Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Trong 7 tháng qua, VN xuất siêu 14 tỉ USD thì riêng lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm đến 9,4 tỉ USD, tăng đến 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 30.7, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT tổ chức gặp gỡ các hiệp hội ngành hàng trao đổi thông tin nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2024.
Nhiều nông sản vẫn rộng đường xuất khẩu
Tại hội nghị, Phó chánh văn phòng Bộ NN-PTNT Lê Viết Bình cho biết 6 tháng đầu năm nay, bối cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Cả kim ngạch và tốc độ xuất khẩu đều đạt những con số kỷ lục trong nhiều năm qua. Cụ thể xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 29,2 tỉ USD, tăng đến 19% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt xuất siêu đạt gần 8,3 tỉ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước.
Cập nhật đến tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 34,3 tỉ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất siêu đạt gần 9,5 tỉ USD, tăng tới 60% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có thế mạnh như: rau quả, cà phê, gạo, hạt điều, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng tốt.
"Trong nửa cuối năm 2024, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của VN tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng các thị trường xuất khẩu, bên cạnh đó là căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được và nỗ lực của bà con nông dân cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN), chúng ta có thể tin tưởng hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt nhiều kỷ lục mới", ông Bình nói.
Dẫn chứng cho những nhận định trên, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn ở các nước nhập khẩu để mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản VN. Cụ thể như trái bưởi đã hoàn thiện hồ sơ để đưa hàng vào thị trường Hàn Quốc. Mặt hàng này cũng đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ với thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Đối với quả chanh leo thì việc hoàn thiện hồ sơ với thị trường Mỹ và Úc đã đi đến giai đoạn cuối. Đặc biệt với thị trường Trung Quốc, sầu riêng đông lạnh và dừa tươi cũng đang hoàn thiện hồ sơ; bên cạnh là bơ và chanh không hạt. Ngoài ra, chúng ta cũng đang đàm phán với Ấn Độ để mở đường xuất khẩu sầu riêng.
"Việc đàm phán, hoàn thiện hồ sơ thường mất rất nhiều thời gian và quy trình thủ tục mỗi nước lại khác nhau. Tuy nhiên số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu của VN sẽ tiếp tục gia tăng để góp phần nâng cao kim ngạch của ngành nói chung", đại diện Cục BVTV nhận định.
Những thị trường nào còn tiềm năng lớn?
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên cho biết nếu sản phẩm sầu riêng đông lạnh và dừa tươi được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc thì có thể mang về cho VN ít nhất 500 triệu USD mỗi năm. Với tình hình hiện tại, khả năng là năm nay sẽ không kịp để đạt con số vừa nêu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành chỉ đạt từ 6,5 - 7 tỉ USD. Tuy nhiên, nó sẽ tiếp tục là một kỷ lục mới so với con số 5,6 tỉ USD của năm 2023.
Ông Nguyên phân tích: Trong khi căng thẳng địa chính trị gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu, Mỹ và ngược lại. Nhưng bối cảnh thế giới đang đặt rau quả VN vào một lợi thế mới. Theo đó, xuất khẩu rau quả của các nước Âu, Mỹ vào khu vực Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc giảm mạnh. Do không nhập được hàng nên các nước này tăng cường mua sản phẩm rau quả VN. Cụ thể, Hàn Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của VN chỉ sau Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu rau quả của VN vào Mỹ vẫn tăng 33%. Bên cạnh Hàn Quốc thì Nhật Bản cũng tăng 13% lên vị trí thứ 4 ngay sau Mỹ. Hay Trung Quốc thì ngoài sầu riêng, xuất khẩu chuối từ VN đang đứng đầu nguồn cung ở thị trường này.
"Đông Bắc Á nói chung là các thị trường rất giàu tiềm năng nhờ dân số đông, thu nhập cao và có sự tương đồng về văn hóa, gần về vị trí địa lý. Đây là những lợi thế rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của VN nói chung và rau quả nói riêng. Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, tập trung khai thác khu vực này sẽ nhanh chóng đưa rau quả thành ngành xuất khẩu có kim ngạch trên 10 tỉ USD mỗi năm", ông Nguyên khuyến nghị.
Một lĩnh vực có tiềm năng lớn và chưa được khai thác đúng mức là xuất khẩu sản phẩm yến sào. Ông Hồng Đình Khoa, Phó chủ tịch Hiệp hội Yến sào VN, thông tin: Hiện tại có 9 công ty được cấp phép xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường Trung Quốc với tổng sản lượng khoảng 100 tấn/năm. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay sản lượng xuất khẩu chỉ khoảng gần 2 tấn. Nguyên nhân là do các nhà nuôi yến lâu năm và có sản lượng cao hiện nay đang bị vướng quy định của luật xây dựng. Do đó, khi DN thu mua sản phẩm yến nguyên liệu thì chính quyền địa phương, nhất là cấp xã không chịu xác nhận nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. "Đề nghị các cấp chính quyền có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này", ông Khoa kiến nghị.
Công ty chuyên bán các khóa học làm giàu VLA lỗ 5,3 tỷ đồng trong quý II, mức kỷ lục từ khi công bố thông tin trong 15 năm qua.
Theo báo cáo tài chính quý II của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Văn Lang (VLA), doanh thu đạt gần 1,4 tỷ đồng, giảm hơn 75% so với cùng kỳ 2023. Giá vốn cao hơn khiến công ty lỗ gộp gần 45 triệu đồng. Thêm vào đó, doanh nghiệp này phải gánh thêm hơn 4,4 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ.
Tổng lại, VLA lỗ gần 5,3 tỷ đồng trong quý II, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi hơn 53 triệu đồng. Doanh nghiệp này đã có ba quý liên tiếp thâm hụt lợi nhuận. Mức lỗ kỳ này đạt kỷ lục từ khi VLA công bố thông tin trong vòng 15 năm qua.
Ban lãnh đạo giải thích, do tình hình kinh tế khó khăn, công ty ghi nhận sự sụt giảm đáng kể lượng học viên tham gia các khóa học. Hoạt động đào tạo hiện là "xương sống" của VLA khi chiếm gần như toàn bộ nguồn doanh thu tạo ra.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty có gần 2,4 tỷ đồng doanh thu, giảm khoảng 73% so với cùng kỳ. VLA lỗ sau thuế hơn 6,8 tỷ đồng, trong khi từng lãi 151 triệu ở nửa đầu năm trước.
Năm nay, VLA đặt mục tiêu có 20 tỷ doanh thu và 4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt gấp 2 lần và 4 lần so với năm trước. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn cách chỉ tiêu doanh thu tới 88% và chưa ghi nhận khoản lãi nào.
VLA tiền thân là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thành lập vào năm 2007. Giai đoạn 2010-2020, doanh nghiệp này có doanh thu khá ổn định, khoảng 7-13 tỷ đồng mỗi năm và lãi vài tỷ đồng.
Từ năm 2020 với việc ông Nguyễn Thành Tiến trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, công ty chuyển sang bán các khóa học làm giàu. VLA chuyên cung cấp các khóa đào tạo chiến lược đầu tư bất động sản, dạy con làm giàu, huy động vốn, đánh thức năng lực, trí tuệ đầu tư...
Trong các tài liệu công bố từ công ty, ông Tiến có chuyên môn là kỹ sư xây dựng. Tuy nhiên, ông đang làm diễn giả truyền cảm hứng, chia sẻ về phương pháp đầu tư, làm giàu.
Doanh nhân này tự giới thiệu là chuyên gia đào tạo bất động sản được trả phí cao nhất Việt Nam, đã dạy hơn 200.000 học viên từ năm 2012 đến nay. Các khóa học của ông có cả miễn phí và trả phí, giá dao động từ vài trăm nghìn đến trăm triệu đồng.
Ba đại gia phố núi từng là những tên tuổi có 'số má' trong giới bất động sản và trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, cả Quốc Cường Gia Lai của nhà doanh nhân Cường Đô la, Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức cho đến Đức Long Gia Lai đều lao đao.
Sáng 30/7, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) chủ trì đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ hai năm 2024 sau khi nhận ghế nóng Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) thay mẹ là bà Nguyễn Thị Như Loan. Bà Loan bị bắt và khởi tố hôm 19/7 liên quan tới việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM.
Trở lại ban lãnh đạo sau 6 năm rút lui khỏi Quốc Cường Gia Lai (QCGL), ông Nguyễn Quốc Cường được kỳ vọng sẽ xử lý dự án Phước Kiển với Vạn Thịnh Phát cũng như giải quyết vướng mắc ở các dự án bất động sản khác.
Theo phán quyết của tòa, QCGL trả cho Vạn Thịnh Phát số tiền 2.880 tỷ đồng mà Sunny Land (doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát) trả trước cho vụ mua bán dự án Phước Kiển. Khi đó, QCGL mới có thể lấy lại được dự án đang bị kê biên.
Tuy nhiên, 2.880 tỷ đồng là con số lớn và cần thời gian để gom đủ. Khó khăn ở chỗ hiện hồ sơ pháp lý của dự án đang bị phong toả, không thể dùng để cầm cố cho bất kỳ khoản vay nào.
Tính tới hết quý I/2024, QCG có tiền và khoản tương đương tiền chưa tới 30 tỷ đồng. Hàng tồn kho lớn, hơn 7.000 tỷ đồng, nhưng đa số ở trong các dự án đang mắc kẹt. Tổng nợ hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính khoảng 570 tỷ đồng.
Chưa biết Phước Kiển và nhiều dự án khác của QCG sẽ ra sao sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt và ông Nguyễn Quốc Cường lên thay nhưng cổ phiếu QCG đã tăng trần trở lại hai phiên sau khi giảm gần 30% trước đó.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào lộ trình bán 3 nhà máy thủy điện, đẩy mạnh xử lý hàng tồn kho với các dự án đã hoàn thành, đồng thời bán dự án Marina Đà Nẵng để QCG có thể gom đủ số tiền trả cho Vạn Thịnh Phát, nhận lại dự án Phước Kiển.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư lo ngại quá trình điều tra bà Loan đang diễn ra, nên cần thêm thời gian để đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản nói chung vẫn còn có nhiều khó khăn vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Trong hơn thập kỷ qua, QCG cũng có nhiều tai tiếng, không chỉ liên quan tới các dự án doanh nghiệp này triển khai mà còn là nhiều sai phạm liên quan tới công bố thông tin. Kết quả kinh doanh cũng yếu kém.
Với CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Group (HAG) do ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) làm chủ tịch, doanh nghiệp này gần đây đã bớt khó khăn khi bán được mảng nông nghiệp (HAGL Agrico - HNG) cho Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương, thu về lượng tiền lớn trả nợ; đồng thời, đón dòng vốn từ nhóm LPBank và Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy.
HAG đã tích cực xóa nợ và hưởng lợi từ vườn sầu riêng được mở rộng, với giá bán sầu riêng tăng cao.
Dù vậy, tổng nợ của HAGL vẫn còn khá lớn. Hôm 30/6, HAG chậm trả hơn 4.364 tỷ gốc và lãi trái phiếu do chưa thể nhận đủ khoản thanh toán từ phía Thaco trong thương vụ bán HAGL Agrico.
HNG vừa bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ 3 năm liên tiếp.
Giới đầu tư kỳ vọng với sự xuất hiện của nhóm cổ đông mới, HAGL sẽ bứt phá trở lại. Cổ phiếu HAG có khoảng thời gian tăng gấp đôi lên 15.000 đồng/cp. Nhưng gần đây HAG đang chịu áp lực bán và về mức 12.300 đồng/cp.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) cũng là một doanh nghiệp lớn có tiếng tại Gia Lai, với xuất phát điểm từ ngành nghề chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (khá giống với HAGL). Doanh nghiệp của chủ tịch Bùi Pháp mở rộng hoạt động sang đa ngành và từng gây rúng động thị trường chứng khoán với thương vụ thâu tóm công ty linh kiện Mass Noble của Mỹ hồi năm 2015. Công ty này có nhà máy tại Trung Quốc.
Giờ đây, Đức Long Gia Lai đã qua thời đình đám, đang lỗ lũy kế vài nghìn tỷ, giá cổ phiếu bằng nửa cốc trà đá và đang tính bán nhà máy tại Trung Quốc.
Trong hai phiên 29-30/7, cổ phiếu DLG ghi nhận một phiên giảm sàn và một phiên giảm hơn 4,1%, xuống còn 1.620 đồng/cp.
Đức Long Gia Lai sa sút, lỗ liên tiếp 2 năm vừa qua. Tính tới cuối quý I/2024, DLG lỗ lũy kế 2.637 tỷ đồng so với quy mô vốn điều lệ 2.993 tỷ đồng. Vốn hóa hiện đạt hơn 595 tỷ đồng. DLG có vay nợ rất lớn, tính tới cuối tháng 3 lên tới hơn 2.722 tỷ đồng, trong đó có gần 1.073 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Đức Long Gia Lai còn vay vài nghìn tỷ đồng tại nhiều ngân hàng như: BIDV, VietinBank, Sacombank. Tính tới cuối tháng 3/2024, DLG còn dư nợ Ngân hàng BIDV khoảng 1.700 tỷ đồng, trong đó có gần 1.329 tỷ đồng vay dài hạn.
Vấn đề của Đức Long Gia Lai là nợ nần nhiều, dòng tiền yếu kém và đang bị chủ nợ Lilama 45.3 dồn dập yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ vì khoản nợ hơn chục triệu đồng.
Trên thực tế, số tiền mà DLG nợ Lilama 45.3 không nhiều, tổng cả gốc và lãi là 17 tỷ đồng. Và theo DLG, trong quý I và quý II/2024, công ty này đã trả 1 tỷ đồng/quý. Tổng DLG đã thanh toán cho Lilama 45.3 là 6 tỷ đồng.
Mới đây, HĐQT Đức Long Gia Lai đã có nghị quyết bán toàn bộ 97,73% vốn (tương đương khoản đầu từ 249 tỷ đồng) đang sở hữu tại Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited - đơn vị hoạt động trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Đây là công ty đóng góp chính cho doanh thu của Đức Long Gia Lai từ 2016 đến nay.
Thời gian qua, giá chung cư liên tục “tăng nóng” đã thúc đẩy một nhóm khách hàng chuyển hướng sang phân khúc bất động sản thổ cư, theo đó giá cũng tăng mạnh.
Gía nhà thổ cư tăng mạnh
Báo cáo của Batdongsan.com.vn quý II cho thấy, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận biến động mạnh nhất ở loại hình đất bán. Theo đó, lượt tìm kiếm các loại đất bán (đất nền, thổ cư) trong 6 tháng đầu năm tăng 118% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá nhà đất thổ cư cũng tăng 32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được cho là do giá chung cư tăng cao và nguồn hàng khan hiếm khiến nhiều người chuyển sang tìm kiếm nhà riêng ở cùng tầm giá từ 2-4 tỷ đồng, đẩy giá bán ở phân khúc này cũng tăng mạnh.
Đơn cử, 1 căn nhà 5 tầng, đầy đủ nội thất, có diện tích 32 m2 tại phố Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được bán với giá 4,4 hồi tháng 3 nhưng đến nay được rao bán lại với giá 5,2 tỷ đồng. Như vậy, chỉ hơn 3 tháng, giá của căn nhà đã tăng tới gần 1 tỷ đồng. Điều đáng nói, căn nhà nằm trong ngõ rộng khoảng 2,5 mét, chứ không phải nằm trên mặt phố.
Một căn nhà khác ở khu vực Cầu Giấy có diện tích 30m2 hồi đầu năm được rao bán với giá 4,8 tỷ đồng, tương đương 160 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay cũng căn nhà đó đang được rao bán với giá 5,8 tỷ, tức tăng 1 tỷ so với đầu năm.
Người mua nhà chuyển hướng từ chung cư sang nhà thổ cư
Nhiều ý kiến cho rằng, giá chung cư đã tăng quá cao so với thu nhập của đại bộ phận dân cư nên khách hàng đã chuyển hướng sang loại hình đất thổ cư. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn cung nên giá nhà đã bị đẩy lên cao hơn so với thực tế.
Lý giải về việc nhà trong ngõ tăng cao, TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng một phần do thị trường chung cư có giá cao đã thúc đẩy một nhóm người mua nhà chuyển hướng. Nhà trong ngõ giá 3-4 tỷ đồng được quan tâm nhiều bởi với ngân sách tương đương, để mua chung cư cũng phải dịch chuyển ra khu vực xa trung tâm và ngày càng khan hiếm. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư phân khúc nhà trên cũng tăng trở lại.
Vị này cho rằng, giá nhà trong khu vực nội đô sẽ khó giảm nên khách có nhu cầu ở thực, không dùng đòn bẩy tài chính lớn nên cân nhắc tới việc xuống tiền mua nhà nếu tìm thấy sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính.
Lịch sử cho thấy giống như phân khúc căn hộ, giá nhà đất thổ cư Hà Nội cũng ghi nhận tình trạng tăng tương tự vào cuối năm 2021. Đến giữa năm 2022, khi thị trường khó khăn, giá loại hình này có giảm nhưng không "thấm" gì so với mức tăng.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, giá nhà đất tặng mạnh thời gian qua là do nhiều dự án đang mắc về cơ chế chính sách, các thủ tục pháp lý về đấu thầu, đấu giá kéo dài nhiều tháng khiến dự án không thực hiện đúng thời hạn. Cùng với đó là việc chuẩn bị thực hiện bảng giá đất theo giá thị trường cũng là nguyên nhân để tăng giá.
“Trong khi nguồn cung không đủ cầu, thì có một dòng tiền rất lớn là ngoại hối đổ vào đầu tư bất động sản, do đó cần đẩy mạnh việc cởi mở cơ chế chính sách để doanh nghiệp phát triển”, ông Điệp cho hay.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Toản - CEO EZ Property nhận định, trước đây, nhà đất thổ cư thường là phân khúc được người mua ở thực đem lên bàn cân với chung cư mới. Tuy nhiên, thời gian qua, giá chung cư tăng đột biến ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đã thúc đẩy khách hàng chuyển hướng tìm mua nhà đất. Nhiều người mua chấp nhận những bất tiện, hạn chế của phân khúc nhà trong ngõ hẻm như chỗ để xe, chất lượng công trình thay vì quyết định mua căn hộ chung cư đang đắt đỏ.
Nguồn: Thanh Niên; Vnexpress; Vietnamnet; CafeF
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Nóng sáp nhập tỉnh, thành; Siết thuế chợ online; Đầu tư 11.000 tỷ ‘lên đời’ sân bay Chu Lai; ‘Cuộc đua’ xây nhà ở xã hội
Nữ y sĩ bị 3 người vây đánh; Vụ cảnh sát cơ động bị đâm tử vong; ‘Siêu trộm’ liên tỉnh lĩnh án; Khởi tố tài xế phóng hỏa một ngôi nhà
Dâu tây ‘rẻ như bèo’ tràn ngập HN; VN nhập đến 1,24 triệu tấn lúa gạo; 4 hãng hàng không nợ xấu 5.404 tỷ; Thực hư cơn sốt đất ở Đắk Lắk
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá