Người Việt hải ngoại: Vụ 2 người Việt bị giết ở Mỹ; Nam diễn viên tố bị quản lý cũ ăn chặn tiền; Tiếp cận băng người Việt buôn người

TUYÊN ÁN BỊ CÁO GIẾT 2 NGƯỜI VIỆT Ở LAS VEGAS

Một bồi thẩm đoàn ở Las Vegas đã tuyên một bị cáo 37 tuổi phạm tội giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam trong phòng khách sạn Circus Circus hồi năm 2018.

Phán quyết được đưa ra sau thời gian luận án hôm 29.10, và hiện bồi thẩm đoàn sẽ quyết định Julius Trotter có đáng chịu án tử hình vì tội giết người hay không.

Bị cáo Trotter bị kết án hai tội giết người bằng vũ khí sát thương, hai tội cướp bằng vũ khí sát thương, và trộm cắp bằng vũ khí sát thương. Người này bị buộc tội đột nhập vào một phòng khách sạn bị hư khóa tại khách sạn Circus Circus, đâm chết hai nạn nhân Sang Bội Nghĩa và Nguyễn Lê Bá Khương vào ngày 1.6.2018.

Các công tố viên lập luận rằng Trotter đã đột nhập vào phòng của hai nạn nhân trong quá trình tìm nơi sơ hở trong khách sạn Circus Circus để lấy cắp đồ đạc của khách du lịch.

Trotter đã xuất hiện trong đoạn phim giám sát trong thang máy tại nơi hai nạn nhân đang ở. Khoảng 45 phút sau, đoạn phim giám sát đã ghi lại cảnh bị cáo quay trở lại phòng mình và nhanh chóng trả phòng. Sau đó, người này dừng lại ở một máy ATM và làm thủ tục vào sòng bạc Palms để đánh bạc.

Trotter bị bắt vài ngày sau đó tại Chino (California), sau một cuộc truy đuổi bằng ô tô của cảnh sát. Phó biện lý quận Michelle Fleck nói với bồi thẩm đoàn trong phần tranh luận kết thúc vào hôm 28.10: "Chúng ta có hai người hoàn toàn vô tội đã bị bị cáo giết hại dã man trong căn phòng tưởng chừng là an toàn và an ninh tại chính khách sạn của họ".

Cảnh sát đã tìm thấy những đồ vật của Nghĩa và Khang trong số đồ đạc của Trotter khi tiến hành bắt giữ. Cảnh sát cũng phát hiện một đôi giày có dấu vết máu của nạn nhân, cùng với ADN của Trotter.

Luật sư bào chữa của Trotter cho rằng chưa có đủ bằng chứng pháp y để buộc tội, vì không tìm thấy ADN và dấu vân tay của Trotter trong phòng khách sạn. Ngoài ra, đôi giày tang vật cũng không trùng với cỡ giày của Trotter. Tuần trước, Trotter khai trước tòa rằng mình nhận được đồ đạc và giày của nạn nhân từ một người quen thỉnh thoảng bán đồ ăn trộm cho bị cáo.

 

 

NAM DIỄN VIÊN NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT TỐ BỊ QUẢN LÝ CŨ ĂN CHẶN TIỀN ỦNG HỘ CỦA FAN

Nanon tin tưởng giao phó toàn bộ việc quản lý quà tặng cho người quản lý cũ mà không biết lòng tin của mình đã bị lợi dụng.

Tối 29/10, nam diễn viên Thái Lan gốc Việt Nanon Korapat gây chú ý khi đăng bài tố cáo quản lý cũ có hành vi biển thủ quà tặng từ người hâm mộ. Nanon cho biết anh và gia đình đang tiến hành các thủ tục pháp lý để giải quyết vụ việc. 

Trước khi làm việc với người quản lý này, việc sắp xếp quà tặng do một nhóm quản trị viên của cộng đồng người hâm mộ (fanbase) đảm nhiệm. Gia đình Nanon cũng tham gia hỗ trợ và phối hợp trong một số sự kiện.

Sau đó, do khối lượng công việc ngày càng nhiều, Nanon đã tin tưởng giao phó toàn bộ việc quản lý quà tặng cho quản lý cũ. Từ đây, người này đã lợi dụng lòng tin của nam nghệ sĩ để ăn chặn.

Đến nay, khi kiểm tra lại, Nanon và gia đình phát hiện số quà tặng thực tế nhận từ người hâm mộ không khớp với thông tin mà quản lý cũ báo cáo, đồng thời phát hiện nhiều khoản chi tiêu đáng ngờ. Ngay sau đó, Nanon trao đổi với công ty quản lý của mình là GMMTV và quyết định chấm dứt hợp đồng với quản lý cũ ngay lập tức.

Cuối bài đăng, Nanon xin lỗi người hâm mộ vì sự cố này và xem đây là bài học để cẩn trọng hơn trong tương lai. Anh hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp các nghệ sĩ khác tránh gặp phải tình huống tương tự.

Nanon Korapat sinh năm 2000, là nghệ sĩ đa tài có ba là diễn viên Thái Lan và mẹ là diễn viên người Thái gốc Việt (bà ngoại của anh là người Việt, hiện đang sống tại Huế). Nanon đang hoạt động với vai trò diễn viên, ca sĩ và nhạc sĩ. Sở hữu vẻ ngoài điển trai lại tài giỏi, anh thu hút đông đảo người hâm mộ khắp châu Á.

Khi mới 3 tuổi, Nanon đã trở thành mẫu quảng cáo. Nếu bạn thấy Nanon "trông quen quen" thì có lẽ bạn sẽ bất ngờ vì anh chàng chính là cậu bé trên bao bì sữa hộp của thương hiệu Ovaltine.

Năm 14 tuổi, anh bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với vai khách mời trong bộ phim Hormones 2. Hai năm sau, anh có vai chính đầu tiên trong phim Senior Secret Love: My Lil Boy, đóng cặp cùng nữ diễn viên Thanaerng Kanyawee.  

Tuy nhiên, phải đến năm 2021 thì tên tuổi của Nanon Korapat mới thực sự bùng nổ với dự án đam mỹ Bad Buddy. Bộ phim nhanh chóng trở thành hiện tượng, đưa hình ảnh của Nanon đến gần hơn với khán giả quốc tế. Đến hiện tại, mỹ nam Thái Lan trở thành gương mặt quen thuộc với công chúng. Hiện anh sở hữu lượng người hâm mộ hùng hậu với 5,3 triệu người theo dõi trên Instagram.

 

 

TIẾP CẬN BĂNG NHÓM NGƯỜI VIỆT BUÔN NGƯỜI: ƯU TIÊN BÁN SUẤT VƯỢT BIÊN QUA EO BIỂN MANCHE

Từ bóng tối của một cánh rừng thưa gần bờ biển miền bắc nước Pháp, kẻ vận chuyển trái phép người Việt xuất hiện, dáng vẻ lưỡng lự.

“Tránh xa mấy người khác ra. Lại đây, nhanh lên,” ông ta nói, vẫy tay từ phía bên kia của một đường ray bỏ hoang với một người trong nhóm chúng tôi, người đã nhập vai một khách hàng tiềm năng vài tuần nay.

Một lát sau, người đàn ông kia – với dáng vóc cao lớn cùng mái tóc nhuộm vàng – quay ngoắt đi, như một con cáo bị giật mình, và biến mất dọc theo lối mòn dẫn vào rừng.

Trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam đột ngột trở thành nước có nguồn di dân lớn nhất tìm cách vượt eo biển Manche vào Anh trái phép trên những con thuyền nhỏ.

Số lượng di dân tăng vọt từ 1.306 người trong cả năm 2023 lên 2.248 trong nửa đầu năm 2024.

Cuộc điều tra của chúng tôi – gồm các cuộc phỏng vấn với những kẻ buôn người và khách hàng người Việt, cùng cảnh sát, công tố viên và các tổ chức từ thiện của Pháp – phát hiện ra rằng di dân người Việt đang trả giá cao gấp đôi để nhận suất “ưu tiên” qua eo biển Manche nhanh và gọn hơn.

Trong khi số người chết khi tìm cách vượt eo biển Manche đạt mức cao kỷ lục vào năm nay, có những dấu hiệu cho thấy việc trả tiền nhiều hơn này đem đến cho các di dân người Việt một dịch vụ có vẻ “an toàn” hơn so với các nhóm di dân khác.

Để thâm nhập vào các hoạt động của người Việt, chúng tôi đã gặp một tay buôn người dày dạn kinh nghiệm đang hoạt động tại Anh, chuyên làm giấy tờ giả cho các di dân tìm đường tới châu Âu.

Đồng thời, một phóng viên ngầm của chúng tôi - vào vai di dân người Việt - được bố trí, qua các cuộc gọi và tin nhắn, tới gặp một băng vận chuyển người trái phép hoạt động ở khu rừng gần Dunkirk để tìm hiểu quy trình cụ thể.

“Dịch vụ thuyền nhỏ tốn 2.600 bảng Anh (hơn 85,4 triệu VND). Khoản thanh toán sẽ được thực hiện sau khi đã tới Anh,” kẻ vận chuyển, tự xưng là Bắc, nhắn tin lại.

Chúng tôi đã được nghe con số tương tự từ những nguồn khác.

Chúng tôi tin rằng Bắc là thành viên cao cấp của một băng đảng có sào huyệt ở Anh và là sếp của Tony, người đàn ông tóc vàng ban nãy ở bìa rừng.

Bac gửi cho chúng tôi những chỉ dẫn về cách đi từ châu Âu tới Anh, giải thích cách mà nhiều di dân trước hết đã bay từ Việt Nam đến Hungary – nơi hiện có vẻ khá dễ để xin thị thực lao động hợp pháp, thường là xin được bằng giấy tờ giả.

Bac nói rằng sau đó những người di cư này sẽ tới Paris và rồi Dunkirk.

“Tony sẽ đón em ở ga [Dunkirk],” ông ta viết trong một tin nhắn.

Di dân người Việt được coi là miếng mồi ngon cho những mạng lưới của các nhóm buôn người.

Những nhóm này sẽ tìm cách đưa họ vào bẫy nợ và ép họ trả nợ bằng cách làm việc ở các trang trại trồng cần sa hoặc các công việc khác ở Anh.

Sau vài chuyến đi gần đây tới những khu trại quanh Dunkirk và Calais, có thể thấy một điều rõ ràng là các băng người Việt và khách hàng của họ vận hành tách biệt với các nhóm khác.

“Họ thận trọng và kín kẽ hơn nhiều so với những nhóm khác. Hiếm khi chúng tôi thấy họ,” Claire Millot, một tình nguyện viên của Salam - tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người di cư ở Dunkirk, nói.

Một tình nguyện viên của một tổ chức từ thiện khác kể với chúng tôi rằng gần đây đã thấy một cảnh hiếm hoi khi có khoảng 30 người Việt tới mua áo phao tại một chi nhánh ở Dunkirk của chuỗi cửa hàng đồ thể thao Decathlon.

Không chỉ giữ khoảng cách, khách hàng sử dụng dịch vụ tinh gọn của các băng người Việt có thời gian chờ ở các khu trại ngắn hơn.

Nhiều người châu Phi và Trung Đông phải sống nhiều tuần, có khi hàng tháng trời, trong điều kiện khắc nghiệt tại bờ biển nước Pháp.

Vài người không đủ tiền mặt để mua một suất trên một con thuyền nhỏ, và cố kiếm một tấm vé lên thuyền bằng cách làm việc cho các băng vận chuyển người trái phép.

Nhiều người bị cảnh sát Pháp chặn lại ở bãi biển và phải thử vài lần mới vượt eo biển Manche trót lọt.

Trong một chuyến đi gần đây tới khu trại, chúng tôi thấy hàng chục gia đình – từ Iraq, Iran, Syria, Eritrea và các nơi khác – đang uể oải tập trung tại một khu đất lầy lội để nhận đồ ăn hằng ngày và hỗ trợ y tế từ các nhóm nhân đạo.

Trời mưa lất phất.

Một đám trẻ đang chơi Connect 4 (một biến thể của cờ Caro) trên một cái bàn cắm trại, một người đàn ông loay hoay tìm cách chữa vết thương ở tay.

Vài phụ huynh nói với chúng tôi rằng họ có nghe tin một cậu bé bốn tháng tuổi người Kurd đã chết đuối vào hôm trước sau khi chiếc thuyền bị lật úp khi cố vượt eo biển Manche.

Nhưng không ai nói rằng cái chết đó sẽ làm họ nhụt chí.

Không thấy có người Việt nào quanh đó.

Có vẻ những kẻ vận chuyển trái phép người Việt thường đem khách hàng của họ tới các khu trại ở miền bắc nước Pháp khi mà thời tiết đang tương đối khả quan và một chuyến vượt biển sắp diễn ra.

Chúng tôi lần đầu bắt gặp làn sóng di dân người Việt mới vào đầu năm nay tại một trong những khu trại của họ gần Dunkirk.

Khu trại trông gọn gàng và ngăn nắp hơn hẳn những khu trại di cư khác, những căn lều đồng bộ được dựng thẳng hàng và một nhóm người đang nấu một bữa ăn cầu kỳ và hấp dẫn với tỏi phi, hành và các loại gia vị Việt.

“Họ rất ngăn nắp, đoàn kết và ở với nhau trong các khu trại. Họ khá đặc biệt đó. Khi họ tới bờ biển, chúng tôi biết một chuyến vượt biển sẽ được thực hiện sớm thôi. Có lẽ họ có nhiều tiền hơn người khác,” bà Mathilde Potel, cảnh sát trưởng người Pháp phụ trách phòng chống di cư bất hợp khác tại khu vực, nói.

Người Việt không có quyền kiểm soát các chuyến vượt biển bằng thuyền nhỏ, hoạt động vốn chủ yếu nằm dưới sự cai quản của các băng người Kurd Iraq.

Thay vào đó, họ giao kèo đặt suất và thời gian lên thuyền.

“Băng người Việt không được phép can dự vào phần đó của quy trình [việc vượt biển]. Chúng tôi chỉ dẫn khách tới [cho các băng người Kurd],” một kẻ vận chuyển người Việt đang sống ở Anh, mà chúng tôi gọi là Thanh, nói.

Ông ta nói rằng số tiền mặt trả thêm sẽ giúp khách hàng người Việt kiếm được suất ưu tiên trên các con thuyền nhỏ.

Trong khi giá thì rõ ràng, vấn đề về an toàn mập mờ hơn.

Một sự thật là – và có lẽ đã phơi bày đầy đủ - trong chín tháng đầu năm 2024, không có di dân người Việt nào trong hàng chục ca được xác nhận đã chết khi cố vượt eo biển Manche.

Nhưng vào tháng 10, một di dân người Việt đã thiệt mạng. Năm 2024 hiện đã trở thành năm chết chóc nhất được ghi nhận đối với hoạt động vượt biển bằng thuyền nhỏ.

Có lẽ bằng việc trả thêm tiền, người Việt được lên những con thuyền bớt đông hơn, thành ra cũng ít bị chìm.

Nhưng chúng tôi không thể xác minh được điều này.

Một điều rõ ràng hơn là các băng người Việt thường thận trọng về việc đưa khách của mình lên thuyền mỗi khi thời tiết xấu.

Những tin nhắn từ Bac cho phóng viên ngầm của chúng tôi có chứa những đề xuất cụ thể về cách di chuyển và thời điểm tốt nhất để tới khu trại.

"Đi thuyền phụ thuộc vào thời tiết. Sóng phải đẹp và đi phải an toàn... Thời tiết đầu tuần này khá tốt, đã có vài chuyến đi. Mai em tới đây [Dunkirk] được thì tốt. Anh sẽ cho di chuyển [một chuyến vượt biển] vào sáng thứ Năm," Bắc viết tin nhắn.

Trong những cuộc trò chuyện ở cửa lều, hai chàng trai, ở hai khu trại khác nhau, kể cho chúng tôi những câu chuyện gần như giống hệt nhau về những biến cố thúc đẩy họ rời Việt Nam để tìm một cuộc sống mới.

Về việc họ vay tiền để lập nghiệp ở Việt Nam như thế nào, tới cách họ thất bại ra sao, và rồi vay thêm từ họ hàng và những kẻ cho vay nặng lãi để trả phí cho những kẻ vận chuyển trái phép đưa họ tới Anh.

“Cuộc sống ở Việt Nam khó khăn quá. Tôi không kiếm được một công việc tử tế. Tôi có mở một cửa tiệm nhưng lại thua lỗ. Không thể trả được nợ, tôi phải kiếm cách nào đó để có tiền. Tôi biết điều này [là phạm pháp] nhưng tôi hết cách rồi. Tôi nợ 50.000 bảng Anh (khoảng 1,6 tỷ VND). Tôi bán nhà rồi mà vẫn không đủ trả nợ,” Tu (26 tuổi) vừa nói vừa với tay vuốt ve con mèo con đang đi ngang qua.

Từ sau một túp lều gần đó ló ra hai con gà. Một chiếc gương nhỏ được treo trên cây. Vài ổ cắm rời để sẵn dưới một cái lán nhỏ để sạc điện thoại.

Người di cư còn lại, 27 tuổi, kể về cách anh ta đi tới Trung Quốc rồi qua châu Âu, lúc đi xe tải, lúc đi bộ.

“Bạn tôi bảo rằng cuộc sống ở Anh tốt hơn nhiều, và tôi có thể tìm được cách kiếm tiền,” người đàn ông này nói và không muốn giới thiệu tên.

Liệu những người này có phải là nạn nhân buôn người không? Không rõ.

Tất cả những người Việt chúng tôi nói chuyện đều nói đang mắc nợ.

Nếu cuối cùng họ phải làm cho những băng vận chuyển người trái phép ở Anh để trả nợ, cả tiền vượt biên lẫn khoản nợ trước đó, thì họ sẽ trở thành nạn nhân buôn người.

Chúng tôi tìm cách dụ Tony, kẻ vận chuyển người Việt tóc vàng, ra khỏi khu rừng gần đó tới một nơi trung lập hơn, nơi mà băng của gã – có lẽ được vũ trang, vì các băng khác đều vậy – có ít khả năng đe dọa chúng tôi hơn.

Chúng tôi định chất vấn về sự dính líu của gã tới ngành công nghiệp tội phạm béo bở, và thường xuyên gây chết người, này.

Nhưng Tony giữ cảnh giác và từ chối rời khỏi “lãnh địa”, rồi mất kiên nhẫn và trở nên tức giận khi một đồng nghiệp của chúng tôi, vẫn đang vào vai di dân tiềm năng, từ chối đi theo ông ta vào rừng.

“Đứng đó làm gì? Men theo đường mà đi. Nhanh lên! Ngay bây giờ,” Tony ra lệnh.

Một khoảng lặng thoáng chốc. Tiếng chim hót xuyên qua tán cây.

"Sao cứ ngơ ngơ thế? Đứng đó để chờ cho cảnh sát đến tóm à?" kẻ buôn người tức giận gào lên.

Rồi hắn ta quay lưng và biến nhanh vào rừng.

Nếu đồng nghiệp của chúng tôi thực sự là di dân, có lẽ cô ấy đã đi theo hắn vào rừng.

Chúng tôi nghe từ các nguồn tin khác rằng một khi đã tới các khu trại, những người di cư sẽ không được rời khỏi đó trừ khi trả vài trăm đô la Mỹ cho những kẻ buôn người trái phép.

Băng người Việt có thể hứa hẹn một con đường tới Anh nhanh, an toàn và “cao cấp”, nhưng thực tế tăm tối hơn vậy nhiều – một ngành kinh doanh tội phạm, được hỗ trợ bởi những lời hăm dọa, mang theo rủi ro chết người và không có gì đảm bảo sẽ thành công.

 

Nguồn: Thanh Niên; VOH; BBC

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang