Người Việt hải ngoại: 2 người phụ nữ ở Mỹ; Cô giáo tiếng Anh tại Mỹ; Số phận 1 phụ nữ tha hương; Bé gái phát minh Robot Experts

Hai người phụ nữ Việt trên đất Mỹ

(Ảnh minh họa).

Họ là hai trong số những người phụ nữ gốc Việt để lại ấn tượng ấm áp cho tôi trên đất Mỹ. Cho dù là một người không tên tuổi hay một người từng có một thời nổi tiếng, họ đều lựa chọn một lối sống tích cực và vui vẻ.

Quay lại Mỹ sau 3 năm, lại đúng thời điểm khủng hoảng kinh tế và lạm phát leo thang, tôi tá hỏa khi thấy giá của một chuyến Uber từ phi trường Los Angeles về Westminster, quận Cam (California) lên đến 189 USD, trong khi giá tôi đi vào năm 2019 đâu đó khoảng 60 USD.

Tìm kiếm các phương tiện công cộng ở sân bay Mỹ, đặc biệt là ở bờ Tây rất khó, tôi đành phải nhắn tin hỏi một cô bạn thân gốc Việt đang sống ở quận Cam xem có cách nào để tiết kiệm chi phí hơn. Một lúc sau, cô nhắn lại số điện thoại của một người phụ nữ gốc Việt tên là Nguyệt, chuyên chở khách quen là người Việt từ phi trường về quận Cam hoặc ngược lại, với giá cả phải chăng hơn nhiều.

Tôi lập tức liên hệ với chị và chỉ 30 phút sau, người phụ nữ nhỏ nhắn đã xuất hiện ở sân bay đúng như chị hẹn. Hành trình từ phi trường về căn hộ Airbnb mà tôi đặt trước chậm hơn do tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm, khiến tôi hiểu tại sao giá Uber lại tăng đột biến như thế. Nhưng với chị Nguyệt, tài xế chở khách theo yêu cầu thì giá vẫn không đổi, chỉ 60 USD. Và cũng nhờ chạy chậm trên xa lộ mà tôi có dịp trò chuyện với chị, một người phụ nữ Việt Nam giản dị, chân chất, dù chị sang Mỹ đã 20 năm.

Chị kể, ngày xưa chị từng sống ở Sài Gòn, rồi được con gái bảo lãnh sang Mỹ. Thời gian đầu, chị loay hoay mãi không biết làm gì để sinh tồn trên đất Mỹ mà không phải phụ thuộc vào con cái. Vài năm sau, chị quyết tâm phải thay đổi bằng cách học tiếng Anh và học lái xe để có bằng, "vì ở Mỹ mà không biết lái xe thì giống như bị… què chân vậy".

Khi đã biết tiếng Anh và lái xe thành thạo, chị bắt đầu chạy xe dịch vụ cho cộng đồng người Việt ở quận Cam. Nhờ giá cả phải chăng và lái xe cẩn thận, đúng giờ, chị Nguyệt bắt đầu có lượng khách quen ổn định nhờ người này giới thiệu cho người kia.

Hỏi chị tại sao không làm tài xế công nghệ để có nguồn thu nhập tốt hơn, chị bảo, chị thích làm tự do và không quá áp lực về giờ giấc. "Chị không muốn làm người vô dụng nhưng cũng không muốn làm người quá bận rộn. Ở tuổi chị, quan trọng nhất là phải sống vui", chị nói.

Có lẽ nhờ tinh thần đó mà ở người phụ nữ U.70 này toát lên một vẻ năng động, hoạt bát và cởi mở, chân thành. Ba ngày ở quận Cam để thực hiện một loạt cuộc phỏng vấn những nhân vật liên quan cho một dự án sách, thi thoảng, tôi lại nhắn tin nhờ chị Nguyệt chở đi để được nghe chị kể về cuộc sống của người Việt trên đất Mỹ.

Và cũng từ một trong những chuyến xe đưa, rước của chị Nguyệt, tôi gặp lại nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng một thời của Sài Gòn trước năm 1975 là Băng Châu.

Ở tuổi 72, dù vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi, dung mạo của Băng Châu khác khá xa với những hình ảnh của chị trước năm 1975; đặc biệt là hình ảnh của nữ tướng cướp Trần Thị Diễm Châu trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Dân.

Trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1975, Băng Châu nổi tiếng rất nhanh. Từ một cô nữ sinh Cần Thơ "chân ướt chân ráo" lên Sài Gòn, giọng hát của Băng Châu đã được 2 tên tuổi lớn là danh ca Duy Khánh và nhạc sĩ Châu Kỳ phát hiện, lăng xê, giúp chị "một bước thành sao" với ca khúc Qua cơn mê.

Rồi từ âm nhạc, chị lấn sân sang điện ảnh khi lọt vào "mắt xanh" của đạo diễn Lê Dân vào thời điểm ông đang thực hiện một bộ phim về đề tài du đãng, vốn đang thịnh hành của điện ảnh Sài Gòn lúc bấy giờ.

Bộ phim phát hành năm 1971 tiếp tục đưa tên tuổi Băng Châu tỏa sáng và giúp chị có thêm nhiều vai diễn nổi bật khác trong Trường tôi, bốn thủy thủ sợ ma; đặc biệt là bộ phim lãng mạn cuối cùng của điện ảnh Sài Gòn ra mắt vào đầu năm 1975 có tên Vĩnh biệt tình hè của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, đóng chung với 2 tài tử sáng giá lúc bấy giờ là Nguyễn Chánh Tín và La Thoại Tân.

Sau ngày 30.4.1975, Băng Châu ở lại Sài Gòn và tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Một số bộ phim sau năm 1975 có chị tham gia, để lại ấn tượng là Giữa hai làn nước (đóng chung với Nguyễn Chánh Tín) và Mối tình đầu của đạo diễn Hải Ninh, quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng của điện ảnh miền Bắc như Trà Giang, Thế Anh, Như Quỳnh, Lan Hương.

Dù không nhiều đất diễn, vai diễn một nữ giang hồ có số phận cay đắng của Băng Châu được báo chí thời đó đánh giá cao và để lại ấn tượng cho khán giả miền Bắc, vì lối diễn xuất táo bạo rất khác biệt lúc đó.

Đầu thập niên 90, Băng Châu sang Mỹ định cư và tiếp tục hoạt động ca hát một thời gian trong cộng đồng hải ngoại rồi vài năm sau đó thì quyết định dừng...

Dù không còn thanh sắc như xưa, Băng Châu vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi 72 nhờ phong cách sống rất lạc quan, năng động. Con cái đã trưởng thành, lập gia đình và sống ở tiểu bang khác, chị sống một mình ở quận Cam và tìm niềm vui trong công việc, tìm tình yêu cuộc sống qua các hoạt động thể thao như yoga, bơi lội, tập aerobic và đi du lịch.

Cho dù không còn hoạt động nghệ thuật nữa, Băng Châu vẫn theo dõi điện ảnh, âm nhạc trong nước và nhiệt thành bày tỏ sự ngưỡng mộ với những tài năng trẻ trong nước… "Ở tuổi này, món quà chị thích nhất là sức khỏe, cả về tinh thần lẫn thể chất, để tận hưởng những niềm vui mà cuộc sống ban tặng cho mình", nữ tài tử một thời cho hay.

(Nguồn: Thanh Niên)

Cô giáo Việt dạy sư phạm tiếng Anh ở đại học Ivy League

Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa hiện là người Việt duy nhất giảng dạy tại trường Sư phạm, Đại học Columbia - một trong tám đại học tinh hoa của nước Mỹ.

Chị Hoa, 42 tuổi là giảng viên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại đây từ năm 2014. Ngôi trường của chị ở thành phố New York, đứng thứ hai cùng với Harvard trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu nước Mỹ năm 2022, theo US News & World Report.

"Trở thành giảng viên của một trường Ivy League giống như một giấc mơ, nhất là với một người xuất thân khiêm tốn, từ một gia đình thuộc tầng lớp lao động như tôi", chị Hoa nói.

Trước khi sang Mỹ, chị Hoa có 5 năm giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi ấy, cô giáo trẻ chưa từng đi nước ngoài hay trò chuyện với một giáo sư người Mỹ. Vì vậy, chị luôn khát khao bước ra thế giới để học hỏi và thử thách bản thân.

Năm 2008, chị Hoa nộp hồ sơ xin học bổng nghiên cứu sinh 6 năm ngành Ngôn ngữ học giáo dục của Đại học Pennsylvania (UPenn) ở thành phố Philadelphia. Trong bốn người trúng tuyển, chị là nghiên cứu sinh quốc tế duy nhất, ba người còn lại mang quốc tịch Mỹ.

Năm 2014, khi chuẩn bị bảo vệ luận án, chị Hoa biết tin Đại học Columbia tuyển một giảng viên. Nhìn nhận mình còn ít kinh nghiệm, lại chưa có bằng tiến sĩ, nhưng chị Hoa vẫn nộp hồ sơ để thử sức. Ngoài Columbia, chị còn nộp hồ sơ vào một số trường khác tại Mỹ, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Nagoya (Nhật Bản).

Theo chị Hoa, mỗi trường có yêu cầu khác nhau nhưng đều phải có thư giới thiệu từ ba giáo sư. Với các trường Ivy League, tên tuổi trong ngành của người giới thiệu là tiêu chí rất quan trọng. Thư giới thiệu chị Hoa đến từ vị trưởng khoa ở UPenn và ba giáo sư nổi tiếng trong chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng là Diane Larsen-Freeman, Nancy Hornberger và Yuko Butler. Cả bốn người đều là thành viên hội đồng hướng dẫn luận án tiến sĩ của chị Hoa.

"Tôi không được biết nội dung thư, nhưng chắc chắn họ đã viết về tôi rất tỉ mỉ", chị Hoa nhận định.

Ngoài ra, chị Hoa cũng minh chứng kinh nghiệm dạy học ở Việt Nam, kinh nghiệm giảng dạy độc lập một số lớp trong chương trình thạc sĩ của UPenn về phương pháp giảng dạy tiếng Anh và giao tiếp giao văn hóa.

Tháng 6 cùng năm, chị Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ tại UPenn với điểm xuất sắc và được mời trình bày tại Đại học Quốc gia Singapore. Do đó, chị tranh thủ bay về Hà Nội thăm gia đình. Trong mấy ngày ngắn ngủi này, chị nhận được thư mời đến New York phỏng vấn ngay lập tức. Cuộc phỏng vấn sau đó phải thực hiện qua Skype, khiến chị lo lắng mình không thể hiện được hết ưu thế so với các ứng viên khác.

Hội đồng gồm bốn giáo sư của Đại học Columbia đã hỏi rất nhiều về chuyên ngành tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai mà chị đang theo đuổi, cũng như kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo giáo viên tiếng Anh của chị.

Chị Hoa ấn tượng khi một giáo sư bất ngờ hỏi chị đã đọc cuốn Nhập môn tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai của Susan Gass chưa?.

"Tôi trả lời câu hỏi này rất tốt vì may mắn đã đọc cuốn này rồi", chị Hoa nói, cho biết đây là cuốn sách nhập môn với ngôn ngữ hàn lâm ở cấp độ khó. Khi đọc cuốn này lần đầu, chị Hoa đọc chậm, nhiều phần phải đọc đi đọc lại, tra cứu thêm các tài liệu khác mới có thể hiểu hết.

Chị Hoa nhìn nhận, trường tuyển vị trí giảng viên nên việc ứng viên nói năng trôi chảy, tự tin rất quan trọng. Nhờ kinh nghiệm nói chuyện trước đám đông, am hiểu kiến thức và sử dụng từ chuyên ngành tự nhiên, chính xác, chị Hoa đã có phần phỏng vấn suôn sẻ.

Dù vậy, chị không kỳ vọng nhiều vì nghĩ khó cạnh tranh được với các ứng viên khác để trở thành giảng viên ở một trường Ivy League. Nhưng một tuần sau, chị nhận được tin trúng tuyển.

Nhận được lời mời ở hầu hết trường đại học đã ứng tuyển, chị Hoa quyết định chọn ngôi trường trong Ivy League.

Nhưng học kỳ đầu tiên ở Đại học Columbia đầy khó khăn. Chưa quen với môi trường mới, phải soạn bài nhiều, tham gia các hội đồng chấm luận án tiến sĩ, hướng dẫn sinh viên thạc sĩ khiến chị sụt 8 kg trong mấy tháng đầu.

"Mỗi bài chỉ dạy trên lớp hai tiếng nhưng tôi soạn mấy ngày không xong vì phải đọc nhiều tài liệu, rồi tổ chức các hoạt động và tìm nhiều cách để chuyển tải kiến thức khó cho sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới", chị Hoa nhớ lại.

Những ngày đầu tiên đứng lớp, chị Hoa khiến sinh viên bất ngờ vì quá trẻ. Nhờ kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bằng tiếng Anh ở Việt Nam, chị vượt qua áp lực về tuổi tác, bước lên bục giảng tự tin, gần như không gặp khó khăn về giao tiếp.

Các môn học mà chị giảng dạy là Lý thuyết tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai, Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Giao tiếp giao văn hóa, Ngữ pháp tiếng Anh, dành cho sinh viên từ bậc thạc sĩ trở lên.

Nhận xét trên hệ thống của trường sau học kỳ vừa qua, một sinh viên viết: "Tiến sĩ Nguyễn là một kho tàng kiến thức về lĩnh vực Tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Trước khi học lớp này, tôi tưởng rằng mình biết rất nhiều về giảng dạy ngoại ngữ qua 15 năm dạy học nhưng các hoạt động mà cô ấy giới thiệu trên lớp thật sự rất mới lạ, đặc sắc, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc học ngoại ngữ. Ngoài ra, tôi luôn cảm thấy mình và bạn bè được tôn trọng. Các ý kiến đều được cô ấy thành tâm lắng nghe, khen ngợi và góp ý để chúng tôi làm tốt hơn".

Dự giờ tiết dạy của chị Hoa hôm 15/2, giáo sư Kelly Parkes, trưởng khoa Nghệ thuật và Nhân văn, trường Sư phạm, Đại học Columbia, nhận xét giảng viên người Việt đã "liên hệ lý thuyết với giảng dạy, thu hút học sinh qua các hoạt động thảo luận, viết trên bảng và trên bàn; sử dụng công nghệ mới để tạo ra các hoạt động trò chơi hoá lý thuyết, cùng sinh viên kiến tạo kiến thức, tạo ra sự phấn khởi trong học tập, giúp sinh viên hiểu các khái niệm khó một cách dễ dàng".

Chị Hoa nói những phản hồi như thế là động lực để chị nỗ lực hơn trong công việc. Theo chị, làm giảng viên của đại học hàng đầu là vinh dự nhưng cũng áp lực.

"Quan trọng là phải có kiến thức. Kiến thức này được tích lũy qua thời gian dài mới giúp tôi có được sự tự tin trong lĩnh vực của mình. Khi giao tiếp, ngôn ngữ và phong cách thể hiện kiến thức đó phải ở đẳng cấp cao nhưng cũng phải cho thấy sự khiêm tốn, cầu thị và sẵn sàng học hỏi", chị Hoa chia sẻ.

Thời gian tới, chị Hoa cho biết sẽ tham gia nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cùng các đồng nghiệp trong nước.

(Nguồn: Vnexpress)

Số phận một phụ nữ Việt tha hương trong ký ức con gái

(Ảnh minh họa).

Số phận một phụ nữ Việt tha hương được chính con gái Isabelle Müller kể lại trong cuốn sách ‘LOAN Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng’ phát hành dịp 8/3.

Số phận một phụ nữ Việt tha hương chắc chắn ẩn chứa không ít ngậm ngùi, đó là điều ai cũng có thể suy đoán nhưng không dễ hình dung. Số phận một phụ nữ Việt tha hương khi kết hôn với người đàn ông nước ngoài, càng có nhiều trắc ẩn hơn. Và số phận một phụ nữ Việt tha hương có tên gọi Loan, may mắn thay, được chính cô con gái viết lại thành cuốn sách “LOAN Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng”.

Cuốn sách “LOAN Từ cuộc đời cua một con chim Phượng Hoàng” từng lọt vào top 5 chung kết giải “Kindle Storyteller Award” năm 2015 và xếp hạng best seller trên trang Amazon (Đức). Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM đã mua bản quyền và phát hành “LOAN Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng” vào dịp 8/3 năm nay.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Isabelle Müller đã định nghĩa về mẹ và dành một tình cảm lớn cho người mẹ Việt Nam của mình thật xúc động: “Mẹ” là từ để chỉ người mẹ trong tiếng Việt, “Loan” có nghĩa là “chim Phượng Hoàng”. Suốt đời con vẫn gọi mẹ là “Mẹ Loan”, như mẹ đã dạy cho con và bốn anh chị em con. Sẽ chẳng ai nghĩ đến việc gọi mẹ bằng một cái tên khác. Tên thật của mẹ như thế nào và vì sao mẹ lại từ bỏ nó thì chỉ mỗi mình con biết, và cũng mãi sau nhiều năm trời.

Một cảm giác kỳ lạ xâm chiếm tâm hồn con khi hôm nay con viết những dòng này, khi mẹ không còn nữa, nhưng lại hiện hữu hơn bao giờ hết. Mẹ đã giao cho con nhiệm vụ viết về mẹ; về cuộc đời của mẹ như một người đàn bà, như là mẹ của con, về con chim Phượng Hoàng mà mẹ là hiện thân từng bị thiêu cháy nhiều lần, và mỗi lần lại trỗi dậy từ đám tro tàn”.

Mẹ của tác giả Isabelle Müller, người phụ nữ tên Loan, đã sống qua thời kỳ lịch sử đầy biến động ở Việt Nam. Sau đó bà cùng với chồng của mình sinh sống tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, An giê ri... Ở đâu, bà cũng gặp nhiều thử thách lớn nhưng đều vượt qua và sống kiêu hãnh như chim Phượng Hoàng.

Đọc “LOAN Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng”, có thể thấy điểm chung một thế hệ người Việt đã sinh ra trong thời bom đạn. Dù ở cương vị nào, địa vị nào, hoàn cảnh nào, họ đều mang trong mình một “nỗi buồn chiến tranh” với những mức độ đậm nhạt khác nhau.

Qua cuốn sách, cũng hiểu thêm những người mẹ, người chị, người phụ nữ Việt trong xã hội xưa đã sống tận tụy và hy sinh, mà phải dành đến hai từ “phi thường” cho họ. Cái khát khao cháy bỏng của Loan cũng là khát khao của tất cả phụ nữ Việt lúc bấy giờ dù họ có cơ hội nói ra hay không nói ra, đó là ước muốn đi tìm sự tự do!

Loan vốn là một cô bé từng bị đẻ rơi trên đường đi. 12 tuổi, Loan đã bỏ nhà ra đi, để không bị tra tấn bởi đòn roi. Và một hành trình mở ra, nhiều nghiệt ngã, nhiều cay đắng nhưng cũng nhiều giây phút ấm áp, nhiều khoảnh khắc hạnh phúc.

Cuộc đời của Loan có lẽ không thể gói gọn trong mấy trăm trang viết. Có những giai đoạn cuộc đời hay nỗi buồn sâu thẳm của bà thì ngôn từ là hoàn toàn bất lực để miêu tả. Và cái kết, thật nhẹ nhàng như một quy luật của tự nhiên. Chúng ta có thể là một thường dân, một quý tộc, một ông vua hay một con chim “Phượng Hoàng”, chúng ta từng đau khổ tột cùng hay sung sướng tột cùng, thì rồi cuối cùng cũng sẽ lại hòa tan trong vũ trụ, như tác giả Isabelle Müller thổ lộ: “Một phần tro cốt của mẹ tôi đem rắc trong khu vườn của bà. Khi tôi làm gần xong, có một cơn lốc nhỏ ào đến, mang theo phần di cốt còn lại của bà từ bình tro đang mở nắp và cuốn nó lên không trung”.

Tác giả Isabelle Müller từng được công chúng biết đến qua cuốn sách “Con gái của chim Phượng Hoàng”. Lần này, với việc phát hành “LOAN Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng”, tác giả Isabelle Müller trao tặng toàn bộ tác quyền cho Quỹ LOAN Stiftung, để giúp đỡ những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

(Nguồn: Nông Nghiệp)

Rapando-bé gái gốc Việt 9 tuổi phát minh ra Bot Trading Hunter: giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset

Lần đầu tiên trên thị trường đầu tư tài chính Việt Nam, một em bé 9 tuổi người Việt quốc tịch Singapore, được gọi là Rapando (còn được biết đến với cái tên Panadol), đã phát triển và xây dựng được một con Robot Experts có tên gọi là Bot Trading Hunter.

Bot Trading Hunter là một loại bot sử dụng trí tuệ nhân tạo, dựa trên tư duy riêng của Rapando và được lập trình theo quy luật thị trường, không theo bất kỳ phương pháp nào khác. Điều đặc biệt giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset độc quyền của Rapando áp dụng vào EA. Bot này giúp cho người chơi đầu tư vào tài chính win tới 80% tự động mà không cần phải thao tác bằng tay, kiểm soát được tài khoản không bị cháy, và kiểm soát luôn cảm xúc tâm lý con người để tránh ảnh hưởng đến giao dịch. Phương pháp này đã được kiểm chứng gần 2 năm qua và bắt đầu chính thức đưa vào vận hành. Người chơi có thể test miễn phí trong 2-3 tuần.

Điều đáng nói là Rapando không được học về tài chính và đầu tư qua trường lớp đào tạo. Em bé tự biết đọc những con số về tài chính khi chỉ mới lên 6 tuổi. Hiện tại, Rapando vừa sang Việt Nam với mong muốn được đưa Robot Trading Hunter trải nghiệm đầu tiên tại quê hương của mình và giúp cộng đồng người Việt Nam trong giới đầu tư tài chính.

Rapando cho biết tất cả lời nói không nói lên điều gì mà phải trải nghiệm thực tế. "Em sẵn sàng cho bất kỳ ai có cơ hội trải nghiệm robot nếu bạn đang đầu tư tài chính mà không có niềm tin," Rapando nói. "Rapando có thể ra tín hiệu nhanh nhất, chính xác nhất từ thị trường theo ngày bất kỳ với tỉ lệ win lên tới 80%. Hiện tại, Rapando đang xây dựng khóa học nền tảng nâng cao theo phương pháp đầu tư tài chính riêng cho Bitcoin, Forex và chứng khoán."

Robot Trading Hunter đang là một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Hiện tại, robot này chưa được mở bán chính thức và chỉ được trải nghiệm miễn phí trong 2-3 tuần. Tuy nhiên, một số giới đầu tư nước ngoài đã săn đón Robot Trading Hunter thông qua sự rò rỉ thông tin. Điều này cũng là cơ hội cho người Việt Nam được trải nghiệm thử đầu tiên. Rất nhiều người đang mong đợi được Rapando chính thức cho trải nghiệm và được mua chính thức vì Robot Trading Hunter được biết số lượng rất giới hạn.

Trải nghiệm Robot Trading Hunter sẽ giúp các nhà đầu tư tài chính kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset độc quyền áp dụng vào EA. Robot sử dụng trí tuệ thông minh, dựa vào tư duy riêng của Rapando được lập trình theo quy luật thị trường không theo bất kỳ phương pháp nào cả. Điều này giúp cho người chơi đầu tư vào tài chính win tới 80% tự động không cần phải thao tác bằng tay và kiểm soát được tài khoản không bị cháy. Ngoài ra, Robot Trading Hunter còn giúp kiểm soát luôn cảm xúc tâm lý con người tránh ảnh hưởng tới giao dịch.

Sau khi thử nghiệm và kiểm chứng trong hơn 2 năm, Robot Trading Hunter của Rapando đã chính thức được đưa vào vận hành và cho phép người chơi tài chính thử nghiệm miễn phí trong 2-3 tuần. Với phương pháp độc quyền dựa trên tư duy riêng của Rapando và được lập trình theo quy luật thị trường, Robot Trading Hunter có khả năng giúp người chơi đầu tư tài chính win tới 80% mà không cần phải thao tác bằng tay.

Điều đáng nói, Rapando không được đào tạo bởi trường lớp, mà tự biết đọc những con số về tài chính từ năm 6 tuổi. Hiện tại, bé vừa sang Việt Nam với mong muốn đưa Robot Trading Hunter trải nghiệm đầu tiên tại mảnh đất quê hương mình và giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam trong giới đầu tư tài chính.

Robot Trading Hunter đang là một bước ngoặt lớn và đang được nhiều giới đầu tư nước ngoài săn đón. Tuy nhiên, Rapando muốn cho thị trường hiểu giá trị của sản phẩm trước khi tính đến việc mở bán chính thức, vì vậy số lượng sản phẩm hiện tại vẫn rất giới hạn.

Rất nhiều người đang mong đợi được Rapando chính thức cho trải nghiệm và mua chính thức Robot Trading Hunter vì sản phẩm này được đánh giá rất tiềm năng trong thị trường đầu tư tài chính. Ngoài ra, Rapando còn đang xây dựng khóa học nền tảng nâng cao theo phương pháp đầu tư tài chính riêng cho bitcoin, Forex và chứng khoán.

(Nguồn: Tầm Nhìn)

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang