
Đảm bảo chi phí cuộc sống Lebensunterhalt
Nguyên tắc: Bất kỳ ai muốn nhập quốc tịch đều phải và có khả năng tự nuôi sống bản thân (gọi là sinh hoạt phí hay chi phí cuộc sống). Tuy nhiên, thu nhập cần có để đáp ứng yêu cầu này thường khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố, như có bao nhiêu người sống cùng và ở địa phương nào, trong điều kiện sống như thế nào, bao nhiêu người sống bằng thu nhập đó và liệu trong gia đình có những người khác làm việc có thu nhập hay không... Những người nhận tiền trợ cấp cơ bản, như tiền công dân, hoặc trợ cấp tương tự được coi là một trở ngại. Trừ khi có lý do về sức khỏe kéo dài và nghiêm trọng.
Thôi quốc tịch trước đây
Đối với nhiều người nhập cư, việc nhập quốc tịch xưa nay liên quan đến một trở ngại mang tính cá nhân. Đó là quốc tịch gốc. Trở ngại này, bây giờ được bãi bỏ hoặc giảm bớt đi. Cho đến nay, thông lệ nhập quốc tịch phải đi kèm với việc từ bỏ quốc tịch cũ. Công dân của các quốc gia EU khác và các quốc gia ngoài EU, bao gồm Thụy Sĩ, cũng như Afghanistan, Iran và Maroc (những nước cấm từ bỏ quốc tịch), được miễn trừ, tức được pháp hai quốc tịch (quốc tịch kép).
Theo Luật Quốc tịch mới, quốc tịch kép sẽ không còn bị giới hạn ở một số quốc gia nữa, tức cho phép loại bỏ nguyên tắc tránh đa quốc tịch, có hiệu lực từ ngày 26.06.2024. Phía Đức cũng vậy, công dân Đức có thể nhập quốc tịch nước ngoài mà không cần từ bỏ quốc tịch Đức. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào tiêu chí mà quốc gia tương ứng yêu cầu đối với quyền công dân và liệu quốc gia đó có cho phép mang hai quốc tịch hay không.
Các nhà phản biện coi việc cho phép hộ chiếu kép là một trở ngại cho hòa nhập và lo ngại người nhập quốc tịch sẽ không thể cam kết đối với nền dân chủ, hiến pháp Đức. Bởi khi luật cho phép quyền công đơn không còn tồn tại, thì cam kết đối với nền dân chủ, hiến pháp Đức cũng lung lay. Tuy nhiên, những người nhập quốc tịch ít nhất vẫn phải tuyên bố cam kết của họ đối với trật tự cơ bản dân chủ tự do bằng văn bản trong suốt quá trình và cả bằng lời nói trước khi được công nhận nhập quốc tịch Đức. Ngoài ra, những tội phạm bị tuyên phạt với mức án hơn 90 ngày trong thời gian ở Đức cũng là một trở ngại cho việc nhập quốc tịch Đức.
Những giấy tờ và chứng chỉ gì cần để nhập quốc tịch Đức?
Để người nhập cư nộp đơn xin nhập quốc tịch thành công, họ phải cung cấp một số giấy tờ cá nhân làm bằng chứng về cư trú hợp pháp và quyền nhập quốc tịch Đức của họ. Họ cũng phải chứng minh nguồn gốc và quan hệ gia đình họ. Theo hướng dẫn của Chính phủ Liên bang, các tài liệu sau phải được nộp cho cho cơ quan nhập quốc tịch:
-Giấy khai sinh.
-Giấy chứng nhận cha mẹ.
-Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn).
-Danh sách thành viên gia đình.
-Giấy tờ nhân thân hiện tại (như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, hoặc những giấy tờ tương tự).
-Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con (đối với người dưới 16 tuổi).
-Giấy chứng nhận thay đổi tên.
-Giấy phép cư trú.
-Bằng chứng về các quốc tịch khác.
Nhập quốc tịch Đức tốn bao nhiêu tiền?
Luật quy định một khoản lệ phí cố định cho nhập quốc tịch. Đối với một cá nhân hiện tại là 255 Euro. Đối với các thành viên chưa đủ tuổi trưởng thành được nhập tịch cùng lúc, lệ phí sẽ tăng thêm 51 euro cho mỗi thành viên trong gia đình. Theo Bộ Di cư và Người tị nạn Liên bang, Bundesministerium für Migration und Flüchtlinge lệ phí cho trẻ em không có người đi kèm hoặc trẻ vị thành niên từ 16 tuổi trở lên nộp đơn xin nhập quốc tịch mà không có cha mẹ, lệ phí vẫn giữ nguyên 255 euro. Tuy nhiên, nó thường đắt hơn một chút, nếu có phụ phí phát sinh, như chi phí cho việc dịch tài liệu từ nước xuất xứ. Cấp hộ chiếu mới cũng cần đóng lệ phí.
Còn tiếp.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá