025. Tháng 7/2021, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam bị cách tất cả chức vụ trong Đảng. Một năm sau đó, ông Nam bị phạt 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tháng 10/2022, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bị khai trừ Đảng. Trước đó, ông Thăng bị bắt với cáo buộc chỉ đạo làm trái quy định đấu thầu trong vụ án liên quan Công ty Việt Á.
Đầu tháng 10/2023, ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bị cách tất cả chức vụ trong Đảng do giải trình nguồn gốc tài sản không trung thực.
Nguồn: Soha; VnEconomy; CafeF; Vnexpress
Chiếc xe 'tự bỏ chạy', để chủ nhân bơ vơ; Khẩn cấp cảnh báo siêu bão; Lũ cát ở Mũi Né lại tràn xuống đường; Nhành cây rơi đè 1 người tử vong
Loạt bị cáo lộ tài sản 'khủng' sau khi bị bắt; Đại án Xuyên Việt Oil; Bài toán phủ sóng metro; Đà Nẵng tan nát dự án công viên rồng
345 người chết & mất tích vì bão lũ; Phía sau 12.000 trang sao kê 'lòng tốt'; Hơn 500 hộ dân khốn khổ vì… nước sạch
Tiền tỷ 'bay' theo siêu bão; Dư địa mới cho gạo Việt; Làn sóng 'găm hàng' BĐS rồi để 'hoang' chờ tăng giá; 'Choáng' giá nhà chung cư
Mang phim đi chiếu xứ người; Trà Ngọc Hằng bị tuyên phạt; Khánh Vy giữa những tranh cãi; Loạt sinh viên nhập viện bất thường
Phẫn nộ clip 'Quả báo Làng Nủ'; Vụ học sinh bị ô tô cán chết; Chuyện muôn thuở mỗi mùa từ thiện; Sập hầm cầu chui đang thi công
Kỳ Duyên trợn mắt, mua may quay cuồng; Trấn Thành thắng lớn; Lũ miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục; Giao thông tê liệt vì lũ dữ
Ngọc Trinh đã biết sợ; Kỳ Duyên nổi giận; Nghịch lý Cánh Diều Vàng 2024; Loạt chương trình bị hủy vì siêu bão
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá