Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Những chương trình kích cầu lớn, có sức lan tỏa sẽ giúp giảm áp lực tăng giá cho người tiêu dùng
Đầu tháng 6, Sở Tài chính TP HCM công bố điều chỉnh tăng giá các mặt hàng gạo trong chương trình bình ổn thị trường TP HCM từ 1.000-2.000 đồng/kg, tùy loại. Trước đó, cuối tháng 5, giá bán 8 loại thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường cũng tăng khoảng 7.000 đồng/kg (tương đương 5,7%). Dù vậy, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh thịt heo cho biết mức tăng này vẫn chưa đủ bù đắp chi phí giá heo hơi biến động mạnh.
Chực chờ tăng giá
Không chỉ gạo và thịt heo, các mặt hàng tiêu dùng phổ biến khác như dầu ăn, trứng gà, rau củ, trái cây… trên thị trường cũng liên tục cập nhật giá mới trong 1 tháng trở lại đây. Sáng 19-6, tại đại hội đồng cổ đông Công ty CP Tập đoàn KIDO, đại diện công ty này cho biết giá dầu cọ giao dịch trên thị trường thế giới trong 6 tháng gần đây dao động từ 810-940 USD/tấn, tăng cao so với năm ngoái. Việc này ảnh hưởng lớn tới giá dầu ăn trên thị trường.
Ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho hay từ 3 tuần nay, phía Campuchia mua gom trứng gà Việt Nam theo đường tiểu ngạch, đẩy giá trứng tại các trại chăn nuôi lên đến 24.000-25.000 đồng/chục. Giá trứng gà bán tại thị trường trong nước vì vậy tăng cao, chênh lệch khá nhiều so với mức giá bình ổn (31.000 đồng/chục với trứng gà loại 1).
"May mà giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua ổn định, tình trạng mua gom trứng cũng đã hạ nhiệt nên khả năng chỉ một thời gian nữa, giá trứng sẽ trở lại mức bình thường" - ông Thiện nói.
Cũng theo ông Thiện, sức mua thị trường rất thấp nên DN một mặt tích cực tham gia bình ổn thị trường, một mặt phối hợp cùng các hệ thống bán lẻ khuyến mãi giảm giá cho trứng gà loại 2 để kích cầu. "Kinh tế khó khăn, sức cầu thị trường lẫn niềm tin của người tiêu dùng đang giảm nên nếu không khuyến mãi thì cả nhà sản xuất lẫn nhà phân phối đều khó đạt doanh số" - ông Thiện bộc bạch.
Ở góc độ nhà bán lẻ, đại diện Saigon Co.op cho biết đã nhận được nhiều đề nghị tăng giá từ nhiều nhãn hiệu lớn. Hầu hết nhà cung cấp đã báo tăng giá, như ngành hàng rau củ quả đề nghị tăng 10%-15% và ngành hàng thực phẩm công nghệ muốn tăng cao nhất tới 20%. "Không riêng Saigon Co.op mà một số nhà bán lẻ đang nỗ lực tối đa để trì hoãn việc tăng giá trong giai đoạn này" - đại diện Saigon Co.op thông tin.
Đẩy mạnh khuyến mãi hàng thiết yếu
Thực tế, khó khăn về kinh tế trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến đời sống hằng ngày của một bộ phận người dân, khiến nhiều DN tăng trưởng thấp, thậm chí không có lợi nhuận. Để tạo sức đẩy cho đầu ra sản phẩm, các sở - ngành của thành phố và các DN đã liên tục phối hợp triển khai nhiều chương trình kích cầu nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm cởi mở hơn.
Ngay ở thời điểm hiện tại, nhiều DN đang tích cực tham gia chương trình khuyến mãi tập trung - "Mùa mua sắm "Shopping season" 2024" giai đoạn 1 của thành phố, kéo dài từ ngày 15-6 đến 15-9 với mức giảm giá hàng hóa lên đến 100%.
Theo tính toán của Sở Công Thương TP HCM, chương trình dự kiến thu hút gần 10.000 thương nhân tham gia trên 55.000 chương trình khuyến mãi thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ ngân hàng, trung gian thanh toán, giao thông vận tải...
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương TP HCM, cho biết so với những năm trước, chương trình năm nay có nhiều điểm mới như được mở rộng quy mô và số lượng hàng hóa khuyến mãi hàng hiệu theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa.
Đặc biệt đây cũng là năm đầu tiên TP HCM triển khai tổ chức từ 10-15 sự kiện khuyến mãi hàng tiêu dùng, sản phẩm thiết yếu ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, địa bàn quận - huyện vùng ven nhằm phục vụ đối tượng là công nhân, học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp. Để tăng thêm tính cộng hưởng cho chương trình, Sở Công Thương còn phối hợp với Sở Du lịch triển khai song song hoạt động khuyến mãi tập trung với kích cầu du lịch nhằm thu hút người tiêu dùng, du khách đến tham quan mua sắm...
Không chỉ khuyến mãi, một số DN còn linh hoạt các hình thức ưu đãi cho khách hàng. Chẳng hạn, thương hiệu bán Orion tăng trọng lượng của bánh Chocopie lên 10% nhưng giá không thay đổi...
Nhóm hàng chủ lực của Việt Nam tăng trưởng 2 chữ số trong 5 tháng đầu năm 2024.
Theo số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng mạnh 17% so với tháng trước và tăng 11,8% so với tháng 5/2023.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu về từ nhóm hàng này gần 6,1 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức…
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 1,29 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 260 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường này chiếm 20,87% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng trong 5T/2024.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản. Cụ thể, trong tháng 5, nước ta xuất khẩu hơn 233 triệu USD, giảm 2,9% so với tháng 5/2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xứ anh đào chi ra 1,15 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 19,05%.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 nhóm hàng này. Trong tháng 5, Việt Nam thu về 170 triệu USD, tăng mạnh 69% so với tháng 5/2023. Lũy kế 5 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này hơn 687 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 11,3%.
Ngoài 3 thị trường chính, nhiều thị trường cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến trong 5 tháng đầu năm như Mehico (214%), Australia (102%), Thổ Nhĩ Kỳ (120%),... Điều này cho thấy các hãng công nghệ và ô tô trên thế giới đang ngày càng tin tưởng vào chất lượng linh kiện, phụ tùng của Việt Nam.
Trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ toàn ngành ô tô sụt giảm, việc xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng chứng tỏ Việt Nam có vị trí trong chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu.
Kết quả này một phần cũng nhờ tác động của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng, tìm nhà cung cấp linh kiện thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào “công xưởng” sản xuất của thế giới là Trung Quốc.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, trong đó khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Tỷ lệ thu mua nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% cách đây 10 năm lên 37% vào năm 2022 (theo JETRO).
Trong những năm qua, các doanh nghiệp của Nhật Bản, đặc biệt là Toyota đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ công nhân, kỹ sư Việt Nam và lan tỏa triết lý kinh doanh tới cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp nội địa đã trở thành nhà cung cấp cho các hãng xe lớn trong và ngoài nước.
Hiện tại, THACO Industries là doanh nghiệp dẫn đầu trong sản xuất linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam, với các sản phẩm nhựa cho ngành ô tô như: Cản xe, chụp mâm, lướt gió, ốp khoang hành lý, ốp che két nước, ốp gió xe bán tải và các linh kiện nội - ngoại thất. Thị trường xuất khẩu chính của THACO Industries là Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Campuchia.
Tại "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025", Chính phủ đã đề xuất mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035.
Với những chính sách mới đã có hiệu lực như Thông tư 11 và sự quyết tâm của các doanh nghiệp Việt khi mở rộng nhà máy, dây chuyền lắp ráp, từng bước bắt kịp xu thế toàn cầu, ngành ô tô Việt Nam hứa hẹn đạt được những kỷ lục mới với những con số ấn tượng trong năm 2024, đặc biệt việc tăng tỉ lệ nội địa hóa khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất xe ô tô trong nước.
Từ tháng 5 tới nay có 20 doanh nghiệp chậm thanh toán hơn 650 tỷ tiền lãi và gần 8.200 tỷ nợ gốc trái phiếu, nhiều nhất là bất động sản.
Báo cáo với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Thành phố Aqua dời ngày đáo hạn cho một trái phiếu 600 tỷ đồng từ cuối tháng 6/2024 sang cuối tháng 6/2026. Đây là khoản huy động vốn mà chủ đầu tư dự án Aqua City (Đồng Nai) triển khai hồi giữa năm 2020 với lãi suất 10% mỗi năm.
Trước đó, Công ty cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn cũng thông báo việc chậm trả hơn 167 tỷ tiền lãi và 1.600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu. Tương tự, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land cũng chậm hoàn thành nghĩa vụ với hơn 100 tỷ tiền lãi của một lô trái phiếu, kèm phần gốc còn gần 528 tỷ đồng. Nguyên nhân chung hai doanh nghiệp này đưa ra là thị trường tài chính và thị trường giao dịch bất động sản diễn biến không thuận lợi khiến họ chưa thu xếp kịp nguồn tiền.
Tính từ tháng 5 đến nay có 20 doanh nghiệp chậm hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với hàng chục lô trái phiếu. Trong đó, họ chậm trả hơn 654 tỷ đồng tiền lãi, chậm trả hoặc dời hạn thanh toán với hơn 8.187 tỷ đồng dư nợ gốc. Hơn một nửa là các doanh nghiệp bất động sản, theo sau là nhóm năng lượng.
Tình hình thanh toán nghĩa vụ tài chính với trái chủ của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan. Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 5, các doanh nghiệp mua lại 9.178 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 7 tháng còn lại của năm, VBMA ước tính có khoảng 163.905 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là nhóm bất động sản khi chiếm 42,5% dư nợ.
Báo cáo mới đây của FiinRatings - bộ phận xếp hạng tín nhiệm thuộc FiinGroup, cho rằng áp lực trả nợ với các nhà phát hành là doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn. Cao điểm nằm ở các trái phiếu chậm trả gốc và lãi có lịch đáo hạn vào giai đoạn 2022-2023 và được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023.
"Thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ", nhóm phân tích này nêu quan điểm.
Theo tính toán của công ty xếp hạng tín nhiệm VIS Ratings, tỷ lệ chậm trả toàn thị trường đến cuối tháng 5 là 16,1%, tăng 1% so với cuối năm 2023. Đơn vị này ước tính khoảng 30% lượng trái phiếu đáo hạn trong tháng 6 có khả năng cao không trả được nợ gốc đến hạn. Trong đó, phần lớn trái phiếu đã chậm trả lãi trước đó. Trong 12 tháng tới sẽ có 216.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, 9% trong số này có rủi ro cao chậm trả nợ gốc.
Trước áp lực trả tiền vẫn cao, nhiều doanh nghiệp tích cực đàm phán với trái chủ để xin khất nợ. VNDirect ước tính đến ngày 29/5, thị trường ghi nhận hơn 90 tổ chức phát hành đạt thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu, tổng giá trị được gia hạn là hơn 144.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số chọn giải pháp hoán đổi trái phiếu sang tài sản khác, phổ biến với các công ty địa ốc là trả bằng bất động sản. Các công ty cũng thương thảo với trái chủ để giảm lãi suất và kéo dài thêm kỳ trả lãi.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết, đất nền tăng cục bộ ở Hà Nội. Ở một số thị trường truyền thống như Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Thất, Quốc Oai… tăng cả mức độ quan tâm và giá.
Thị trường bất động sản sắp đi qua hết nửa đầu năm 2024. Dữ liệu trong 6 tháng đầu năm của Batdongsan.com.vn cho biết, mức độ quan tâm đang trên đà phục hồi sau khi chạm đáy năm 2023, giá rao bán vẫn liên tục tăng. Tại Hà Nội, mức độ quan và giá rao bán ở tất cả các loại hình đều tăng.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết: "Sau thời điểm tháng 11/2023, nhiều nhà đầu tư đi lùng đất nền, tìm kiếm đất nền có sổ đỏ, pháp lý đầy đủ để đầu tư. Mức độ qua tâm tăng 33%, tuy nhiên mức này chỉ bằng 1/2 so với thời điểm sốt đất của năm 2021. Như vậy, thị trường này còn tiếp tục tăng lên".
Theo khảo sát môi giới, hơn 60% môi giới cho rằng, đợt này giao dịch đất nền trên thị trường cải thiện rất tốt nhưng không phải cản thiện toàn bộ mà cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.
Cụ thể, mức độ quan tâm đất nền nửa đầu năm 2024 tại Hà Nội tăng 75%, Hưng Yên 194%, Bắc Ninh 68%. Trong khi đó, miền Trung và Nam đang còn đi ngang.
"Nếu như năm 2021, nhà đầu tư đầu tư chung cả Hà Nội và TP.HCM thì sau 4 năm, thị trường Hà Nội tăng 60%, trung bình tăng 15%/năm. Còn thị trường TP.HCM gần như đi ngang trong suốt 4 năm vừa qua", ông Tuấn nhận định.
Vị này cho biết thêm, đất nền tăng cục bộ ở Hà Nội. Ở một số thị trường truyền thống như Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Thất, Quốc Oai… tăng cả mức độ quan tâm và giá. Đặc biệt, giá tăng rất nhanh sau thời điểm tháng 11/2023. Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng giá của đất nền là do quy hoạch và đấu giá đất sau Tết làm cho thị trường Hà Nội tăng cục bộ.
Cũng tại sự kiện báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Quốc Anh nhận định về tâm lý người mua ở giai đoạn khởi sắc, người mua bắt đầu quan tâm đến nhu cầu đầu tư, mức độ tăng giá, không đặt nặng yếu tố giá bán, pháp lý như thời điểm ảm đạm. Do đó, theo dự báo, giai đoạn khởi sắc từ giữa năm 2025, đất nền được quan tâm.
"Nhìn lại chu kỳ trước (năm 2013), ở giai đoạn khởi sắc, tâm lý tự tin vào kinh tế và mức lợi suất khiến loại hình bất động sản đất nền, biệt thự được quan tâm. Đầu năm 2015, thị trường đón nhận nhiều dự án đất nền mới được chào bán với lượng tin đăng có sự hồi phục tương ứng. Ở chu kỳ hiện tại, giai đoạn khởi sắc, tương ứng với sự đi lên của đất nền sẽ diễn ra vào quý 2/2025 đến quý 4/2025", ông Quốc Anh nhận định.
Nguồn: Người Lao Động; Soha; Vnexpress; CafeF
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Nam thanh niên hiếp dâm nữ sinh; Thiếu nữ dùng mưu thoát kẻ hiếp dâm; Bé gái bị cha dượng bạo hành; Bé trai bị bỏ rơi trong đêm rét
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá