- Cư trú - Luật pháp
- Người Việt ở Đức
Nhiều kênh truyền thông Đức đưa thông tin về các hiện tượng bất thường trong tuyển sinh du học nghề từ nước ngoài trong đó có Việt Nam và coi đó là mặt trái của chính sách thu hút lao động nước ngoài hiện đang được đánh giá cao, kỳ vọng cho những học sinh Việt muốn sang Đức học nghề.
Bị tố cáo ăn chặn
Cách hai tháng trước, du học nghề Nguyễn sang Đức để học nghề ăn uống, kí hợp đồng với một chủ nhà hàng cũng người Việt. Hợp đồng lao động tại nhà hàng sử dụng mẫu in sẵn, với thời gian làm việc hàng tuần 40 giờ. Nhưng trong đơn tố cáo, Nguyễn cho biết phải làm việc bình quân 66 giờ/tuần, nghĩa là tăng thêm 65%. Sau một tháng, Nguyễn nhận được chỉ 419 Euro tiền mặt dưới dạng tiền trợ cấp đào tạo thay vì 1.100 Euro như thỏa thuận trong hợp đồng, nghĩa là thiếu tới 62%. Cộng cả hai khoản lại, chủ lao động trả lương còn thiếu của học viên Nguyễn tới 1.815 - 419 = 1.396 Euro.
Bị hủy ngang hợp đồng
Trong khi để trang trải cuộc sống, riêng tiền thuê nhà ở, Nguyễn đã phải trả 350 Euro mỗi tháng. Nguyễn phản đối, chủ nhà hàng người Việt lập tức hủy ngang hợp đồng, mà không cần giải thích lí do. Bởi hợp đồng lao động sau khi kí kết được coi là hợp đồng tạm thời chưa chính thức. Hai bên có quyền hủy ngang bất kỳ lúc nào.
Biểu tình một mình
Việc sếp vi phạm hợp đồng đào tạo một cách trắng trợn cho thấy học viên người Việt có rất ít khả năng tự vệ so với người Đức trong cùng hoàn cảnh. Lý do được giới phân tích nhận định, bởi có những chủ nhà hàng người Việt cho rằng du học sinh Việt mới sang Đức nên không hiểu hết luật pháp, thân cô thế cô, nên đối xử với họ theo kiểu lấy thịt đè người. Học sinh Nguyễn cho biết, khi mới sang Đức đã được nghe các du học nghề sang từ các học kì trước kể cho nghe về những trải nghiệm tương tự. Tuy nhiên, họ không đủ can đảm để đấu tranh với chủ nhà hàng, bởi lạ lẫm, lo sợ rủi ro, nên đành chấp nhận kiểu ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nhưng học sinh Nguyễn không thể chấp nhận bị lợi dụng trầm trọng như vậy. Nguyễn chọn phương pháp biểu tình bằng cách viết một tấm áp phích phản đối bằng tiếng Đức cầm giơ trước mặt, đứng tại mép đường cạnh nhà hàng với nội dung kêu cứu: Hãy giúp tôi chống lại nhà hàng bóc lột người lao động. Nguyễn đứng vậy cho tới khi cảnh sát tới thẩm vấn, lập hồ sơ điều tra.
Nhà hàng vào tầm ngắm
Nhà hàng lập tức bị liên lụy trở thành đối tượng điều tra với cáo buộc vi phạm luật lao động, kèm kiểm tra đóng bảo hiểm, thuế...
Đe dọa
Sự việc chưa dừng ở đó, tới lượt người môi giới chuyển giao lao động cũng đến tìm gặp Nguyễn cảnh báo, chủ lao động sẽ kiện Nguyễn ra Tòa. Còn du học nghề Nguyễn sau khi bị thôi việc đi tìm chỗ làm việc với, nhưng đó là cả một hành trình không hề đơn giản cả về luật pháp lẫn thủ tục…
Hợp đồng không hợp lệ
Sau khi sự cố xảy ra, du học nghề Nguyễn nhờ người giúp liên hệ với Phòng Công thương Berlin, để làm lại thủ tục tìm nhà hàng khác xin việc. Lúc này, Phòng Công thương mới kiểm tra và phát hiện hợp đồng đào tạo không có giá trị. Lý do, hợp đồng đào tạo được ký kết bởi người có tên trong bản hợp đồng là người hướng dẫn thực hành đã kí không quy định của pháp luật.
Lý do không hợp lệ
Nguyễn cho biết, người kí kết hợp đồng và trực tiếp giao việc cho mình tại nhà hàng không phải là nhân viên của nhà hàng mà chỉ là người môi giới và do đó không thể đào tạo mình được. Nguyễn phải trả cho người này khoản phí môi giới lên tới 6.000 Euro. Người này chuyên cung cấp dịch vụ, quảng cáo thông qua Facebook. Các trường dạy tiếng Việt, các cơ quan giới thiệu việc làm và các cá nhân có thể dễ dàng mua các vị trí đào tạo từ người này. Người môi giới có mối quan hệ chặt chẽ với một số doanh nghiệp Việt Nam ở Berlin và đưa du học nghề từ Việt Nam đến các nhà hàng, đổi lại nhà hàng nhận được lao động giá rẻ. Theo Nguyễn, việc các học viên bị lạm dung rõ ràng là một phần của thỏa thuận hai bên môi giới và nhà hàng.
Nạn nhân tiếp theo
Trong một nhóm Facebook, Nguyễn cũng biết được 2 du học nghề Việt khác tại nhà hàng Nguyễn làm việc cũng đã nhận được tin nhắn từ IHK vì hợp đồng đào tạo của họ không hợp lệ. Cả hai vẫn đang ở Việt Nam và kế hoạch sang Đức của họ đã bị ngưng lại. Chỉ khi họ tìm được công ty đào tạo khác thì mới có thể xin visa mới vào Đức.
(Còn tiếp)
Đức Việt Online
Tỷ phú gốc Việt và cơ duyên được Chính quyền Đức gửi thư mời đầu tư
Kỉ niệm 20 hợp tác: Phái đoàn Bộ trưởng kinh tế Sachsen-Anhalt thăm Việt Nam, nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế và thu hút du học nghề
Niedersachsen thiếu học sinh học nghề: Du học nghề Việt được nhiệt tình đón nhận, đánh giá cao, tuy còn khó khăn tiếng Đức
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá