- Thời sự
- Việt Nam
Lợi dụng nhu cầu đi lại, mua sắm, vui chơi tăng cao trong dịp lễ tết cuối năm, tình trạng lừa đảo trực tuyến bùng phát như nấm, khiến nhiều người sập bẫy.
Đánh vào tâm lý ham rẻ và nhu cầu tăng cao
Mới đây, trang fanpage của Vedana Lagoon Resort & Spa (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) phát cảnh báo lưu ý khách hàng tránh bị lợi dụng bởi trang fanpage giả mạo. Trang giả mạo này đăng tải thông tin y hệt như trang chính chủ và dẫn dụ khách hàng đặt phòng với giá rẻ hơn nhằm chiếm đoạt tiền. Không ít người vì nhầm lẫn nên đã mắc bẫy.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện các chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn, resort nghỉ dưỡng du lịch trên mạng, nhất là dịp lễ tết cuối năm.
Tại Vũng Tàu, khách sạn Vias liên tục nhận phản ánh của du khách về việc bị lừa tiền khi đặt phòng trực tuyến qua mạng xã hội và website giả. Từ số điện thoại khách hàng cung cấp, khách sạn Vias đã gọi điện tới nhóm người này, thậm chí còn bị các đối tượng hăm dọa sẽ đánh sập website của khách sạn.
Tại TP.Nha Trang, mới đây Công an tỉnh Khánh Hòa đã xác định 16 khách sạn bị giả mạo và đang trong quá trình thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ để xử lý các đối tượng lừa đảo; tuy nhiên tình trạng giả mạo vẫn chưa chấm dứt.
Điển hình, khách sạn Havana Nha Trang cho biết vừa qua đã phát hiện và trình báo về 5 trang fanpage giả mạo khách sạn để lừa đảo. Sau đó, cơ quan chức năng đã hỗ trợ gỡ bỏ các trang này. Tuy nhiên, đến ngày 20.11, khách sạn lại phát hiện thêm 2 trang giả mạo mới.
Trang Chongluadao.vn và các trang tiếp nhận thông tin lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) nhận xét: Lợi dụng nhu cầu đi lại dịp tết, các chiêu trò lừa đảo đang tập trung khá nhiều vào dịch vụ đặt phòng, mua vé tàu, vé máy bay. Thủ đoạn của các đối tượng là lập ra các website có tên địa chỉ, giao diện, màu sắc, logo được thiết kế tương tự website chính hãng của Vietnam Airlines. Một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tiếp đến, nhóm lừa đảo mạo danh là đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé máy bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp, nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc.
Theo Cục An toàn thông tin, việc mạo danh cơ sở lưu trú để lừa tiền đặt phòng là chiêu trò không mới, thường rộ lên trong mùa cao điểm du lịch. Điểm chung của thủ đoạn này là giá phòng rẻ hơn giá niêm yết được cơ sở chính chủ công bố để đánh vào tâm lý ham rẻ của du khách. Một số trường hợp khách hàng nhận được email hoặc tin nhắn thông báo đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán. Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả.
YouTuber bán hàng thuê mạo nhận thành ông chủ
Đó là một trong những tình trạng lừa đảo mới hiện nay. Anh M.V.T, Giám đốc Công ty TNHH T.C (TP.Cần Thơ), chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, vợ tôi đã liên hệ một người tên Đ.V.N, chủ kênh YouTube Đ.H.N có cùng nơi cư trú trên địa bàn TP.Cần Thơ, để nhờ bán hàng hộ, do trước đó anh này từng làm công việc kinh doanh thiết bị nội thất. Thời gian đầu, người này bán hàng khá chạy, nhất là những mặt hàng thiết bị vệ sinh, nhưng sau đó tôi phát hiện Đ.V.N thường xuyên "nổ" trên kênh YouTube của mình rằng chính anh ta mới là giám đốc công ty, còn tôi và vợ tôi chỉ là kế toán.
Thời gian gần đây, chủ kênh này thường xuyên có những phát ngôn gây bất bình, gây tranh cãi, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi mạo nhận là luật sư, là đảng viên để kêu gọi vận động từ thiện, trong khi tôi chắc chắn anh này từ trước chỉ là nhân viên kinh doanh bình thường. Đáng nói, với những mâu thuẫn trên mạng xã hội, nhiều người đã gọi điện thoại đến công ty tôi để chửi bới, xúc phạm, đe dọa vì tin nhầm rằng anh này là chủ doanh nghiệp của tôi. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty chúng tôi rất nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi cần nói rõ thông tin này để tránh hiểu nhầm xảy ra".
Cẩn trọng khi mua bán qua các hội nhóm
Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều người hiện nay tham gia các nhóm công đồng trên mạng xã hội để mua bán, thanh lý, trao đổi vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng. Hình thức này cũng bị nhiều đối tượng lợi dụng để lừa đảo.
Theo báo cáo qua kênh Chongluadao.vn, nhiều trường hợp liên lạc qua nhóm để thanh lý đồ, sau đó chặn số để chiếm đoạt tiền cọc. Chị N.D.H (ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) mới đây trở thành nạn nhân khi tin lời rao thanh lý lô hàng quần áo của một tài khoản Facebook. Do chủ quan nên chị H. đã chuyển toàn bộ tiền thỏa thuận hơn 8 triệu đồng, sau đó bị tài khoản Facebook này chặn số và chiếm đoạt số tiền trên.
Mới đây, Công an TX.Điện Bàn (Quảng Nam) ra lệnh tạm giam L.V.H.V (18 tuổi) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo kết quả điều tra, V. sử dụng nhiều tài khoản Facebook và Zalo để đăng bài trên các nhóm giao lưu, trao đổi hoặc sửa chữa vợt thể thao (pickleball và cầu lông), giả vờ sở hữu các mẫu vợt cao cấp (thực tế không có) và đăng tin trao đổi vợt. Nạn nhân là anh V.H.L (Hà Nội), đã bị lừa gửi vợt The Shogun 16mm Pickleball Paddle qua bưu điện, sau đó L.V.H.V chặn liên lạc. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, V. lập tức bán lại trên các nền tảng mạng xã hội khác để thu lợi bất chính. Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi vợt pickleball, V. còn gian dối với thủ đoạn nhận sửa chữa vợt cầu lông nhưng thực tế không sửa chữa mà chiếm đoạt vợt của nạn nhân để bán lấy tiền.
Ngoài ra, theo báo cáo qua kênh Chongluadao.vn, một nạn nhân có số điện thoại 0378474… trình bày: "Mới đây tôi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, nói rằng có nắm lịch sử mua hàng của tôi tại hệ thống Điện Máy Xanh và theo đó, tôi nhận được ưu đãi cuối năm là thay lõi máy lọc nước với giá chỉ 20.000 đồng. Thấy người này đọc đúng tên tuổi và nói đúng nơi mua hàng, tôi tin tưởng đồng ý. Tuy nhiên, khi nhân viên lạ mặt đến nhà tháo lõi lọc nước, người này thông báo ngoài thay 3 lõi lọc thô, phải thay cả màng RO, vòi bị gỉ đế, tổng số tiền cần thanh toán gần 2 triệu đồng. Tôi nghi ngờ nên gọi lên tổng đài của hãng và được trả lời hãng không bao giờ chủ động gọi cho khách hàng. Khi khách cần kiểm tra thì gọi lên tổng đài để cử kỹ thuật viên xuống, kỹ thuật viên sẽ mặc đồng phục và có thẻ tên rõ ràng. Tôi phát hiện đây là hành vi lừa đảo và lập tức yêu cầu lắp lại nguyên trạng, sau đó đuổi thẳng người này ra khỏi nhà".
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
Sau khi cuộc đua làm xe điện đã lan tỏa khắp thế giới thì một làn sóng công nghệ mới bắt đầu nóng dần và các "ông lớn" đang khẩn trương tham gia. Đó là phát triển robot, đặc biệt là robot hình người.
Lĩnh vực tự động hóa và robot công nghiệp đang tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Robot được coi là "viên ngọc quý của ngành sản xuất" với robot hình người là mục tiêu cuối cùng của nhiều người trong ngành.
So với các robot công nghiệp được đánh giá cao về khả năng cơ khí chuyên dụng, thách thức chính trong việc chế tạo robot hình người là mô phỏng hoàn hảo các quá trình nhận thức, ý thức, ra quyết định và thực hiện của con người trong các tình huống khác nhau. Hiện Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ.
Người gây chú ý nhất trong cuộc đua này là Tesla của vị tỷ phú Elon Musk. Robot hình người tên Optimus đã trở thành tâm điểm trong buổi ra mắt dòng xe mới của Tesla vào tháng 10 tại Mỹ.
Mẫu robot hình người này xuất hiện phía dưới sân khấu và thực hiện nhiều động tác nhuần nhuyễn, như phát túi quà và đồ uống cho khách mời, trổ tài pha chế hay chơi oẳn tù tì với những người tham dự. Theo QZ , việc Optimus xuất hiện và giao lưu với khán giả cho thấy nỗ lực của Tesla và Elon Musk với robot hình người.
Trước đó vào năm 2022, thương hiệu Trung Quốc Xiaomi đã trình làng mẫu robot hình người đầu tiên có tên là CyberOne.
CyberOne được trang bị cánh tay và đôi chân tiên tiến, hỗ trợ cân bằng tư thế chuyển động hai chân và đạt mô-men xoắn cực đại lên đến 300Nm. Với khả năng phát hiện cảm xúc của con người, khả năng thị giác tiên tiến và chức năng cho phép robot tạo ra các ảo ảnh ba chiều của thế giới thực, cùng với một loạt các công nghệ tiên tiến khác.
Ngành công nghiệp chế tạo robot hình người của Trung Quốc có những lợi thế rõ ràng về khả năng tích hợp chuỗi cung ứng và sản xuất hàng loạt. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về robot sản xuất được lắp đặt tại nhà máy, nhiều hơn gấp ba lần số lượng ở Bắc Mỹ.
Nắm bắt lấy xu thế, nhiều nhà sản xuất khác cùng đã nhanh chân tham gia. Mới đây, công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng đã ra mắt robot Iron, một robot cao gần 6 feet, được công ty phát triển trong 5 năm.
Công ty cho biết con robot này hiện đang làm việc tại các nhà máy và cửa hàng của công ty. Iron được chia sẻ công nghệ AI với xe điện của công ty và có hơn 60 khớp nối với hơn 200 độ tự do.
Vào tháng 6, hãng sản xuất ô tô Dongfeng Motors đã ký thỏa thuận với công ty robot Trung Quốc Ubtech để triển khai robot giống người trên dây chuyền sản xuất. Ubtech cho biết robot Walker S của họ sẽ được sử dụng để kiểm tra dây an toàn và khóa cửa, thực hiện kiểm tra chất lượng và lắp ráp trục ô tô.
Robot của Ubtech cũng đã được công ty khởi nghiệp EV Nio điều khiển, sử dụng chúng như "thực tập sinh" hỗ trợ sản xuất ô tô. Theo báo cáo, các robot cũng đang được đào tạo tại các nhà máy của "ông trùm" xe điện BYD.
Một mẫu robot khác còn giúp ra mắt các sản phẩm của BYD và được thử nghiệm như một nhân viên bán hàng cơ khí tại các cửa hàng của công ty ở Nam Mỹ.
Ngoài các nhà sản xuất ô tô và công nghệ, cuộc chạy đua này quả thực không thể khiến các vị tỷ phú làm ngơ.
Đầu tháng 11, startup Addverb của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani thông báo dự kiến ra mắt dòng robot hình người đầu tiên vào năm 2025.
Ông Sangeet Kumar, đồng sáng lập kiêm CEO của Addverb cho hay, các robot này sẽ được sản xuất tại nhà máy ở ngoại ô Noida, Delhi với số lượng ban đầu khoảng 100 chiếc trong năm đầu tiên. Chúng được thiết kế để thực hiện đa dạng nhiệm vụ trong các ngành như thời trang, bán lẻ và năng lượng.
"Thị trường này đang thu hút nguồn vốn đầu tư khổng lồ", ông Kumar cho biết trong một video phỏng vấn. "Thiết kế của chúng tôi đã sẵn sàng và năm sau, robot của chúng tôi sẽ cạnh tranh trên toàn cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu, đối đầu với các robot của Trung Quốc".
Cùng thời điểm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Việt Nam cũng thông báo thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
VinRobotics hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các giải pháp tự động hóa, robot công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI). Công ty chuyên sản xuất và tích hợp các sản phẩm người máy và robot thông minh, nhằm cung cấp các giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.
Mặc dù công nghệ robot hình người vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và số lượng sản phẩm còn hạn chế trên thị trường, tỷ phú Elon Musk dự đoán rằng đến năm 2040, sẽ có khoảng 10 tỷ robot hình người được sản xuất, với mức giá từ 20,000 đến 30,000 USD, hứa hẹn cùng tồn tại với con người.
Trong khi đó, Goldman Sachs dự báo vào tháng Một rằng thị trường toàn cầu cho robot hình người sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng cho các ứng dụng tiêu dùng và công nghiệp. Goldman Sachs ước tính chi phí vật liệu để chế tạo robot đã giảm xuống còn khoảng 150.000 USD/chiếc vào năm 2023, không bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển.
Những ngày giữa tháng 11, thời tiết Hà Nội mát mẻ, se lạnh, phố cà phê đường tàu Phùng Hưng lại tấp nập khách đến uống nước. Nhiều vị khách trèo cả lên rào chắn để chụp ảnh.
Những ngày cuối thu, phố cà phê đường tàu Phùng Hưng khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đông đúc trở lại, dù nơi đây từ lâu đã có lệnh cấm hoạt động.
Phần lớn khách đến khu vực này là người nước ngoài. Một phụ nữ bán hàng tại đây chia sẻ, khách Tây đến để uống bia, cà phê và chờ xem tàu chạy qua.
"Còn giới trẻ Hà Nội và ở các địa phương khác đến chủ yếu để chụp ảnh, việc uống cà phê và xem tàu hỏa là phụ. Việc kinh doanh nước giải khát ở đây rất đắt hàng. Dịp mùa thu năm nay không ngày nào chúng tôi bị vắng khách", chị nói.
Nơi đây được nhiều tờ báo, trang du lịch nổi tiếng quốc tế bình chọn là điểm đến độc đáo, không thể bỏ qua ở Hà Nội. Từng chia sẻ với báo VietNamNet, bà Hiên Kim - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghệ Du lịch Best Price cho biết, đa phần khách quốc tế tham gia tour du lịch Hà Nội của công ty này yêu cầu được đưa tới “phố cà phê đường tàu”.
Thời điểm 19h30 đến 20h30, nơi đây rất đông đúc. Nhiều người nước ngoài đến uống nước, đi dạo sau bữa tối.
Gia đình anh Li (Malaysia) cho biết, tới Việt Nam du lịch theo tour và đã được hướng dẫn viên gợi ý đến phố cà phê đường tàu chơi. Anh bất ngờ khi biết đây là khu vực cấm. "Tuy nhiên vì mọi người đều vào được nên chúng tôi cũng vào để check-in và vui chơi", anh chia sẻ.
Rất nhiều người bán hàng rong đi lại mời chào, chèo kéo khách mua đồ.
Có người còn bày hàng lưu niệm ra giữa đường ray để bán.
Tại đoạn đầu phố cà phê phía đường Điện Bên Phủ, khi tàu chạy qua nhiều người nước ngoài trèo lên rào chắn để chụp ảnh. Vị trí họ đứng chỉ cách tàu khoảng 1m. Theo các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, khoảng cách tối thiểu của hành lang bảo vệ là 3m.
Dù phân khúc đất nền phía Nam đang có dấu hiệu tốt lên về sức cầu, song không phải khu vực, nền đất nào cũng dễ thanh khoản trong bối cảnh thị trường chung còn chưa hoàn toàn khởi sắc.
Ghi nhận cho thấy, không ít nhà đầu tư vẫn đang khó khăn trong việc ra hàng, mức giá bán ra chưa về được giá thời điểm đầu năm 2022.
Sở hữu lô đất thổ cư hơn 50m2 tại Tp.Thủ Đức (Tp.HCM), anh X rao bán vài lần nhưng bất thành. Lý do không bán được là bởi người mua trả dưới giá anh rao. Anh X chào bán lô đất với giá 2,8 tỉ đồng, bằng mức giá anh mua vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, hầu hết bên mua trả giá từ 2-2.5 tỉ đồng khiến anh không thể bán. Theo nhà đầu tư này, mua nền đất 4 năm, giờ anh chỉ mong bán được bằng giá mua vào để thu lại dòng tiền. Dẫu vậy, suốt nhiều tháng tìm khách mua, lô đất vẫn chưa có chủ.
Thực tế, trường hợp như anh X không hiếm tại thị trường Tp.HCM và khu lân cận. Nhiều nhà đầu tư ôm đất nền từ thời điểm 2020-2022 chỉ mong bán được bằng giá mua vào cũng trở nên khó khăn trong bối cảnh hoạt động đầu tư chững lại so với trước đây. Về mặt bằng giá, dù đất nền thứ cấp Tp.HCM đã tăng 5-10% so với đầu năm 2024 song chưa thể “hồi” về mức giá đầu năm 2022. Theo đó, một số nhà đầu tư sở hữu nhà/đất sau thời điểm dịch Covid-19 vẫn chờ giá hoặc mong bán được mức giá mua vào. Hiện nay, những người bí dòng tài chính tiếp tục rao bán tài sản nhưng khó bán được mức giá như kì vọng ban đầu.
Tại Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ không hiếm nhà đầu tư rao bán đất nền không được, đành chờ tăng giá. Giá giao dịch chưa thể trở về mức giá thị trường của 3-4 năm trước khiến nhà đầu tư lo lắng.
Theo dữ liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường, mức độ quan tâm và lượng tin đăng rao bán đất nền tại Tp.HCM và khu lân cận đã tăng 10-20% so với cùng kì năm trước. Đây được xem là tín hiệu khả quan sau chuỗi ngày dài im ắng.
Tuy nhiên, thực tế nhận thấy, giao dịch đất nền tại Tp.HCM và lân cận diễn ra vẫn khá chậm so với thời điểm 2020-2021. Hầu hết các nền đất được giao dịch thời điểm này đến từ nguồn hàng thứ cấp tồn kho đã rao bán nhiều lần trước đó. Trong bối cảnh thị trường có tín hiệu tốt, việc ra quyết định của nhà đầu tư với loại sản phẩm này có phần nhanh hơn, tuy nhiên không phải tất cả khu vực, nền đất đều được quan tâm. Việc nhà đầu tư trong tâm thế cẩn trọng sau thời gian dài thị trường biến động đã tác động không nhỏ đến thanh khoản thị trường chung.
Gần đây, có nhiều dự báo, từ đầu năm 2025 trở đi là thời điểm “bật” dậy của thị trường đất nền khi Luật siết phân lô có hiệu lực cùng các quyết định đi kèm. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, loại hình này sức cầu sẽ tốt hơn so với năm 2023 nhưng sẽ khó nóng sốt hoặc “bật” giá mạnh như giai đoạn trước. Việc Luật ra đời cũng tạo nên một môi trường kinh doanh bền vững, ổn định hơn.
Nguồn: Thanh Niên; Soha; Vietnamnet; CafeF
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Cái giá của các ngôi sao ‘phông bạt’; Thảm họa mới của nhạc Việt; Cá chết hàng loạt, nghi bị đầu độc
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; ‘Bà trùm’ Xuyên Việt Oil khai gì; Tìm lối ra cho khu tái định cư bỏ hoang; Gỡ khó các siêu dự án đóng băng
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá