Nhận con, ly dị cần biết: Quyền bố chăm nuôi con không phụ thuộc mẹ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Theo một phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang, những người bố đã ly dị hoặc không đăng ký kết hôn cũng có quyền chăm nuôi con (Sorgerecht), bất kể người mẹ có muốn hay không.

Quy định trước kia: Không có sự đồng ý của mẹ, người bố ly dị không có quyền gì đối với con cái, trừ phi người mẹ bị tước quyền chăm nuôi do gây nguy hiểm cho con mình, hoặc khi người mẹ qua đời. Nếu hai người không đăng ký kết hôn, người mẹ là người đầu tiên có quyền chăm nuôi. Điều này cũng không thay đổi, kể cả khi người đàn ông nhận là bố của đứa bé. Tuy nhiên, tiếp tục như vậy, người bố sẽ không có cơ hội cùng được chăm nuôi con cái của mình, kể cả khi điều này có thể rất có lợi cho đứa con. Thậm chí, nếu kiện ra trước Tòa, họ cũng sẽ thua cuộc. Theo các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Liên bang, việc loại bỏ quyền của người bố như vậy trái với quyền làm bố mẹ của họ được đảm bảo trong Hiến pháp. Lợi ích của con cái phải luôn là một khía cạnh quan trọng trong mọi quyết định. Điều đó có nghĩa, con cái luôn có quyền đòi hỏi sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Bộ Tư pháp Liên bang đã ban hành nghị định mới về quyền chăm nuôi con. Theo đó, người bố không đăng ký kết hôn cũng có quyền nuôi con, trừ phi người mẹ đâm đơn chống lại và được Tòa án gia đình chấp thuận. Chỉ cần nhận quan hệ cha con (Vaterschaftsanerkennung), cả hai, bố và mẹ đều có chung quyền chăm nuôi con như nhau.

Hiệp hội Luật sư Đức (DAV) tại Berlin đưa ra hướng dẫn cụ thể, người bố cần đến làm thủ tục nhận tại Cơ quan quản lý và bảo vệ thanh thiếu niên (Jugendamt) nơi điạ phương người con ở. Họ cũng phải nộp Giấy cam kết chăm nuôi con (Sorgeerklärung) có công chứng.

Cơ quan Jugendamt sẽ kiểm tra giấy này. Trước đây, người bố chỉ có quyền thăm con (Recht auf Umgang), nhưng khi họ hưởng chung quyền chăm nuôi, họ sẽ nhận thêm nhiều quyền hạn hơn. Tuy nhiên, quyền chăm nuôi chung không có nghĩa là, bất cứ việc gì cả bố lẫn mẹ đều phải quyết định chung. Quyền này có giá trị nhất khi cùng quyết định những vấn đề quan trọng, như con cái sẽ sống ở đâu, đi học tiếp trường nào hoặc theo tín ngưỡng gì? cụ thể:

Nơi ở

Trước đây, khi tranh chấp căng thẳng, người mẹ có quyền tìm nơi ở mới và chuyển đi. Việc này hiện không được chấp nhận nữa, mà người bố được phép phản đối, đồng thời có quyền viện đến các phương tiện pháp lý, để kiểm tra xem liệu việc chuyển đến nơi ở mới có lợi cho con cái của họ hay không.

Sức khỏe

Người bố có quyền hỏi bác sỹ về tình trạng sức khỏe của con mình. Ngoài ra, nếu con cái phải làm phẫu thuật, cũng phải có sự đồng ý của người bố.

Tài sản

Cho đến nay, người bố cũng được mở tài khoản riêng cho con mình - nhưng số tiền sẽ do người mẹ quản lý. Kể từ nay, người bố có trách nhiệm quản lý tài khoản đó.

Giáo dục tín ngưỡng

Liệu đứa con sẽ theo đạo Thiên Chúa Giáo, Đạo Phật hay Đạo Hồi, hay bất kể một tín ngưỡng nào khác, sẽ do cả bố lẫn mẹ chúng quyết định. Nếu họ không thể thỏa thuận, lúc đó sẽ do Tòa án xét xử.

Quyền chăm nuôi con một mình

Cùng với án quyết trên, người bố cũng được xin hưởng quyền nuôi con một mình. Tuy nhiên, để tước quyền nuôi con của người mẹ, phải là những lý do quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của con cái.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang