Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
29 năm trước, Shawn Nelson đánh cắp một xe tăng từ kho của Vệ binh Quốc gia, gây náo loạn đường phố San Diego và làm nước Mỹ rúng động.
Môt trực thăng cảnh sát và các phóng viên truyền hình địa phương đã quay lại vụ trộm xe tăng gây náo loạn kéo dài 23 phút của Nelson, từ hình ảnh những chiếc ôtô bị nghiền nát cho tới khoảnh khắc cảnh sát tìm cách nhấc Nelson đang ở trong trạng thái thập tử nhất sinh ra khỏi xe tăng.
Khi xem video, khán giả trên khắp thế giới khi đó đã không thể tin vào mắt mình. Giới game thủ ngày nay có lẽ đã quen thuộc với hình ảnh xe tăng náo loạn đường phố trong trò chơi điện tử, song phải chứng kiến việc này trên thực tế vẫn là điều hết sức hy hữu.
Nelson lớn lên tại khu Clairemont ở San Diego trước khi nhập ngũ. Sau quá trình huấn luyện ở căn cứ quân sự Fort Knox tại bang Kentucky, binh sĩ được điều tới phục vụ một tiểu đoàn xe tăng đồn trú ở Tây Đức.
Nelson đã gặp một số rắc rối về kỷ luật trong hai năm đóng quân ở Tây Đức, rồi xuất ngũ năm 1980 để trở về với gia đình Mỹ.
"Chúng tôi đã có cuộc sống khá tốt đẹp trong 6 năm đầu hôn nhân", Suzy Hellman, vợ cũ của Nelson, nói. "Chúng tôi sở hữu một ngôi nhà. Anh ấy là thợ sửa ống nước thành đạt, còn tôi là thư ký pháp lý. Phía trước chúng tôi là tương lai tốt đẹp".
Nhưng điều này không kéo dài lâu. Sau khi bố mẹ lần lượt mất vào năm 1988 và 1992, Nelson bắt đầu có biểu hiện bất thường. "Anh ấy ngày càng trở nên mất kiểm soát do sử dụng ma túy đá methamphetamine và rượu", Hellman cho hay.
Cô nộp đơn xin ly hôn vào năm 1990. Cùng năm đó, Nelson gặp tai nạn xe máy và bị chấn thương ở cổ, lưng.
Đến năm 1995, Nelson lâm vào cảnh khốn cùng, khi xe tải và dụng cụ làm việc bị đánh cắp, không đủ tiền trả hóa đơn, bạn gái mới cũng chết vì sốc ma túy. Nelson ngày càng phụ thuộc vào rượu và thường sử dụng methamphetamine liều cao.
Khi ngân hàng bắt đầu tiến hành thủ tục tịch thu tài sản thế chấp, bao gồm ngôi nhà Nelson đang ở, ông đã đào một cái hố sâu hơn 5 mét ở sân sau và nói với bạn bè rằng mình đã đào trúng vàng. Tuy nhiên, điều hầu hết mọi người thấy chỉ là một đống đất.
Ngay trước thời điểm bị tịch thu nhà, Nelson đã làm một việc không ai có thể ngờ tới. Ngày 17/5/1995, ông lái xe qua cánh cổng không đóng tại kho quân khí của lực lượng Vệ binh Quốc gia trên đường Mesa College Drive. Nelson leo lên một chiếc xe tăng M60A3 Patton và khởi động nó dễ dàng nhờ kiến thức từ hồi tại ngũ.
Đội bảo vệ căn cứ tìm cách chặn Nelson, song chiếc xe tăng nặng 63 tấn vẫn lao về phía trước, đi qua cửa và ra khỏi căn cứ.
Rất may là toàn bộ hệ thống vũ khí trên chiếc xe, bao gồm pháo cỡ nòng 105 mm, súng phòng không 12,7 mm và súng máy 7,62 mm, đều không có đạn. Dù vậy, trong khoảng nửa giờ đồng hồ, Nelson vẫn gây ra thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và vật chất của thành phố.
Chiếc xe tăng ông lái đã cán bẹp bất cứ thứ gì cản đường, từ biển báo, trụ nước cứu hỏa, cột đèn giao thông cho đến ôtô đỗ trên đường. Nelson thậm chí còn tìm cách húc đổ một cây cầu bộ hành bằng cách liên tiếp đâm vào nó, song công trình này đã trụ vững.
Nhân chứng Kelly Bird cho biết đã thấy ít nhất 25 ôtô bị chiếc xe tăng cán nát. "Anh ta bị điên rồi", Bird cảm thán.
Jerry Sander, người khi đó là cảnh sát trưởng thành phố San Diego, cho hay ông chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào tương tự cuộc náo loạn của Nelson.
"Không ai có thể đoán được rằng sẽ có người sử dụng xe tăng để tàn phá như thế này", Sanders nói. Những gì cảnh sát có thể làm là dùng xe tuần tra bám theo chiếc xe tăng, cũng như bố trí chốt chặn ở những tuyến đường Nelson có thể đi qua.
Sau khi không phá hủy được cây cầu bộ hành, Nelson di chuyển lên đường cao tốc, nơi một nhóm cảnh sát đang chặn đường. Trong lúc Nelson cố gắng lái xe tăng qua dải phân cách, sĩ quan Paul Paxton, người là quân nhân dự bị và có kinh nghiệm về xe tăng, đã leo lên xe, mở cửa sập trên tháp pháo và gọi với vào bên trong, yêu cầu Nelson ra ngoài.
Nelson nhìn lên song không hồi đáp và tiếp tục quay lại chỗ điều khiển xe tăng. Đúng lúc này, sĩ quan Rick Piner, đồng nghiệp của Paxton, bắn một phát đạn trúng vào vai Nelson, khiến chiếc xe tăng dừng lại.
Các nhân viên y tế đã chăm sóc cho Nelson sau khi ông được kéo khỏi xe tăng, nhưng ông đã qua đời do vết thương quá nặng. Ngoài Nelson, không có ai thiệt mạng hoặc bị thương nặng trong sự việc.
Vệ binh Quốc gia bang California sau đó bị buộc tội sơ suất khi để Nelson lấy trộm chiếc xe tăng. Chính quyền bang cũng phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.
Bản tin và video về sự việc nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới. Nó được một số người đánh giá là sự kiện mang tính biểu tượng, đại diện cho các vấn đề xã hội Mỹ đang phải đối mặt vào thời điểm đó, bao gồm thực trạng khó khăn của tầng lớp trung lưu hay những áp lực lớn mà đàn ông nước này phải đối mặt.
Một số người cho rằng bi kịch của Nelson bắt nguồn từ các khó khăn về kinh tế của Mỹ vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt là với tầng lớp trung lưu. Việc tầng lớp này bị mất công ăn việc làm là chủ đề chính trong một bộ phim tài liệu công chiếu năm 2002.
Bộ phim mô tả Clairemont là khu vực gồm toàn các ngôi nhà đã xuống cấp và những niềm hy vọng bị tan vỡ. Cư dân ở đây chỉ biết xoa dịu nỗi đau bằng ma túy và rượu.
"Đó là thời kỳ đen tối với San Diego", Lambert Devoe, người tham gia làm bộ phim, cho hay. "Chỉ trong một năm, hơn 40.000 kỹ sư đã bị nhà máy của General Dynamics tại đây sa thải".
Susan Faludi, cây viết ủng hộ nữ quyền, cho rằng các tập đoàn có thế lực đã "phản bội đàn ông Mỹ" và họ đã chọn cách chống trả.
"Nếu hạ tầng xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của một người đàn ông, điều ít nhất anh ấy có thể làm là phá hủy nó. Nếu đất nước không thể mang tới kẻ thù cho anh ấy chiến đấu, anh ấy sẽ mang chiến tranh về nhà", Faludi nhận định. "Nhiều người đàn ông trong thế hệ đó cũng có chung cảm giác tuyệt vọng giống như Nelson".
Nhưng nhiều người khác cho rằng chứng nghiện ma túy đã khiến Nelson gây ra sự việc này.
"Ma túy đá khiến con người trở nên điên loạn, hung dữ và bạo lực", nhà tâm thần học Mark Kalish cho biết. Theo Kalish, người nghiện methamphetamine rất dễ bị đau tim, đột quỵ hoặc mắc chứng hoang tưởng, đến mức coi người dân vô tội là những kẻ độc ác cần phải tiêu diệt.
Với cảnh sát trưởng Sander, sự việc đơn giản là một bài học lớn đối với lực lượng Vệ binh Quốc gia địa phương. "Đừng bao giờ để quên ắc quy và chìa khóa trong xe tăng", Sander nói.
Nắng nóng kéo dài đã gây ra hàng chục vụ cháy rừng và ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 130 triệu người ở Mỹ.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS) ngày 6/7 đưa ra khuyến cáo với hơn 130 triệu người dân trên khắp nước Mỹ, chủ yếu ở các tiểu bang miền Tây. Nhiệt độ ở một số nơi có thể lên đến 40 độ C và kéo dài đến tuần tới.
Nhiệt độ ở một số thành phố của bang Oregon như Eugene, Portland và Salem, có thể phá kỷ lục.
Hôm 5/7, Thung lũng Chết ở California, một trong những nơi nóng nhất trên Trái đất, đã thiết lập kỷ lục nhiệt độ mới, khi nhiệt độ lên tới 53 độ C.
Đợt nắng nóng này được dự báo sẽ kéo dài sang tuần tới. Nắng nóng gay gắt kết hợp với gió và độ ẩm thấp làm tăng các vụ cháy rừng.
Riêng California chứng kiến hơn 20 vụ cháy rừng trên khắp tiểu bang, thiêu rụi tổng cộng hơn 9.000 hecta, khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Cơ quan Lâm nghiệp và Phòng cháy Chữa cháy California đã ban hành cảnh báo đỏ khắp California. Giới chức trách kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung như tránh các hoạt động có thể gây ra hỏa hoạn và tuân theo lệnh sơ tán.
Trong khi đó, các bang miền đông của Mỹ cũng đối mặt với đợt nắng nóng tăng cường. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân uống nhiều nước, hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng.
Cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình tối thứ Sáu của Tổng thống Joe Biden dường như không đập tan được những chống đối trong nội bộ đảng yêu cầu ông dừng chiến dịch tái tranh cử, sau màn tranh luận ấp úng trước Donald Trump.
Dân biểu thứ năm của Đảng Dân chủ, Angie Craig (bang Minnesota), hôm thứ Bảy (6/7) đã cùng các đồng nghiệp kêu gọi tổng thống rút lui, và tin tức cho thấy có thể còn nhiều điều người nữa nối bước.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi của ABC News vào khung giờ vàng, ông Biden coi màn tranh luận của mình chỉ là một “đêm tồi tệ” và nói rằng chỉ có “Chúa toàn năng” mới có thể thuyết phục ông chấm dứt chiến dịch tái tranh cử.
Ông Biden, 81 tuổi, đã dành trọn ngày thứ Bảy tại nhà riêng của gia đình ở Delaware trước khi tham gia hai sự cộng đồng kiện vào Chủ nhật.
Sự bất an trong đảng Dân chủ ngày càng gia tăng, dù chưa có thành viên cấp cao nào của đảng yêu cầu ông rút khỏi cuộc đua.
Một số cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang dẫn trước ông Biden một khoảng ngày càng xa. Nhiều người lo ngại rằng nếu ông Biden tiếp tục tranh cử thì phe Dân chủ sẽ mất ghế tổng thống, ghế Hạ viện và không chiếm được đa số tại Thượng viện.
Bà Craig, người đang chạy đua tại một khu vực đầy cạnh tranh ở Minnesota, hôm thứ Bảy nói rằng bà không tin ông Biden có thể "vận động hiệu quả và giành chiến thắng trước Donald Trump".
Bà nói rằng dù bà tôn trọng hàng thập kỷ cống hiến của ông Biden, nhưng "đơn giản là rủi ro quá cao khi Donald Trump làm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai".
Vài phút sau cuộc phỏng vấn của ABC, dân biểu Đảng Dân chủ bang Texas, Lloyd Doggett, người đầu tiên kêu gọi ông Biden rút lui, nói trên CNN rằng sự đòi hỏi "vào tối nay đã trở nên cấp bách hơn so với lần đầu tôi kêu gọi".
Ông cho rằng ông Biden càng chậm ra quyết định rút lui thì "càng khiến ứng cử viên mới gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh bại Donald Trump".
Các dân biểu của Đảng Dân chủ khác bao gồm Mike Quigley của Illinois và Seth Moulton của Massachusetts hôm thứ Sáu đã kêu gọi ông Biden rút khỏi cuộc đua.
Họ đi theo lời kêu gọi của Dân biểu Raúl Grijalva của Arizona vào thứ Tư (3/7).
Trong cuộc phỏng vấn của mình, ông Biden đã từ chối thực hiện bài kiểm tra nhận thức và công khai kết quả nhằm chứng minh rằng ông đủ sức khỏe để phục vụ một nhiệm kỳ nữa.
"Tôi làm bài kiểm tra nhận thức mỗi ngày. Ngày nào tôi cũng làm bài kiểm tra đó - mọi thứ tôi làm [đều là bài kiểm tra]," ông nói với người dẫn chương trình George Stephanopoulos.
Phản hồi này không thuyết phục được nữ Dân biểu Đảng Dân chủ Judy Chu của California, người nói với Politico rằng câu trả lời của ông là "đáng lo ngại và không thực sự thuyết phục" và rằng bà sẽ "theo dõi sát sao... đặc biệt là trong những tình huống tự phát".
Trong cuộc phỏng vấn dài 22 phút với đài ABC, ông Biden đã bác bỏ các ý kiến cho rằng các đồng minh có thể yêu cầu ông đứng sang một bên, nói rằng "điều đó sẽ không xảy ra".
Người dẫn chương trình Stephanopoulos đã nhấn mạnh về năng lực của vị tổng thống để phục vụ một nhiệm kỳ nữa.
Ông Biden nói: “Tôi không nghĩ có ai đủ tư cách trở thành tổng thống hoặc giành chiến thắng trong cuộc đua này hơn tôi”.
Ông Biden, người dự kiến sẽ phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Pennsylvania vào Chủ nhật, đã cảm ơn Phó Tổng thống Kamala Harris vì sự ủng hộ của bà trong cuộc phỏng vấn với ABC News.
Bà Harris nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu để thay thế ông Biden nếu ông rút khỏi cuộc tranh cử.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Bảy tại lễ hội văn hóa người da đen Essence ở New Orleans, nữ phó tổng thống nói rằng cuộc bầu cử vào tháng 11 rất quan trọng đối với nền dân chủ Mỹ, nhưng không đề cập đến sự bất an của Đảng Dân chủ đối với ông Biden.
“Hãy hiểu rõ những gì tất cả chúng ta nhận thấy - trong 122 ngày, mỗi chúng ta đều có quyền quyết định đất nước mà chúng ta muốn sống là như thế nào," bà nói.
Bà nói rằng Trump "đã công khai nói về sự ngưỡng mộ của ông ấy đối với các nhà độc tài và ý định trở thành một nhà độc tài".
Essence là sự kiện đầu tiên trong số nhiều sự kiện trong tháng Bảy dường như là nhắm đến các nữ cử tri da đen, khối cử tri quan trọng của Đảng Dân chủ vào tháng 11.
Tuy nhiên, những câu hỏi xung quanh khả năng tái cử của ông Biden và khả năng bà Harris thế chỗ ông là khó có thể lảng tránh được.
Bà Harris đã dành cả tuần qua sát cánh bên vị tổng thống, bay từ Los Angeles để tham dự lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 7 tại Nhà Trắng, dự cuộc họp với các thống đốc bang và ông Biden, đồng thời cũng tham gia vào cuộc gọi của ông Biden với ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel.
Các phó tổng thống thường có hành động cân bằng tinh tế trong việc thể hiện sự ủng hộ rõ ràng dành cho cấp trên của họ đồng thời ngầm chứng minh rằng họ hoàn thành tốt công việc chính. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn đối với bà Harris khi các câu hỏi xoay quanh nỗ lực tái tranh cử của ông Biden.
Tuy nhiên, một số đảng viên Đảng Dân chủ thừa nhận lo ngại về việc bà Harris làm ứng cử viên tổng thống. Bà đã phải vật lộn để đứng vững ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ phó tổng thống khi được giao trọng trách trong các vấn đề bao gồm nhập cư, nợ sinh viên và quyền bầu cử.
Tỷ lệ ủng hộ thấp đã gây khó khăn cho công việc của bà, mặc dù tỷ lệ này đã được cải thiện trong những tháng gần đây. Kể từ đó, bà đã tập trung lại sự chú ý của mình vào các vấn đề như quyền phá thai, điều mà Đảng Dân chủ tin rằng sẽ rất quan trọng vào tháng 11.
Tin vui đầu tuần được cựu Tổng thống Donald Trump tận dụng ngay cuối tuần. Ngày 5/7, ông đề nghị dừng điều tra vụ giấu tài liệu mật tại tư gia sau phán quyết hôm 1/7 của Tòa án Tối cao về quyền miễn trừ cho tổng thống. Phán quyết của tòa không loại trừ khả năng giúp ông rũ mọi trọng tội.
Tòa án Tối cao Mỹ lần đầu tiên tuyên bố các tổng thống có quyền miễn bị truy tố các “hành vi chính thức” khi đương chức. Quyết định đã “giáng đòn chí mạng vào vụ án can thiệp bầu cử” (theo Rollingstone), vụ nặng ký nhất trong bốn vụ truy tố cựu tổng thống Trump. Phán quyết khiến vụ án không được xét xử trước bầu cử tháng 11.
Phán quyết của 6/9 thẩm phán “bắt nguồn từ nỗ lực không ngừng của Trump” (Rollingstone). Từ lâu, ông khăng khăng rằng, với tư cách tổng thống, ông phải được cấp quyền miễn trừ “toàn bộ và toàn diện” mọi hành vi đã cam kết khi còn đương nhiệm. Bất cứ điều gì ít hơn, “quyền lực và quyết đoán của tổng thống Mỹ sẽ bị tước bỏ và biến mất mãi mãi”, ông tuyên bố trong bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình đầu năm nay.
Phán quyết hôm thứ Hai “mở rộng đáng kể quyền lực của tổng thống”, theo New York Times (NYT). Nó “thực sự tạo một vùng luật pháp vô hiệu xung quanh tổng thống, làm đảo lộn hiện trạng tồn tại kể từ khi (Hoa Kỳ) thành lập”, Sonia Sotomayor, một trong ba thẩm phán phản đối, viết. “Tổng thống giờ đây là vua đứng trên luật pháp”.
“Liệu quyết định của tòa có thực sự tạo chế độ tổng thống đế quốc?”, The Week của Anh hỏi. Một tổng thống giờ đây có thể “vi phạm luật hình sự” miễn rằng ông “hành động trong phạm vi thẩm quyền hiến pháp được xác định rộng rãi của mình”. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Eric Holder, gọi phán quyết là “vô lý và nguy hiểm”, là “một quái dị được thiết lập bởi tòa án”.
Dù được xem như chiến thắng vô đối cho cựu tổng thống, quyết định của Tòa Tối cao vẫn “mơ hồ đáng kể” trong diễn giải. Đấy là mơ hồ “về phạm vi quyền miễn trừ của Trump với hành vi liên quan đến chức vụ của ông”, theo Politico. Chẳng hạn, một số hành vi “có thể được miễn trừ” nhưng tòa “không giải quyết dứt điểm câu hỏi đó”.
Dù thế, phán quyết vẫn nhằm bảo vệ một và chỉ một nhân vật (Atlantic). Nhân vật ấy được The Hill, tờ báo trung dung, tả “thường là ứng viên hỗn xược và hung dữ” (brash and boisterous). Đón tin phán quyết, ông phấn khởi “Tự hào là người Mỹ”. Nếu các vụ truy tố ông bị trì hoãn quá tháng 11, và nếu tái đắc cử, ông có thể đơn giản “ra lệnh Bộ Tư pháp hủy các cáo buộc” (NYT).
Các cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang “triệt để định hướng lại” về NATO, trong đó Washington sẽ lùi lại phía sau châu Âu và đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin về vấn đề Ukraine.
Theo tờ Politico ngày 5/7, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa Mỹ sẽ rời khỏi NATO rất nhiều lần, đến nỗi đối với nhiều người chỉ trích ông, vấn đề không phải là liệu ông có từ bỏ liên minh đã tồn tại 75 năm này hay không mà là khi nào nếu ông tái đắc cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Trên thực tế, ông Trump khó có thể rời NATO ngay lập tức, theo các cuộc phỏng vấn với các cựu quan chức an ninh quốc gia và chuyên gia quốc phòng của ông Trump, những người có khả năng sẽ phục vụ trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Mỹ. Nhưng ngay cả khi ông Trump không tuyên bố Mỹ chính thức rời khỏi tổ chức, điều đó không có nghĩa là NATO sẽ tồn tại nguyên vẹn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Để đổi lại sự tham gia liên tục của Mỹ, ông Trump không chỉ mong đợi các nước châu Âu tăng mạnh chi tiêu cho NATO - lời phàn nàn chính của ông khi còn là tổng thống - mà còn thực hiện điều mà một chuyên gia quốc phòng trong nhóm cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Dan Caldwell mô tả là "sự định hướng lại triệt để" với NATO.
Ông Caldwell nói: "Chúng tôi thực sự không còn lựa chọn nào nữa", đồng thời nêu lý do nợ công của Mỹ tăng cao, tình trạng tuyển quân chậm lại và cơ sở công nghiệp quốc phòng không thể theo kịp thách thức từ cả Nga và Trung Quốc.
Cả ông Trump lẫn chiến dịch của ông đều chưa chỉ định một nhóm an ninh quốc gia mới hoặc công khai chấp nhận một chương trình nghị sự mới cho NATO. Nhưng các cựu quan chức và chuyên gia đã phác thảo về việc làm thế nào để thúc đẩy châu Âu hướng tới một kiến trúc an ninh theo ý muốn của ông Trump.
Theo các viên chức này, Mỹ sẽ duy trì “chiếc ô hạt nhân” của mình trên khắp châu Âu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump bằng cách duy trì sức mạnh không quân tại các căn cứ ở Đức, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như lực lượng hải quân của mình. Trong khi đó, phần lớn bộ binh, thiết giáp, hậu cần và pháo binh cuối cùng sẽ chuyển từ Mỹ sang cho đồng minh ở châu Âu.
Một số phần của kế hoạch này đã được đưa ra trong một báo cáo được công bố vào tháng 2/2023 bởi Trung tâm Đổi mới Mỹ liên kết với ông Trump và kể từ đó, đã có một sự đồng thuận mới nổi và chi tiết hơn giữa những người ủng hộ Trump về một phác thảo khái niệm mới cho NATO.
Ông Caldwell, người gần đây từng là cố vấn cấp cao cho Russell Vought, cựu quan chức cấp cao thời chính quyền Trump, người được bổ nhiệm làm Giám đốc chính sách cho Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào tháng 5 và dự kiến sẽ đóng vai trò cấp cao trong chính quyền Trump thứ hai, cho biết sự thay đổi mà họ hình dung sẽ liên quan đến "việc giảm đáng kể vai trò an ninh của Mỹ - lùi lại thay vì là nhà cung cấp sức mạnh chiến đấu chính ở châu Âu, theo đó chỉ cung cấp hỗ trợ trong thời kỳ khủng hoảng".
Một phần khác trong kế hoạch mới nổi của ông Trump là hệ thống NATO “hai lớp”. Ý tưởng đó, lần đầu tiên được đề xuất bởi một cựu quan chức cấp cao khác của chính quyền Trump, Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, có nghĩa là các quốc gia thành viên chưa đạt được mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng "sẽ không được hưởng “sự hào phóng” về quốc phòng và đảm bảo an ninh của Mỹ".
Điều này có thể được coi là bất chấp Điều 5 của hiệp ước phòng thủ chung NATO, vốn buộc mọi thành viên phải thực hiện "hành động mà họ cho là cần thiết" để hỗ trợ bất kỳ thành viên nào bị tấn công. Nhưng các thành viên của nhóm cố vấn chính sách đối ngoại của ông Trump lưu ý rằng ngôn ngữ trong Điều 5 rất linh hoạt và không yêu cầu bất kỳ thành viên nào phải đáp trả bằng vũ lực quân sự.
Một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột kéo dài hai năm rưỡi ở Ukraine cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch của ông Trump cho NATO. Là một phần của kế hoạch cho Ukraine chưa từng được báo cáo trước đây, ứng cử viên hang đầu của đảng Cộng hoà đang cân nhắc một thỏa thuận theo đó NATO cam kết không mở rộng thêm về phía Đông — cụ thể là với Ukraine và Gruzia - và đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Moskva có thể kiểm soát bao nhiêu lãnh thổ của Ukraine, theo hai chuyên gia an ninh quốc gia khác liên kết với Trump.
Nhìn chung, cách tiếp cận mới của ông Trump trong những lĩnh vực này sẽ tương đương với một cuộc cách mạng trong các vấn đề của NATO - một cuộc cách mạng mà nhiều nhà phê bình cho rằng châu Âu hoàn toàn không có khả năng thực hiện trong tương lai gần. Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho các hoạt động của NATO, chi khoảng 860 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm 68% tổng chi tiêu của các nước NATO vào năm 2023.
Con số này cao hơn 10 lần so với Đức, quốc gia chi tiêu lớn thứ hai trong NATO. Một phần đáng kể trong khoản chi tiêu đó của Mỹ, chiếm khoảng 3,5% GDP của Mỹ, được dành cho việc bảo vệ châu Âu mặc dù Lầu Năm Góc từ chối tiết lộ công khai số tiền là bao nhiêu, Jeremy Shapiro, Giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết.
Trong cuộc họp mới đây với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington, D.C., Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg đã thông báo rằng 23 trong số 31 thành viên NATO ngoài Mỹ hiện sẽ đạt được mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của liên minh. "Con số này cao hơn gấp đôi so với 4 năm trước", ông Stoltenberg cho biết. Điều này dự kiến sẽ bao gồm Đức lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1990 và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius thậm chí còn kêu gọi Đức tăng tới 3,5 % GDP cho quốc phòng.
Nhưng ngay cả khi Đức đạt được mục tiêu đó, một số cựu quan chức quốc phòng liên kết với ông Trump cho biết vẫn chưa đủ. "Tôi ủng hộ việc duy trì liên minh Bắc Đại Tây Dương, nhưng tôi nghĩ cách duy nhất để làm điều đó - và tôi luôn nói điều này với phía châu Âu - là họ phải gánh vác nhiều gánh nặng hơn nữa", Elbridge Colby, người lãnh đạo việc phát triển Chiến lược Quốc phòng Quốc gia của ông Trump và được cho là sẽ đảm nhiệm một vị trí an ninh quốc gia cấp cao trong chính quyền Trump thứ hai, cho biết.
Nguồn: Vnexpress; Dân Trí; BBC; CafeF; Báo Tin Tức
Trung Quốc suy tàn 2025; Ukraine ‘đánh cược’ tại Kursk, Hy vọng mới thỏa thuận Gaza; Biểu tình tại Philippines; Mỹ với chương trình nhập cư H-1B
H5N1 đe dọa toàn cầu; TQ bước vào Xuân vận; Tổng thống HQ bị bắt; Duyệt thỏa thuận ngừng bắn Gaza; Ai sẽ kế nhiệm Justin Trudeau?
Mỹ: Nguy cơ cháy rừng lan rộng; Canh bạc của Elon Musk; Thời hoàng kim bắt đầu; Trump nhận chức; ‘Đòn cuối’ của Biden
Mỹ: Bệnh hô hấp gia tăng; Chính sách dầu khí mới; Cách Trump chi phối QH; Elon Musk gây phẫn nộ; Chiến lược của Biden ở Ukraine
Bệnh cúm tăng đột biến ở Nhật; Buồn của kinh tế TQ; Làn sóng du lịch Ukraine; Những trận chiến sinh tử tại Kursk; Lách luật để liên kết
Mỹ: California trong biển lửa; Thách thức kinh tế; 4 kịch bản thâu tóm Greenland; Toan tính của Trump; Gói trừng phạt lịch sử với dầu Nga
Mỹ: Khan hiếm trứng; Cháy rừng California mất 150 tỷ USD; Biden vì sao sụp đổ, thành tựu đối ngoại; Trump đánh canh bạc chiến lược
Buồn của người Thái; Indonesia gia nhập BRICS; Thủ tướng Canada từ chức; TQ chỉ trích chế tài của Mỹ; ‘Canh bạc’ của Ukraine ở Kursk
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá