Người Việt hải ngoại: Phở 99 chinh phục Nepal; Nữ kỹ sư lừng danh ở Mỹ; 17 phụ nữ bị bắt tại Nhật

PHỞ 99 & CÂU CHUYỆN CHINH PHỤC TRÁI TIM NGƯỜI NEPAL

Cho đến thời điểm hiện tại, khoảng 90% người dân Kathmandu ở Nepal đã biết về Phở 99 và biết về Việt Nam.

Chị Võ Thị Kim Cương, một nữ doanh nhân Việt kiều, có khá nhiều thành công tại đất nước Nepal nơi chị đã sống và làm việc tại đây hơn một thập kỷ. Thương hiệu Phở 99 Lazimpat do chị làm chủ đã được nhiều người Việt và người dân sở tại biết đến. Mới đây, chị nhận được giải thưởng cho phụ nữ Châu Á có nhiều đóng góp cho đất nước và người dân Nepal. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn chị Võ Thị Kim Cương về hành trình xây dựng chuỗi nhà hàng Phở 99 và những hoạt động từ thiện của chị tại đất nước Himalaya này.

Phóng viên: Chào chị, xin chúc mừng chị đã nhận được giải thưởng danh giá “Giải thưởng cho phụ nữ Châu Á có nhiều đóng góp cho đất nước và người dân Nepal”. Điều gì khiến chị cảm thấy tự hào nhất khi nhận giải thưởng này?

Chị Võ Thị Kim Cương: Điều khiến tôi tự hào nhất khi nhận giải thưởng này có lẽ là khi họ giới thiệu tôi đến từ Việt Nam. Tôi nhớ 14 năm trước, khi tôi lần đầu tiên đến thung lũng Kathmandu, nhiều người không biết Việt Nam là ở đâu. Họ thường nhầm lẫn Việt Nam với Nhật Bản hoặc Thái Lan. Nhưng bây giờ, nhiều người Nepal đã biết đến Việt Nam thông qua Phở 99.

Khi tôi được giới thiệu là người Việt Nam, trong khán phòng toàn là những doanh nhân Nepal nổi tiếng, những nhà khoa học từ Ấn Độ. Họ biết nhiều về Việt Nam nên họ đều rất vui mừng, phấn khởi. Điều đó làm tôi rất tự hào.

Phóng viên: Được biết, chị đã có nhiều đóng góp cho đất nước Nepal, đặc biệt là qua việc kinh doanh Phở 99 Lazimpat. Chị có thể chia sẻ về những khó khăn và niềm vui mà chị đã trải qua trong quá trình xây dựng và phát triển các hoạt động kinh doanh này tại đây?

Chị Võ Thị Kim Cương: Khó khăn lớn nhất khi tôi thành lập Chuỗi Nhà hàng Phở 99 là vào thời điểm đó, người dân Nepal hầu như không biết gì về Việt Nam, chứ chưa nói đến ẩm thực. Nguyên liệu Việt Nam rất khó tìm, tôi phải đi khắp nơi, đến khắp các siêu thị lớn nhất của Nepal mà không thấy chai nước mắm nào của Việt Nam. Ngoài ra, Kathmandu vào thời điểm đó thường cắt điện từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày, không máy sưởi, không đủ xăng dầu, không đủ củi để đốt. Khó khăn vô cùng. Đặc biệt là thiếu nước sạch cũng khiến công việc kinh doanh vô cùng khó khăn. Có những lần đang đông khách thì nhà hàng bị cắt điện. Cả nhà hàng đốt đèn cầy để nấu thức ăn cho khách. Có những lúc thì nhà hàng lại bị cắt nước. Hai, ba ngày sau vẫn không có nước. Nhà hàng phải đóng cửa. Bao nhiêu là khó khăn, vất vả, nhưng tôi vẫn không buông bỏ Nepal, tôi vẫn gắn bó với Nepal cho tới hôm nay là được 14 năm.

Phóng viên: Qua những lời kể của chị có thể thấy thời gian ban đầu khởi nghiệp thật sự gian nan nhưng chị đã vượt lên và có một chỗ đứng vững chắc với chuỗi nhà hàng Phở 99.Việc giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến với người dân Nepal không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam. Chị có thể chia sẻ thêm về những phản hồi của khách hàng Nepal đối với các sản phẩm và dịch vụ của chị?

Chị Võ Thị Kim Cương: Người dân Nepal rất thân thiện và tình cảm. Họ chào đón Phở 99 rất nhiệt tình. Cho đến thời điểm hiện tại, khoảng 90% người dân Kathmandu đã biết về Phở 99 và biết về Việt Nam.

Nếu ai đó từ Việt Nam sang sẽ được người dân Kathmandu khoe ngay Nepal có một chuỗi nhà hàng Phở 99 tại đây. Họ cảm thấy tự hào khi được nói về Việt Nam và Phở 99.

Phóng viên: Bên cạnh việc kinh doanh, chị còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện tại cả Việt Nam và Nepal. Điều gì đã thôi thúc chị làm điều đó và chị có thể chia sẻ một vài câu chuyện cảm động liên quan đến những hoạt động từ thiện của mình?

Chị Võ Thị Kim Cương: Tôi chịu ảnh hưởng lớn từ mẹ tôi. Tôi gọi mẹ là "Bồ tát" sống. Cứ khi nào có cơ hội là mẹ tôi đi chùa, làm việc thiện, làm bất cứ việc gì để giúp đỡ mọi người.

Khi tôi làm từ thiện ở Nepal, tôi mang áo ấm, chăn, thức ăn phát cho các cụ già neo đơn, những hành động ấy gợi lên hình ảnh của mẹ tôi. Tôi rất xúc động.

Có những lúc trao quà là thức ăn, nhu yếu phẩm tặng cho các cụ già neo đơn, thấy các cụ rất mừng, các cụ nắm chặt tay và khóc. Khi tôi nhìn thấy những giọt nước mắt chảy trên khuôn mặt nhăn nheo của các cụ già, tôi lại càng nhớ đến mẹ mình.

Đặc biệt, trong đợt COVID-19, tôi đã mang gạo, dầu ăn, nhu yếu phẩm đến cho những gia đình trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn. Lúc đó, trời đang mưa. Nhưng khi họ nhận quà từ tay tôi, họ cười rất tươi Điều đó khiến tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc.

Phóng viên: Thật xúc động khi nghe những câu chuyện chị kể. Thưa chị, sau khi nhận giải thưởng cho phụ nữ châu Á có nhiều đóng góp cho đất nước và người dân Nepal, chị có những dự định gì trong việc góp sức mình đóng góp cho Nepal trong tương lai? Chị sẽ tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh hiện tại hay có kế hoạch mở rộng sang các lĩnh vực khác?

Chị Võ Thị Kim Cương: Tôi dự định mở rộng thêm chuỗi Phở 99 và có thể phát triển, quảng bá thêm mảng du lịch để quảng bá Việt Nam đến người dân Nepal. Hy vọng tôi có thể mở một công ty du lịch nhỏ, đưa người dân Nepal đến thăm Việt Nam và giới thiệu những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của quê hương mình hoặc đưa người Việt Nam sang thăm Nepal.

 

 

NỮ KỸ SƯ LỪNG DANH TẠI MỸ & 3 ĐIỀU KIỆN CÓ 1 KHÔNG 2

Khi Tập đoàn Texas Instruments - một trong ba công ty điện tử lâu đời tại Mỹ - tìm cách giữ chân, nữ kỹ sư gốc Việt đã đặt ra 3 điều kiện có một không hai.

3 điều kiện có một không hai này được bà Lê Duy Loan - người Mỹ gốc Á đầu tiên và là người phụ nữ duy nhất được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch phụ trách Kỹ thuật trong lịch sử hơn 90 năm của Tập đoàn Texas Instruments (TI) - chia sẻ tại lễ khai khóa 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM.

Nữ kỹ sư kể, cách đây nhiều năm, khi bà bày tỏ ý định muốn nghỉ hưu tại Texas Instruments, tập đoàn đã đưa ra nhiều chính sách về tài chính, vị trí công việc hấp dẫn. Nhưng bà lắc đầu, chỉ đổi lại ba điều kiện.

Điều kiện thứ nhất là bà sẽ không viết bài tường trình lên cấp trên như những người cùng địa vị phải làm.

Điều kiện thứ 2 là bà sẽ thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp của công ty do bà phải di chuyển, tham gia các công việc xã hội.

Và điều kiện cuối cùng là ngoại trừ trường hợp ảnh hưởng đến tầm vóc quan trọng của công ty thì đừng đòi hỏi bà tiếp xúc với khách hàng.

Bất ngờ, chỉ một thời gian ngắn, tập đoàn TI đã chấp nhận các điều kiện chưa từng có mà bà Loan đưa ra.

Bà Loan cho hay, đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, có nhiều bằng phát minh, được vinh danh là điều ai cũng muốn và là điều bà đã đạt được trong sự nghiệp của mình. Nhưng với bà, đó không phải là thành công. Ngoài con người xã hội, con người công việc, bà còn là một người mẹ.

Với người phụ nữ gốc Việt này, làm sao để hai đứa con của mình có sợi dây kết nối với quê hương Việt Nam, phải làm sao chúng biết cống hiến cho cuộc đời thì đó mới chính là thành công. Nếu không làm được những điều trên thì bà đã hoàn toàn thất bại. Và để làm được điều đó, bà không thể gò bó mình trong khuôn khổ công việc.

5 chữ giản dị quý hơn cả 10 bằng tiến sĩ

Từ trải nghiệm của chính bản thân, bà Loan cho hay để thành công phải có các yếu tố gồm tri thức, đạo đức, văn hóa và kỹ năng mềm.

Một người có kiến thức, có tài, có đức nhưng nếu không có kỹ năng mềm sẽ rất khó làm việc trong các tập đoàn, đặc biệt là về lĩnh vực kỹ thuật.

Suốt hành trình của mình - qua Mỹ năm 12 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa trung học trường Alief Hastings ở Texas, tốt nghiệp kỹ sư điện hạng danh dự từ University of Texas at Austin, làm việc tại Tập đoàn Texas Instruments - bà Lê Duy Loan cho hay, tất cả các kỹ năng mềm xoay quanh 5 chữ nhân - lễ - nghĩa - trí - tín.

"Đừng vì quyền lực quá mà quên đi chữ nhân. Địa vị quá mà quên đi chữ lễ. Phú quý quá mà quên đi chữ nghĩa. Hồ đồ quá mà quên đi chữ trí và đặc biệt đừng tham vọng quá mà quên đi chữ tín.

Tôi muốn nói với các bạn rằng, có 10 bằng tiến sĩ cũng không thể thay thế được 5 từ giản dị này", bà Lê Duy Loan cho hay.

Theo bà Lê Duy Loan, sinh viên là những người đã có cơ hội học tập hơn rất nhiều người trên thế giới. Và để thành công thì trước hết, chính các bạn cần tự định nghĩa về thành công cho chính bản thân mình thay vì để gia đình, bạn bè hay người xung quanh gò bó chữ "thành công" của bạn.

Bà Loan kể khi mới qua Mỹ, ban ngày bà đi học, tối đi làm và còn phải chăm sóc em út. Tuy vậy, sự khác biệt với nhiều người là bà rất mơ mộng, mơ những giấc mơ lý tưởng, thậm chí những giấc mơ viển vông... Theo bà, dù giấc mơ nào đi nữa cũng cần hai yếu tố tối quan trọng là trí tuệ và cả sức khỏe.

Người này băn khoăn, hiện nay các bạn trẻ bị thu hút với những video clip hấp dẫn trên TikTok, các em có khao khát được nhiều like trên mạng xã hội, các em giao tiếp với nhau qua điện thoại mà không cần rời khỏi căn phòng của mình. Tối ngủ thay vì ôm gối thì giờ đây nhiều em ôm cái điện thoại.

Một môi trường sinh sống như vậy dễ làm cơ thể mình ốm yếu, mệt mỏi, bi quan và đặc biệt là một tư duy bị động, thiếu sức sống. Và khi không có năng lượng, năng lực thì các bạn trẻ khó có thể theo đuổi đam mê.

Bà Loan cho rằng, thay vì chờ like trên Facebook, các bạn trẻ hãy dành thời gian chơi thể thao để cơ thể khỏe mạnh, đi dạo với bạn bè để tinh thần phấn khởi, tiếp xúc với mọi người để mở mang tư duy...

 

 

MỞ 5 QUÁN BAR THANH NỮ, 17 PHỤ NỮ VIỆT BỊ BẮT Ở NHẬT

Cảnh sát ở Tokyo, thủ đô Nhật Bản, vừa bắt giữ 17 người phụ nữ Việt Nam bị khởi tố về hành vi điều hành 5 “quán bar thanh nữ” không có giấy phép và vi phạm luật về kinh doanh trong lĩnh vực giải trí người lớn, hai trang tin Jiji Press và The Japan Times của Nhật đưa tin hôm 21/10.

Những quán bar này, nằm ở một số quận của Tokyo như Ueno và Roppongi, đã đạt doanh thu lên đến tổng cộng khoảng 440 triệu yen (2,9 triệu đô la) trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 9 năm nay, theo Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo, được Jiji Press và The Japan Times dẫn lại.

Tin cho hay trong số 17 nghi phạm, lãnh đạo công ty là Duong Thi Minh Hong, 28 tuổi, sống tại khu vực Taito thuộc Tokyo, và 9 người nữa đã thừa nhận về các nội dung mà họ bị khởi tố, trong khi 7 người kia phủ nhận về một số cáo buộc.

Vẫn theo Jiji Press và The Japan Times, có cáo buộc là Duong Thi Minh Hong đã buộc một nhân viên nữ phục vụ khách hàng tại quầy ở một trong số 5 quán bar, tại quận Yushima trong khu vực Bunkyo của Tokyo, vào tháng 9 năm nay dù chưa được nhà chức trách cấp giấy phép theo pháp luật.

“Quán bar thanh nữ” là những quán mà tại đó nhân viên đứng quầy toàn là nữ, phục vụ rượu bia cho khách hàng và nói chuyện với họ.

Kể từ năm 2020, Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo đã nhận được 23 lời than phiền, khiếu nại về 5 quán bar kể trên, bao gồm cả những nội dung nói về phí dịch vụ. Sau khi nhận được các thông tin như vậy, cảnh sát đã có một số hành động, trong đó, đã vài lần hướng dẫn về hành chính cho các quán đó, nhưng họ không khắc phục các sai sót, Jiji Press và The Japan Times tường thuật.

Hiện tại, 5 quán bar cũng đang bị điều tra về việc tuyển dụng người lao động trái phép vì một số người trong đội ngũ nhân viên quán đã đến Nhật Bản bằng visa du học.

 

Nguồn: VTV4; Dân Trí; VOA

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang