.gif)
Nhập cư
Liên minh cầm quyền muốn thực hiện một "hướng đi nhất quán hơn" trong chính sách nhập cư, nghĩa là giảm nhập cư bất hợp pháp, tức ít nhập cư không kiểm soát hơn và trục xuất nhiều hơn. Kết hợp với các nước láng giềng châu Âu, những người nhập cư bất hợp pháp bị từ chối tại biên giới Đức với các nước EU trong tương lai. Các biện pháp kiểm soát, vốn đã được áp dụng ở tất cả các biên giới của Đức, sẽ được mở rộng cho đến khi có một hệ thống quản lý di cư hoạt động trở lại ở châu Âu. Quyền tị nạn cơ bản vẫn tồn tại. Việc đoàn tụ gia đình cho những người được hưởng quyền bảo vệ thứ phát (đoàn tụ gia đình) sẽ bị đình chỉ trong hai năm, với khả năng kéo dài thời hạn này. Các chương trình nhập cư tự nguyện, chẳng hạn như chương trình dành cho người Afghanistan chấm dứt. Tiếp theo, các thỏa thuận sẽ được ký kết với các quốc gia liên quan để giúp trục xuất dễ dàng hơn. Cần có đặc trách cho chính sách này. Danh sách các quốc gia xuất xứ an toàn sẽ được bổ sung các quốc gia mới.
Liên minh cầm quyền muốn tạo ra khả năng làm thủ tục tị nạn tại các nước thứ ba và do đó yếu tố kết nối ở cấp độ EU trong luật tị nạn sẽ xóa bỏ. Khi đó, người nhập cư sẽ không còn cần bất kỳ mối liên hệ nào với quốc gia mà từ đó người này nhập cư vào Đức. Liên minh cầm quyền muốn nâng số lượng trục xuất thông qua một số biện pháp. Trước hết, công đoạn trợ giúp pháp lý bắt buộc trước khi thực hiện trục xuất bị bãi bỏ. Cảnh sát Liên bang sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn: Họ phải có khả năng và thẩm quyền đưa những người bắt buộc phải rời khỏi đất nước vào trại giam trục xuất, và giam giữ vô thời hạn đối với những người có trách nhiệm phải rời khỏi Đức và kể cả tội phạm sau khi thụ án tù. Bất cứ ai phạm tội nghiêm trọng đều phải rời khỏi Đức. Các công ty hàng không có trách nhiệm thực hiện trục xuất, bao gồm cả đối với người Syria và Afghanistan, từ trước tới nay được ngoại trừ.
Hòa nhập và nhập quốc tịch
Hòa nhập cần tiếp tục được tài trợ, nhưng cũng ngày càng được đòi hỏi trách nhiệm. Trong tương lai, không còn áp dụng điều luật nhà nước Đức phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định trong luật tị nạn. Một điều khoản trong thỏa thuận liên minh cầm quyền đề cập đến vấn đề người Ukraine ở Đức: Bất kỳ ai nhập cảnh vào Đức sau ngày 01.04.2025 sẽ nhận được trợ cấp theo Đạo luật Phúc lợi Người xin tị nạn, không còn nhận được Tiền Công dân như hiện nay. Quyền nhập quốc tịch sau thời hạn ba năm cư trú bị bãi bỏ. Quyền song tịch vẫn giữ nguyên.
Chính sách đối ngoại
Trong chính sách đối ngoại, một trong những dự án được Friedrich Merz quan tâm nhất đã được đưa vào thỏa thuận liên minh cầm quyền, đó là Hội đồng An ninh Quốc gia Nationaler Sicherheitsrat. Hội đồng này trực thuộc Phủ Thủ tướng, và Hội đồng An ninh Liên bang Bundessicherheitsrat, gần đây chịu trách nhiệm quyết định chủ yếu về xuất khẩu vũ khí một cách bí mật, sẽ được phát triển hơn nữa cho mục đích này. Tuy nhiên, chưa có nhiều chi tiết hơn về cách thức hoạt động chính xác, mới chỉ nêu những nguyên tắc Hội đồng cần tuân thủ.
Ukraine được hứa hẹn tiếp tục hỗ trợ quân sự, dân sự và chính trị cùng với các đối tác của mình. Mỹ vẫn được tính trong số đó. Liên minh xuyên Đại Tây Dương và hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng trung tâm. Chỉ trích Trung Quốc mạnh hơn: Các yếu tố cạnh tranh có hệ thống do hành động của Trung Quốc gây ra hiện đã nổi lên và chiến lược giảm rủi ro với Trung Quốc đang được theo đuổi. An ninh của Israel tiếp tục được coi là một phần trong lý do tồn tại của Đức. Nhưng, trái với mong muốn của CDU/CSU, không có cam kết rõ ràng nào được đưa ra liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho nước này. Mục tiêu vẫn là giải pháp hai nhà nước. Không còn đề cập gì trong hiệp ước về chính sách đối ngoại nữ quyền, như bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm đã theo đuổi.
CÒN TIẾP
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá