- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu đã được long trọng tổ chức ngày 26/09/2024 tại Nhà hát Körősi Csoma Sándor, Budapest, Hungary.
Đến dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo, Phó Cục trưởng Cục đối ngoại Quốc hội Hungary bà Kese Beatrix, Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại Hungary và gần 500 người tham dự là chị em các Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam từ 10 quốc gia châu Âu và những người yêu mến áo dài, trong đó có rất nhiều người Hungary.
Trước khi bắt đầu buổi lễ, tất cả các khách tham dự đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân do sự ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chia sẻ những mất mát với đồng bào nơi quê nhà.
Mở đầu buổi lễ là màn diễu hành ra mắt của chị em phụ nữ thành viên CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu từ hơn 10 quốc gia: Bỉ, Croatia, CHLB Đức, Italia, CH Séc, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hungary…
Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị văn hóa của áo dài, trang phục đã gắn liền với dân tộc và phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay. Bà trân trọng tình cảm dành cho quê hương cũng như tình yêu áo dài của chị em phụ nữ người Việt ở nước ngoài và tin tưởng rằng sự ra đời của CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu sẽ càng góp phần để lan tỏa, quảng bá vẻ đẹp của di sản áo dài đến bạn bè quốc tế.
Trong lời chúc mừng gửi tới buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sự vui mừng khi CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Châu Âu được thành lập và địa điểm được chọn để tổ chức Lễ ra mắt của CLB là thủ đô Budapest xinh đẹp. Đại sứ đánh giá sự ra đời của CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu là một sự kiện vô cùng có ý nghĩa, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Hungary và nhiều nước châu Âu khác vào năm 2025.
Đại sứ mong rằng CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu sẽ có thêm nhiều các hoạt động tích cực quảng bá cho văn hóa Việt Nam nói chung và trang phục áo dài nói riêng trong thời gian tới và cam kết ĐSQ Việt Nam tại Hungary sẽ luôn đồng hành cùng các hoạt động của CLB.
Bà Kese Beatrix - Phó cục trưởng Cục đối ngoại Quốc Hội Hungary bày tỏ tình cảm yêu quý dành cho Việt Nam, đặc biệt khi bà cảm thấy rất gần gũi trong trái tim khi được mặc lên người bộ áo dài của Việt Nam đến dự buổi lễ. Bà chia sẻ là đã tìm hiểu được thêm rất nhiều về lịch sử và sự phát triển của tà áo dài - quốc phục của Việt Nam. Về phía Quốc hội Hungary bà khẳng định sẽ hỗ trợ hết sức trong các hoạt động quảng bá, lan tỏa hình ảnh áo dài và văn hóa Việt Nam tới người dân bản địa Hungary, cũng như các bạn bè quốc tế.
Lễ ra mắt càng thêm ấn tượng với rất nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa nón, múa quạt, múa thư pháp kết hợp với trang phục áo dài, được biểu diễn, trình diễn của gần 100 thành viên CLB Di sản Áo dài Việt Nam các nước Châu Âu, bao gồm nhiều thế hệ, đã nhận được rất sự ngưỡng mộ và cổ vũ nồng nhiệt của khách tham dự. Đây cũng là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của niềm yêu thích và tự hào của cộng đồng người Việt ở nước ngoài dành cho áo dài.
Tại buổi lễ, CLB Di sản Áo dài Việt Nam Châu Âu đã ra mắt với Ban chấp hành với 25 thành viên với sự đứng đầu của Chủ tịch TS Phan Bích Thiện. Thay mặt CLB TS Phan Bích Thiện đã bày tỏ niềm vui mừng với sự ra đời của CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Châu Âu. Đây là một mốc mới trong việc khuyến khích động viên chị em người Việt ở châu Âu cùng chung tay quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa Việt của áo dài. Trong thời gian vừa qua đã nhiều CLB thành viên đã được thành lập tại nhiều quốc gia như Pháp, Bỉ, Thụy Điển…và sắp tới sẽ được tiếp tục ra mắt tại nhiều nước ở châu Âu khác.
Bà Đặng Lan Hương - Phó Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Slovakia cho biết các chị em phụ nữ tại Slovakia luôn dành tình cảm đặc biệt của mình đối với áo dài. Chị em luôn tích cực tham dự các sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam tại Slovakia và Lễ ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Slovakia sẽ được diễn ra vào dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 tới đây.
Trong khuôn khổ buổi lễ, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary cũng đã ra mắt. Chị em CLB tại Hungary đã gửi tới khán giả màn trình diễn áo dài và cổ phục Việt Nam vô cùng ấn tượng, khép lại chương trình buổi lễ.
Trong buổi chiều cùng ngày, các chị em từ CLB Di sản Áo dài Việt Nam từ các nước châu Âu đã có buổi diễu hành vô cùng ấn tượng với những bộ áo dài rực rỡ phong phú tại quảng trường Kossuth Lajos trước tòa nhà Quốc hội Hungary, cùng hát vang những bài hát Việt Nam, để lại rất nhiều hình ảnh tốt đẹp trong mắt người dân Hungary và bạn bè quốc tế.
Với mức lương gần nửa triệu đồng/giờ, lao động Việt làm nông tại Úc có thể kiếm 52-66 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, người lao động cần trang bị sức khỏe tốt, cập nhật thông tin rõ ràng để tránh bị lừa.
Cơ hội cho lao động Việt
Đến Úc vào tháng 1/2022 để làm việc cắt nho, Lương Ngọc Tiểu Don (SN 2002), không chỉ có được thu nhập mơ ước mà còn được học hỏi nhiều kỹ năng, làm quen được nhiều bạn mới.
Don chia sẻ, thời gian đầu sang Úc, cô gặp không ít khó khăn và phải mất nhiều ngày để làm quen với thời tiết, văn hóa, ẩm thực… Nơi Don làm việc là một trang trại ở miền Tây nước Úc, tọa lạc tại TP Mildura.
"Khi đặt chân đến Úc, tôi phải mất khoảng 3 ngày để làm quen với mọi thứ rồi mới bắt tay vào công việc. Mùa hè ở thành phố này rất nóng, nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Công việc làm ngoài trời nên rất vất vả, bản thân phải luôn uống nước đầy đủ và thoa kem dưỡng ẩm để bảo vệ sức khỏe", Don nói.
Nữ lao động Việt cho biết thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào mùa vụ, nhưng nông trại thường bắt đầu thu hoạch từ sáng sớm. Khi mặt trời vừa lên, các nhân công sẽ tranh thủ hái nho vì nắng buổi trưa và buổi chiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Công việc hằng ngày của người lao động sẽ bao gồm một trong những đầu việc như chăm sóc cây, tỉa cành, hái nho, thu hoạch… Đối với công đoạn thu hoạch nho, quy trình thực hiện không quá phức tạp. Nhân công sẽ phải chuẩn bị hộp dụng cụ ngay dưới giàn nho, rồi cắt thật khéo sao cho nho rơi vào các hộp đựng, chờ chất lên xe chở hàng chuyên dụng. Thu nhập của công việc này sẽ được trả theo sản lượng.
"Để thu hoạch được nhiều hơn, tôi thường học hỏi "bí kíp" của những anh chị, cô chú đã làm lâu năm. Mọi người đều rất vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Cười nói một lát rồi cũng hết ngày làm việc", Don chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thu Trang, lao động Việt tại nông trại ở thị trấn Robinvale (Úc), cho biết hiện có hơn 200 công nhân đang làm việc tại đây.
Theo đó, mỗi công nhân có thời gian làm việc trung bình 38 giờ/tuần. Chủ nông trại sẽ trả lương cho mỗi giờ làm việc là 450.000 đồng. Vì thế, lao động Việt tại nông trại Úc có thể kiếm được hơn 68 triệu đồng/tháng.
Lao động Việt cần chuẩn bị những gì?
Theo chị Thu Trang, sau khi trừ các khoản phí sinh hoạt như nhà ở, ăn uống, xăng xe đi lại, chị còn dư khoảng 42 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đối với loại visa 462, người lao động còn phải đóng thuế 15% nếu tổng thu nhập dưới 760 triệu đồng/năm.
"Để làm nông tại Úc, lao động Việt phải chuẩn bị một sức khỏe thật tốt để làm việc ngoài trời trong thời gian dài, dưới điều kiện thất thường vô cùng khó khăn. Ngoài ra, lao động Việt khi tìm hiểu về chương trình làm nông tại Úc cũng phải hết sức tỉnh táo.
Mọi người phải tìm hiểu và cập nhật đầy đủ thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tin vào những lời đồn "việc nhẹ, lương cao". Cần tránh xa những công ty yêu cầu đóng hàng trăm triệu đồng để làm giấy tờ sang Úc làm việc vì toàn bộ chi phí theo quy định chưa đến 40 triệu đồng", chị Trang nói.
Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc tại Australia theo chương trình Di chuyển lao động Thái Bình Dương - Australia (PALM).
Theo đó, Australia sẽ cấp phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nước này, cùng một thời điểm. Lao động có thể lựa chọn công việc ngắn hạn, thời gian 6-9 tháng, hoặc công việc dài hạn, 1-4 năm.
Lao động có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và lâm nghiệp.
Theo đó, mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 đến 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8-66 triệu đồng/tháng). Úc có nền kinh tế phát triển, với nền nông nghiệp hiện đại. Đây là mức thu nhập được đánh giá là cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.
Việc hợp tác lao động với Úc giúp người lao động Việt Nam sang làm việc không chỉ có thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập được các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến; đồng thời, đáp ứng nhu cầu về sử dụng nhân lực của, mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Ngoài chương trình trên, từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc đã ký kết Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ. Hạn ngạch phía Úc tiếp nhận khoảng 200 người/năm. Đối tượng tham gia chương trình là công dân Việt Nam từ 18 đến 31 tuổi.
Tiêu chí để người lao động Việt Nam tham gia chương trình này là có độ tuổi từ 21 trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.0 hoặc tương đương.
Ngoài ra, ứng viên cần đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp hoặc kinh nghiệm làm việc và được người sử dụng lao động Australia tuyển chọn.
Việc trao danh hiệu Công dân danh dự của thành phố Villejuif cho bà Trần Tố Nga nhằm ghi nhận những cống hiến của bà, không chỉ cho cá nhân mà còn là cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý.
Tối 26/9, tại Nhà hát Romain Rolland của thành phố Villejuif, Thị trưởng Pierre Garzon đã trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Villejuif," phần thưởng cao quý nhất của thành phố dành cho bà Trần Tố Nga, người đã đấu tranh đòi công lý cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Tham dự sự kiện có sự hiện diện của Đại sứ Việt Nam Đinh Toàn Thắng, Nghị sỹ danh dự Hélène Luc, các thành viên Hội Hữu nghị Pháp-Việt, cùng hàng trăm người dân thành phố Villejuif.
Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng Pierre Garzon nhấn mạnh thành phố Villejuif được biết đến với những cuộc đấu tranh vì hòa bình và công lý, và luôn lấy quyền lợi của người dân làm định hướng để hành động. Dù là trên những con phố, trong trường học, trong các hội đoàn, dù nam giới hay phụ nữ, thì người dân thành phố Villejuif đều đấu tranh và gây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Chia sẻ với phóng viên, Thị trưởng Garzon khẳng định bà Trần Tố Nga lớn lên trong chiến tranh ở Việt Nam và đã không ngừng đấu tranh vì hòa bình. Bị nhiễm chất độc da cam và ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ con cháu, bà đã đi đầu trong cuộc chiến lịch sử để đòi các tập đoàn hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm với những hủy hoại sinh học này, đưa những tập đoàn này ra trước công lý. Gặp rất nhiều rào cản nhưng thời gian qua bà vẫn luôn không ngừng đặt niềm tin vào công lý.
Bà Trần Tố Nga đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới và đã giúp cho tiếng nói của những người bị lãng quên trong chiến tranh đã có thể được lắng nghe. Ghi nhận những cống hiến của bà, không chỉ cho cá nhân mà là cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý, thành phố Villejuif chia sẻ những giá trị sâu sắc này cùng với bà Nga.
Về phần mình, Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ vô cùng xúc động, nhấn mạnh rằng, khoảnh khắc này có tầm quan trọng đặc biệt vì đây không chỉ là sự tri ân dành cho một người phụ nữ đặc biệt mà còn chia sẻ với tất cả các nạn nhân chất độc da cam.
Đại sứ khẳng định quyền công dân danh dự mà thành phố Villejuif trao cho bà Trần Tố Nga hôm nay là biểu tượng mạnh mẽ của tình đoàn kết và tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Pháp, nhưng cũng là sự ghi nhận cuộc đấu tranh toàn diện của bà vì các nạn nhân chất độc da cam. Đó là cử chỉ phản ánh lòng nhân ái và sự cam kết của thành phố Villejuif đối với những người đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp và công bằng hơn.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhắc lại rằng Việt Nam đã phải trả giá đắt trong chiến tranh, đặc biệt là chất độc da cam, một chất hóa học để lại những hậu quả không thể khắc phục được đối với con người và môi trường của chúng ta. Có 3 triệu ha rừng bị phá hủy và 4,8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp, mắc các bệnh hiểm nghèo như dị tật bẩm sinh, ung thư và rối loạn thần kinh. Ngày nay, nhờ có những người như bà Trần Tố Nga mà thảm kịch này không bị lãng quên.
Phiên tòa xét xử chống lại các công ty hóa chất nông nghiệp cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ là cuộc đấu tranh mang tính biểu tượng cho tất cả các nạn nhân. Mặc dù Tòa phúc thẩm Paris đã xác nhận phán quyết của Tòa án tư pháp Evry, bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, nhưng điều này không làm thay đổi thực tế những đau khổ gây ra, cũng như tính cấp thiết của công lý.
Đại sứ cho biết, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức như Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục hỗ trợ tài chính và y tế cho các nạn nhân. Những nỗ lực khử nhiễm ở những khu vực ô nhiễm nhất đang được tiến hành với sự giúp đỡ từ Mỹ, đặc biệt tại các địa điểm như sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng hy vọng rằng, quyền công dân danh dự này sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến toàn thế giới rằng “Cuộc chiến vì công lý vẫn tiếp tục và cùng nhau chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt."
Ông Alain Rouy, Tổng thư ký của “Phong trào vì hòa bình," cho rằng hệ thống tư pháp của Pháp phải đứng về phía công lý của những nạn nhân.
Cuộc đời của bà Trần Tố Nga là minh chứng cho lòng dũng cảm, sự kiên trì và phẩm giá. Bà đã chọn biến nỗi đau của mình thành sức mạnh để đấu tranh đòi công lý. Cuộc đấu tranh của bà không chỉ tạo được tiếng vang ở Việt Nam mà còn ở Pháp và trên toàn thế giới.
Một tòa án ở Hong Hong hôm 27/9 tuyên án 3 người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam hơn 17 tháng tù vì kinh doanh một nhà hàng không có giấy phép bán thịt chó và thịt mèo cho những người đồng hương tại đây, theo South China Morning Post.
Tờ báo có trụ sở ở Hong Kong ghi nhận rằng tại phiên tòa được xét xử ở Tòa án West Kowloon, luật sư bào chữa cho 3 người Việt nói rằng thân chủ của bà không biết rằng việc bán và ăn các món làm từ thịt chó, mèo ở Hong Kong là bất hợp pháp vì họ đến từ một quốc gia mà việc tiêu thụ những loại động vật này được chấp nhận.
Đầu tháng trước, chủ quán ăn người Việt, Tran Quang Tan, 51 tuổi, đã nhận tội kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không được cấp phép. Ông Tan đã thuê vợ mình, Le Thi Oanh, 44 tuổi, và con rể, Nguyen Manh Dat, 26 tuổi, làm việc tại nhà hàng trong một căn hộ chung cư ở Mong Kok vào đầu năm nay. Cả hai đã thừa nhận làm việc bất hợp pháp tại thành phố này.
Theo SCMP, cả 3 bị cáo cũng thừa nhận tội bán thịt chó làm thực phẩm và sử dụng thịt chó, mèo để tiêu thụ.
Thẩm phán Gary Chu Man-hon được tờ báo trích lời nói rằng việc bán thịt chó, mèo không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm trầm trọng thêm tội làm việc bất hợp pháp tại Hong Kong với tư cách là những người được cấp quyền không bị trục xuất nhưng không có quyền làm việc.
Lực lượng thực thi pháp luật đã tịch thu 35kg thịt chó, mèo khi đột kích vào căn chung cư của các di dân Việt. Những túi thịt này được cho là đã được vận chuyển lậu vào Hong Kong bằng đường thủy.
Hong Kong cấm giết mổ và bán thịt chó và mèo kể từ năm 1950. Theo SCMP, những người vi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên tới 6 tháng và mức phạt tối đa là 5.000 đô la Hong Kong. Những hành vi như vậy cũng đã bị cấm ở Trung Quốc đại lục từ tháng 5/2020.
Việc tiêu thụ thịt từ chó và mèo không bị cấm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo VietNamNet, những người Việt thế hệ trẻ đã có những nhìn nhận khác và mong muốn hoạt động buôn bán thịt cho mèo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh Việt Nam.
Tại Hong Kong, những người nhập cư bất hợp pháp có thể yêu cầu Sở Di trú bảo vệ không bị trục xuất. Điều này đảm bảo rằng họ sẽ không bị trục xuất đến một quốc gia mà họ có nguy cơ bị đàn áp hoặc tra tấn.
Nhưng theo Sắc lệnh Di trú, họ bị cấm nhận bất kỳ công việc nào, dù có lương hay không, hoặc thành lập hoặc tham gia vào bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo SCMP, đây là một hành vi phạm tội có thể bị phạt tối đa là 50.000 đô la Hong Kong và 3 năm tù.
Nguồn: Thời Đại; Dân Trí; Báo Quốc Tế; VOA
Người Việt hải ngoại: Trung thu ở Udon Thani; Người đầu tiên nhận giải TechWomen 100; TS hóa dược ở Hungary; Giữ mâm cơm nhà ở Dubai
Người Việt hải ngoại: 'Nhường cơm sẻ áo' ở Singapore; Mang trung thu tới Abyei; Tết thiếu nhi tại Nhật; 1 người bị bắt tại Đài Loan
Người Việt hải ngoại: Hồng Nhung hạnh phúc với bạn trai ở trời Tây; Nghệ sĩ Hoài Thanh du lịch y tế ở Nhật; 2 người bị bắn chết ở Malaysia
Người Việt hải ngoại: Công dân ở Liban an toàn; 31 giờ mắc kẹt ở Thụy Sĩ; Mỹ nhân khuynh đảo phòng vé; Gian lận vé tàu, 2 người bị bắt
Người Việt hải ngoại: Góp sức cứu trợ lũ lụt ở Séc; Dẫn đầu về du học sinh trốn ở Nhật; Bán phở bò ở Thụy Sỹ
Người Việt hải ngoại: Giúp việc cho đại gia Trung Đông; Ăn phở đêm ở Cali; Nữ ca sĩ bị điều tra ở HQ; 4 người làm tại hộp đêm ở Chiba bị bắt
Người Việt hải ngoại: Nghe tiếng bom ở Liban; Ôm con tháo chạy ở Israel; 9 người bị bắt ở Thái Lan; Cô giáo gây sốt ở Phi
Người Việt hải ngoại: Tết trung thu tại Anh, Pháp; Nơi học tập của thiếu sinh quân tại Séc; Giải cứu 2 nhà leo núi ở Thụy Sĩ; CLB áo dài ở Séc
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá