- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Album mới nhất của nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt Sangeeta Kaur - Teresa Mai đã được The Recording Academy of the United States (The GRAMMYs) đề cử trong hạng mục Best Classical Compendium Album.
Hôm 9-11, album Mythologies II của nữ ca sĩ Sangeeta Kaur - Teresa Mai, người Mỹ gốc Việt, đã được đề cử trong hạng mục Best Classical Compendium Album (tạm dịch: Đĩa nhạc cổ điển chuyên đề hay nhất) cho giải Grammy lần thứ 67.
Sangeeta Kaur - Teresa Mai lần thứ hai nhận đề cử Grammy
Đây là lần thứ hai Sangeeta Kaur - Teresa Mai nhận được đề cử giải Grammy.
Cách đây ba năm, album Mythologies của cô và hai người bạn thân cũng nhận được đề cử và vinh dự đoạt giải Grammy lần thứ 64 ở hạng mục Best Classical Solo Vocal Album (Đĩa nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất).
Chiến thắng này đã đưa Sangeeta Kaur - Teresa Mai trở thành người gốc Việt đầu tiên thắng giải Grammy danh giá.
Lần đó cô cũng nhận tin mình được đề cử vào tháng 11, cách đây đúng ba năm.
Với đề cử lần này, Teresa Mai cho biết đã vô cùng xúc động khi được thông báo lần thứ nhì, vì đây là thành quả của gần mười năm miệt mài với những nhạc phẩm Danae Vlasse sáng tác riêng cho hai giọng hát của bạn mình là Sangeeta Kaur - Teresa Mai và Hila Plitmann.
Trở lại với album vừa nhận đề cử Mythologies II, soạn giả Danaë Xanthe Vlasse - cũng là tác giả của album Mythologies - đã tái dựng câu chuyện thần thoại Hy Lạp về nỗi niềm của nữ thần rắn Medusa, về lòng dũng cảm và sự hy sinh của công chúa Andromeda cùng người mẹ Cassiopeia, về người hùng Perseus và cuộc hồi hương của Odysseus sau 20 năm lìa xa quê xứ Ithaca.
Mythologies II được thể hiện qua hai giọng nữ cao (soprano) Sangeeta Kaur - Teresa Mai và Hila Plitmann. Bên cạnh đó còn có sự góp sức của giọng nam cao (tenor) Omar Najmi và nghệ sĩ dương cầm Robert Thies (người Mỹ thứ nhì sau Van Cliburn đoạt huy chương vàng giải piano Prokofiev danh giá ở Nga năm 1995).
Toàn bộ tác phẩm được thu thanh trong Abbey Road Studio huyền thoại ở London (Anh Quốc) cùng dàn giao hưởng Royal Philharmonic Orchestra, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Michael Shapiro. Âm thanh được mixed bởi Gerhardt Joost tại Studio Hill của Teresa Mai ở Austin, Texas.
Kết quả của giải Grammy lần thứ 67 sẽ được tuyên bố tại Los Angeles vào ngày 2-2-2025.
Nhằm tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cho người lao động Đông Nam Á, ngày 10/11, tại Khu hành chính đặc biệt Macau (Trung Quốc), Liên minh quần chúng xây dựng Macau đã phối hợp với các cơ quan như Cục Cảnh sát, Cục Lao động, Cục Y tế, Cục Phòng cháy chữa cháy, Cục Dân chính, Hiệp hội Môi giới việc làm của Macau, Hiệp hội các nước tại Macau, trong đó chủ yếu là Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại Macau, tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật và phòng chống tội phạm, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật sở tại cho người lao động Đông Nam Á nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hứa Long Thông, Phó Chủ tịch Liên minh quần chúng xây dựng Macau cho biết hiện Macau có trên 180.000 lao động nước ngoài, trong đó có khoảng 60.000 lao động đến từ Đông Nam Á, lấp đầy khoảng trống về nhân lực địa phương và đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Macau. Tuy nhiên, một mặt, do các yếu tố như rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, người lao động Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn trong việc tương tác với người dân địa phương, thích nghi với môi trường làm việc và trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, một số người có thể thiếu hiểu biết về pháp luật địa phương, chưa hiểu hết quyền lợi và trách nhiệm.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hong Kong và Macau, chị Đinh Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại Macau cho biết trở ngại lớn nhất của người Việt Nam khi lao động tại Macau là bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về đời sống, phong tục tập quán…, dẫn đến gặp trở ngại khó khăn trong công việc. Hằng năm, phía Macau đều tổ chức truyên truyền về luật pháp của sở tại theo hình thức rộng rãi đến bà con người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Macau. Ngoài ra, Hiệp hội cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của chính quyền Macau để bà con được giao lưu trao đổi văn hoá với sở tại và các nước bạn.
Ông Âu Dương Quảng Cầu - Hội trưởng Hiệp hội Môi giới việc làm của Macau cho biết số người Việt Nam làm giúp việc gia đình chiếm phần đông trong số lao động của Việt Nam tại Macau. Người lao động Việt Nam chịu thương chịu khó và sẵn sàng làm thêm giờ. Tuy nhiên, người giúp việc Việt Nam thường gặp khó khăn trong giao tiếp với chủ do rào cản ngôn ngữ, nhất là đối với người lao động trên 60 tuổi, do đó mất một thời gian dài mới hòa nhập với văn hóa của sở tại. Vì vậy, chính quyền và các đoàn thể tại Macau thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền để người lao động hiểu về luật pháp Macau, tạo thuận lợi cho người lao động làm việc.
Chị Đoàn Thị Thu Huyền - nhân viên cảnh sát trại giam Macau, chia sẻ người lao động Việt Nam được dân sở tại đánh giá cao về chăm chỉ và ham học hỏi. Theo chị Huyền, phía Việt Nam nên mở lớp đào tạo thêm về luật lao động, ngôn ngữ văn hóa luật pháp của Macau để người lao động khi tới Macau hiểu biết hơn về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động tại Macau và hỗ trợ cho công việc được tốt hơn.
Năm nay là năm thứ 9 Liên minh quần chúng xây dựng Macau tiếp tục phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động Đông Nam Á. Thông qua hoạt động này, đơn vị tổ chức hy vọng có thể nâng cao nhận thức pháp luật của người lao động Đông Nam Á, hiểu rõ hơn về xã hội Macau, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và được sự quan tâm tương ứng, nâng cao hơn nữa ý thức hiểu biết, tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của chính mình để thúc đẩy hòa nhập xã hội.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 9.000 người Việt đang sinh sống, làm ăn và học tập tại Macau, trong đó đa phần là các chị em làm giúp việc gia đình và các lao động làm việc trong các nhà hàng, khách sạn. Bà con người Việt được chính quyền sở tại đánh giá cao về lối sống đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau, giữ gìn nét đẹp truyền thống và tuân thủ luật pháp nước sở tại.
Ngoài tham gia lắng nghe phổ biến kiến thức về pháp luật, Hiệp hội người Việt Nam tại Macau và nhiều hiệp hội đến từ Philippines, Indonesia, Nepal, Myanmar còn đóng góp nhiều tiết văn nghệ đặc sắc, làm phong phú thêm hoạt động của ngày tuyên truyền pháp luật.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, cuộc thi các món ăn tiêu biểu của Việt Nam gồm phở, bánh mì, bún chả đã được tổ chức tại thành phố Ulsa, thành phố công nghiệp nặng và hóa chất lớn nhất Hàn Quốc cách Seoul hơn 300 km về phía Đông Nam.
Hội người Việt tại Ulsan cho biết cuộc thi nấu ăn được tổ chức ngày 10/11 tại “It's Room” - một phòng trưng bày văn hóa và công nghiệp ở phường Sinjeong thuộc thành phố Ulsan, nhằm thúc đẩy giao lưu giữa những người Việt Nam sống ở khu vực Ulsan - Kyungju và các vùng lân cận.
Ban tổ chức cho biết cuộc thi được tổ chức nhằm tăng cường tính kết nối trong cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại khu vực. Cuộc thi cũng là cơ hội để giao lưu, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt thích nghi, hòa hợp tốt hơn với cuộc sống và sinh hoạt ở Hàn Quốc.
Tổng cộng có 10 đội và khoảng 70 người Việt Nam sống ở các khu vực lân cận như Ulsan và Kyungju đã tham gia cuộc thi nấu món ăn Việt.
Theo Hội người Việt, trong xu hướng già hóa dân số ở Hàn Quốc, dân số của Ulsan đang suy giảm trong khi số lượng người nước ngoài hiện đã tăng 21% so với một năm trước. Trong đó, cộng đồng người Việt đông nhất với khoảng 5.000 người.
Yoon Hye-jin - Giám đốc công ty It's Room, đơn vị hỗ trợ sự kiện này, cho biết sự gia tăng lao động nước ngoài đang góp phần to lớn không chỉ vào việc phục hồi nền kinh tế địa phương mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia của Hàn Quốc.
Vì thế, điều cần thiết là tăng cường sự phối hợp và quan tâm hỗ trợ để cộng đồng người nước ngoài có thể ổn định và cùng nhau chung sống như những người hàng xóm tốt của cộng đồng người Hàn Quốc.
Nguồn: Tuổi Trẻ; Báo Tin Tức; TTĐN
Người Việt hải ngoại: Gây tai nạn, người phụ nữ bị kiện ở Mỹ; Tỷ phú bị người mẫu Mỹ kiện; Vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
Người Việt hải ngoại: Đêm lo lắng tại Hàn Quốc; Cơ hội vàng cho chuyên gia AI Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
Người Việt hải ngoại: Phở vươn tầm thế giới; 38 người ‘mất tích’ ở đảo Jeju; Làm giả thẻ My Number ở Nhật; Ngọc Quyên đón Noel ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: ‘Chào tân sinh viên’ tại Nga; Chàng trai Pháp tìm mẹ ruột ở Bắc Kạn; Một quản lý bị bắt ở Lào
Người Việt hải ngoại: Kịch tính bầu cử ở Mỹ; Người đầu tiên thắng giải TechWomen 100; Đột nhập nhà dân, 3 người bị bắt ở Ibaraki
Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ trẻ em tại Hungary; Phó giáo sư tại Nam Úc; Derek Trần tuyên bố chiến thắng; Du học sinh khiếu nại công ty Nhật
Người Việt hải ngoại: Đại hội bóng đá tại Nhật; Cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột; Nữ nghệ sĩ guitar làm say đắm công chúng Bỉ
Người Việt hải ngoại: Chi đậm cho lễ Tạ ơn; ‘Hoa văn hóa’ tại Úc; Nữ khoa học gia cấp cao ở Mỹ; 4 điểm tập kết trộm cắp tại Nhật
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá