Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Các quan chức Mỹ hôm 29/12 đã đánh giá thiệt hại sau khi một hệ thống bão mạnh di chuyển qua miền Nam Hoa Kỳ vào cuối tuần qua, tạo ra lốc xoáy và làm ít nhất bốn người thiệt mạng.
Brian Hurley, một nhà khí tượng học thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết có ít nhất 45 báo cáo về thiệt hại do lốc xoáy trên khắp các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Georgia. Các đội khảo sát sẽ xem xét thiệt hại để xác nhận lốc xoáy.
Những cơn bão xảy ra trong thời gian nhiều người dân Mỹ bận rộn di chuyển cho kỳ nghỉ lễ và đã gây ra một số tình trạng nguy hiểm trên đường cùng với sự chậm trễ hoặc hủy chuyến tại một số sân bay bận rộn nhất của Hoa Kỳ. Dữ liệu từ công cụ theo dõi chuyến bay FlightAware cho thấy tính đến chiều ngày 29/12, đã có hơn 600 chuyến bay bị hoãn tại Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta ở tiểu bang Georgia ở phía nam Hoa Kỳ.
"Điều này không phải là chưa từng xảy ra, nhưng khá bất thường khi có một đợt bùng phát thời tiết khắc nghiệt với quy mô như thế này vào thời điểm cuối năm", Frank Pereira, một nhà khí tượng học thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết Hoa Kỳ cho biết.
Tại khu vực Houston của bang Texas, các đội khảo sát bão của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ xác nhận rằng có ít nhất năm cơn lốc xoáy tấn công vào phía bắc và phía nam thành phố hôm 28/12.
Ít nhất một người đã tử vong. Theo Madison Polston thuộc Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Brazoria cho biết, thi thể người phụ nữ 48 tuổi được tìm thấy cách nhà bà khoảng 30 m ở khu vực Liverpool, phía nam Houston. Bà Polston nói rằng vẫn chưa thể biết ngay lập tức nguyên nhân chính xác của cái chết.
Vẫn theo bà Polston, bốn người khác ở Quận Brazoria bị thương nhưng không được coi là nguy kịch. Bà nói thêm rằng ít nhất 40 ngôi nhà và tòa nhà đã bị hư hại đáng kể.
Tại Quận Montgomery ở phía bắc Houston, khoảng 30 ngôi nhà đã bị phá hủy và khoảng 50 ngôi nhà khác bị hư hại nghiêm trọng, theo viên chức quận hạt Jason Smith cho biết.
Tại tiểu bang North Carolina, một người đàn ông 70 tuổi đã thiệt mạng hôm 29/12 tại Statesville, ngay phía bắc thành phố Charlotte, khi một cái cây đổ vào chiếc xe bán tải mà ông đang lái. Cảnh sát tuần tra đường bộ DJ Maffucci cho biết "đó chỉ là một tai nạn bất ngờ" và ông tin rằng Matthew Teeple, một cư dân Cleveland ở North Carolina, đã tử vong ngay tại chỗ.
"Thật đáng buồn, chỉ là thời điểm tồi tệ", ông Maffucci nói, đồng thời cho biết thêm rằng những cơn bão đã gây ra một số cây đổ và "khá nhiều vụ tai nạn".
Các quan chức cho biết có hai người đã thiệt mạng trong các cơn bão ở Mississippi. Một cô gái 18 tuổi đã tử vong sau khi một cái cây đổ vào nhà cô vào đêm ngày 28/12 tại Natchez ở Quận Adams, theo người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Neifa Hardy cho biết. Hai người khác trong cùng ngôi nhà đã bị thương.
Theo các quan chức cho biết, có một người đã tử vong ở Hạt Lowndes và ít nhất tám người khác bị thương trên toàn tiểu bang.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng hai cơn lốc xoáy đã tấn công xung quanh Bude và thành phố Brandon, làm tốc mái một số tòa nhà.
Thiệt hại do bão cũng được báo cáo tại thành phố Athens ở phía bắc Alabama, về phía tây bắc của Huntsville.
Holly Hollman, người phát ngôn của thành phố, cho biết hầu hết thiệt hại do những cơn bão gây ra vào sáng sớm 29/12 xảy ra ở trung tâm thành phố. Bà nói rằng cơn bão đã thổi bay các thiết bị điều hòa không khí lớn từ trên đỉnh tòa nhà và làm tốc mái một hiệu sách. Bà Hollman còn cho biết rằng một chiếc trực thăng quân sự cỡ lớn đã bị đánh rời khỏi một cột nơi nó được trưng bày.
"Tôi bước ra hiên nhà và tôi có thể nghe thấy tiếng gầm rú", bà nói về cơn bão. "Tôi nghĩ chúng tôi cực kỳ may mắn khi nó diễn ra vào đêm muộn. Nếu nó quét qua vào giờ cao điểm, tôi nghĩ một số người trong chúng tôi có thể bị thương và một số người có thể tử vong".
Tính đến chiều ngày 29/12, hơn 40.000 người vẫn không có điện ở Mississippi, theo trang web theo dõi công của ty điện lực PowerOutage.us. Trang web này cho biết rằng tại Texas, Alabama, North Carolina và Georgia, mỗi tiểu bang có khoảng 10.000 khách hàng không có điện.
Các cơn bão đã khiến một số con đường ở phía tây North Carolina, vốn bị bởi Bão Helene tàn phá nhiều nơi vào mùa thu năm nay, bị hư hỏng không thể cho xe cộ qua lại. Trong số đó có một phần của đường cao tốc US 441, còn được gọi là Đường cao tốc Great Smoky Mountains, vốn bị chặn ở phía bắc Thành phố Bryson do gió lớn.
Mặc dù giới chức Mỹ tuyên bố những chiếc máy bay không người lái cỡ nhỏ (drone) xuất hiện gần đây ở New Jersey không đe dọa an ninh quốc gia, đó vẫn là lời nhắc nhở rằng chiến tranh bằng drone có thể một ngày nào đó sẽ chạm đến đất Mỹ.
Sự kiện nói trên xuất hiện trong bối cảnh drone xuất hiện ngày càng phổ biến trên các chiến trường. Những mẫu như Shahed-136, một thiết kế drone của Iran mà Nga sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine, đặt ra mối đe dọa mới đối với cả quân đội và dân thường. Với kích thước nhỏ gọn, khả năng linh hoạt và hoạt động theo bầy đàn, những chiếc drone này là mối nguy, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận và công nghệ mới để chống lại chúng.
Mối đe dọa từ không trung
Vấn đề càng trở nên cấp bách hơn đối với nước Mỹ khi nhiều drone xuất hiện trên bầu trời bang New Jersey từ giữa tháng 11, theo Pop Mech. Nhiều người dân trong vùng nói họ thấy drone bay gần một số căn cứ và cơ sở của quân đội Mỹ ở bang này. Sau đó, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ban hành lệnh cấm bay tạm thời đối với tất cả các drone tại khu vực này, bao gồm cả sân golf thuộc sở hữu của Tổng thống đắc cử Donald Trump ở New Jersey. Các vụ nhìn thấy drone nhanh chóng lan rộng ra toàn bang và sau đó là khắp nước Mỹ. Ít nhất 10 bang có báo cáo về các phương tiện bay lạ, gây ra tâm lý hoang mang trên diện rộng.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay họ đang “tích cực điều tra” các báo cáo này, cho dù những chiếc drone chưa gây ra gây rủi ro cho dân thường. Trong số 5.000 vụ phát hiện drone được báo cáo trong vài tuần qua, FBI chỉ theo dõi khoảng 100 vụ, theo lời Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby trong một cuộc họp báo. FBI kêu gọi người dân Mỹ không bắn hạ drone hoặc chiếu tia laser vào chúng, vì nhiều trường hợp phát hiện thực chất không phải là drone quân sự, mà là các vật thể bình thường như máy bay chở khách, drone thương mại, drone nghiệp dư, thậm chí là các hành tinh hoặc chòm sao trên bầu trời.
Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh bằng drone đối với nước Mỹ được xem là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia và tổ chức phi chính phủ ngày càng mở rộng việc sử dụng công nghệ này để thực hiện các hoạt động quân sự và tấn công. Drone có thể được sử dụng để tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, hệ thống giao thông, và mạng lưới viễn thông, gây ra hỗn loạn và làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người. Trong thực tế, các cuộc tấn công bằng drone vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia năm 2019 đã cho thấy sự dễ bị tổn thương của các hạ tầng quan trọng trước loại vũ khí này.
Người Mỹ còn lo ngại các đối thủ tiềm năng của họ, hoặc các tổ chức khủng bố, có thể sử dụng drone quân sự hiện đại để tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ hoặc tàu chiến. Drone nhỏ, tốc độ cao, và khả năng bay thấp khiến chúng khó bị phát hiện bởi các hệ thống radar truyền thống.
Hơn nữa, bóng ma ngày 11/9 chắc chắn chưa thôi ám ảnh người dân xứ cờ hoa. Các loại drone dân dụng thương mại có thể được vũ trang để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố, như mang theo chất nổ hoặc vũ khí sinh học, hóa học. Với giá thành rẻ và dễ dàng mua bán, drone thương mại là lựa chọn lý tưởng cho các tổ chức khủng bố nhằm thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ. Hơn nữa, chúng phù hợp với các cuộc chiến phi đối xứng: drone rẻ hơn nhiều so với máy bay quân sự truyền thống và không cần phi công, cho phép các quốc gia nhỏ hoặc tổ chức phi chính phủ đối đầu với một siêu cường như Mỹ.
Và cho dù là siêu cường quân sự, Mỹ vẫn gặp khó khăn khi phải đối đầu với một cuộc tấn công drone tiềm tàng. Kẻ thù, kết hợp drone với các cuộc tấn công mạng, có thể tạo ra những chiến lược tấn công phức tạp, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của Mỹ. Dù Washington sở hữu hệ thống phòng không tiên tiến như Patriot hoặc Iron Dome, các hệ thống này không được thiết kế để đối phó với cuộc tấn công của những bầy drone nhỏ gọn, rẻ tiền.
Mối nguy từ các tổ chức cực đoan
Mặc dù vậy, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chiến tranh bằng drone vẫn là một mối nguy cơ ngày càng lớn đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Một số kẻ thù tiềm tàng có khả năng tấn công nước Mỹ bằng drone bao gồm cả các quốc gia đối thủ, các tổ chức khủng bố, và các nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Giới chức Mỹ từng cáo buộc Iran tài trợ và cung cấp drone cho các nhóm vũ trang như Houthi ở Yemen hoặc Hezbollah ở Lebanon. Mỹ còn cáo buộc Iran dùng drone tấn công các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia.
Al-Qaeda vẫn duy trì tham vọng tấn công vào nội địa Mỹ và drone có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu dân sự hoặc quân sự, theo nhận định của National Interest. Không chỉ Al-Qaeda, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng có thể là nhóm tận dụng sự lợi hại của drone để tấn công nước Mỹ. IS từng sử dụng drone thương mại trong các cuộc tấn công ở Trung Đông, gắn bom và vũ khí để tấn công quân đội.
Mối lo ngại của Washington chưa dừng lại trong phạm vi lãnh thổ Mỹ bởi drone đã trở thành một nguy cơ mang tính toàn cầu: ISIS có thể vận chuyển drone qua các kênh buôn lậu hoặc sử dụng mạng lưới khủng bố để thực hiện các cuộc tấn công ở Mỹ hoặc các cơ sở của người Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Tổ chức chính trị - quân sự Hezbollah ở Lebanon, với sự hỗ trợ công nghệ và tài chính được cho là đến từ Iran có thể sử dụng drone để tấn công các mục tiêu của Mỹ ở Trung Đông hoặc thậm chí xa hơn. Và còn đó những cái tên khác như Taliban.
Drone còn có thể trở thành công cụ buôn lậu hoặc vũ khí hữu hiệu của các nhóm tội phạm ma túy ở khu vực Mỹ Latin. Các băng nhóm như Sinaloa và CJNG đã sử dụng drone để vận chuyển ma túy và tấn công lực lượng an ninh ở Mexico. Họ cũng có thể sử dụng drone để tấn công lực lượng biên phòng Mỹ hoặc gây bất ổn tại các khu vực biên giới.
Ngay trong lãnh thổ Mỹ, các nhóm cực đoan hoặc khủng bố nội địa như "các phong trào dân quân vũ trang" có thể sử dụng drone để tấn công các cơ quan chính phủ hoặc mục tiêu dân sự.
Vũ khí chống drone
Dù chính phủ Mỹ khẳng định rằng những chiếc drone xuất hiện ở New Jersey không gây rủi ro cho an ninh quốc gia, khả năng drone biến đổi nhanh chóng từ một sản phẩm dân dụng thành một loại vũ khí để vượt qua các hệ thống phòng thủ truyền thống là rõ ràng. Theo Pop Mech, trong thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã đầu tư lớn vào các chương trình nhằm bảo vệ các đơn vị chiến đấu trước mối nguy mang tên drone. Nếu các đối thủ nước ngoài muốn làm suy yếu khả năng triển khai lực lượng của Lầu Năm Góc, tấn công bằng drone vào các căn cứ quân sự ngay tại lục địa Mỹ là một lựa chọn.
Chính vì vậy, các loại vũ khí chống drone của Mỹ có thể một ngày nào đó được sử dụng để bảo vệ các căn cứ cả trong và ngoài nước - và có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Để đối phó với mối đe dọa từ drone, Mỹ đã và đang phát triển các công nghệ và chiến lược mới, ví dụ hệ thống phòng thủ drone (C-UAS). Hệ thống này sử dụng radar, laser, và sóng vi ba để phát hiện và tiêu diệt drone. Ngoài ra, Washington đang phát triển AI và mạng lưới an ninh, cải thiện khả năng nhận diện và phản ứng với các cuộc tấn công. Bên cạnh đó là tăng cường luật pháp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng drone thương mại và công nghệ liên quan.
Trong những năm 2010, khi mối đe dọa từ drone bắt đầu xuất hiện, Lục quân Mỹ đã sử dụng các giải pháp vũ khí truyền thống. Các pháo tự động, thường có cỡ nòng nhỏ (20-30mm), là vũ khí tiêu chuẩn trong việc đối phó với các mối đe dọa trên không tầm thấp trong suốt 100 năm qua. Đến những năm 1960, quân đội một số nước bắt đầu sử dụng tên lửa đất đối không tầm ngắn. Những hệ thống này, được gọi là MANPADS (hệ thống phòng không mang vác), đã chứng minh hiệu quả của chúng, đặc biệt trong cuộc chiến gần đây ở Ukraine, khi bắn hạ được cả drone, trực thăng, máy bay chiến đấu, và thậm chí là tên lửa hành trình.
Một ví dụ là hệ thống Maneuver-Short Range Air Defense (M-SHORAD) của Lục quân Mỹ, hay còn được gọi là Sgt. Stout, một trong những dòng xe bọc thép được trang bị vũ khí mạnh nhất. Hệ thống này sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh Stryker, được trang bị tên lửa FIM-92 Stinger, tên lửa AGM-114L Hellfire Longbow, pháo tự động XM914 30mm và súng máy M240 7,62mm. Pháo XM914 có thể sử dụng đạn nổ gần mục tiêu, gây sát thương bằng mảnh đạn, trong khi các tên lửa Hellfire có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên không lẫn mặt đất.
Một giải pháp hiệu quả khác là sử dụng tên lửa đất đối không. Ví dụ, RTX Coyote, loại tên lửa nhỏ có khả năng hoạt động theo bầy đàn để chống lại các đội hình drone đông đảo. Được dẫn đường bởi radar băng tần Ku (tần số từ 12 đến 18 GHz) trên mặt đất, tên lửa Coyote có thể bay liên tục trong một giờ. Năm 2023, Lục quân Mỹ đã đặt hàng 6.700 tên lửa này, bao gồm 6.000 tên lửa có đầu đạn nổ và 700 tên lửa “phi động năng,” có thể là thiết bị gây nhiễu làm mất liên lạc giữa drone và người điều khiển.
Trong thập kỷ vừa qua, các loại vũ khí laser và sóng vi ba đã bắt đầu được triển khai để đối phó với mối đe dọa từ drone. Ví dụ, hệ thống Directed Energy Maneuver-Short Range Air Defense (DE M-SHORAD) sử dụng tia laser công suất 50-kilowatt để đốt cháy các drone, làm tan chảy linh kiện hoặc gây nổ các đầu đạn của chúng.
Một thiết kế không chính thống khác là Leonidas, sử dụng năng lượng vi sóng công suất cao để phát ra xung điện từ (EMP), vô hiệu hóa hệ thống điện tử của drone, khiến chúng rơi xuống đất. Hệ thống này đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại các bầy đàn drone lớn, có thể tấn công toàn bộ đội hình chỉ bằng một xung điện duy nhất.
Drones nhỏ, nhanh, và có khả năng hoạt động theo bầy đàn đã chứng minh là mối đe dọa khó đối phó ngay cả với những quân đội tiên tiến nhất. Tuy nhiên, các nỗ lực phát triển vũ khí chống drone đã bắt đầu tạo ra những hệ thống phòng thủ hiệu quả, thậm chí thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ như laser và sóng vi ba.
Nếu những chiếc drone xuất hiện ở New Jersey hoặc trong tương lai có liên quan đến các thế lực thù địch hoặc khủng bố và đe dọa an ninh quốc gia, Lầu Năm Góc chắc chắn có phương tiện để đối phó. Nhưng hiệu quả của chúng đến đâu vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ và drone còn ám ảnh những bộ óc trong giới quân sự Mỹ trong một thời gian dài nữa.
'Tẩn' TikTok quyết liệt trước và rồi lại làm như dang tay ra giải cứu mạng xã hội này là bằng chứng mới nhất về tính cách của ông Trump.
Câu chuyện về số phận của ứng dụng TikTok ở nước Mỹ lại gây ồn ào với việc tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề nghị toà án tối cao hoãn đưa ra phán quyết cuối cùng về khiếu nại của tập đoàn ByeDance (Trung Quốc) để tạo cơ hội cho ông trực tiếp xử lý lại sau khi chính thức nhậm chức.
Toà án tối cao Mỹ dự định đưa ra phán quyết trong ngày 19/1 năm tới, tức là chỉ một ngày trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. Một khi toà đã phán quyết, bất kể thuận hay bất lợi cho ByeDance, thì cũng đều sẽ là sự đã rồi và khiến ông Trump không còn có thể tận lợi được thêm gì nữa từ chủ đề này.
Ông Trump bất ngờ trở cờ trong chuyện này nhưng thiên hạ thật ra không bị bất ngờ nhiều vì tổng thống đắc cử vốn nổi danh về việc dễ dàng thay đổi quan điểm và phát ngôn ngược lại những gì đã tuyên cáo trước đấy.
Ở nhiệm kỳ trước, ông Trump là người phát động cuộc tấn công nhằm vào TikTok, khởi nguồn câu chuyện dẫn đến kết cục trước toà án tối cao mà giờ đây ông lại muốn ngăn cản. “Tẩn” TikTok quyết liệt trước và rồi lại làm như dang tay ra giải cứu mạng xã hội này là bằng chứng mới nhất về tính cách của ông Trump, sẵn sàng sau ngược với trước nếu có lợi.
Ông Trump cáo buộc TikTok thu thập, cung cấp dữ liệu về người sử dụng ở Mỹ cho tập đoàn mẹ ByeDance, phục vụ nhu cầu của chính quyền Trung Quốc. Ông Trump kết luận từ đó TikTok gây phương hại đến an ninh quốc gia của Mỹ và lợi ích của dân Mỹ. Ông dọa sẽ cấm TikTok trên thị trường Mỹ nếu ByeDance không chuyển quyền sở hữu sang cho một công ty của Mỹ. Ông chưa hoàn tất việc này thì đã mãn nhiệm.
Người kế nhiệm ông Trump tiếp quản chủ định trên và thúc đẩy thành đạo luật hẳn hoi. Lưỡng viện lập pháp Mỹ đã thông qua đạo luật và Tổng thống Joe Biden cũng đã ký ban hành.
Nhưng ByeDance khiếu nại lên toà án tối cao Mỹ, viện dẫn cấm TikTok là vi phạm quyền tự do ngôn luận và báo chí. Có thể thấy được rằng ông Biden đã làm tiếp điều ông Trump chưa làm xong, nhưng giờ ông Trump lại sắm vai thủ phạm giải cứu nạn nhân.
Nguyên do là ông Trump giờ thấy TikTok làm lợi cho mình. Trên nền tảng TikTok, ông Trump là một ngôi sao thực thụ với hơn 14,7 triệu người theo dõi. TikTok đã góp phần không hề nhỏ vào thắng cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi. Không có lợi thì có thể ghét bỏ, nhưng khi thấy có lợi thì không thể không yêu thích. Xem ra, ông Trump không muốn tận dụng TikTok cho 4 năm trị vì nước Mỹ sắp tới.
Làm như thể rất quan tâm, nỗ lực giải cứu TikTok sẽ giúp ông Trump không chỉ tranh thủ được bộ phận dân chúng ở Mỹ sử dụng mạng xã hội này, lại còn phất cao ngọn cờ đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và báo chí ở nước Mỹ.
Ngoài ra, rất có thể ông còn chủ ý sử dụng chiêu bài giải cứu TikTok để gây dựng, thể hiện hình ảnh về người có khả năng giải quyết vấn đề đặt ra, tìm kiếm được giải pháp có lợi cho nước Mỹ và dân Mỹ hơn là dùng luật pháp để cấm đoán.
Thiên hạ còn ngờ rằng ông Trump dùng chiêu trò giải cứu TikTok để tạo con bài mới cho xử lý quan hệ với Trung Quốc. Đó là vừa thể hiện thiện chí để Trung Quốc “mắc nợ” về TikTok lại vừa duy trì dư địa để rồi đây có thể “tẩn” TikTok còn nặng tay hơn trước nếu muốn gia tăng xung khắc với Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết tin tặc đã xâm nhập một nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng bên thứ ba, từ đó truy cập các máy trạm và tài liệu chưa được phân loại của bộ.
Ngày 30/12, Bộ Tài chính Mỹ xác nhận một vụ tấn công mạng đã xâm nhập một số máy trạm của bộ này vốn là những máy tính có cấu hình cao được thiết kế để xử lý những tác vụ phức tạp và chuyên sâu.
Trong thông báo gửi lên Quốc hội, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết vụ việc xảy ra vào đầu tháng 12. Tin tặc đã xâm nhập một nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng bên thứ ba, từ đó truy cập các máy trạm và tài liệu chưa được phân loại của bộ.
Bộ đã phối hợp với Cơ quan an ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng (CISA) của Mỹ sau khi được BeyondTrust – nhà cung cấp dịch vụ bị xâm phạm – cảnh báo. Các dịch vụ bị ảnh hưởng đã bị ngắt kết nối và không có bằng chứng cho thấy tin tặc tiếp tục truy cập vào hệ thống.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, đây là vụ tấn công theo hình thức Đe dọa dai dẳng nâng cao (APT).
Theo các chuyên gia, APT là hình thức tấn công mạng có mục tiêu cụ thể do tin tặc chọn, sử dụng các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật lừa đảo để đột nhập mạng mục tiêu và dai dẳng tập trung vào mục tiêu đó trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi cuộc tấn công diễn ra thành công hoặc bị chặn đứng.
Người phát ngôn trên khẳng định bộ sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ trước các mối đe dọa an ninh mạng.
Theo chuyên gia quân sự Ian Easton, kết quả của cuộc tấn công phụ thuộc vào bên nào kiểm soát các vị trí then chốt này.
Đảo Đài Loan nhận lô xe tăng từ Mỹ
Hãng thông tấn AFP ngày 16/12 dẫn nguồn cơ quan phòng vệ Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, đảo này đã nhận 38 xe tăng Abrams từ Mỹ.
Cơ quan này đã chia sẻ hình ảnh xe tăng được di chuyển bằng cần cẩu, kèm theo thông điệp: "Xe thiết giáp hạng nặng đã đến!"
M1A2 Abrams là xe tăng chiến đấu hạng nặng và tiên tiến, được coi là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới, là trụ cột của quân đội Mỹ.
Được biết, chuyến hàng xe tăng gần nhất Mỹ gửi cho Đài Loan là vào năm 1994, cách đây tròn 30 năm.
Theo kênh truyền thông CNA, ngoài 38 xe tăng đã được giao, 42 xe tăng sẽ đến vào năm sau và 28 xe tăng vào năm 2026.
Trước động thái của Mỹ và đảo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày đã thúc giục Mỹ "ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan...".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cảnh báo: "Nỗ lực tìm kiếm độc lập thông qua vũ lực và sự giúp đỡ từ nước ngoài của chính quyền Đài Loan chắc chắn sẽ thất bại".
"Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ", ông Lâm nhấn mạnh.
Cảng biển - vị trí then chốt trong đối đầu
Đài Loan đã tăng chi tiêu cho lực lượng vũ trang trong những năm gần đây, phân bổ mức kỷ lục 19 tỷ USD cho năm 2024 và ngân sách năm tới dự kiến sẽ đạt mức cao mới khi đảo này tìm cách củng cố năng lực phòng vệ.
Trong khi đó, Trung Quốc Đại lục gia tăng áp lực quân sự, thường xuyên triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến xung quanh hòn đảo này.
Business Insider (BI) dẫn nghiên cứu của nhà phân tích hải quân Ian Easton cho rằng, việc Quân Giải phóng nhân dân (PLA) có kiểm soát thành công đảo Đài Loan hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng chiếm giữ các cảng trên đảo.
Ông Easton nói, "Có hai yêu cầu cho một cuộc đổ bộ lớn. Đầu tiên là phải tấn công bãi biển.
Thứ hai không kém phần quan trọng — chiếm cảng. Nếu không có bến tàu và cần cẩu để dỡ quân tiếp viện — đặc biệt là xe bọc thép — và vật tư, mọi thứ phải được đưa vào qua bãi biển hoặc bằng trực thăng. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua với thời gian: Liệu lực lượng tấn công có thể củng cố quy mô đủ lớn trước khi lực lượng phòng thủ cố gắng đẩy xuống biển không?.
Và khi đã lên bờ, các đơn vị tấn công đổ bộ sẽ tiến hành các động tác gọng kìm từ các bãi biển, bao quanh các khu vực cảng và cô lập lực lượng phòng thủ vào các ổ kháng cự".
Cũng theo chuyên gia Easton, thách thức không chỉ là chiếm cảng mà còn phải đưa cảng vào tình trạng đủ khả dụng để có thể đổ bộ xe tăng.
Easton cho rằng, phía Đài Loan có thể tăng cường phòng thủ cảng, tập kết vũ khí và chướng ngại vật để biến cảng biển của mình thành pháo đài, ngăn chặn đội quân tấn công.
Cuối cùng, theo ông kết quả của cuộc tấn công nhám vào đảo Đài Loan sẽ phụ thuộc vào bên nào kiểm soát các cảng.
Nguồn: VOA; CAND; Giáo dục & Thời đại; VietnamPlus; Soha
Trung Quốc suy tàn 2025; Ukraine ‘đánh cược’ tại Kursk, Hy vọng mới thỏa thuận Gaza; Biểu tình tại Philippines; Mỹ với chương trình nhập cư H-1B
Mỹ: Nguy cơ cháy rừng lan rộng; Canh bạc của Elon Musk; Thời hoàng kim bắt đầu; Trump nhận chức; ‘Đòn cuối’ của Biden
H5N1 đe dọa toàn cầu; TQ bước vào Xuân vận; Tổng thống HQ bị bắt; Duyệt thỏa thuận ngừng bắn Gaza; Ai sẽ kế nhiệm Justin Trudeau?
Bệnh cúm tăng đột biến ở Nhật; Buồn của kinh tế TQ; Làn sóng du lịch Ukraine; Những trận chiến sinh tử tại Kursk; Lách luật để liên kết
Mỹ: California trong biển lửa; Thách thức kinh tế; 4 kịch bản thâu tóm Greenland; Toan tính của Trump; Gói trừng phạt lịch sử với dầu Nga
Mỹ: Khan hiếm trứng; Cháy rừng California mất 150 tỷ USD; Biden vì sao sụp đổ, thành tựu đối ngoại; Trump đánh canh bạc chiến lược
Mỹ: Giờ G sắp điểm với TikTok; Triển khai ‘biện pháp đặc biệt’; ‘Người định hình’ chính trị; Di sản của Biden; Quân bài mặc cả với Nga
Buồn của kinh tế TQ; Phạm tội để được ngồi tù ở Nhật; Nokia bị khai tử lần 2; Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas; Biểu tình lớn ở HQ
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá