Người Việt hải ngoại: Giữ tiếng Việt ở Malaysia; Lễ hội phở tại Hàn; Nữ ca sĩ giàu sang trên đất Mỹ; Hỏa hoạn, 2 bà cháu tử vong ở Hàn

GÌN GIỮ TIẾNG VIỆT TẠI MALAYSIA

Chị Nguyễn Thị Liên nhận định tiếng Việt luôn quan trọng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt, trong việc thể hiện bản sắc của mình trong môi trường đa văn hóa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, có những người Việt xa xứ vẫn đang nỗ lực gìn giữ hồn cốt của dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau lắng nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về hành trình bảo tồn tiếng Việt và văn hóa Việt tại đất nước Malaysia. Chương trình vinh dự được đón tiếp hai khách mời: cô Nguyễn Thị Liên, "Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2023, hiện đang là Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia, cùng em Lê Nguyễn Lưu An, đại diện cho thế hệ trẻ Việt kiều đầy nhiệt huyết, đang viết tiếp câu chuyện bản sắc Việt trên đất Malaysia. Hai vị khách mời sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những câu chuyện về hành trình bảo tồn và lan tỏa tiếng Việt cũng như các giá trị văn hóa Việt trên đất khách.

Phóng viên: Lan Phương xin chào quý vị và các bạn. Xin giới thiệu hai vị khách mời của tọa đàm hôm nay là cô giáo Nguyễn Thị Liên, chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia và em Lê Nguyễn Lưu An, học sinh người Việt tại Malaysia. Xin chào chị Liên, xin chào em An.

Chị Nguyễn Thị Liên: Xin chào nhà báo Lan Phương

Lê Nguyễn Lưu An: Xin chào chị.

Phóng viên: Thưa chị Nguyễn Thị Liên. Trước tiên, chị có thể chia sẻ về tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt tại Malaysia không?

Chị Nguyễn Thị Liên: Thực ra, giống như các cộng đồng người Việt khác trên thế giới, người Việt ở đâu cũng muốn giữ gìn tiếng Việt của mình. Đó là tiếng mẹ đẻ và là một trong những phương tiện để mình có thể kết nối với người thân trong nước, trở về nước giao tiếp và thậm chí có thể làm việc trong những lĩnh vực của mình. Chính vì vậy, tiếng Việt luôn quan trọng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt, trong việc thể hiện bản sắc của mình trong môi trường đa văn hóa.

Phóng viên: Vâng, cảm ơn chị Liên. Còn theo em Lưu An, góc nhìn của người trẻ về vấn đề này như thế nào?

Lê Nguyễn Lưu An: Đối với em, tiếng Việt vô cùng quan trọng. Tại vì đó là tiếng mẹ đẻ của mình. Người Việt Nam ở nước ngoài cần phải biết tiếng Việt. Biết tiếng Việt để hiểu về đất nước. Khi về Việt Nam, mình có thể giao tiếp với ông bà, người thân một cách dễ dàng. Khi sống ở nước ngoài, biết tiếng Việt sẽ giúp giới trẻ có thể giao lưu với mọi người trong cộng đồng của mình.

Phóng viên: Cảm ơn Lưu An. Với tư cách là chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Việt tại Malaysia, chị Liên nhận thấy câu lạc bộ của mình cần có những hoạt động gì để giữ gìn cũng như phát huy tiếng Việt ở nước sở tại?

Chị Nguyễn Thị Liên: Câu lạc bộ tiếng Việt chủ yếu dạy cho các cháu trẻ em trong cộng đồng người Việt gìn giữ được tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết, hiểu tiếng Việt. Đó là một trong những hoạt động quan trọng nhất của câu lạc bộ.

Ngoài ra, để tạo môi trường cho các bạn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, chúng tôi thường tổ chức những buổi ngoại khóa, những hoạt động nhân các dịp kỷ niệm, lễ, Tết. Ví dụ: Tết Trung thu, Tết thiếu nhi 1/6, mừng xuân mới hay có một sự kiện nào đó, chúng tôi cũng tổ chức cho các cháu vui chơi, tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của Việt Namc thông qua trò chơi, những câu chuyện, hát múa, biểu diễn, hay thậm chí là làm đèn lồng, làm bánh trung thu. Qua các hoạt động đó, các cháu sẽ cảm thấy gần gũi hơn với văn hóa Việt.

Đối với lớp học tiếng Việt, hiện nay, chúng tôi có khoảng 40 cháu, bao gồm cả học online và offline. Lớp học được chia thành nhiều lớp nhỏ, bởi vì mỗi cháu có một trình độ khác nhau, có thể cùng tuổi nhưng khác nhau về khả năng sử dụng tiếng Việt hoặc cùng khả năng nhưng tuổi lại khác nhau, dẫn đến sự tiếp nhận cũng khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi chia thành nhiều lớp và tùy theo điều kiện của các cháu để tổ chức dạy học trực tiếp hoặc online cho những cháu nhà xa hoặc bố mẹ bận không đưa đón được.

Câu lạc bộ tiếng Việt hiện có 2 giáo viên chính và 2 trợ giảng. Đó là hai cháu đã theo học từ lâu, trong đó, một cháu đã vào đại học rồi. Bây giờ tiếng Việt giỏi nên các cháu quay lại tham gia trợ giảng, giúp đỡ các em nhỏ trong lớp học.

Phóng viên: Vâng, thật tuyệt vời. An cũng là một thành viên tham gia tích cực trong vai trò làm trợ giảng cho lớp học tiếng Việt. An có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình cũng như quá trình mà mình đã tham gia hoạt động này?

Lê Nguyễn Lưu An: Em giúp các bạn nhỏ học tiếng Việt bằng cách đến câu lạc bộ tiếng Việt giúp các em học đọc, viết. Có vài em thì phải kèm cặp riêng. Không khí của cả lớp rất thoải mái, mọi người đều thấy vui. Em không thấy vất vả, các bạn học ở lớp rất ngoan và em thấy rất thích thú khi được hướng dẫn các bé.

Phóng viên: Lưu An đã học tiếng Việt từ nhỏ nên ngôn ngữ tiếng Việt khá tốt. An đã phải làm như thế nào để giúp đỡ cho các em nhỏ không biết tiếng Việt?

Lê Nguyễn Lưu An: Trong lớp tiếng Việt, em tổ chức các trò chơi để cho các bạn nhỏ tham gia, như: đố chữ và làm nhiều bài tập. Nhớ lại kinh nghiệm của bản thân khi mới sang Malaysia lúc 4 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ và việc tham gia nhiều hoạt động văn hóa, tiếng Việt của em đã tiến bộ rất nhiều. Chính quá trình học tập và tiến bộ đó đã giúp em trở thành một người trợ giảng dạy tiếng Việt như hiện nay.

Phóng viên: Chị Liên, chị nghĩ rằng thế hệ trẻ đóng vai trò như thế nào trong việc giữ gìn văn hóa Việt Nam ở nước ngoài?

Chị Nguyễn Thị Liên: Thế hệ của chúng ta đã được một giai đoạn sống ở trong nước nên dù ít dù nhiều vẫn giữ được bản sắc và mong muốn hướng về cội nguồn. Nhưng với các bạn trẻ, nhất là những bạn sinh ra lớn lên ở nước ngoài thì điều đó rất khó khăn. Nếu không giữ được tiếng Việt, không cho các cháu tiếp cận được với văn hóa Việt Nam thì rất khó để các bạn gắn bó và hướng về trong nước. Chính vì vậy, nếu để cho thế hệ thứ hai, thứ ba giữ được tiếng Việt và văn hóa Việt Nam thì đó mới là mục tiêu của thế hệ chúng ta.

Phóng viên: Vâng, đúng là như vậy. Chúng ta đặt niềm tin rất lớn vào thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài. Khi sống ở nước ngoài, những khó khăn lớn nhất của Lưu An là gì?

Lê Nguyễn Lưu An: Ở nước ngoài, không có nhiều cơ hội để nói tiếng Việt ngoài cộng đồng Việt Nam và trong gia đình mình. Ví dụ khi đi học, em không có cơ hội để nói tiếng Việt. Sách vở đọc cũng toàn là tiếng Anh. Cho nên, không hề dễ dàng để giữ gìn tiếng Việt ở nước ngoài.

Phóng viên: Với chị Liên, chị nghĩ rằng đâu là những thách thức lớn nhất trong việc gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài?

Chị Nguyễn Thị Liên: Thách thức lớn nhất là môi trường sử dụng tiếng Việt rất ít. Thời gian học ở trường của các cháu, các cháu không được sử dụng tiếng Việt. Nếu như trong gia đình mà bố mẹ cũng không nói tiếng Việt thì cơ hội thực hành của các cháu rất ít. Ngoài ra, môi trường đọc sách, giao tiếp, nghe nhạc đều không phải bằng tiếng Việt. Chính vì thế, nếu muốn con giữ gìn được bản sắc văn hóa, hiểu nhiều về Việt Nam thì cần nỗ lực không chỉ của các cháu mà phải là cả bố mẹ, gia đình và cộng đồng hỗ trợ.

Phóng viên: Vậy, chị có đề xuất gì để khắc phục những thách thức này không?

Chị Nguyễn Thị Liên: Để khắc phục những thách thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa và tiếng Việt, cần có sự nỗ lực từ nhiều phía. Trước hết, gia đình đóng vai trò quan trọng. Bố mẹ cần kiên nhẫn dạy con tiếng Việt từ nhỏ, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, đọc sách, dạy hát cho con, và tạo điều kiện cho con giao lưu với bạn bè Việt Nam. Bên cạnh đó, cộng đồng cần cố gắng tổ chức các lớp học tiếng Việt và sự kiện văn hóa để tạo môi trường giao tiếp cho các cháu.

Tại Malaysia, chúng tôi đã duy trì được mô hình lớp học với 40 học sinh và 2 giáo viên, kết hợp cả hình thức online và offline. Điều quan trọng là đảm bảo chất lượng giảng dạy với giáo viên có chuyên môn và tâm huyết. Chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ quý báu từ Đại sứ quán về địa điểm và trang thiết bị giảng dạy. Các hội đoàn và phụ huynh cũng đóng góp rất nhiều trong việc tạo động lực học tập cho các cháu. Với những nỗ lực này, tôi tin rằng chúng ta có thể từng bước khắc phục được những thách thức trong việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hóa cho cộng đồng người Việt tại Malaysia.

Phóng viên: Xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Liên và em Lê Nguyễn Lưu An đã tham gia buổi tọa đàm ngày hôm nay. Những chia sẻ của hai vị khách mời đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng Việt và văn hóa Việt tại Malaysia, cũng như những nỗ lực đáng quý của cộng đồng người Việt nơi đây. Chúc giáo viên tiếng Việt Nguyễn Thị Liên, em Lê Nguyễn Lưu An và cộng đồng người Việt tại Malaysia sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sứ mệnh cao cả này. Xin cảm ơn khách mời, quý vị và các bạn đã theo dõi buổi tọa đàm của chúng tôi.

LỄ HỘI PHỞ 2024 TẠI HÀN QUỐC

Lễ hội Phở Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào ngày 5 - 6/10. Đây là sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy quảng bá văn hoá ẩm thực Việt Nam đến với người Hàn Quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế tại Hàn Quốc nói chung.

Chiều 29/7, ông Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết, sau 7 năm tổ chức, "Ngày của Phở" ngày càng mang tầm vóc lớn hơn, quy mô năm sau luôn lớn hơn năm trước. Năm ngoái, khi lần đầu xuất ngoại đến Nhật Bản, ban tổ chức hết sức lo lắng, tuy nhiên sự kiện đã khá thành công khi góp phần quảng bá phở Việt Nam đến Nhật Bản. Năm nay, để tiếp tục quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua món phở, ban tổ chức đã chọn Hàn Quốc là điểm đến thứ hai.

“Hiện nay, người Hàn Quốc rất thích phở, nhưng cũng chưa hẳn ai cũng hiểu hết câu chuyện lịch sử, văn hóa ẩm thực Việt Nam ẩn chứa trong món ăn nổi tiếng này. Vì vậy, ban tổ chức hướng giới thiệu đến người dân Hàn Quốc những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc, quảng bá những hình ảnh, tiềm năng kinh tế của Việt Nam; giao lưu, gắn kết văn hóa; quan hệ kinh tế… giữ hai nước. Hai quốc gia Việt - Hàn ngày càng gắn bó mật thiết trên nhiều mặt, từ kinh tế, du lịch, văn hóa, ẩm thực, thể thao… vì vậy, hoạt động Lễ hội Phở Việt Nam sẽ tiếp tục giúp gắn bó, kết nối giao lưu văn hóa, ẩm thực giữa hai nước”, ông Lê Thế Chữ cho biết.

Tương tự, ông Nguyễn Đình Dũng, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, đây là sự kiện rất ý nghĩa, quan trọng để quảng bá văn hoá Việt Nam, đặc biệt là văn hoá ẩm thực đối với người Hàn Quốc và người Việt Nam tại Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc hiện có khoảng 300.000 người Việt Nam đang sinh sống, ngoài ra số lượng người Hàn Quốc hiểu về Việt Nam cũng rất nhiều, nhiều người có tình cảm với Việt Nam. Hàn Quốc cũng có nhiều nhà hàng phở Việt, tuy nhiên đây là những hoạt động mang tính riêng lẻ. Vì vậy, Lễ hội Phở (Vietnam Phở Festival) lần này là một sự kiện quan trọng, đóng góp vô cùng ý nghĩa trong việc thúc đẩy quảng bá văn hoá Việt Nam với người Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế tại Hàn Quốc.

Theo đó, Lễ hội Phở Việt Nam sẽ diễn ra tại công viên Yeouido ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 5 và 6/10. Tuy nhiên, chương trình sẽ được khởi động từ tháng 7, bằng hoạt động khám phá phở tại Hàn Quốc cho các YouTuber và người yêu phở Việt Nam. Sự kiện chính của lễ hội này bao gồm các hoạt động giao lưu ẩm thực dựa trên nền tảng chính là phở, với tối thiểu 40 gian hàng phở từ các thương hiệu phở ở Việt Nam và Hàn Quốc cùng tham gia.

Nét mới của sự kiện này là không gian thưởng thức phở được ban tổ chức bố trí rộng rãi, thoải mái. Song song đó còn có hoạt động triển lãm và khu trò chơi dân gian để giúp người dân tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc, nguyên liệu, mối tương quan giữa phở và các ngành nghề khác như: du lịch, nông nghiệp Việt Nam... Đặc biệt, lễ hội còn tổ chức chương trình Business Matching để tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối về kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước, tập trung trong lĩnh vực du lịch, nông sản, gia vị… Dự kiến sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp hai nước tham gia tiếp xúc, quảng bá, kết nối lẫn nhau trong chương trình này.

Ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Saigontourist Group, đồng Trưởng ban chỉ đạo tổ chức Vietnam Phở Festival 2024 tại Hàn Quốc cho biết, hiện Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế hàng đầu của Việt Nam, cũng là quốc gia có đông đảo kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Đơn vị cũng rất tự hào khi được góp phần đẩy mạnh quảng bá tinh hoa ẩm thực Việt ra thế giới, qua đó nhằm tạo điểm nhấn thu hút thêm nhiều du khách Hàn Quốc đến TP Hồ Chí Minh và Việt Nam.

"Khi biết chúng tôi chuẩn bị tổ chức chương trình này, các đối tác là tập đoàn du lịch, hàng không hàng đầu Hàn Quốc đã bày tỏ sự thích thú và đánh giá cao sự kiện. Đa số đều xem đây như một trong những giải pháp tăng cường giao lưu văn hóa, du lịch và thu hút thêm nguồn khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong thời gian tới", ông Phạm Huy Bình cho biết thêm.

NỮ CA SĨ MẤT TÍCH 10 NĂM NAY TRẺ ĐẸP TUỔI 43 VỚI CUỘC SỐNG GIÀU CÓ TRÊN ĐẤT MỸ

"Mất tích" bí ẩn suốt 10 năm, ca sĩ Lê Uyên Nhy gây ngỡ ngàng cho công chúng bởi cuộc sống giàu có trên đất Mỹ ở tuổi 43.

Lê Uyên Nhy sinh năm 1981 được khán giả yêu mến qua nhiều ca khúc như: Tình thơ, Dấu yêu ơi, Định mệnh đắng cay, Tình phiêu lãng…

Cô sở hữu chất giọng khàn dễ nhớ và tạo được dấu ấn riêng trong làng nhạc Việt những năm đầu 2000. Nữ ca sĩ từng là cặp song ca ăn ý với Quang Vinh qua nhiều bản hit như: Gửi người tôi yêu, Ngàn năm phôi pha…

Năm 2007, Lê Uyên Nhy sang Đức du học rồi qua Mỹ định cư. Thời gian này, cô vẫn duy trì các hoạt động âm nhạc. Tuy nhiên, đến năm 2013, nữ ca sĩ đột ngột biến mất khỏi làng giải trí Việt. Thậm chí, khán giả còn không biết cô sống ở Việt Nam hay nước ngoài.

Sau 10 năm biến mất không một lý do, vào giữa năm 2023, nữ ca sĩ bất ngờ về nước tham gia show ca nhạc của Quang Vinh. Dù vẫn giữ được phong độ về giọng hát cũng như vóc dáng không thua thời con gái nhưng nữ ca sĩ gần như đã tách mình ra khỏi đời sống âm nhạc khi định cư ở Mỹ.

Trên trang cá nhân, Lê Uyên Nhy thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống thường ngày bên gia đình, bè bạn. Tuy nhiên, nữ ca sĩ tuyệt đối giấu kín danh tính của ông xã bằng cách che mặt chồng mỗi khi xuất hiện cùng nhau.

Song, nữ ca sĩ 8x khá cởi mở về những thông tin khác. Cô và gia đình sinh sống nhiều năm tại bang Texas, Mỹ. Cơ ngơi của nữ ca sĩ có diện tích khá lớn với nhà chính, nhà kho, bể bơi riêng, sân đỗ xe hơi cực rộng và cả một khoảnh vườn lớn nhưng lại không thể trồng nhiều loại cây vì khí hậu lạnh.

Mới đây, cô còn mua nhà ở đảo Bắc Captiva (Florida, Mỹ). Ngôi nhà cạnh bờ biển nằm trên diện tích đất khá rộng và đang trong quá trình hoàn thiện.

Không khí ở đảo trong lành, dễ chịu, mọi cư dân di chuyển bằng xe điện. Từ đất liền ra đảo chỉ có thể bằng ca nô, tàu thuyền lớn hoặc máy bay tư nhân. Cũng chính vì vậy mà an ninh ở đảo theo nữ ca sĩ chia sẻ là rất tốt.

Có thể thấy cuộc sống của Lê Uyên Nhy ở tuổi 43 đủ đầy và viên mãn. Trên trang cá nhân, cô thường xuyên đăng tải hình ảnh đưa bố mẹ đi chơi, đi du lịch, tận hưởng cuộc sống.

Bản thân nữ ca sĩ cũng có đam mê ẩm thực. Cô thường làm những món Việt và khoe thành quả nấu nướng trên trang cá nhân. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, Lê Uyên Nhy đi câu cá cùng bạn bè, người thân.

Nhờ cuộc sống viên mãn mà Lê Uyên Nhy khá trẻ so với tuổi. Cô tự tin khoe body lên mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen từ bạn bè.

2 BÀ CHÁU NGƯỜI VIỆT TỬ VONG SAU VỤ HỎA HOẠN TẠI CHUNGCHEONG NAM

Chiều 28-7, bà ngoại (71 tuổi) người Việt Nam và cháu trai (3 tuổi) thiệt mạng thương tâm trong vụ hỏa hoạn tại tỉnh Chungcheong Nam, phía tây Hàn Quốc.

Báo Donga hôm 29-7 đưa tin một cụ bà (71 tuổi) người Việt Nam và cháu trai (3 tuổi) thiệt mạng trong nhà bếp khi đám cháy bất ngờ bùng phát tại ngôi nhà ở huyện Cheongyang, tỉnh Chungcheong Nam, phía tây Hàn Quốc lúc 17h30 ngày 28-7.

Sở Cứu hỏa tỉnh Chungcheong Nam cho biết họ đã cử một đội cứu hỏa đến hiện trường vụ cháy ngay sau khi nhận được tin báo, đồng thời huy động thêm khoảng 100 người và 12 xe cứu hỏa để hỗ trợ dập lửa.

Ngọn lửa bị dập tắt hoàn toàn sau bốn giờ bùng lên dữ dội, thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà 68m2.

Hàn Quốc đang trải qua những ngày hè nắng nóng khiến hỏa hoạn càng dễ bùng phát và dễ lan rộng hơn.

Theo kết luận ban đầu của cảnh sát và lực lượng cứu hỏa địa phương, đám cháy bùng lên từ khu vực bếp, sau đó lan nhanh và thiêu rụi ngôi nhà.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân chính xác của vụ hỏa hoạn, đồng thời tiến hành khám nghiệm tử thi.

Nạn nhân 71 tuổi thường xuyên đi lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc kể từ khi cháu nhỏ chào đời vào tháng 12-2021, để phụ các con chăm cháu ngoại, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè, khi Hàn Quốc bước vào mùa canh tác nông nghiệp.

Những người dân sống gần ngôi nhà bị cháy cho hay cụ bà đến Hàn Quốc từ tháng 2 vừa qua. “Ngày nào bà ấy cũng đón cháu mỗi khi thằng bé tan học và dạo chơi ở nhà văn hóa làng” - ông Seo, một người dân sống gần nhà nạn nhân, kể lại.

Thời điểm xảy ra vụ cháy thương tâm, cha cháu bé là ông Kim (61 tuổi, người Hàn Quốc) và mẹ cháu (46 tuổi, người Việt Nam) đều đang làm việc ở ruộng ớt gần nhà.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008 và sinh bé trai đầu tiên vào tháng 12-2021 bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau nhiều năm hiếm muộn.

Cha mẹ cháu bé kiếm sống bằng việc trồng lúa và ớt trên mảnh ruộng 13.223m2 thuê từ một người khác.

“Tôi đã hứa với thằng bé tôi sẽ là người cha tốt nhất có thể của nó”, ông Kim nói trong nước mắt. Sau khi vụ hỏa hoạn được dập tắt, người dân trong làng đã hỗ trợ gia đình hai nạn nhân lo hậu sự.

“Mẹ cháu bé cùng các em dì, các cậu thằng bé đã khóc suốt một giờ đồng hồ”, ông Kim, một người dân trong làng, kể.

Từ tháng 4 vừa qua, chị gái, hai em gái và hai em trai của vợ ông đã từ Việt Nam sang Hàn Quốc làm ruộng với mong ước kiếm thêm thu nhập.

Nguồn: VOV5; Báo Bình Dương; Soha; Tuổi Trẻ

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Bài Tập Ép Bụng làm Mạnh Tỳ Vị Gan Khoẻ hạ Chỉ Số Đường Chữa Khỏi Tiểu Đường

Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.

Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược

Hội Người Việt Nam Leipzig e.V. tổ chức TẾT ẤT TỴ 2025

Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8

Đức Việt Online

Lên đầu trang