Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Thực hiện sáp nhập tỉnh, thành thì trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới sẽ được đặt ở đâu là vấn đề được nhiều cán bộ, công chức và người dân quan tâm bởi những tác động về nơi sinh sống và làm việc.
Chọn “thủ phủ” theo tiêu chí nào?
Trong cuộc họp mới đây, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, với 63 trung tâm hành chính - chính trị nằm ở các vị trí trung tâm và khang trang, đẹp đẽ, thuận lợi cho việc đi lại.
Tuy nhiên, với việc giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, vấn đề đặt ra, khi sáp nhập 2 hoặc 3 tỉnh lại làm một thì trung tâm hành chính - chính trị nên được đặt ở đâu để phù hợp nhất?
Gợi mở các tiêu chí để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị, tại cuộc họp trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử , địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương. Tổ chức chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn.
Qua nhiều lần chia tách, sáp nhập tỉnh , ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết, lựa chọn “thủ phủ” ở đâu khi sáp nhập tỉnh luôn là vấn đề được người dân, cán bộ, công chức quan tâm bởi những tác động về nơi sinh sống, làm việc, học tập của con em.
“Nhiều cán bộ, công chức đang có nhà cửa sinh sống ổn định, nay sáp nhập tỉnh, chuyển trung tâm hành chính về nơi khác thì có khi họ cũng phải chuyển gia đình theo, dẫn đến nhiều tác động.
Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án đặt trung tâm hành chính phù hợp và sớm công bố để các cán bộ, công chức biết để sắp xếp nơi sinh sống cho phù hợp”, ông Túc nói.
Một nguyên lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, việc đặt trung tâm hành chính - chính trị ở đâu thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, của địa phương trên cơ sở sự đồng thuận của người dân, chứ pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, vị lãnh đạo này cho biết, hầu hết các địa phương đều lựa chọn khu vực trung tâm về địa lý , thuận lợi về giao thông, có giá trị về lịch sử để đặt trung tâm hành chính - chính trị. Trường hợp hai tỉnh sáp nhập lại làm một thì có thể chọn trung tâm hành chính của một tỉnh cũ làm “thủ phủ”, nếu khu vực đó đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất.
“Việc lựa chọn trụ sở cũ của một địa phương làm trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới sẽ giúp tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, tránh phải xây dựng trụ sở mới, tiết kiệm được nguồn lực đáng kể để đầu tư vào các lĩnh vực khác”, ông nói.
Tuy nhiên, theo ông cũng có thể lựa chọn một vị trí hoàn toàn mới để đặt trung tâm hành chính, đáp ứng với yêu cầu phát triển và phù hợp với điều kiện, không gian, mục tiêu phát triển sau khi sáp nhập.
Nên ở khu vực trung tâm
Trao đổi với Tiền Phong về vấn đề này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, trường hợp 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập với nhau , không nhất thiết cứ phải chọn “thủ phủ” của tỉnh lớn làm nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới.
Ngược lại, cũng không phải vì mục tiêu “kéo” địa phương nhỏ phát triển mà chọn nơi đó làm “thủ phủ”. Theo ông, các tiêu chí quan trọng để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi các tỉnh được sáp nhập lại với nhau là: vị trí địa lý ở khu vực trung tâm, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, lịch sử văn hóa… và hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành.
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, ngày 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
Trong các tiêu chí, tiêu chuẩn trên, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, vị trí địa lý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn làm trung tâm hành chính - chính trị.
Khu vực này phải ở ví trí trung tâm nằm ở giữa các tỉnh được sáp nhập lại với nhau, bảo đảm đi lại thuận tiện bằng đường bộ, đường sắt và hàng không. Tiếp đến phải xem xét đến hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành hiện tại như thế nào.
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam lưu ý, khi lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị phải tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa và sự phù hợp.
Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, phần lớn trung tâm hành chính - chính trị của các tỉnh hiện nay nằm ở các khu vực trung tâm tỉnh lỵ, thuộc quận trung tâm, hoặc khu vực thành phố, thị xã,… thuận lợi cho việc đi lại.
Tuy nhiên, cũng có những tỉnh, thành do yếu tố lịch sử để lại nên trung tâm hành chính - chính trị nằm ở khu vực đông đúc, không thuận tiện cho việc đi lại, cũng như sự phát triển.
Do đó, khi nghiên cứu phương án lựa chọn “thủ phủ” khi sáp nhập tỉnh, không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hoặc tỉnh nhỏ, mà phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển khi thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.
Động lực phát triển kinh tế đô thị
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn “thủ phủ” trước hết nên căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch phát triển vùng.
Các quy hoạch này đã định hướng rõ về tổ chức không gian phát triển của vùng, cũng như các địa phương. Trong đó nêu rõ, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Cùng quan điểm này, ông Nghiêm cho hay, quy hoạch tổng thể quốc gia đã phân cả nước làm 6 vùng kinh tế . Trong 6 vùng kinh tế đó đã xác định khu vực nào là khu vực trung tâm, là động lực, cực tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất.
Do đó, có thể căn cứ vào các bản quy hoạch đó để xem xét lựa chọn “thủ phủ”, đồng thời cũng phải căn cứ vào loại đô thị và tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đơn vị hành chính và yêu cầu phát triển đô thị để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi sáp nhập tỉnh.
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, không nhất thiết cứ phải lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh cũ mà trong tương lai hoàn toàn có thể nghiên cứu để lựa chọn một khu vực mới, đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra, tạo động lực mới cho sự phát triển.
“Đây cũng có thể là cơ hội để nghiên cứu quy hoạch trung tâm hành chính - chính trị mới với tầm nhìn xa hơn, dài hơn để từ đó kích thích sự phát triển của một vùng đất mới, hiện đại, thu hút người dân đến sinh sống và làm việc”, ông Chính nói.
Các cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng trốn thuế cũng trở nên phổ biến.
Bán hàng hàng trăm tỉ, khai thuế vài tỉ
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội "Trốn thuế" khi bán hàng thương mại điện tử (TMĐT) trốn thuế. Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã phát hiện một chủ tài khoản TikTok thường phát trực tiếp (livestream) trên các nền tảng mạng xã hội để bán các sản phẩm may mặc. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tiếp nhận nguồn tin, tiến hành xác minh, xác định từ tháng 5.2023 đến tháng 9.2024, chủ tài khoản TikTok đã bán hàng đạt tổng doanh thu hơn 18 tỉ đồng nhưng chỉ kê khai nộp thuế 2 tỉ đồng, số tiền doanh thu chênh lệch hơn 16 tỉ đồng không kê, không nộp hồ sơ khai thuế để trốn thuế số tiền hơn 241 triệu đồng.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội "trốn thuế" theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự để điều tra xử lý theo quy định. Theo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, sở, ngành có liên quan để tập trung xác minh làm rõ các tổ chức, cá nhân khác có dấu hiệu lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa vi phạm và trốn thuế.
Đây chỉ là một trong số những vụ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (các nền tảng như Shopee, Tik Tok, Lazada, Sen đỏ, Tiki và mạng xã hội Facebook, Zalo) trốn thuế. Vào cuối năm 2024, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đ.M.C (sinh năm 1986) điều tra về hành vi trốn thuế. Đ.M.C đăng ký, sử dụng nhiều tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử khác nhau (Shopee, Tiki, Lazada…) để kinh doanh điện thoại, phụ kiện với tư cách cá nhân. Từ năm 2019 đến cuối năm 2024, hoạt động kinh doanh của Đ.M.C đã phát sinh doanh thu rất lớn. Căn cứ tài liệu thu thập được, bước đầu cơ quan điều tra xác định hơn 160 tỉ đồng nhưng C. đã sử dụng nhiều tài khoản cá nhân khác nhau để nhận tiền thanh toán và không kê khai, nộp thuế theo quy định, trốn thuế với số tiền khoảng 2,5 tỉ đồng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Dù Đ.M.C đã được cơ quan thuế làm việc, tuyên truyền, nhắc nhở nhưng Đ.M.C vẫn cố tình không chấp hành việc kê khai nộp thuế theo quy định, thực hiện nhiều hành vi đối phó nhằm che giấu doanh thu, trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Theo thống kê của Cục Thuế - Bộ Tài chính, năm 2024, cơ quan này đã phát hiện và xử lý 33.003 trường hợp vi phạm về thuế trong lĩnh vực TMĐT, trong đó có 736 doanh nghiệp và 32.267 cá nhân, với tổng số tiền truy thu và phạt gần 1.400 tỉ đồng.
Sàn TMĐT sẽ khấu trừ thuế
Theo Bộ Tài chính, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam các năm gần đây tăng trưởng mạnh, từ 16,4 tỉ USD năm 2022 lên đến 20,5 tỉ USD năm 2023 và đạt khoảng 25 tỉ USD trong năm 2024. Tuy nhiên, tổng số thu từ hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước và nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% quy mô doanh thu thị trường TMĐT. Đáng chú ý, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm từ 20,1% năm 2022 xuống 17,4% năm 2024. Điều đó cho thấy nhiều đối tượng kinh doanh chưa thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với doanh thu từ hoạt động TMĐT.
Mặc dù số thu thuế TMĐT năm 2024 tăng 20% nhưng số thu cũng vẫn còn khá khiêm tốn, đạt 116.000 tỉ đồng. Đã có 120 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử với số thuế đã nộp là 8.687 tỉ đồng, tăng 26% cùng kỳ năm 2023; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành và xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về TMĐT.
Theo quy định tại luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã mới được Quốc hội thông qua, các sàn TMĐT, nền tảng số có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn. Bộ Tài chính cũng đang xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thuế giá trị gia tăng (dự thảo lần 2), trong đó có nội dung quy định về nghĩa vụ thuế của các sàn TMĐT. Theo đó các sàn TMĐT có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trước khi trả tiền cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Quy định này áp dụng cho các giao dịch phát sinh doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số từ ngày 1.4.
Để nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai lên công suất 10 triệu hành khách/năm, UBND tỉnh Quảng Nam tính toán ước vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thủ tục đầu tư dự án Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án Cảng hàng không Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư theo hình thức PPP và giao UBND tỉnh chủ động triển khai thực hiện các hồ sơ, thủ tục để kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác.
Hiện nay, UBND tỉnh đang phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt Quy hoạch xây dựng Cảng hàng không Chu Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính để đo đạc, cắm mốc, phân định ranh giới để trình cấp có thẩm quyền bàn giao phần diện tích đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đang chỉ đạo triển khai đồng thời bước nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có thể trình thẩm định, phê duyệt ngay sau khi quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Tuy nhiên, do đặc thù Cảng hàng không Chu Lai đang được nhiều đơn vị quản lý, vì vậy UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao UBND tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Trước đó, cuối tháng 11/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã trình Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai lên cấp bộ. Theo đó, đề xuất xây dựng đồng bộ tại cảng 1 đường cất hạ cánh mới; nhà ga hành khách đáp ứng công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để "nâng đời'' sân bay này ước khoảng 11.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường “khát” nguồn cung nhà ở giá rẻ, mới đây Vingroup cam kết xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030, chiếm nửa chỉ tiêu trong Đề án 1 triệu căn NOXH giai đoạn 2021-2030.
Nguồn cung nhà ở xã hội (NOXH) – hy vọng của người thu nhập thấp hiện tại vẫn khá nhỏ giọt và ì ạch. Tính đến năm 2024, cả nước chỉ đạt 16% kế hoạch NOXH, với 2 thành phố lớn là Hà Nội đạt 20% và TP.HCM ở mức 4%. Như vậy, còn rất xa để thực hiện được chỉ tiêu đề ra trong Đề án 1 triệu căn NOXH giai đoạn 2021-2030.
Bởi lẽ, dù được kêu gọi rầm rộ, các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thực sự mặn mà với phân khúc này. Nguyên nhân là do lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 10%, trong khi thủ tục pháp lý rườm rà, huy động vốn khó khăn, gói vay ưu đãi 145.000 tỷ đồng mới giải ngân chưa tới 2%. Kết quả, người có thu nhập thấp, thu nhập trung vẫn đang mòn mỏi chờ đợi một căn nhà trong khả năng có thể chi trả.
Vấn đề nhà ở càng trở nên cấp bách hơn khi mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 6/3/2025 quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy nhà ở xã hội. Tham dự hội nghị, loạt "ông lớn" bất động sản cũng đã bày tỏ quyết tâm, cam kết cùng nhau tạo bước ngoặt cho thị trường nhà ở tại Việt Nam.
Đáng chú ý nhất, Tập đoàn Vingroup "chơi lớn" với mục tiêu 500.000 căn từ nay đến 2030 – một con số “bất ngờ”, chiếm nửa chỉ tiêu cả nước. Được biết, trước đó, Vingroup cũng đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Khánh Hòa, dự kiến cung cấp hơn 10.000 căn.
Hay một số doanh nghiệp khác như Hoàng Quân cam kết 50.000 căn, Kim Oanh nhắm 40.000 căn, Viglacera đăng ký 17.200 căn, còn HUD đặt mục tiêu 17.500 căn đến 2030…
Tuy nhiên, khả năng có thể triển khai và hoàn thành kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội vẫn là dấu hỏi lớn. Chẳng hạn, Novaland từng hứa hẹn 200.000 căn từ năm 2022, nhưng đến nay mới dự kiến bàn giao 3.000 căn trong năm 2025.
Trước tình hình này, Thủ tướng yêu cầu: rút ngắn thủ tục hành chính, cho phép chỉ định thầu thay vì đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ; đồng thời tận dụng gói vay 145.000 tỷ đồng, điều chỉnh lãi suất ưu đãi hấp dẫn hơn cho cả chủ đầu tư và người mua. Các bộ ngành được giao nhiệm vụ đồng bộ hóa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 (có hiệu lực từ 1/1/2025) để tháo gỡ rào cản pháp lý. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "NOXH là nhiệm vụ chính trị, lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau".
Ngoài ra, Vingroup kiến nghị cho phép làm song song quy hoạch và đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian từ 300 ngày xuống còn phân nửa. Các địa phương cũng được yêu cầu rà soát quỹ đất, đưa chỉ tiêu NOXH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, coi đây là "chỉ tiêu pháp lệnh" cần báo cáo định kỳ.
Các doanh nghiệp khác cũng bày tỏ ý kiến để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển NOXH.
Cụ thể, đại diện Tập đoàn Hoàng Quân đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về NOXH, phối hợp với các ngân hàng để đẩy nhanh giải ngân gói vay ưu đãi, đồng thời nhấn mạnh cần số hóa dữ liệu đối tượng thụ hưởng nhằm đơn giản hóa thủ tục cho cả doanh nghiệp và người dân.
Trong khi đó, Tổng công ty HUD kiến nghị Chính phủ rút ngắn trình tự thủ tục từ 500 ngày xuống còn một nửa, đồng thời đề xuất ưu tiên NOXH vào danh mục đầu tư trọng điểm để được phê duyệt nhanh, tránh tình trạng "ngâm" hồ sơ kéo dài.
Phía Viglacera thì cho rằng cần bỏ đấu thầu với các dự án NOXH, thay bằng chỉ định thầu cho đơn vị đủ năng lực, bởi theo họ, thủ tục đấu thầu hiện tại "tốn quá nhiều công sức" mà hiệu quả không cao.
Còn Becamex IDC mong muốn Chính phủ sớm xây dựng Quỹ nhà ở quốc gia gắn với cơ sở dữ liệu dân cư, giúp lập kế hoạch chủ động về quỹ đất và nguồn vốn, tránh bị động như hiện nay.
Có thể thấy rằng, sự quyết tâm từ Nhà nước cùng cam kết mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp đang thắp lên hy vọng mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. Nếu các giải pháp được triển khai đồng bộ, NOXH không chỉ tăng nguồn cung mà còn góp phần bình ổn giá nhà, đưa giấc mơ an cư lạc nghiệp đến gần hơn với người thu nhập thấp và trung bình. Đây không chỉ là cuộc đua của các "ông lớn", mà còn là minh chứng cho nỗ lực chung, hướng tới một xã hội công bằng và bền vững.
Nguồn: Soha; Thanh Niên; Vietnamnet; CafeF
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá