Nguy cơ cho TT Trump: Hạ viện Mỹ chính thức điều tra luận tội  

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ của 6 Ủy ban Hạ viện, bà Pelosi cho biết: "Hạ viện Mỹ sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra luận tội chính thức. Tổng thống phải chịu trách nhiệm và không ai là ngoại lệ của luật pháp.”

Tuyên bố trên cho thấy sự thay đổi quan điểm của bà Pelosi, người vốn phản đối việc tiến hành bước đi quyết liệt nhằm hạ bệ một tổng thống đang tại nhiệm khi cho rằng luận tội sẽ gây ra sự bất đồng lớn trong nước, trừ phi phải có một lý do thuyết phục, mạnh mẽ và đến từ lưỡng đảng, đồng thời khẳng định luận tội sẽ gây chia rẽ đất nước.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang phải đối mặt với cáo buộc đã gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhằm tiến hành cuộc điều tratham nhũng đối với Hunter Biden, con trai của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, trong một cuộc gọi điện thoại vào tháng 7 vừa qua.

Trước dó cùng ngày, ông Biden cũng kêu gọi Tổng thống Trump cần tuân thủ đầy đủ yêu cầu của cuộc điều tra do Quốc hội tiến hành.

Ông Trump đối mặt với nguy cơ gì nếu bị luận tội?

Hơn 150 trong tổng số 235 thành viên của đảng Dân chủ ở Hạ viện gồm 435 ghế đã bày tỏ ủng hộ luận tội hoặc mở cuộc điều tra tổng thống . Không có thành viên đảng Cộng hòa nào ở Hạ viện ủng hộ chuyện luận tội, và đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện, khiến chuyện kết tội ông Trump là khó xảy ra.

Ông Trump viết trên Twitter rằng chuyện luận tội là “sự bắt nạt tổng thống” và là “trò săn phù thủy rác rưởi”.

Chưa có vị tổng thống nào bị phế truất bằng con đường luận tội, nhưng chỉ riêng mối đe dọa cũng có thể kéo một tổng thống xuống. Tổng thống Richard Nixon từ chức năm 1974 để tránh bị phế truất sau vụ bê bối Watergate.

Đã có 2 tổng thống trải qua quá trình này: Hạ viện Mỹ chính thức luận tội Tổng thống Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998. Nhưng cả hai đều được giải cứu ở Thượng viện.

Nếu các nghị sĩ tin rằng tổng thống phạm các tội mà Hiến pháp Mỹ gọi là “phản quốc, nhận hối lộ, phạm tội ác lớn hoặc tội xằng bậy”, tiến trình luận tội sẽ bắt đầu từ Hạ viện.

Bất kỳ thành viên nào cũng có thể trình một nghị quyết luận tội. Giống như các dự luật khác, nghị quyết này được trình lên một ủy ban. Tiến trình này cũng có thể bắt đầu mà không có nghị quyết nào, như cuộc điều tra luận tội lần này.

Ủy ban thuộc Hạ viện có thể đánh giá bằng chứng họ nhận được hoặc tự tiến hành điều tra. Nếu bằng chứng đủ mạnh, ủy ban sẽ soạn thảo các điều khoản luận tội – tương đương các cáo buộc hình sự trong những vụ án bình thường – rồi trình lên Hạ viện.

Hạ viện có thể thông qua các điều khoản bằng một cuộc bỏ phiếu để luận tội tổng thống. Các điều khoản sau đó sẽ được gửi đến Thượng viện, nơi phiên xét xử tổng thống diễn ra, với đại diện từ Hạ viện đóng vai trò như công tố viên, còn tổng thống và luật sư phải biện hộ.

Chánh án Tòa án tối cao chỉ chủ trì phiên xét xử tại Thượng viện. Thượng viện gồm 100 thành viên sau đó sẽ bỏ phiếu đối với các cáo buộc. Nếu 2/3 thành viên Thượng viện đồng ý, tổng thống sẽ bị kết tội và phế truất. Nếu tổng thống bị kết tội, phó tổng thống sẽ lãnh đạo Nhà Trắng.

Những cáo buộc chống lại tổng thống phải đáp ứng quy định trong hiến pháp là “phạm tội nghiêm trọng hoặc có hành vi xằng bậy”, với hàm ý rất rộng.

Trong trường hợp của 2 ông Clinton và Nixon, các công tố viên độc lập tiến hành điều tra trên quy mô lớn và tập hợp rất nhiều bằng chứng để củng cố cáo buộc hình sự đối với tổng thống.

Ông Nixon bị cáo buộc cản trở thực thi công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường pháp luật. Còn ông Clinton, trong vụ bê bối liên quan đến cô Monica Lewinsky, bị cáo buộc khai man và cản trở thực thi pháp luật.

Ông Trump có thể đối mặt với cáo buộc lạm dụng quyền lực vì sử dụng vị trí của mình để gây áp lực với Ukraine phải tiến hành cuộc điều tra mang động cơ chính trị nhằm vào ông Joe Biden và con trai.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người chủ trì cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cũng đã nêu ra nhiều ví dụ cho thấy ông Trump cản trở thực thi pháp luật.

Tội danh phạm tội nguy hiểm hoặc hành vi xằng bậy bao hàm hàng loạt hành vi sai trái chứ không chỉ là vi phạm luật hình sự thông thường.

Ví dụ, đi nghỉ dưỡng cả năm trời không phải hành vi vi phạm pháp luật nhưng có thể dẫn đến việc luận tội tổng thống vì không thực hiện nhiệm vụ quy định theo hiến pháp.

Dù cần bằng chứng mạnh, tiến trình luận tội mang bản chất chính trị nhiều hơn hình sự, các chuyên gia cho biết.

Trong các vụ luận tội trước đây, sự ủng hộ và phản đối dành cho tổng thống đóng vai trò quan trọng, dù trong trường hợp của ông Nixon, bằng chứng đã quá rõ ràng đến mức sự ủng hộ của đảng Cộng hòa dành cho ông nhanh chóng tan rã.

Trong trường hợp của ông Clinton, đảng Cộng hòa kiểm soát cả Quốc hội. Nhưng khi cáo buộc luận tội đến Thượng viện, 45 Thượng nghị sĩ Dân chủ đoàn kết lại để ngăn chặn kết quả 2/3 phiếu ủng hộ luận tội.

Với ông Trump, phe Dân chủ đang chia rẽ vì nhiều lý do chính trị.

Bà Pelosi cho rằng việc luận tội ông Trump sẽ không đi đến đâu vì Thượng viện đang do đảng Cộng hòa kiểm soát và việc này có thể làm hỏng nỗ lực của đảng nhằm giành quyền kiểm soát hoàn toàn Quốc hội và Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Những người khác trong đảng cho rằng ông Trump cần phải chịu trách nhiệm, và các cử tri Dân chủ yêu cầu điều đó.

(Nguồn: Soha)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang