- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Sau tám năm đặt chân đến Angola, vụ lúa đầu tiên do YouTuber Phạm Quang Linh cùng Team châu Phi chung tay giúp người dân địa phương gieo trồng đã cho ra những hạt gạo thơm trên mảnh đất nhiều gian khó.
Tháng Tư vừa qua, những thửa lúa chín vàng nặng trĩu hạt đã được thu hoạch trong niềm vui khôn tả các thành viên Team châu Phi cùng người dân Angola. Quang Linh và các thành viên trong team nghẹn ngào xúc động khi nhìn thấy người dân ở đây nâng niu những hạt gạo do chính bàn tay họ làm ra…
Câu chuyện từ “con cá” đến “chiếc cần câu”
Năm 2016, khi quyết định đi xuất khẩu lao động tại thủ đô Luanda, chàng trai trẻ Phạm Quang Linh chỉ có nguyện vọng tìm kế mưu sinh và toàn tâm toàn ý với công việc của một thợ xây, sau đó mở xưởng kinh doanh làm nước đá.
Quang Linh kể: “Ý định làm thiện nguyện ở Angola hoàn toàn đến một cách tự nhiên. Khi tôi mở xưởng làm nước đá, một số người ở các vùng quê xa xôi của Angola đã tìm đến xin làm việc ở xưởng, trong đó có anh Matiloi, sống ở làng Sanzala thuộc huyện Bailundo, tỉnh Huambo, cách thủ đô gần 600 km.
Công việc đang thuận lợi thì xảy ra đại dịch Covid-19 vào năm 2019, xưởng đá phải tạm thời đóng cửa. Trong khoảng thời gian rảnh rỗi, chúng tôi quyết định đến làng Sanzala thăm gia đình anh Matiloi và cơ duyên bắt đầu chính từ đây”.
Đang sinh sống ở thủ đô Luanda về tới vùng quê nghèo của anh Matiloi, điều khiến Quang Linh ngạc nhiên nhất chính là sự khó khăn của người dân nơi đây. Khi đến thăm làng, anh thấy những ngôi nhà được lợp bằng lá cỏ, không có giường nằm, trong nhà không có vật dụng hay lương thực gì đáng kể.
Vì vậy, anh đã bỏ tiền túi để mua gạo, hỗ trợ những bữa ăn không đồng và nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Anh còn tính bán chiếc ôtô cũ để có tiền giúp họ...
Điều khiến Linh thấy khâm phục là dù trong hoàn cảnh eo hẹp như vậy nhưng người dân ở đây vẫn sống vô tư, vui vẻ, không tỏ ra bi quan hay chạy theo “cơm áo gạo tiền”. Niềm hạnh phúc trên gương mặt họ chính là nguồn năng lượng tích cực khiến cho anh càng yêu quý người dân và gắn bó với cuộc sống nơi này.
Quang Linh quyết định trở thành một YouTuber và tạo kênh “Quang Linh Vlog – Cuộc sống ở châu Phi” tập trung sản xuất những nội dung giản dị, mộc mạc và chân thực về cuộc sống hằng ngày tại Angola.
Tại thời điểm đó, anh là người Việt duy nhất có các video phản ánh cuộc sống chân thực tại châu Phi, chia sẻ với người dân Angola về các món ăn Việt Nam, tiếng Việt và kết hợp chia sẻ về văn hóa Việt Nam trong cuộc sống thường ngày ở đây.
Đặc biệt, những công việc thiện nguyện của anh như cấp phát gạo và lương thực, giúp người dân sửa nhà, làm nhà… đã tạo những ấn tượng đẹp và truyền cảm hứng trên khắp cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Khi xưởng đá ăn nên làm ra và kênh YouTube tạo lợi nhuận, Quang Linh đã lập nhóm chín người (gồm bốn người Việt và năm người Angola) lấy tên Team châu Phi, dần tổ chức các dự án thiện nguyện quy mô lớn hơn cho người dân địa phương.
Bên cạnh việc quyên góp tiền thuê thợ khoan giếng để tạo nguồn nước sinh hoạt cho người dân, lắp hệ thống điện mặt trời mang ánh sáng về làng, nhóm còn tiến hành sửa trường học, đến từng nhà vận động người dân cho trẻ em đến lớp.
Dù làm được rất nhiều công việc ý nghĩa cho người dân Angola nhưng Quang Linh cũng trăn trở với suy nghĩ không thể chỉ cho người dân “con cá”, mà về lâu dài còn phải cho họ “chiếc cần câu” để tự vươn lên và làm thay đổi cuộc sống của chính mình.
Năm 2022, anh quyết định thành lập trang trại Quang Linh Farm với mong muốn cung cấp nguồn giống cho người dân, cũng như thay đổi tư duy của họ về phát triển nông nghiệp.
Trang trại đến nay cho ra nhiều nông sản như ngô, mía, rau củ, cùng gia súc, gia cầm, thủy sản, tạo sinh kế cho nhiều người địa phương. Nhóm cũng hướng dẫn người dân bán nông sản ra thị trường để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.
Mơ về những mùa vàng
Sau quá trình dài làm thiện nguyện ở Angola, hiện Team châu Phi tập trung hướng dẫn người dân địa phương làm nông nghiệp kiểu Việt Nam.
Quang Linh cho biết, khí hậu nơi đây khắc nghiệt với sáu tháng mưa và sáu tháng hạn, trong khi người dân lại ít kiến thức về phát triển nông nghiệp, chủ yếu mới trồng các cây hoa màu như ngô, sắn, đậu nành…
Để giúp người dân có thêm nguồn lương thực, hai năm trước, sau khi về nước thăm gia đình, Linh mang lúa giống sang trồng thử nghiệm. Dù biết không phải nơi nào ở Angola cũng có thể trồng được lúa nước nhưng nếu thành công thì đây là niềm tự hào rất lớn của anh cùng Team châu Phi.
Anh chia sẻ: “Đa phần người dân Angola không biết trồng lúa nước. Khi giúp bà con gieo vụ lúa đầu tiên ở đây, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì đất không được tốt, phải phụ thuộc vào phân bón nhiều, giá thành lại khá cao”.
Thế nhưng, sau ba tháng chờ đợi, thành quả từ vụ thu hoạch lúa đầu tiên mang lại nhiều bất ngờ cho người dân và Team châu Phi.
Anh Nguyễn Văn Tiến, thành viên trong nhóm, kể lại: “Chúng tôi rất xúc động khi nhìn thấy người dân thu hoạch lúa và nâng niu trên tay thành quả do chính mình gieo trồng được. Bà con rất vui mừng vì giờ đây họ có thêm nguồn lương thực mới để dự trữ, đến mùa hạn không còn lo đói”.
Sắp tới, bên cạnh việc chú trọng mở rộng canh tác lúa, Quang Linh cùng Team châu Phi tiếp tục chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho người dân Angola.
Mong muốn lớn nhất của họ là có thể gây dựng được nông trại rộng lớn hơn, trồng nhiều nông sản và chăn nuôi làm nền tảng để có thể xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững tại vùng đất nhiều khắc nghiệt này.
Không chỉ hoạt động ở Angola, Team châu Phi còn hướng về Việt Nam bằng hoạt động thiện nguyện ở các vùng sâu vùng xa nhằm hỗ trợ xây dựng các điểm trường, lớp học, hỗ trợ vật dụng, vật chất và hỗ trợ sinh hoạt phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn…
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Quang Linh cùng Team châu Phi. Tại buổi gặp, Thứ trưởng đánh giá cao các hoạt động đầy ý nghĩa của nhóm mà còn ghi nhận những câu chuyện nhân văn sâu sắc trong các video đã tạo niềm tin và cảm xúc cho người xem, góp phần mang tới hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước, con người Việt Nam.
Thứ trưởng mong muốn Quang Linh và Team châu Phi ngày càng đoàn kết, chung tay xây dựng cộng đồng người Việt tại Angola phát triển, vững mạnh và có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa hướng về quê hương, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Chia sẻ với Thứ trưởng những hoạt động thiện nguyện tại Angola và Việt Nam, Quang Linh cùng các thành viên trong Team châu Phi mong muốn những việc làm của mình sẽ tiếp tục được lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
"Tôi muốn đẻ con ở Việt Nam để có gia đình, cha mẹ, bạn bè bên cạnh" – Võ Hoàng Yến chia sẻ.
Mới đây, danh hài Thúy Nga đi dự lễ ra mắt phim Lật mặt 7 của Lý Hải tại Mỹ, thì gặp siêu mẫu Võ Hoàng Yến. Điều bất ngờ là khi xuất hiện, Võ Hoàng Yến để lộ bụng bầu rất to.
Thúy Nga thốt lên: "Trời ơi, không ngờ lại gặp Võ Hoàng Yến ở Mỹ, còn mang bầu to thế này. Chúc mừng Võ Hoàng Yến!
Võ Hoàng Yến có bầu mà vẫn xinh gái quá, còn cao nữa. Đúng là model, có bầu vẫn đẹp thế này. Tôi mang guốc cao hai tấc còn chưa đứng tới nách Võ Hoàng Yến nữa".
Về phía mình, Võ Hoàng Yến tiết lộ: "Tôi mang bầu con gái, tuy bầu nhưng không nghén, thèm ăn cả thế giới, gì cũng ăn được.
Tôi qua Mỹ cũng được 4, 5 tháng rồi nhưng không buồn vì được chồng yêu thương, cưng chiều.
Ai cũng nghĩ tôi qua Mỹ đẻ con nhưng không hề, thời gian tới tôi lại về và sinh con ở Việt Nam. Chồng tôi là người Mỹ rồi nên tôi đẻ con ở đâu cũng không quan trọng.
Tôi muốn đẻ con ở Việt Nam để có gia đình, cha mẹ, bạn bè bên cạnh. Ở bên này không có ai quen biết dễ trầm cảm lắm".
Võ Hoàng Yến tỏ ra khá khỏe mạnh và vui vẻ khi mang bầu, đi lại nhanh nhẹn, không hề nặng nề. Ai cũng bất ngờ khi thấy cô vừa mang bụng bầu, vừa nhảy chân sáo. Võ Hoàng Yến còn đặt mua của Thúy Nga một thùng sầu riêng.
Được biết Võ Hoàng Yến quen bạn trai Việt kiều tại Mỹ được một thời gian dài nhưng gần đây mới chính thức kết hôn.
Cảnh sát bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan vừa thu giữ các sản phẩm sữa bột giả trị giá 18 triệu baht (gần 490.000 đô la) nhập lậu từ Việt Nam trong cuộc khám xét một nhà kho ở tỉnh Samut Prakan, phía nam thủ đô Bangkok, hai trang tin Bangkok Post và Thai.News cho biết hôm 13/6. Cảnh sát cũng bắt giữ 6 nhân viên là di dân trong vụ này.
Bangkok Post và Thai.News tường thuật rằng các lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng (CPPD) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thu giữ 41 tang vật cùng khoảng 20.000 hộp sữa bột và các sản phẩm thực phẩm bổ trợ khác từ kho hàng.
Cuộc khám xét diễn ra sau khi FDA của Thái Lan phát hiện một trang web quảng cáo thổi phồng về sữa bột, theo tin trên Bangkok Post và Thai.News. Trang web này nói rằng các sản phẩm đã được FDA ở Mỹ chứng nhận và bán chạy số 1 ở New Zealand. Những lời quảng cáo cũng xuất hiện trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội.
Cảnh sát điều tra phát hiện các sản phẩm này được cất giữ tại một nhà kho ở huyện Phra Pradaeng, tỉnh Samut Prakan. Ở đó, họ tìm thấy hơn 12.600 hộp sữa bột với 8 nhãn hiệu khác nhau, gần 1.800 sản phẩm thực phẩm bổ trợ dành cho trẻ em, 3.660 mặt hàng thuốc không có đăng ký và 95 sản phẩm vitamin, vẫn Bangkok Post và Thai.News cung cấp thêm chi tiết.
Khi cảnh sát đột kích vào nhà kho, họ thấy có 6 công nhân là di dân từ Lào và Myanmar đang đóng gói sản phẩm. Tất cả những người này đều bị bắt và bị khởi tố về việc thông đồng bán sản phẩm không đăng ký và làm việc không có giấy phép lao động.
Đại tá cảnh sát Veeraphong Khlaithong, trưởng phân khu 4 của CPPD, được báo chí Thái Lan trích dẫn lời nói rằng có những người Việt Nam đứng đằng sau việc buôn lậu các sản phẩm từ nước họ. Họ thuê các tòa nhà để cất trữ sản phẩm trước khi bán trực tuyến.
Vị đại tá cảnh sát nói: “Những người quan tâm được đề nghị cung cấp tên, địa chỉ và số điện thoại của họ trên trang web. Sau đó, người bán liên hệ với người mua tiềm tàng qua điện thoại để thuyết phục họ về đặc tính của sản phẩm và thuyết phục họ mua thêm”.
“Khoảng hai, ba tuần sau khi nhận hàng, người mua sẽ được nhân viên bán hàng liên hệ hỏi kết quả sử dụng sản phẩm và sẽ chào bán thêm sản phẩm. Mỗi tháng có từ 3.000 đến 6.000 đơn đặt hàng được thực hiện”, ông nói thêm.
Sữa bột và các sản phẩm bổ trợ được bán với giá từ khoảng 30-32 đô la một hộp.
Các điều tra viên cho hay chủ sở hữu các sản phẩm này đến Thái Lan mỗi tháng một lần để kiểm tra hoạt động. Họ cũng theo dõi sát các cảnh báo của chính quyền Thái Lan về các sản phẩm sữa bột không được FDA chứng nhận.
Cảnh sát nói rằng nếu những người đó biết là sản phẩm của họ có nguy cơ bị kiểm tra, họ sẽ ngay lập tức chuyển chúng đến địa điểm cất trữ khác để tránh bị bàn tay của pháp luật động tới.
Hồi tháng 11/2023, cảnh sát Thái đã phá một đường dây của người Việt chuyên lừa đảo về sữa bột trị giá lên tới 42 triệu baht (hơn 1,1 triệu đô la).
Nguồn: Dân Việt; CafeF; Báo Quốc Tế; VOA
Người Việt hải ngoại: Gây tai nạn, người phụ nữ bị kiện ở Mỹ; Tỷ phú bị người mẫu Mỹ kiện; Vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
Người Việt hải ngoại: Phở vươn tầm thế giới; 38 người ‘mất tích’ ở đảo Jeju; Làm giả thẻ My Number ở Nhật; Ngọc Quyên đón Noel ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: ‘Chào tân sinh viên’ tại Nga; Chàng trai Pháp tìm mẹ ruột ở Bắc Kạn; Một quản lý bị bắt ở Lào
Người Việt hải ngoại: Kịch tính bầu cử ở Mỹ; Người đầu tiên thắng giải TechWomen 100; Đột nhập nhà dân, 3 người bị bắt ở Ibaraki
Người Việt hải ngoại: Cộng đồng tại Hungary; Tiếng Việt trên đất Lào; Derek Trần tăng cơ hội chiến thắng
Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ trẻ em tại Hungary; Phó giáo sư tại Nam Úc; Derek Trần tuyên bố chiến thắng; Du học sinh khiếu nại công ty Nhật
Người Việt hải ngoại: Chi đậm cho lễ Tạ ơn; ‘Hoa văn hóa’ tại Úc; Nữ khoa học gia cấp cao ở Mỹ; 4 điểm tập kết trộm cắp tại Nhật
Người Việt hải ngoại: Đại hội bóng đá tại Nhật; Cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột; Nữ nghệ sĩ guitar làm say đắm công chúng Bỉ
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá