- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
(Ảnh minh họa).
Đến ngôi làng cách thành phố cổ Kandy (Sri Lanka) 15 km, nhiều người bất ngờ khi thấy trẻ em ở đây có thể nói tiếng Việt, hát nhiều bài hát bằng tiếng Việt,…
Ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka
Thầy Thích Pháp Quang, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm tại Sri Lanka cho biết, vốn yêu thích thiên nhiên, nên ngay khi đến Sri Lanka tu học, thầy đã xin ở nhờ trong một ngôi chùa của người bản xứ.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Phật học chuyên ngành Lãnh đạo Phật giáo ở Học viện quốc tế SIBA và chương trình thạc sĩ tại Trường ĐH Kelaniya, được sự động viên, hỗ trợ của Phật tử trong và ngoài nước, năm 2020, thầy Pháp Quang khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm trên khuôn viên rộng 2 mẫu.
Với khí hậu mát mẻ, xung quanh có sông, nước, cây xanh, núi đồi, thiền viện được thầy đặt tên là "Trúc Lâm" luôn an yên đến lạ thường. Tại đây, mức thu nhập bình quân của người dân chỉ khoảng dưới 2 triệu đồng/tháng nên cuộc sống cũng rất bình dị với món cơm, cà ri mỗi ngày.
"Năm 2021, xây xong thiền đường – chánh điện, thầy trò bắt đầu cùng sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ trong chánh điện. Sau đó thì xây cuốn chiếu thêm các thất, cổng chính, tượng Phật ở ngoài, hàng rào. Hiện thiền viện vẫn đang tiếp tục xây dựng nhà ăn, tăng xá", thầy Pháp Quang nói.
Tại Thiền viện Trúc Lâm, buổi sáng các sư tụng kinh tiếng Việt, tối tụng kinh tiếng Pali. Bằng sự gần gũi, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, 6 sư người Việt ở thiền viện đã thu hút người dân bản địa đến chùa thường xuyên hơn, thay vì chỉ đến ngày rằm như truyền thống.
Xác định hoạt động hoằng pháp là quan trọng, ngay từ năm 2020, nơi đây đã có những buổi tu tập từ 17 – 18 giờ mỗi ngày, cùng người dân đi bộ thiền hành; riêng chủ nhật có khóa tu thiền cho 30 – 40 người.
Đặc biệt, hơn 1 năm qua, các sư cũng đứng lớp dạy tiếng Việt từ thứ hai đến thứ sáu, lớp tiếng Anh sáng thứ bảy và lớp IT vào chủ nhật với sự tham gia của đông đảo người dân.
Giới thiệu văn hóa Việt qua các lớp tiếng Việt
Thời gian đầu, thiền viện thu hút đa phần là trẻ em bản địa, dần dần là anh, chị, em trong nhà, sau đó cha mẹ các em cũng đến chùa cùng tu tập. Ban đầu, các thầy hướng dẫn mọi người từ đơn giản nhất là "xin chào". Giờ đây, người dân đến chùa đều có thể nói: "Xin chào buổi sáng", "Cảm ơn sư phụ",…
Thấy nhiều người thích và có thể học nhanh tiếng Việt, thầy Pháp Quang mở lớp học đều đặn mỗi tối, "học viên" là các em nhỏ, người lớn, cho tới những bà cụ hơn 60 tuổi. Trong các buổi học tiếng Việt theo chủ đề, thầy Pháp Quang cho mọi người xem hình về điểm du lịch ở Việt Nam, các tỉnh, thành, đặc sản từng nơi,..
Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm nhận xét: "Các bạn rất là thích vì món ăn, địa danh nào cũng mới lạ càng dạy tôi càng đưa nhiều chủ đề gần gũi. Tôi cũng chỉ các bạn một số bài hát tiếng Việt. Nhưng giờ thì các bạn đã có thể hát Quốc ca Việt Nam rất hào hùng hay "Bông hồng cài áo" tình cảm mà tha thiết".
Tối 28.2, làng Ambakote có mưa rào, lớp học tiếng Việt trong Thiền viện Trúc Lâm vẫn có khoảng 20 học viên. Nói chuyện qua điện thoại video với PV, bé Vidushini (8 tuổi) tự tin giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt và hát bài "Kìa con bướm vàng". Cả lớp học sau đó cùng vẫy tay đồng thanh "Xin chào Việt Nam" và hát "Bốn phương trời" khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.
Trong khi đó, học viên 71 tuổi, tóc bạc trắng cũng tỉ mỉ ngồi nắn nót từng chữ tiếng Việt trên cuốn tập dày cộp. Dù lớn tuổi, nhưng mỗi ngày bà đều chăm chỉ đến lớp cùng các cháu nhỏ trong làng học tiếng Việt vì ước mơ "được đi du lịch đến Việt Nam".
Năm vừa qua, nhiều đợt mưa bão, cúp điện, kinh tế khó khăn sau đại dịch,… nhưng "học viên" đến lớp học tiếng Việt mỗi lúc một đông hơn, thầy Pháp Quang phải chia thành 2 lớp để giảng dạy. Chính sự nhiệt tình, phát triển về tiếng Việt của người dân Sri Lanka là động lực để Thiền viện Trúc Lâm duy trì lớp.
"Ở đây giống như vùng cao của Việt Nam, toàn bộ là người bản xứ nhưng giờ họ có thể hát tiếng Việt. Dịp Tết vừa qua, 50 người cũng ở lại thiền viện để cùng các thầy đón giao thừa, xem không khí Tết Việt. Có thể nói, ngôn ngữ có tính kết nối rất lớn", thầy Pháp Quang chia sẻ.
(Nguồn: Thanh Niên)
Người Việt ở Nhật cho biết dù chính phủ có nhiều ưu đãi khi sinh con và nuôi con tại Nhật Bản, với gia đình có mức thu nhập trung bình, họ vẫn có thể gặp áp lực lớn về tài chính.
Chị Vy Trần - người Việt sinh sống ở thành phố Sapporo, Hokkaido - đã có hai con và sinh sống tại đây được 4 năm. Chị cho biết sau khi kết hôn được 2 năm, vợ chồng chị chuẩn bị sẵn tinh thần, sức khỏe, kinh tế để có em bé.
Theo chị Vy - hiện làm nhân viên văn phòng - chính phủ Nhật có rất nhiều hỗ trợ cho người mang thai và nuôi con, không phân biệt quốc tịch.
“Hỗ trợ chi phí khám thai, trợ cấp nuôi con hàng tháng (cho tới khi bé tốt nghiệp trung học), miễn học phí cho bé 3-5 tuổi, phiếu giảm giá khi mua các mặt hàng như bỉm, sữa ở một số cửa hàng chỉ định, trợ cấp không thường xuyên (khi dịch Covid-19 diễn ra)…”, chị liệt kê.
Ngoài ra, chị Vy cũng được nhân viên trung tâm bảo hiểm địa phương đến thăm nhà một lần khi mang thai và sau sinh để giới thiệu các hỗ trợ khi mang thai, nuôi con của địa phương, tìm hiểu các khó khăn của gia đình nếu có và hướng dẫn cách giải quyết.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thủy, một nhân viên phục vụ nhà hàng, hiện sống tại thành phố Aichi, cũng đề cao những hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản khi sinh con. “Khi mới sinh con, tôi đã nhận được khoản hỗ trợ khoảng hơn 400.000 yen (tương đương hơn 70 triệu đồng). Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc cũng rất tốt”, chị Thủy chia sẻ với Zing.
Dẫu vậy, chị Thủy cho rằng những khoản đó sẽ không đủ để nuôi con ở Nhật Bản.
“Nói nuôi con tốn kém cũng không phải, nhưng có con nhỏ thì tôi sẽ không đi làm được nhiều vì cần thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con. Tôi phải nghỉ khi con ốm, song nhiều khi cũng khó vì sếp không cho phép”, chị Thủy chia sẻ.
Đi đẻ cần đặt lịch
Trong lần mang thai đầu, chị Vy chọn bệnh viện chuyên phụ sản gần nhà để tiện đi lại. Sau lần này, nhận thấy y bác sĩ và nhân viên tại đây nhiệt tình, chu đáo, “không có phân biệt đối xử vì tôi là người nước ngoài”, chị đã lựa chọn sinh hai bé tại bệnh viện này.
Trong lần đầu đi khám, do chưa đặt lịch trước, chị Vy phải chờ những người đã hẹn trước khám xong mới đến lượt. Sau đó, từ lần thứ 2 trở đi, bệnh viện sẽ cung cấp mã số nên có thể đặt lịch khám tiếp theo trên ứng dụng, tiết kiệm thời gian đợi chờ.
Chị Vy lưu ý rằng do khám thai ở Nhật không áp dụng bảo hiểm, nên lần đầu khám sẽ tự trả 100% chi phí. Sau khi có tim thai, bệnh viện sẽ cấp giấy chứng nhận mang thai.
“Tôi cần mang giấy này đến trung tâm bảo hiểm địa phương để được nhận ‘Sổ mẹ và bé’, phiếu hỗ trợ tiền khám thai. Phiếu này sẽ hỗ trợ một phần cho 14 lần khám thai. Trong ‘Sổ mẹ và bé’ ghi lại thông tin quá trình mang thai, thông tin khám định kỳ và các mũi tiêm vaccine khi bé ra đời”, chị Vy nêu rõ.
Chị nhớ lại thời điểm mang thai con đầu khi đại dịch Covid-19 hoành hành, “nên cũng có nhiều lo lắng khi ra ngoài mua sắm, đi chơi".
“Ngoài ra, tôi cũng gặp hạn chế khi đi khám thai, khi đi sinh vì chồng không thể vào bệnh viện cùng, hay lúc ở viện sau sinh khi chồng chỉ có thể vào thăm 15 phút”, chị kể.
Tuy nhiên, chị cho hay dù nhập viện sinh một mình, hộ sinh luôn túc trực để theo dõi quá trình chuyển dạ. Trong 4 ngày ở lại bệnh viện sau khi sinh, hộ sinh cũng hướng dẫn tận tình chị Vy cách chăm sóc bé như cách thay bỉm, tắm bé, cho bé bú… Ngoài ra, khi cần nghỉ ngơi, mẹ có thể gửi bé ở phòng sơ sinh.
“Bệnh viện có phòng riêng sạch đẹp, các bữa ăn cũng rất ngon và đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tôi được hỗ trợ cả mặt thể chất và tinh thần từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện, nên hoàn toàn không có lo lắng gì”, chị nói.
Với chị Nguyễn Thị Thủy, bệnh viện chị chọn cung cấp đầy đủ từ quần áo đến bỉm sữa cho bé sơ sinh.
“Ngoài ra, bệnh viện cũng chụp ảnh và quay video khi sinh tặng làm kỷ niệm, in dấu chân con, tặng phần dây rốn giữa con và mẹ, cung cấp bữa ăn trong 3 ngày nằm viện”, chị chia sẻ.
Tuy nhiên, khi đi sinh con tại Nhật, gia đình cần đăng ký bệnh viện từ sớm, nếu không sẽ không được tiếp nhận khi chuyển dạ.
“Ví dụ, trong trường hợp khám thai ở bệnh viện nơi mình sinh sống, nhưng chọn sinh ở bệnh viện ở quê để tiện chăm sóc, tôi cần có giấy giới thiệu của bệnh viện đã khám thai”, chị Vy nêu ví dụ.
“Con là động lực để tôi cố gắng”
Nhật Bản vào ngày 28/2 công bố số lượng trẻ sơ sinh của nước này vào năm ngoái đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Để thúc đẩy tỷ lệ sinh vốn đang suy giảm mạnh ở Nhật Bản, Thủ tướng Fumio Kishida đã tuyên bố sẽ tăng gấp đôi ngân sách chi tiêu cho trẻ em và các gia đình trong nỗ lực kiểm soát đà trượt dốc này.
Vị thủ tướng vẫn chưa công bố nội dung gói chi tiêu mới của mình, nhưng cho biết nó sẽ khác biệt so với các chính sách trước đây. Cho đến nay, ông đã đề cập đến việc tăng trợ cấp trẻ em, cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và thay đổi phong cách làm việc.
Chị Vy cho hay tại Nhật, chính phủ cho phép nghỉ thai sản đến khi bé tròn một tuổi. Nếu bé chưa đi nhà trẻ được, vợ chồng có thể gia hạn thêm 6 tháng, và tối đa tới khi bé tròn 2 tuổi.
Thời gian nghỉ được hưởng trợ cấp thai sản, chăm con từ công ty bảo hiểm (đối với nhân viên chính thức có bảo hiểm đầy đủ). Những quy định này áp dụng cho cả vợ lẫn chồng.
Chị Vy cho biết tiền trợ cấp tùy thuộc vào thu nhập, trong đó cha mẹ hưởng 50-67% lương tùy độ tuổi của bé.
Về phía công ty chị Vy, trong thời gian nghỉ thai sản, công ty có tiền mừng sinh em bé, hỗ trợ thủ tục miễn đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ, thủ tục nhận trợ cấp thai sản và chăm con.
“Sau khi tôi quay lại làm việc khi bé đầu đi nhà trẻ, công ty cho phép tôi làm việc 6 giờ/ngày để tiện đưa đón và chăm sóc con”, chị nói với Zing.
Do trước đó đã tham gia bảo hiểm và đóng thuế đầy đủ, chị Thủy chia sẻ sau khi sinh con, chị cũng nhận được một khoản tiền hỗ trợ nuôi con hàng tháng, trong khi em bé nhận được nhiều phần quà và các dịch vụ chăm sóc miễn phí. Bên cạnh đó, gia đình có con nhỏ cũng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ, chẳng hạn hỗ trợ điện nước.
Chị Thủy sinh con trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Ban đầu, chị cho biết bản thân có ý định về Việt Nam sinh nhưng việc đi lại gặp khó khăn do đại dịch, giá vé đắt đỏ nên chị đã quyết định sinh con tại Nhật.
“Tôi thấy việc sinh con vào thời điểm đó cũng nhiều vất vả. Khó khăn lớn nhất đối với bản thân là chuyện kinh tế, vì khi đó dịch bệnh khiến thời gian làm việc của tôi suy giảm, trong khi bản thân chỉ được chọn làm việc ban ngày để có thể chăm sóc con”, chị chia sẻ.
“Con được 4 tháng tuổi thì tôi bắt đầu đăng ký cho cháu đi nhà trẻ. Nhà trường nhiều khi lại cho nghỉ dài vì dịch bệnh bùng phát. Tôi từng nhiều lần muốn bỏ về Việt Nam vì không thể vượt qua những khó khăn về kinh tế, nhưng rồi cứ dặn lòng với bản thân là phải cố gắng”, chị Thủy nhớ lại.
Ở thời điểm chuẩn bị sinh con, thu nhập của chị Thủy tương đối bấp bênh do chỉ được làm thêm vì vẫn đang phải đi học. Thu nhập của chị đều sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc trên thực tế. Dù được chính phủ hỗ trợ chi phí khi sinh con, để có thể có đủ tiền chăm sóc con và lo cho bản thân, chị thấy bản thân cần phải nhanh chóng tìm việc.
Theo chia sẻ của chị Thủy, vào thời điểm đó, chị không nề hà bất cứ công việc gì, miễn là có thời gian phù hợp để chăm con.
“Sau một thời gian chật vật tìm việc, tôi đã may mắn tìm được một công việc tại một nhà hàng qua lời giới thiệu của người bạn. Trong thời gian 3 tháng thử việc, tôi đã nhiều lần muốn từ bỏ nhưng lại nghĩ bản thân không còn sự lựa chọn nếu muốn để con ở lại chăm sóc”, chị Thủy chia sẻ về quãng thời gian khó khăn với bản thân.
Chị Thủy cho biết bản thân nhiều khi phải làm việc không nghỉ giải lao hoặc ăn cơm trưa từ 9-18h, nhiều hôm không có cả thời gian uống nước để có thể về sớm chăm con.
“Nhiều khi tôi muốn dừng lại tất cả, nhưng khi về nhà, cứ nhìn thấy con tôi lại quên hết mọi mệt mỏi, lại nghĩ bản thân phải cố gắng hơn nữa”, chị cho biết, khẳng định động lực làm việc chính là đứa con gái nhỏ của mình.
May mắn thay, sau thời gian đào tạo, chị Thủy đã được nhận vào làm nhân viên chính thức và đang được cân nhắc lên quản lý cửa hàng trong thời gian tới.
“Công việc hiện tại đã ổn định, nên tôi cũng không muốn đưa con về Việt Nam. Cũng may chỗ làm của tôi và trường học của con chỉ cách nhau khoảng 7 phút đi xe đạp”, chị chia sẻ.
Đồng quan điểm, chị Vy cho rằng nếu thu nhập của hai vợ chồng ở mức trung bình thì sẽ khá khó khăn nếu cả 2 cùng nghỉ thời gian dài.
“Do đó, thường chỉ có vợ hoặc chồng nghỉ chăm con dài hạn. Chồng tôi chỉ nghỉ một tuần để làm các thủ tục”, chị nói.
Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài như đại dịch Covid-19, tình hình chính trị thế giới khiến đồng yen giảm mạnh, vật giá lên cao, trong khi lương thì không thay đổi nên chị Vy cảm thấy chi phí sinh hoạt sẽ đắt đỏ với những gia đình thu nhập trung bình.
“Vợ chồng tôi là nhân viên chính thức, tham gia đầy đủ bảo hiểm, nên khi nghỉ sinh được hưởng trợ cấp. Hai bé vẫn còn nhỏ nên sức ép chi phí sinh hoạt cũng không quá lớn. Tuy nhiên, các bé càng lớn, chi phí ăn học càng tăng, nên vợ chồng tôi cần cố gắng và tiết kiệm hơn cho tương lai con cái”, chị nói.
(Nguồn: Zing News)
(Ảnh minh họa).
Đội Công binh số 1 Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei có 21 nữ quân nhân - những bông hoa tươi thắm.
Các nữ quân nhân tham gia đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: quân y, hậu cần, tài chính, văn thư bảo mật, quân lực, hành chính. Đó là những vị trí góp phần quan trọng đảm bảo cho Đội Công binh Việt Nam hoạt động tại Phái bộ - nơi mà mọi điều kiện đều vô cùng thiếu thốn và khó khăn.
Nhưng dù ở bất cứ vị trí, cương vị công tác nào, các chị cũng luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, chủ động khắc phục khó khăn; đoàn kết, gắn bó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã giao phó.
Không quản ngày nắng hay mưa, các chị làm công tác hậu cần đã tích cực tìm tòi, sáng tạo, cải tiến phương thức chế biến các loại thực phẩm đông lạnh được cấp phát thành các món ăn mang hương vị quê nhà, phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt Nam.
Đồng thời, các chị cũng luôn chú trọng công tác giữ gìn vệ sinh thực phẩm trong tất cả các khâu từ tiếp nhận, bảo quản cho đến chế biến, góp phần nâng cao sức khỏe cho bộ đội, từ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Ngoài việc bảo đảm hậu cần thường xuyên tại đơn vị, các chị cũng luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia bảo đảm hậu cần cho các lực lượng đi làm nhiệm vụ xa đơn vị.
Đối với đội ngũ làm công tác quân y, mọi người luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ, tích cực phấn đấu “vừa hồng vừa chuyên”, nắm vững chuyên môn, làm chủ trang thiết bị, xác định tốt trách nhiệm, luôn có thái độ phục vụ tận tụy, chăm lo sức khoẻ tốt nhất cho bộ đội.
Các chị không quản ngày đêm ở đơn vị hay trên công trường, đảm bảo sơ cứu, cấp cứu và điều trị an toàn; tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh; góp phần bảo đảm quân số khỏe tham gia công tác cao.
Đối với đội ngũ làm công tác tài chính, văn thư, lễ tân, hành chính, mọi người đều tích cực học tập, tìm tòi, say mê, sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thu chi tài chính rõ ràng, chuyển nhận công văn tài liệu chính xác, bí mật, an toàn; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chỉ huy các cấp trong mọi tình huống.
Không những hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, các nữ quân nhân còn là những hạt nhân xung kích tham gia tích cực vào các hoạt động chung của đội, nhất là các hoạt động giao lưu đối ngoại, dân vận, hoạt động nhân đạo từ thiện…
Tuy lần đầu tiên tham gia hoạt động GGHB LHQ nhưng với những kiến thức đã được trang bị và trình độ năng lực của bản thân, chỉ sau một thời gian ngắn đến Phái bộ, các chị đã không còn tâm lý rụt rè mà thay vào đó là sự chủ động, bản lĩnh trong xử lý các tình huống khó khăn.
Trong hoạt động đối ngoại, giao tiếp, ứng xử, các chị luôn thể hiện sự niềm nở, hiếu khách nhưng vô cùng tự tin, duyên dáng và lịch thiệp.
Luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mỗi chị là một tuyên truyền viên góp phần lan tỏa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, lan tỏa hình ảnh, đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 113 năm Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023), 1.983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, Chi hội phụ nữ Đội Công binh số 1 Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các hoạt động thiết thực, tích cực tham gia luyện tập và thi đấu giành kết quả cao nhất trong Hội thao do Phái bộ UNISFA tổ chức.
Các chị đã hăng hái đăng ký các nội dung thi đấu như: bắn súng, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn... qua đó thể hiện nét đẹp khỏe khoắn, năng động của người phụ nữ Việt Nam.
Đặc biệt, với bản tính chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, Chi hội phụ nữ Đội Công binh cùng với đoàn thanh niên tích cực tham gia đẩy mạnh mô hình hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho người dân bản địa.
Kỹ thuật, kinh nghiệm trồng cây nông nghiệp của đội đã được các thầy, cô giáo và các em học sinh Trường cấp 3 Abyei tiếp thu và lan tỏa đến các hộ gia đình, người dân trên địa bàn.
Đến nay, mô hình vườn cây nông nghiệp Việt Nam đã được một số hộ gia đình người dân bản địa áp dụng và thành công, bước đầu giúp cung cấp được nguồn rau củ quả.
Các vườn rau đó đã thu hút được sự quan tâm của chính quyền địa phương, già làng trưởng bản và cả Linh mục nhà thờ, họ mong muốn có nhiều vườn rau, củ quả như vậy trên đất Abyei...
Đáp lại đề nghị của địa phương, dưới sự chỉ đạo của đội, Chi hội phụ nữ tiếp tục cùng với đoàn thanh niên đẩy mạnh, tham gia hỗ trợ mở rộng mô hình này đến nhiều gia đình hơn nữa, góp phần tạo nên một phong trào trồng cây nông nghiệp để tự cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân.
Dù khó khăn vất vả nhưng nụ cười luôn nở trên môi, các chị thực sự là những làn gió trong trẻo, góp phần làm dịu mát cuộc sống vốn vất vả thiếu thốn tại khu vực Abeyi - nơi mà xung đột kéo dài, nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có nắng nóng khô rát và gió cát...
Hình ảnh 21 chị em phụ nữ Đội Công binh số 1 thân thiện, chịu thương, chịu khó luôn nhận được sự yêu mến của người dân địa phương cũng như bạn bè quốc tế. Các chị là đại diện cho phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới.
(Nguồn: Quê Hương Online)
Hoàng Thu Thảo, 27 tuổi, được trao giải nhân viên xuất sắc của thủ hiến bang Nam Australia trong lĩnh vực Công tác xã hội và Dịch vụ công.
Thu Thảo là cựu sinh viên trường Đại học Hà Nội, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Đại học Flinders, Australia, năm 2021. Cô làm việc cho Cục Bảo vệ trẻ em Nam Australia từ đó đến nay. Trước khi được trao giải "Nhân viên xuất sắc của Thủ hiến" năm 2022 hôm 1/3, cô đã nhận giải nhân viên xuất sắc tại nơi mình làm việc.
Thu Thảo trong nhóm 10 nhân viên tư vấn dịch vụ đa văn hóa của Cục Bảo vệ trẻ em. Hàng ngày, công việc của Thảo là tư vấn, hỗ trợ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn về ngôn ngữ, nhà cửa, khác biệt văn hóa...
"Tôi nghĩ mình được giải do đã làm việc rất tích cực cùng với đội để khiến Cục thay đổi góc nhìn và cách tiếp cận trong hỗ trợ các cộng đồng người nước ngoài, đặc biệt là người Việt", Thảo nói.
Theo cô, cộng đồng đa văn hóa và ngôn ngữ thường gặp một số khó khăn do khác biệt về văn hóa trong nuôi dạy con ở Australia. Ngoài ra, trẻ em người nước ngoài cũng dễ sốc hay bị tổn thương khi thay đổi môi trường sống, khó thích nghi và dần dần mất đi sự kết nối với gia đình, cộng đồng.
Vì vậy, Thảo nỗ lực để giúp các gia đình người nước ngoài hiểu và thích nghi với văn hóa bản địa, không bị phân biệt đối xử. Song song với đó, cô giải thích để lãnh đạo hiểu sự khác biệt trong nuôi dạy con cái ở những gia đình đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Giải thưởng "Nhân viên xuất sắc của Thủ hiến" của chính quyền bang Nam Australia được trao hàng năm cho các cá nhân và tập thể trong khu vực công, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Năm 2022, giải thưởng gồm 4 hạng mục chính: Công tác xã hội và Dịch vụ công, Công tác xã hội và Dịch vụ công trong tình huống khẩn cấp, Giá trị công và Tạo ra sự thay đổi.
(Nguồn: Vnexpress)
Luật Đức mới hiệu lực năm 2023 - Kỳ XII: Luật thuế mới cần biết; Phần I Đối với lao động hưởng lương; Bảng thuế thu nhập hộ độc thân và gia đình
Hỗn chiến ở nhà ga München; Bắt giữ nhóm người nhập cư lậu tại Sachsen; Vác súng cướp siêu thị ở Nordrhein-Westfalen
Cảnh báo thứ 2 tới: Siêu đình công làm tê liệt đường sắt, đường bộ, đường không, đường thủy toàn nước Đức
Đức: Ngân hàng gây lo lắng; Berlin ăn mừng; Nổ súng ở Hamburg; Căng thẳng với Anh; Điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Đức: Ngân hàng khủng hoảng; Thủ tướng trấn an; Cải cách quy định về tị nạn; Bị EU chỉ trích
Những người đàn ông độc hại trên phim; Dàn ca sĩ trẻ mờ nhạt; Đàm Vĩnh Hưng tự xưng 'vua
Đức: Giao thông tê liệt; Cổ phiếu Deutsche Bank mất giá; Đột kích toàn quốc; Đạt thoả thuận khí thải ô tô với EU
Đức: Thiếu nhân lực ngành năng lượng tái tạo; Thẻ giao thông đi lại cả nước; Chính phủ gặp khủng hoảng
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Phần lớn trẻ em Đức đều chuẩn bị sớm cho việc niềng răng (Zahnspange-Zahnbrackets) từ khi thay hết răng sữa (7-8 tuổi) cho đến khi răng vĩnh viễn và hàm điều chỉnh hoàn chỉnh thì sẽ tiến hành quá trình đặt niềng răng.
Hàm răng mọc lệch lạc (KIG
-Kieferorthopädische Indikationsgruppen) ở mức độ nào, và sử dụng phương pháp niềng nào đều ảnh hưởng đến quyết định chi trả của bảo hiểm công (gesetzliche Krankenkasse) và túi tiền của bố mẹ.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá