Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Từ ngày 1.1.2025, theo quy định, các hộ gia đình phải thực hiện phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, đến nay, việc thực hiện quy định này vẫn chỉ "nằm trên giấy" ở nhiều địa phương.
"Chưa thấy ai nói gì"
Đều đặn mỗi ngày, cứ vào khoảng thời gian từ 19 - 20 giờ, góc đường Vĩnh Viễn gần đường Lý Nam Đế trên địa bàn P.7 (Q.11, TP.HCM) lại bị biến thành bãi tập kết và phân loại rác. Công nhân vệ sinh tiến hành thu gom rác từ các chung cư và hộ dân trong khu vực đưa về địa điểm này để phân loại. Từ những thùng rác hỗn hợp, những người thu gom phải "đào bới"; phân loại rác "ve chai" để tận dụng bán cho các vựa thu mua phế liệu, còn rác sinh hoạt đưa lên xe mang đến các cơ sở xử lý. Việc này đã kéo dài nhiều năm qua nên vào khung giờ nói trên, không những giao thông bị ảnh hưởng mà người dân địa phương cũng phải chịu đựng mùi hôi thối do quá trình phân loại rác gây ra.
Chị H.H.Nhung, một hộ dân trong khu vực cho biết, mấy năm trước cũng có nghe tuyên truyền hướng dẫn về phân rác thành 2 loại là tái chế và rác sinh hoạt nhưng gần đây "không thấy ai nói gì". Chung cư nhà chị mỗi tầng chỉ có một phòng chứa rác, trong phòng chỉ có một thùng rác nên tất cả đều dồn vào đó và như vậy, có phân loại hay không cũng gần như vô nghĩa. "Nhà tôi vẫn giữ thói quen phân rác thành 2 loại là rác tái chế và rác hữu cơ vì thấy những người thu gom nhọc công đào bới trong những đống rác hôi thối để nhặt rác ve chai vừa bẩn vừa cực nên chủ động làm vậy cho họ đỡ nhọc công. Hơn nữa, mình nhận thức được vấn đề cần phải hành động văn minh để bảo vệ môi trường. Ở chung cư của mình cũng có một số người khó khăn, họ tận dụng rác ve chai để kiếm thêm thu nhập nhưng số đông thì vẫn xả rác theo cách vốn có từ trước đến nay", chị Nhung tâm sự.
Tương tự, ngay tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7), anh N.T.Tâm kể: "Tôi đọc báo thấy có quy định từ 1.1.2025 các hộ gia đình phải phân loại rác tại nguồn (PLRTN), nếu không sẽ bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Tôi cũng lo nếu vi phạm sẽ bị phạt nhưng thực tế là gần 2 tháng nay chưa thấy ai nói gì và mọi việc thu gom vẫn theo cách truyền thống. Tôi ra đường vẫn thấy khắp nơi đầy rác thải và mọi thứ vẫn dồn chung cùng một thùng chứa".
"Trong mấy năm gần đây khi nền kinh tế số phát triển, các dịch vụ giao hàng, thức ăn phát triển mạnh khiến lượng bao bì nhựa, giấy tăng mạnh. Mỗi ngày lượng rác thải ra tăng hơn ít nhất khoảng 50% so với trước đại dịch Covid-19. Do vậy, nhà tôi vẫn chủ động tái sử dụng các bao bì giấy, nhựa còn dùng được. Bên cạnh đó, trong nhà có 2 giỏ rác để chứa rác có thể tái chế và rác sinh hoạt. Tôi làm vậy vì muốn hỗ trợ những người gom rác đỡ cực và rác tái chế cũng đỡ phải tốn thêm nước để làm sạch", anh Tâm nói.
Theo Sở TN-MT TP.HCM, với dân số khoảng 10 triệu người, mỗi ngày lượng chất thải rắn sinh hoạt mà thành phố thải ra là khoảng 9.700 tấn đang được thu gom và xử lý tại các nhà máy xử lý tập trung.
Rào cản nào trong việc PLRTN?
Trả lời Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Sở TN-MT xác nhận: Hiện tại trên địa bàn thành phố vẫn đang thu gom rác (chất thải rắn sinh hoạt - CTRSH) theo hình thức cũ là phân thành 2 loại: nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải rắn còn lại. Việc thực hiện theo luật và nghị định mới, Sở đã có đề án trình Thường vụ Thành ủy xem xét. Tuy nhiên, trong thời gian qua do một số yếu tố khách quan về mặt tổ chức nhà nước nên Sở vẫn tiếp tục chờ. Khi nào đề án được duyệt, Sở sẽ triển khai và ban hành các chính sách hỗ trợ thực hiện.
Không chỉ TP.HCM mà vấn đề PLRTN theo quy định mới tại nhiều địa phương khác cũng gặp trở ngại. PGS-TS Trần Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu (Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế), cho biết nhiều địa phương vẫn chưa ban hành được Kế hoạch phân loại rác tại nguồn và kể thêm: "Vừa qua, tôi có ngồi 2 hội đồng phản biện cho đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của 2 địa phương ở miền Trung. Các địa phương còn rất lúng túng, một phần là do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng và sắp đến có thể còn thay đổi nhiều ví dụ như Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 02/2022 của Bộ TN-MT".
Là một trong những đơn vị tham gia trực tiếp với một số địa phương tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác trong việc thu gom, xử lý rác, ông Nguyễn Trọng Minh, CEO Công ty cổ phần Công nghệ Grac, thừa nhận thực tế thời gian qua, việc PLRTN còn gặp nhiều khó khăn vì 4 rào cản chính. Thứ nhất, do nhận thức và thói quen của người dân chưa tốt. Thứ 2, do cơ sở hạ tầng và công nghệ chưa đồng bộ. Thứ 3, chưa có sự thống nhất và hướng dẫn chi tiết trong các quy định pháp luật. Thứ 4 là vấn đề chi phí và nguồn lực còn hạn chế.
Từ thực tế đó, ông Minh khuyến nghị một số giải pháp: Đầu tiên vẫn cần tiếp tục tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng. Thứ 2, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý. Kế đến là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ cho hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý tương ứng với các loại rác đã được phân loại. Nếu rác hữu cơ và rác tái chế được thu gom riêng, cần nhà máy hoặc dây chuyền xử lý phù hợp. Cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ giúp quá trình phân loại thực sự hiệu quả. Đây là vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó cần phối hợp một số biện pháp như thu hút tư nhân tham gia theo hình thức hợp tác công - tư. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế linh hoạt để cập nhật, đánh giá và điều chỉnh quá trình này trong thực tế. Thêm vào đó cần đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% cần tập trung huy động nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, với nhu cầu vốn cho cả nền kinh tế khoảng 4 triệu tỷ đồng trong năm nay.
Đầu tư vào các ngành, lĩnh vực "mũi nhọn"
Sáng 27/2, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, hội nghị nhằm thảo luận nhiệm vụ, giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số, hướng tới phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu đặt ra trong năm nay là đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% GDP.
Theo ông, các doanh nghiệp có mặt tại hội nghị này chính là lực lượng kinh tế nòng cốt, đóng vai trò tiên phong đưa đất nước phát triển bứt phá. Với tiềm lực và vị thế của mình, doanh nghiệp nhà nước cần tập trung đầu tư, khai thác các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia.
Mục tiêu đặt ra là: Ít nhất 30% thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa hoặc cắt giảm; chi phí sản xuất, kinh doanh giảm khoảng 3%; các chi phí khác như chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức cũng cần được giảm thiểu; ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ bị bãi bỏ.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% cần tập trung huy động nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, với nhu cầu vốn cho cả nền kinh tế khoảng 4 triệu tỷ đồng trong năm nay. Trong đó, DNNN là lực lượng dẫn dắt cùng với khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân trong nước là ba trụ cột để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi lên từ nội lực.
Ông Cao Anh Tuấn cũng lưu ý đến việc tăng cường đầu tư phát triển, xác định rõ và đầu tư vào các ngành, lĩnh vực "mũi nhọn" của nền kinh tế dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo; xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý với những giải pháp đột phá, cơ chế chính sách phù hợp, khả thi để khuyến khích phát triển mạnh mẽ DNNN.
Cần đầu mối xử lý công việc khi tinh gọn bộ máy
Về phần doanh nghiệp, ông Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) - cho hay, năm 2024 Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các kế hoạch từ 6-27%, tiếp tục thiết lập nhiều kỷ lục mới với tổng doanh thu lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ đồng.
Để thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong năm 2025, tập đoàn mong muốn phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp được quyết định đầu tư đối với tổng mức đầu tư đến 5.000 tỷ đồng, hoặc 50% vốn điều lệ; cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đến 10.000 tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.
Ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) - nhìn nhận, mục tiêu tăng trưởng 8% và tăng trưởng 2 con số “chúng tôi tin là khó nhưng sẽ làm được”.
Để đạt mục tiêu này, theo ông, cần có những cái mới và phải được đầu tư ngay từ bây giờ. Các công trình nghiên cứu có thể thành công hay không thì ngay từ bây giờ, cần có thử nghiệm, đánh giá, cần có những DN mạnh dạn áp dụng cái mới. “Viettel cho rằng chắc chắn phải vươn ra nước ngoài và điều này không hề dễ. Chúng tôi và các DN khác đều cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ”, ông Thắng nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), năm 2025 ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 16%, cao gấp đôi mục tiêu tăng trưởng GDP. “Chúng tôi sẽ tập trung tín dụng vào các lĩnh vực có tính chất động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng, năng lượng, giao thông và sản xuất phục vụ xuất khẩu”, ông Tùng nêu rõ.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo ngân hàng kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNN phát triển bền vững. Đồng thời, cần có thêm cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có hàm lượng sản xuất nội địa cao.
“Chúng tôi cho rằng, cần có cơ chế thử nghiệm và chính sách hỗ trợ triển khai mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là những sáng kiến ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường”, ông Tùng nói.
Ngoài ra, ông Tùng cũng mong muốn, trong quá trình sắp xếp, tinh giản bộ máy cần sớm có các đầu mối xử lý các công việc liên quan đến triển khai dự án của doanh nghiệp.
Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được triển khai, mở bán trong bối cảnh giá chung cư vẫn tăng cao, đây là tín hiệu vui với người lao động, người có thu nhập thấp. Nguồn cung nhà ở khởi sắc như vậy nhưng người dân có tiếp cận được hay không thì vẫn là một bài toán khó…
Năm 2025, thị trường nhà ở xã hội tại Thủ đô được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn khi từ cuối năm 2024, một số dự án đã có những chuyển biến tích cực và đang được đẩy nhanh tiến độ.
Cụ thể, giữa tháng 1 vừa qua, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt, cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong Kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021-2025. Trong số 72 dự án mới được phê duyệt, có 8 dự án nhà ở xã hội, với tổng diện tích sàn 255.722 m2 với 1.583 căn hộ.
Riêng trên địa bàn huyện Thường Tín có tới 5 dự án nhà ở xã hội, quận Long Biên (2 dự án) và quận Hoàng Mai (1 dự án); Tại quận Hoàng Mai sẽ có dự án nhà ở xã hội ngõ 218 Lĩnh Nam với 500 căn hộ. Ngoài ra, quận Long Biên có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô quy hoạch A4/HH5 tại phường Ngọc Thuỵ và Thượng Thanh, gồm 450 căn hộ và có tổng mức đầu tư 812 tỷ đồng…
Mặc dù nguồn cung nhà ở xã hội được cải thiện ngay từ đầu năm nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhìn nhận, những người có thu nhập trung bình và thấp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở. Bởi hiện nay người có thu nhập trung bình và những người thực sự cần nhà ở có thu nhập không cao.
Cùng với đó, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là người lao động độc thân có thu nhập hàng tháng không quá 15 triệu đồng. Với người đã kết hôn, vợ chồng có thu nhập dưới 30 triệu đồng. Do đó, thu nhập 15 triệu đồng/tháng được xếp vào nhóm thu nhập khá vì thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức 7 triệu đồng/tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhà ở xã hội luôn là nhu cầu hàng đầu của xã hội vì đây là loại sản phẩm phù hợp với mức thu nhập, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân thuộc nhóm đối tượng chính sách, những người có thu nhập thấp, chỉ có nguồn thu từ lương mà không có thu nhập khác.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có được nguồn cung nhà ở để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là tại các đô thị và những vùng có kinh tế phát triển. Bởi ở các thành phố lớn, việc làm cho người lao động nhiều nhưng nhà ở lại thiếu, thậm chí phân khúc nhà giá rẻ lại rất hiếm, dẫn đến nhà ở xã hội gần như là cứu cánh cho các nhóm đối tượng này. Do đó, cần phải thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia để phát triển nguồn cung, đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của xã hội càng lớn càng tốt.
Cũng theo ông Đính, với mức giá hiện nay trên thị trường, đầu vào của việc phát triển các dự án đầu tư ngày càng tăng lên, xây dựng nhà ở xã hội có giá phù hợp với nhóm đối tượng công nhân, người có thu nhập thấp là bài toán khó. Những căn hộ nhà ở xã hội có mức giá trên 1 tỷ và dưới 2 tỷ, là nhóm sản phẩm mà người lao động, người thu nhập thấp có khả năng tiếp cận. Để tạo ra được những nhóm sản phẩm như vậy là bài toán rất khó nhưng vẫn phải làm. Làm bằng cách, các chủ đầu tư khi tham gia vào dự án phải áp dụng công nghệ, áp dụng giải pháp để tiết kiệm chi phí, đưa chi phí xuống mức hợp lý nhất có thể.
“Nhà nước đương nhiên phải có chính sách hỗ trợ về thuế và một số ưu đãi. Cùng với đó là nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc hỗ trợ cho vay để mua nhà ở xã hội nhưng có một số điều khoản chưa hợp lý. Ví dụ, Nghị định 100 vẫn đang áp dụng cho vay để mua nhà ở xã hội tương đương với hộ nghèo là 6,6%, mức lãi suất này theo tôi là không hợp lý. Bởi nếu áp dụng mức lãi suất như vậy thì cả chủ đầu tư và người mua nhà vẫn gặp nhiều khó khăn, họ không mặn mà vay, dẫn đến không khuyến khích các chủ đầu tư tham gia”, ông Nguyễn Văn Đính nói.
Ông Đính cho rằng, không nên làm nhà ở xã hội quá rẻ vì chất lượng không đảm bảo. Ngoài việc bố trí được nhà ở cho người lao động thì phải bảo đảm được chất lượng nhà ở. Giá nhà vẫn để thị trường quyết định nhưng phải tính toán sao cho phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
Cùng với đó, các địa phương và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội, bởi vai trò của họ là tạo ra các quỹ đất quy hoạch; các điều kiện, thủ tục xử lý, giải quyết quy trình phải ngắn gọn, giúp các chủ đầu tư cảm thấy thoải mái, từ đó tích cực tham gia vào làm nhà ở xã hội. Đặc biệt, quỹ đất phải có và quy hoạch cho các quỹ đất này cũng phải phù hợp, đúng và trúng. Thực tế nhiều nơi giao đất để làm nhà ở xã hội ở những vị trí xa xôi, không tiện lợi, nhà xây xong nhưng không thu hút người đến ở. Cho nên, quy hoạch phải hướng đến việc chọn các vị trí nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu của người dân và các đối tượng chính sách, như gần các khu lao động, khu công nghiệp, nơi có nhóm đối tượng tiếp cận được và thuận tiện cho sinh hoạt, công việc.
“Vai trò của địa phương là phải đảm bảo kế hoạch, đảm bảo quỹ đất và hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Phía các hệ thống ngân hàng phải nghiên cứu mức độ lãi suất phù hợp với người vay mua nhà. Các doanh nghiệp cần tham gia tích cực để nỗ lực tạo ra sản phẩm nhà ở xã hội thì mới có thể hoàn thành đề án mà Chính phủ giao là hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030”, TS. Nguyễn Văn Đính chia sẻ.
GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu quan điểm: “Nhà ở xã hội hiện nay là “mô típ” của một chính sách xã hội, có sự lai tạp của thời bao cấp, thế nhưng, giá của nhà ở xã hội hiện đã cao gấp đôi giá nhà 10 năm trước đây. Chính sách xã hội triển khai đầy đủ nhưng giá cao ngất ngưởng như vậy thì người dân không đủ khả năng để tiếp cận được nhà ở xã hội. Tôi đồng ý với chủ trương lớn là phải tạo ra phân khúc nhà có giá phù hợp với thu nhập của người dân. Thế nhưng nếu chúng ta dùng cách thức bao cấp để áp dụng với chính sách nhà ở xã hội thì tôi khẳng định đến nay chính sách này chưa đạt được thành công như mong đợi”.
Ông Đặng Hùng Võ cho biết thêm, loại nhà được coi là nhà ở xã hội hiện vẫn không phù hợp với thu nhập của những người có thu nhập trung bình chứ chưa nói là thu nhập thấp. Vì vậy, cần có giải pháp liên kết để tạo ra được một mặt bằng giá cả, ít nhất là phù hợp với những người có mức thu nhập trung bình. Giá nhà hiện nay đã cao gấp 2 lần giá nhà của 10 năm trước thì không thể gọi là “bao cấp” nữa.
“Xu hướng giá nhà tăng như hiện nay là không phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Vì vậy, tôi cho rằng, chúng ta cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để kiềm chế đà tăng của giá nhà. Hiện nay, tình trạng đầu cơ nhà ở vẫn còn, tình trạng tích trữ nhà ở, tình trạng làm giàu từ việc thương mại nhà ở vẫn tồn tại. Nếu cứ mãi như vậy thì không thể kỳ vọng vào việc giảm giá nhà cho phù hợp với thu nhập của người dân. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là phải đưa ra thị trường phân khúc nhà ở có giá thấp; phải chấm dứt tình trạng tăng giá, tăng giá ảo hiện nay, vì điều này đã và đang là trở ngại khiến giá nhà ở xã hội vẫn xa tầm với của người lao động”, GS. Đặng Hùng Võ cho hay.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để nhà ở xã hội đến được với người lao động, người có thu nhập thấp, thời gian tới rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía Chính phủ. Cụ thể, đối với chủ đầu tư, có thể xem xét các chính sách hỗ trợ hấp dẫn nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào phân khúc này. Đối với người dân, có thể xem xét bổ sung thêm các gói tín dụng ưu đãi, cho vay lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt ông Trương Huy San, được biết đến với bút danh Huy Đức, 30 tháng tù về tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân'.
Trong phiên xét xử sơ thẩm diễn ra ngày 27/2, nhà báo Huy Đức, sinh năm 1961, có hai luật sư bào chữa, trong đó một luật sư do gia đình mời.
Hội đồng xét xử gồm ba người: một thẩm phán chủ tọa phiên tòa và hai hội thẩm nhân dân. Hai kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố tại phiên tòa, trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân "Truong Huy San (Osin Huy Duc)" nhiều bài viết, trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các bài viết này có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước, tại phiên tòa, ông Trương Huy San khai việc đăng tải bài viết trên Facebook cá nhân đều do ông tự thu thập, tự đánh giá, và khi đăng ông không có mục đích chống Đảng, chống Nhà nước.
Báo chí trong nước dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam cho rằng ông đã thừa nhận trong 13 bài viết nói trên có một số nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân và cho rằng mình "rất lấy làm tiếc và xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước, trước các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi bài viết".
Trên cơ sở đó, ông thừa nhận hành vi của mình đã vi phạm điều 331 - Bộ luật Hình sự và đồng ý với tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố.
Nói lời sau cùng tại tòa, nhà báo Huy Đức bày tỏ nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình và mong hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội.
Nhà báo Huy Đức bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 8/6/2024, thời điểm đó, Bộ Công an phát thông báo Cơ quan điều tra cũng xác định, ông này có hành vi vi phạm pháp luật khi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhân.
Ông Trương Huy San, với bút danh Huy Đức, từng là nhà báo của báo Tuổi Trẻ vào cuối những năm 1980 và những năm 1990, sau đó là báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Năm 2005, ông nhận được Học bổng Hubert H. Humphrey để học tại Đại học Maryland ở Hoa Kỳ.
Trở về Việt Nam vào năm 2006, ông tiếp tục viết báo và bắt đầu viết blog, trong đó có nhiều bài bình luận xã luận về các vấn đề xã hội và chính trị nóng bỏng.
Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài có tựa đề "Chị Hai Thủ tướng" của tác giả Huy Đức, viết về "một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị áp giải ra khỏi hiện trường' khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN)".
Thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Năm 2012, nhà báo Huy Đức đã dành một năm tại Đại học Harvard theo Học bổng Nieman. Trong thời gian đó ông đã viết tác phẩm có ảnh hưởng nhất của mình, Bên Thắng Cuộc, được coi là cuốn sách phi hư cấu quan trọng nhất về lịch sử và chính trị Việt Nam hậu chiến tranh.
Cuốn sách này, với hai tập gồm "Giải phóng" và "Quyền Bính", chưa từng được bán công khai ở Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Kensington, California, năm 2013, ông Huy Đức nói rằng "không một người tự do nào lại chọn nhà tù. Nhưng trong một số trường hợp, để bảo vệ quyền tự do, không thể tránh được nhà tù. Nếu mọi người đều tránh tù tội, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tự do."
Ông đồng thời tiếp tục viết về các vấn đề xã hội và chính trị của Việt Nam, bao gồm nạn phá rừng và các vấn đề môi trường khác.
Ông cũng là một trong những người khởi xướng chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa vào năm 2014 nhằm tri ân tới gia đình các tử sĩ Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng hòa.
Đến năm 2021, ông phát động dự án "Góp một cây để có rừng" nhằm khôi phục rừng đầu nguồn ở các tỉnh miền Trung.
Với khoảng 370.000 người theo dõi trên Facebook, nhà báo Huy Đức được coi là một trong những nhà bình luận chính trị Việt Nam có ảnh hưởng nhất trên nền tảng này.
Điều 331 của Bộ Luật hình sự được giới luật sư, trí thức và nhiều người khác cho là mơ hồ, nên kêu gọi nhà nước Việt Nam cần bãi bỏ, hoặc chỉnh sửa.
Người bị bắt cùng ngày và cùng vụ án với ông Trương Huy San là luật sư Trần Đình Triển đã bị tuyên án ba năm tù giam vào hôm 10/1.
Nguồn: Thanh Niên; Tiền Phong; CafeF; BBC
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá