Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong rằng trong năm mới Ất Tỵ 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Trong không khí Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, Đại sứ quán Việt Nam tại Colombo đã tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025 cho cộng đồng người Việt ở Sri Lanka.
Tham dự Tết cộng đồng năm nay có hàng trăm kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc tại Sri Lanka và các thành viên gia đình, cán bộ nhân viên đại sứ quán, Tổng Thư ký Hội Đoàn kết Sri Lanka-Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Trịnh Thị Tâm đã điểm lại các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực trong năm 2024, trong đó nổi bật là việc Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới.
Cụ thể, Việt Nam đạt tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 7%; xuất khẩu đạt hơn 800 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 25 tỷ USD; thu hút gần 40 tỷ USD đầu tư nước ngoài và hơn 18 triệu lượt khách du lịch, gần bằng mức trước đại dịch COVID-19.
Về đối ngoại, Việt Nam cũng đạt được những bước tiến rất tích cực cả trong khuôn khổ song phương và đa phương, qua đó củng cố vị thế và uy tín của đất nước.
Đại sứ Trịnh Thị Tâm biểu dương cộng đồng người Việt tại Sri Lanka, tuy còn khiêm tốn về số lượng, nhưng đã tích cực đóng góp vào sự phát triển của Sri Lanka cũng như quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Sri Lanka.
Trong năm 2024, mặc dù tình hình Sri Lanka còn nhiều khó khăn về chính trị, an ninh, kinh tế, tác động không nhỏ đến cuộc sống người dân sở tại, nhưng cộng đồng đã chung tay với Đại sứ quán tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, tiêu biểu là Ngày Việt Nam kết hợp tổ chức kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, Ngày Quốc khánh 2/9, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Lễ hội văn hóa và Hội chợ từ thiện quốc tế, qua đó giúp người dân Sri Lanka và bạn bè quốc tế ở sở tại hiểu thêm về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
Trước những tổn thất và thiệt hại to lớn trong nước do siêu bão Yagi gây ra, cộng đồng cũng đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng trong nước số tiền hơn 42 triệu đồng.
Đại sứ cho biết 2025 là năm quan trọng kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka. Đây cũng là năm chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó có kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày Quốc khánh, 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; là năm cả nước gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIV sẽ diễn ra vào năm 2026, chuẩn bị thế và lực để chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định.
Trên tinh thần đó, Đại sứ quán dự kiến tổ chức nhiều hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân Sri Lanka về Việt Nam và quan hệ Việt Nam-Sri Lanka. Đại sứ mong tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực, hỗ trợ của cộng đồng.
Bên cạnh đó, Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong rằng trong năm mới Ất Tỵ 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và giữ gìn, phát triển tiếng Việt; khẳng định Đại sứ quán sẽ luôn là mái nhà chung, là cầu nối vững chắc, đồng hành cùng cộng đồng trong mọi hoạt động và nỗ lực để xây dựng một cộng đồng người Việt tại Sri Lanka ngày càng gắn bó và phát triển.
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban liên lạc Cộng đồng, chị Nguyễn Mai Trinh bày tỏ xúc động trước việc Đại sứ quán tổ chức Tết Ất Tỵ 2025, tạo điều kiện cho cộng được gặp gỡ, giao lưu, nhớ về quê hương đất nước, nguồn cội và giữ gìn các nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Chị Trinh cho biết mặc dù sinh sống, học tập và làm việc rải rác ở nhiều địa phương của Sri Lanka, đường sá đi lại không thuận tiện nhưng cộng đồng rất phấn khởi, hào hứng chờ đợi ngày trở về ngôi nhà chung Đại sứ quán để cùng đón Tết Ất Tỵ.
Chị Trinh nhấn mạnh rằng những hoạt động do Đại sứ quán tổ chức trong năm 2024 đã góp phần tích cực kết nối cộng đồng, giúp cộng đồng ngày càng đoàn kết và gắn bó.
Nhằm ghi nhận các đóng góp to lớn của cộng đồng trong năm 2024, Đại sứ Trịnh Thị Tâm đã trao Bằng khen cho 3 cá nhân tiêu biểu trong công tác cộng đồng và quảng bá văn hóa tại Sri Lanka.
Nhân dịp này, cộng đồng đã cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống ngày Tết với đủ hương vị 3 miền Bắc, Trung, Nam như bánh chưng, bánh tét, giò, xôi ngũ sắc, canh khổ qua, dưa món…; chơi các trò chơi gia đình và hát các ca khúc về quê hương đất nước.
Tình cờ gặp gỡ, rồi chia sẻ, thấu hiểu và yêu thương nhau, hoa hậu doanh nhân Việt và người kỹ sư Đan Mạch quyết định về chung một nhà, xây dựng tổ ấm và làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng.
Như "chim sợ cành cong", hơn 23 năm trước, bà Trương Ngọc Thọ (59 tuổi) dè dặt, không có ý định tái hôn sau khi đã "lỡ một lần đò". Tuy nhiên, nhờ phước lành của tình yêu, một lần nữa bà lại khoác lên mình chiếc váy cưới, sánh bước bên người chồng ngoại quốc sau cuộc gặp gỡ định mệnh. Những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ không phải là trở ngại lớn trong tình yêu của hai người mà ngược lại, còn là gia vị cho cuộc hôn nhân thêm gắn kết.
Tìm được mảnh ghép cuộc đời
Cũng như bà Thọ, ông Erik Torndahl cũng từng có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn.
"Tôi cảm thấy may mắn khi gặp được chồng hiện tại. Chúng tôi giống như có thiên duyên tiền định, ngay từ lần đầu gặp gỡ đã ấn tượng với ánh mắt, nụ cười của người kia. Nhưng hơn hết, điều mang chúng tôi lại gần bên nhau chính là sự đồng cảm, thấu hiểu, như tìm được mảnh ghép thật sự sau những dang dở đã qua", bà Thọ xúc động.
Khi kể về chồng mình, ánh mắt bà Thọ lấp lánh niềm tự hào. Bà chia sẻ suốt 20 năm qua, vợ chồng bà rất hòa hợp, ít xảy ra cãi vã. Theo bà, sống chung một nhà, quan trọng nhất là sự san sẻ, lắng nghe và học cách chấp nhận, bao dung những khuyết điểm của nhau. Bởi lẽ, con người không ai là hoàn hảo, những bất đồng, khác biệt trong suy nghĩ, lối sống là luôn có; nhất là với những cặp vợ chồng đến từ hai đất nước, hai nền văn hóa khác nhau.
"Vợ chồng tôi yêu thương nhau chính bởi những điều còn dang dở, khuyết thiếu trong đời. Tôi lấy ông xã không phải vì anh giàu có, vì anh là người ngoại quốc mà vì chính con người tử tế của anh. Chồng tôi là người hết mực chăm lo cho gia đình. Tuy không có con chung với nhau nhưng cả con riêng của tôi hay của anh đều được gia đình nội, ngoại hai bên yêu thương hết mực", bà Thọ nói.
Gia đình hai bên cũng yêu thương, quý mến vợ chồng bà Thọ. Bà kể ba mẹ chồng đã bày tỏ cảm ơn vì bà đã đến bên ông Erik. Ngược lại, gia đình bà Thọ cũng dành cho chàng rể "ngoại" sự cưng chiều, đôi lúc khiến bà phải ghen tị.
Có chồng đồng hành trên mọi hành trình, bà Thọ như được chắp thêm đôi cánh để theo đuổi đam mê, xây dựng sự nghiệp. Không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt, bà còn được biết đến với danh hiệu Á hậu Thần tượng Doanh nhân 2017 và Hoa hậu Nhân ái Việt Nam 2019.
Bà tâm tình luôn nỗ lực học tập, phát triển bản thân dù ở độ tuổi nào để có thể góp phần truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác, kiến tạo giá trị cho cộng đồng. Tuy lấy chồng ngoại quốc và sang định cư ở Đan Mạch, bà Thọ vẫn thường xuyên về nước để quản lý công việc kinh doanh và làm thiện nguyện. Bà mong muốn được giúp đỡ thật nhiều các em nhỏ và cụ già có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội.
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ trên con đường làm thiện nguyện, bà chia sẻ lần mang chiếc váy dạ hội đăng quang hoa hậu của mình đi đấu giá. Số tiền nhận được, bà dùng tổ chức chương trình "Kết nối ước mơ" cho các em nhỏ khó khăn ở tỉnh Trà Vinh.
"Tôi rất thích ca hát, thích nghệ thuật nên cũng mong các bạn nhỏ có chung niềm đam mê được một lần tỏa sáng trên sân khấu, thể hiện tài năng của mình. Quê hương mình vẫn còn đó những hoàn cảnh khó khăn nên tôi cũng mong có thể góp chút sức nhỏ để cuộc đời có thêm một nụ cười, một tiếng hát hay", bà Thọ nói.
Giữ lửa hôn nhân bằng phở
Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hôn nhân, bà Thọ cho hay nhiều năm qua, bà luôn giữ thói quen nấu đồ ăn Việt cho chồng và gia đình, đặc biệt là món phở bò. Bà bật mí thêm ông Erik rất thích phở bò nhưng phải là do tự tay vợ mình nấu.
"Những bữa cơm gia đình luôn là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Sau một ngày dài bôn ba làm việc, bữa cơm tối chính là cơ hội để cả gia đình lắng nghe, trò chuyện cùng nhau. Tôi rất hay nấu phở bò cho cả nhà, tuần nào cũng phải ăn một, hai lần mặc dù nguyên liệu ở bên đây rất khó mua", bà Thọ bộc bạch.
Ông Erik cho hay hơn 20 năm qua, nhờ sự đảm đang, vun vén gia đình của vợ mình nên ông rất an tâm mỗi lần công tác xa. Hai vợ chồng tuy ai cũng bận rộn công việc nhưng không quên dành thời gian cho nhau, cùng chăm lo con cái. Bản thân ông rất hãnh diện vì có một người vợ hiền, tự hào khoe với bạn bè những món ăn vợ nấu.
"Lấy một người chồng ngoại quốc, chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, bất đồng trong ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Nhưng quan trọng là mình phải chia sẻ với nhau. Chồng tôi thích phở và luôn dành lời khen cho món phở tôi nấu cũng là một cách để bày tỏ tình cảm của mình với đối phương. Dù ở độ tuổi nào đi nữa, điều đó cũng rất quan trọng để gìn giữ một mối quan hệ lâu bền", bà Thọ trải lòng.
Bản thân bà luôn cảm thấy may mắn và trân quý hạnh phúc mình đang có. Bà bày tỏ mong tất cả những người phụ nữ khác cũng tìm được bến đỗ cho đời mình.
"Là phụ nữ, nếu muốn có một gia đình nhỏ hạnh phúc thì nên ở cạnh một người yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với mình. Muốn đi lâu dài cùng nhau thì sự bao dung, sẵn sàng chấp nhận những điểm chưa tốt của đối phương rất quan trọng. Phụ nữ cũng nên mạnh dạn cho mình cơ hội để thử sức, để tìm kiếm hạnh phúc, có đời sống độc lập, hạn chế phụ thuộc vào bất kỳ ai", bà nhắn nhủ.
Theo bà, phụ nữ Việt hiện nay đa số đều rất giỏi giang, độc lập, mạnh mẽ. Cho dù kết hôn với người Việt hay người nước ngoài, tất cả đều nên xuất phát từ tình yêu chân chính.
Bà ngẫm nghĩ: "Giày dép còn có số, con người cũng vậy. Gặp gỡ, yêu thương và ở bên nhau là cả một hành trình dài. Thế giới bây giờ là thế giới hội nhập, nơi mà vòng tròn kết nối được mở rộng vô biên. Vậy nên chuyện kết hôn với người nước ngoài cũng hết sức bình thường chứ không phải vì mục đích đổi đời hay tham lam", bà khẳng định.
Dù đã chạm tuổi 60, bà Ngọc Thọ vẫn đang tích cực học tập, phát triển bản thân. Bà nói khi sinh sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, bà luôn tự ý thức được tầm quan trọng của việc làm mới, rèn luyện mình mỗi ngày.
Bà học thêm tiếng Đan Mạch, học thiết kế thời trang… Đó cũng là cách để người phụ nữ tạo thêm niềm vui cho mình. "Nước Việt Nam của mình bây giờ rất văn minh, tiến bộ, tôi cũng muốn học hỏi thêm để có những đóng góp cho cả quê hương lẫn nước sở tại. Chồng tôi cũng hay nói một trong những lý do anh ấy yêu tôi chính là sự nỗ lực, cố gắng học hỏi không ngừng", bà Thọ chia sẻ.
Võ sư Nguyễn Khả Trường 40 tuổi, là huấn luyện viên cho các ni cô học tập các môn võ công tại Tu viện Druk Amitabha ở Nepal. Cơ duyên nào khiến ông từ Việt Nam theo một môn phái võ Việt Nam lại được tín nhiệm trong việc truyền đạt võ công cho các nữ tu?
Cơ duyên đến Nepal.
Vào năm 2010, nhân dịp Pháp Vương thuộc Dòng Truyền Thừa Drukpa sang Việt Nam, ông Nguyễn Khả Trường được hân hạnh làm bảo vệ cho Ngài. Sau đó đến năm 2012, được thông báo mời sang Nepal dạy võ công cho các ni cô.
Phái Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam.
Thuộc phái ‘Lâm Xuân Động’, một môn phái võ từ năm 1990. Bản thân đã được tập luyện từ lúc lên 8 tuổi.
Các ni cô có cần học võ để bảo vệ chính mình?
Trước hết là bảo vệ chính mình và sau nữa là rèn luyện sức khỏe. Mọi người thường thấy các ni đâu cần tập võ làm gì, thực ra tập võ tạo nên ý chí kiên cường sau khi được rèn luyện và ý chí tăng lên, vượt qua các chướng ngại.
Có trường hợp đụng chạm cơ thể?
Thực sự cũng có trường hợp như phải chỉnh sửa thế võ, nhưng là một vị thầy đối với học trò thì không hề có ý nghĩ gì khác. Với tâm chí thành của bản thân và sự tin tưởng của Đức Pháp Vương, nên không bị những tạp chất mang lại những điều tiếng nầy kia.
Cảm tưởng khi là một võ sĩ Việt Nam được mời sang dạy võ ở Nepal?
Cảm thấy khi được chọn là sự may mắn từ nhiều đời nhiều kiếp.
Hợp đồng sẽ tiếp tục và bỗng lộc như thế nào?
Thực sự bắt đầu từ năm 2012 đến nay là hơn 12 năm, cũng có một món thù lao nhỏ nhưng đều cúng dường cho tu viện để trang trải những thứ khác.
Một nam lao động người Việt đang làm việc tại Nhật Bản, thi thể được phát hiện trên một con sông sau nhiều ngày mất tích.
Chiều 5/1, ông Nguyễn Công Triều, Chủ tịch UBND xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, xác nhận thông tin về một thanh niên trên địa bàn xã được xác định tử nạn khi đi làm việc tại Nhật Bản.
Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Trung (SN 2001, trú tại xóm Ân Quang, xã Tây Thành, huyện Yên Thành).
Theo ông Triều, anh Trung là con trai cả trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vậy nên dù còn trẻ, Trung đã phải làm trụ cột gia đình.
Hai năm trước, nhờ sự giúp đỡ của anh em, họ hàng hai bên, Trung có cơ hội đi lao động ở Nhật, hy vọng có thể cải thiện cuộc sống gia đình.
Thông tin về cái chết của Trung nơi xứ người khiến gia đình, người dân địa phương vô cùng thương xót.
Chủ tịch UBND xã Tây Thành cho biết, theo gia đình, 5 ngày trước, anh Trung đột ngột mất tích, không thể liên lạc. Đến nay, thi thể của anh được phát hiện trôi trên con sông bản địa.
Hiện thi thể nam lao động hiện được lưu giữ tại một bệnh viện ở Nhật, chờ ngày đưa về Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân hiện gặp khó khăn, chưa thu xếp đủ chi phí để đưa thi thể người thân về nước. Gia đình đang kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Nguồn: VTV4; Thanh Niên; SBS; Dân Trí
Người Việt hải ngoại: Đón xuân Ất Tỵ tại Đức; Văn nghệ mừng xuân ở Thái Lan; ‘Chịu chi’ để làm đẹp đón Tết ở Úc; Vụ con bạc bị giết ở Campuchia
Người Việt hải ngoại: Lễ hội Chingay Parade 2025; Xuân Quê hương tại Brazil; Tái hiện Tết xưa tại Wellington; Thị trưởng bị bắt ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: Đi chợ Tết ở Nga; U80 dạy tiếng Việt ở Thái; Canada bắt 1 người trốn án tù Mỹ; 4 người bị nghi đốt xác đồng hương ở Nhật
Người Việt hải ngoại: Xuân quê hương ở Angola; 60 năm giữ Tết ở Mỹ; Tuyên dương sinh viên tại Nga; 83 lao động ‘cầu cứu’ ở Nhật
Người Việt hải ngoại: Trải nghiệm như tận thế, Nghệ sĩ đối mặt ô nhiễm sau cháy rừng ở Los Angeles; Nữ streamer ‘flex’ vòng eo con kiến
Người Việt hải ngoại: Đại hội thanh niên ở Nhật; Xuân Quê hương ở Thụy Điển; Lễ hội tết Việt ở Kuala Lumpur; Tình người trong hoạn nạn ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: Lan tỏa vẻ đẹp áo dài tại Hungary; Làm dâu, rể xứ người (kỳ 3); Các cô dâu & con lai được HQ hỗ trợ hậu ly hôn
Người Việt hải ngoại: Xuân Quê hương ở Osaka; Nữ ca sĩ là đại gia ở Mỹ; Tưởng niệm chủ cửa hàng bị bắn chết ở Mỹ; Lật phà ở Hàn, 1 người chết
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá