Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Trong tuần này, báo cáo về lạm phát sẽ là tin tức quan trọng hàng đầu mà nhà đầu tư theo dõi.
Tuần trước, chứng khoán Mỹ giảm do thiếu sự rõ ràng trong các kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump và tác động của chúng đối với quỹ đạo chung của nền kinh tế.
Trong tuần này, các báo cáo quan trọng về lạm phát bao gồm chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Họ muốn tìm những manh mối cho thấy thuế quan tác động thế nào đến giá cả. Các báo cáo về kỳ vọng lạm phát và tâm lý người tiêu dùng cũng sẽ được công bố.
Fed không “vội vàng”
Báo cáo việc làm tháng 2 được công bố trong tuần trước không mang đến quá nhiều bất ngờ. Thị trường lao động Mỹ đã bổ sung thêm 151.000 việc làm trong tháng, thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%. Phần lớn các nhà kinh tế đánh giá báo cáo này tốt hơn so với lo ngại.
Nhà kinh tế học Shruti Mishra của Bank of America tại Mỹ mô tả báo cáo việc làm là “tiếng thở phào nhẹ nhõm”. Thị trường tiếp tục dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2025.
Nhưng câu hỏi lớn đối với thị trường vẫn là khi nào Fed sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa. Trong bài phát biểu vào thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết không có bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào có khả năng xảy ra ngay lập tức.
"Chúng tôi không cần phải vội vàng và đang ở vị thế tốt để chờ đợi sự rõ ràng hơn", ông Powell cho biết.
Tuần này sẽ không có thêm bài phát biểu nào từ các quan chức Fed vì ngân hàng trung ương bước vào thời gian “giữ im lặng” trước cuộc họp tiếp theo vào ngày 18-19/3.
Cập nhật tình hình giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng - một thước đo lạm phát - dự kiến được công bố vào thứ Tư, ngày 12/3.
Các nhà kinh tế Phố Wall dự đoán CPI tháng 2 sẽ ở mức 2,9%, giảm so với mức 3% trong tháng 1. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, giá cả dự kiến sẽ tăng 0,3% theo tháng, thấp hơn mức tăng 0,5% của tháng trước.
Lạm phát lõi (loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng) dự kiến sẽ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,3% trong tháng 1. Mức tăng CPI lõi hàng tháng dự kiến sẽ đạt 0,3%, thấp hơn mức 0,4% trong tháng trước.
Nhà kinh tế cấp cao Sarah House của Wells Fargo lưu ý rằng báo cáo CPI tháng 2 dự kiến sẽ chỉ cho thấy tác động ban đầu của thuế quan đối với dữ liệu lạm phát.
Vị chuyên gia cho biết thêm dù dự đoán lạm phát toàn phần và lạm phát lõi đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, họ vẫn cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu tăng trong mùa xuân này và duy trì gần mức 3% suốt cả năm 2025.
Nền kinh tế Mỹ liệu có dấu hiệu suy thoái?
Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây rung chuyển là do dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến và lo ngại ảnh hưởng từ quyết định thuế quan của ông Trump.
Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley, JPMorgan và Goldman Sachs đều hạ dự báo GDP của họ cho quý đầu tiên hoặc cả năm. Nhưng điều đáng chú ý là họ không thực sự dự đoán một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Thay vào đó, họ cho rằng nền kinh tế Mỹ chỉ không tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ như nhiều người hy vọng.
Các công ty hiện cũng không lo sợ suy thoái. Dữ liệu từ FactSet cho thấy chỉ có 13 công ty thuộc S&P 500 đề cập đến từ "suy thoái" trong các báo cáo tài chính quý này. Đây là số lần đề cập đến suy thoái thấp nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2018.
Điều này cho thấy việc tái định giá thị trường chứng khoán chủ yếu là thiết lập lại kỳ vọng về hiệu suất vượt trội của nền kinh tế Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk ghi nhận chuỗi vận hạn chưa từng có kể từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2. Tài sản tụt giảm cả trăm tỷ USD, hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla lao đao.
Loạt vận hạn, tài sản bốc hơi 120 tỷ USD
Tỷ phú công nghệ Elon Musk vẫn là người giàu nhất thế giới với hơn 342 tỷ USD nhưng đang chứng kiến khối tài sản của mình lao dốc, còn hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla gặp rất nhiều khó khăn.
Tài sản của Elon Musk giảm rất nhanh, mất khoảng 120 tỷ USD so với đỉnh hơn 460 tỷ USD ghi nhận hôm 17/12 theo tính toán của Forbes và từng chạm mốc 500 tỷ USD theo Bloomberg.
Cổ phiếu Tesla sụt giảm 7 tuần liên tiếp, gần tương đương khoảng thời gian ông Trump vào Nhà Trắng, trong bối cảnh Elon Musk tham gia sâu vào chính trị, thực thi các yêu cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong nhiệm kỳ 2, trong đó có việc tinh gọn bộ máy chính phủ.
Từ mức cao nhất gần 480 USD/cp ghi nhận hồi giữa tháng 12, cổ phiếu Tesla rớt về 420 USD khi ông Trump nhậm chức hôm 20/1, rồi lao xuống dưới 263 USD/cp vào ngày 7/3. Vốn hóa của Tesla giảm hơn 700 tỷ USD từ mức đỉnh, chỉ còn khoảng 820 tỷ USD.
Theo Wall Street Journal, việc Elon Musk tham gia quá nhiều vào chính trị đang ảnh hưởng đến doanh số bán xe điện. Nhiều người muốn bán xe Tesla vì không thích dây dưa với quan điểm chính trị của ông.
Một số khảo sát cho thấy, sự tẩy chay của người tiêu dùng đối với thương hiệu Tesla là rất lớn. Điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà còn ở cả châu Âu.
Không những thế, Tesla còn bị cạnh tranh về mặt công nghệ. Nhiều hãng xe điện đã bắt kịp, thậm chí Tesla còn bị đe dọa bỏ lại phía sau so với các ông lớn từ Trung Quốc.
Hôm 11/2, cổ phiếu Tesla lao dốc mất 6,3% và đánh dấu phiên giảm thứ 5 liên tiếp, với tổng mức giảm trong 5 phiên là 17%, tương đương vốn hóa mất 200 tỷ sau khi đối thủ Trung Quốc BYD tuyên bố hợp tác với DeepSeek để phát triển công nghệ xe tự lái.
DeepSeek là công ty trí tuệ nhân tạo (AI) gây bão thế giới công nghệ ngay đầu năm mới với năng lực được xem là ngang ngửa với ông lớn ChatGPT OpenAI nhưng có chi phí cực thấp.
Hôm 6/3, tàu vũ trụ Starship của Elon Musk lại phát nổ giữa bầu trời sau khi rời bệ phóng từ Texas, đánh dấu lần thất bại thứ hai liên tiếp trong năm nay của chương trình đưa con người lên sao Hỏa do tỷ phú Mỹ gốc Nam Phi này dẫn dắt. Sự cố có thể khiến quá trình phát triển của Starship bị chậm lại do phải chờ các cuộc điều tra và phê duyệt từ Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trước khi tiếp tục thử nghiệm.
Gần đây, những chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump, bao gồm kế hoạch áp thuế 25% lên hàng hóa từ nhiều nước và thực thi áp 20% lên hàng Trung Quốc, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến Tesla, vốn có nhà máy lớn tại Thượng Hải và phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Các động thái mạnh tay của Elon Musk trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), như cắt giảm nhân sự USAID và yêu cầu sa thải hàng loạt công chức, đã gây ra tranh cãi và áp lực lớn, với một làn sóng phản đối mạnh mẽ.
Elon Musk tính toán gì?
Thời gian gần đây, không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ từ lĩnh vực xe điện cho tới AI, Elon Musk còn bị cáo buộc xao nhãng việc điều hành các doanh nghiệp của mình, trong đó có Tesla.
Doanh số bán xe điện của Tesla có dấu hiệu đình trệ từ năm 2024 (lần đầu tiên giảm sau hơn thập kỷ tăng liên tục) và Tesla đang mất dần vị thế. Tuy nhiên, Elon Musk gần như im lặng về kế hoạch khôi phục doanh số bán hàng của hãng, dù vị tỷ phú này đêm ngày chia sẻ liên tục trên mạng xã hội X (trước là Twitter) về rất nhiều vấn đề.
Musk tập trung chia sẻ về chính trị, công nghệ AI, robotaxi và các dự án khác như SpaceX hay Neuralink. Sự "im lặng" về xe điện truyền thống không hẳn là dấu hiệu bỏ bê Tesla, mà có thể phản ánh một sự chuyển hướng chiến lược trong tham vọng của Musk.
Tham vọng thực sự của Elon Musk không còn đơn thuần là phát triển xe điện mà là xây dựng một đế chế công nghệ tích hợp, nơi Tesla đóng vai trò nền tảng cho các sáng kiến lớn hơn như xe tự hành, AI, và robot. Musk từng cho rằng robotaxi và công nghệ Full Self-Driving (FSD) sẽ tự nhiên vực dậy công ty mà không cần chiến lược bán hàng truyền thống.
Tesla sẽ triển khai dịch vụ robotaxi không người lái tại Austin vào tháng 6/2025. Điều này cho thấy Musk xem xe điện chỉ như một phương tiện để đạt được mục tiêu lớn hơn: một hệ sinh thái giao thông tự động hóa hoàn toàn, nơi Tesla không chỉ bán xe mà còn kiếm lợi nhuận từ dịch vụ vận tải tự hành.
Musk cũng dồn lực vào các dự án ngoài Tesla, như SpaceX (đưa con người lên sao Hỏa), Neuralink (giao diện não-máy tính) và xAI (AI tổng quát). Những dự án này phản ánh tham vọng dài hạn của ông: thay đổi cách nhân loại sống, làm việc và khám phá vũ trụ, thay vì chỉ tập trung vào xe điện.
Về triển vọng, SpaceX và Tesla (với robotaxi) đang có tiềm năng cao nhất trong ngắn hạn, trong khi xAI và Neuralink là các nước cờ dài hạn. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào liên minh với Trump và áp lực từ thị trường (đặc biệt tại Trung Quốc và châu Âu) có thể là rủi ro lớn cho chiến lược của Musk.
Dự án robot hình người Optimus của Tesla cũng được xem là rất tiềm năng, có thể "thay đổi thế giới" và đưa Tesla thành công ty giá trị nhất toàn cầu nếu sản xuất ở quy mô lớn và có thể ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Tesla đặt mục tiêu sản xuất 10.000 robot hình người Optimus trong năm 2025.
Không ít nghị sĩ Mỹ đã mất khả năng làm việc do suy giảm nhận thức, thậm chí có người còn xuất hiện tại Quốc hội trong tình trạng say rượu hoặc sử dụng chất kích thích để bỏ phiếu.
Thông tin gây sốc này được tiết lộ bởi chính các thành viên Quốc hội. “Tôi nghĩ có khoảng 6 đến 12 đồng nghiệp của tôi đã đến mức không còn đủ minh mẫn để thực hiện công việc của họ”, hạ nghị sĩ Jim Himes (Dân chủ - bang Connecticut) chia sẻ với Politico.
Tờ báo này đã phỏng vấn 25 thành viên của Hạ viện và Thượng viện, những người sẵn sàng tiết lộ về tình trạng đáng báo động này của Quốc hội.
Một nghị sĩ Cộng hòa giấu tên còn thẳng thắn nhận xét: “Đôi khi, tôi không thể phân biệt đâu là người đang suy giảm nhận thức và đâu là người… đơn giản là không thông minh”.
Sau khi chiến dịch tái tranh cử của cựu Tổng thống Joe Biden thất bại vì những lo ngại về tuổi tác và sức khỏe, vấn đề các chính trị gia giữ chức vụ quá lâu trở thành tâm điểm tranh luận tại Mỹ. Và Quốc hội - nơi vốn được xem là trung tâm quyền lực - cũng không ngoại lệ.
Trước đây, cố thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (California) vẫn giữ chức dù tình trạng sức khỏe giảm sút đến mức bà phải trao quyền quyết định pháp lý cho con gái.
Tại Hạ viện, cựu Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Kay Granger (Texas) được phát hiện sống trong viện dưỡng lão vào năm ngoái, sau khi "mất tích" khỏi Quốc hội suốt 6 tháng.
Hạ nghị sĩ Ritchie Torres (Dân chủ - New York, 36 tuổi) thậm chí còn hài hước ví von khi chia sẻ với New York Post: “Quốc hội Mỹ giống như một viện dưỡng lão hạng sang vậy”.
Không chỉ già cỗi, Quốc hội Mỹ còn phải đối mặt với một thực trạng đáng báo động khác: Nhiều nghị sĩ đến phòng họp trong trạng thái không hề tỉnh táo.
“Hầu như lần nào có cuộc bỏ phiếu lúc 23h, chỉ một số ít thành viên có nồng độ cồn bằng 0. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ say xỉn hoàn toàn. Tôi chưa từng thấy ai quá chén đến mức mất kiểm soát ngay trên sàn Quốc hội”, Himes cho biết.
Hạ nghị sĩ Don Beyer (Dân chủ - Virginia) tiết lộ ông từng chứng kiến một nghị sĩ Cộng hòa xuất hiện trong tình trạng say rượu nhiều lần.
“Cũng có một hoặc hai nghị sĩ Dân chủ tôi nghĩ đang 'phê' thứ gì đó, nhưng không phải rượu”, ông cho biết thêm.
Hạ nghị sĩ Nicole Malliotakis (Cộng hòa - New York) thậm chí còn ví Quốc hội Mỹ với bộ phim hài chính trị nổi tiếng Veep: “Tôi nghĩ Washington DC giống Veep hơn. Văn phòng tôi cũng từng có vài khoảnh khắc hài hước y hệt trong phim vậy”.
Trong khi hình ảnh Quốc hội Mỹ ngày càng gây tranh cãi, một số nghị sĩ còn lên tiếng phàn nàn về thu nhập của họ. Với mức lương 174.000 USD/năm - con số không đổi suốt 15 năm qua - nhiều người cho rằng cuộc sống ở Washington DC không hề dễ dàng.
“Tôi có người vừa đáp xuống sân bay đã gọi điện hỏi tôi có thể cho xe đến đón họ không. Nhưng nhiệm kỳ đầu tiên ở Quốc hội, tôi còn chẳng có nổi một chiếc xe riêng”, hạ nghị sĩ James Clyburn (Dân chủ - South Carolina) - một trong những chính trị gia quyền lực nhất Hạ viện – chia sẻ.
Himes cũng hài hước nói thêm: “Mọi người cứ nghĩ chúng tôi toàn di chuyển bằng chuyên cơ Không Lực Một và ăn tối tại đại sứ quán Pháp. Nhưng thực tế, tôi ăn burrito và McDonald’s nhiều hơn bất kỳ bữa tiệc ngoại giao nào”.
NATO sẽ tự tổ chức tập trận mà không có sự góp mặt từ lực lượng quân sự lớn nhất liên minh này - quân đội Mỹ.
Theo nhiều hãng truyền thông, Mỹ đã thông báo với tất cả đồng minh rằng họ sẽ không tham gia các cuộc tập trận quân sự ở châu Âu trong tương lai, ngoài những cuộc đã được lên kế hoạch trong năm 2025.
Đây là động thái đánh dấu bước ngoặt mới trong chính sách đối ngoại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi.
Tờ báo Thụy Điển Expressen ngày 7-3 nhấn mạnh quyết định trên chỉ áp dụng với những kế hoạch tập trận đang thảo luận, chứ không ảnh hưởng đến những cuộc tập trận diễn ra trong năm nay.
Tuyên bố từ Nhà Trắng đẩy NATO vào thế tự tổ chức tập trận mà thiếu đi lực lượng quân sự lớn nhất khối - quân đội Mỹ.
Expressen cho biết Tổng thống Doanald Trump chỉ trích các thành viên NATO không đáp ứng mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu 2% GDP, khiến Mỹ phải gánh vác phần lớn chi phí quốc phòng NATO.
Trả lời báo chí hôm 7-3, ông Trump liên tiếp cảnh báo Mỹ có thể không bảo vệ đồng minh NATO nếu họ không đạt mục tiêu chi tiêu.
"Khi tôi tham dự hội nghị NATO lần đầu tiên, tôi nhận ra rằng nhiều nước không hề đóng góp đúng mức. Tôi nói thẳng nếu họ không trả tiền, chúng tôi sẽ không tham gia bảo vệ họ. Thật ngạc nhiên, tiền bắt đầu đổ vào, nhưng vẫn chưa đủ" - ông Donald Trump nói với phóng viên.
Trích nhiều nguồn tin đáng tin cậy, kênh truyền hình NBC tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump đang điều chỉnh lại mức độ can dự vào NATO theo hướng ưu tiên những quốc gia thành viên có chi tiêu quốc phòng cao hơn.
Trước sức ép từ Nhà Trắng, các quốc gia thành viên EU thống nhất huy động khoản tiền khổng lồ, có thể lên đến 800 tỉ euro (tương đương 867 tỉ USD), cho chi tiêu quốc phòng.
Báo Telegraph khẳng định ông Donald Trump còn cân nhắc rút 35.000 binh sĩ Mỹ khỏi Đức, sau đó tái bố trí lực lượng sang Hungary.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa từ bỏ ý định sáp nhập Canada, hoặc ít nhất là một phần của nước này vào Hoa Kỳ, với tư cách là tiểu bang thứ 51.
Tờ báo Mỹ New York Times (NYT) đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa từ bỏ ý định sáp nhập Canada, hoặc ít nhất là một phần của nước này, vào Hoa Kỳ với tư cách là tiểu bang thứ 51.
Theo New York Times, biểu hiện đầu tiên là việc người đứng đầu Nhà Trắng có ý định xem xét lại thỏa thuận biên giới năm 1908 của Mỹ với nước láng giềng rộng lớn phía bắc của mình (Canada có có diện tích lớn thứ hai trên thế giới lên tới 9.984.670 km2), với đường bờ biển dài nhất thế giới là 243.042 km.
Ấn phẩm này gọi chính sách của Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ là “chủ nghĩa hiện thực của người Neanderthal”, dựa trên quyền của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu.
Ngoài ra, Donald Trump còn ám ảnh với việc “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again, thường được viết tắt MAGA), bao gồm cả việc mở rộng biên giới của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trong số những vấn đề khác, người đứng đầu Nhà Trắng đặt câu hỏi về tính hợp lệ của thỏa thuận biên giới với Canada được ký kết hơn một thế kỷ trước.
Tờ báo Mỹ đưa tin, trong cuộc trò chuyện với Thủ tướng Canada Justin Trudeau vào ngày 3 tháng 2, Tổng thống Donald Trump nói rằng, bản thân ông coi thỏa thuận biên giới năm 1908 giữa hai nước là “không hợp lệ” và yêu cầu chính quyền Ottawa đàm phán để sửa đổi biên giới.
Ông Trump cũng yêu cầu xem xét lại các thỏa thuận về phân phối tài nguyên nước tại các hồ và sông ở biên giới giữa các nước.
Tuy nhiên, chính phủ mới của Canada sắp tới sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề với Washington. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Justin Trudeau đã có buổi họp báo chia tay hôm 08/3 và rơi nước mắt khi tuyên bố tình yêu của mình dành cho người dân Canada.
New York Times nhận định rằng, Donald Trump là một người thực dụng và theo chủ nghĩa dân tộc nên vị Tổng thống Mỹ thứ 47 hoàn toàn có thể biến ý định sáp nhập Canada, hoặc ít nhất là một phần của nước này, vào Hoa Kỳ với tư cách là tiểu bang thứ 51, trở thành hiện thực.
Điều này có thể nhìn thấy rõ qua việc ông sẵn sàng đảo ngược các quyết định của những vị Tổng thống tiền nhiệm, nếu coi chúng là những điều “có hại cho lợi ích của đất nước và người dân Mỹ”, điển hình là việc Trump chỉ coi Ukraine là quân cờ trong ván cờ địa chính trị của mình và sẵn sàng đánh đổi nước này để lấy một số lợi ích nhất định cho Hoa Kỳ.
Nguồn: CafeF; Vietnamnet; Zing News; Người Lao Động; Soha
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Bão dữ, 26 người chết; ‘Lùng sục’ tìm mua trứng; Lần theo dấu fentanyl; ‘Logic thuế quan’ của Trump; Không kích thủ đô Yemen
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Nhật chật vật vì gạo; Lập nhóm ăn xin để xả stress; Căng thẳng leo thang ở Seoul; Putin tiến thoái lưỡng nan; Cựu Tổng thống Duterte bị giam giữ
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá