Mỹ: Đồng dollars hết thời; Ác mộng ngành Chip; Boeing loay hoay trong 'bão'; Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng; Cuộc đua lấy lòng DN

ĐỒNG DOLLARS HẾT THỜI?

Nhà kinh tế Sergei Glazyev mới đây đã tuyên bố về sự hết thời của đồng tiền Mỹ và công bố một hệ thống tài chính toàn cầu mới sẽ thay thế cho dollars.

Theo Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga là nhà kinh tế, thành viên Ban Hội nhập và Kinh tế Vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Á-Âu Sergei Glazyev, người Mỹ đang thu lợi từ cuộc đối đầu mà họ tổ chức ở châu Âu giữa Nga với EU, khiến Moscow đã mất rất nhiều tài sản và dự trữ trong những năm gần đây.

Điều này đã được ông Sergei Glazyev công bố trong “Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2024” (St. Petersburg International Economic Forum, SPIEF-2024), khi nhà kinh tế Nga phác thảo các đường nét chính của hệ thống tiền tệ thế giới mới để thay thay đồng dollars Mỹ.

Ông Sergei Glazyev lưu ý rằng, Hoa Kỳ vẫn còn khá mạnh do quyền bá chủ hiện có của đồng dollars, nhưng kỷ nguyên của đồng tiền Mỹ đang kết thúc.

Nhưng nó sẽ không kết thúc theo nghĩa đồng dollars được thay thế bằng đồng nhân dân tệ hoặc loại tiền tệ khác, mà điều này sẽ xảy ra thông qua quá trình chuyển đổi sang một hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu khác về cơ bản.

Hiện nay Nga đang nỗ lực cho ra mắt một loại tiền tệ thanh toán toàn cầu mới, không giống như hệ thống hiện tại, mà sẽ dựa trên một hiệp ước quốc tế. Điều quan trọng là tiền tệ thế giới không được sử dụng vì lợi ích riêng của bất kỳ quốc gia hoặc nhóm tập đoàn xuyên quốc gia nào.

Đây là công cụ phải dựa trên thỏa thuận, phải kỹ thuật số, minh bạch, mỗi quốc gia tham gia phải có khả năng sử dụng cơ chế phát hành loại tiền này chỉ để thanh toán quốc tế, trong khi mỗi nước vẫn sẽ giữ lại đồng tiền quốc gia của mình.

Ông Glazyev nói thêm rằng, đề xuất tổ chức loại tiền tệ quốc tế này trên cơ sở hai giỏ là: Hàng hóa và Tiền tệ quốc gia.

Hiện tại, những vấn đề này đang được thảo luận và Nga, với tư cách là quốc gia hiện đang chủ trì câu lạc bộ BRICS, sẽ có thể tạo ra động lực tốt để thúc đẩy hơn nữa quá trình này.

Khi ý tưởng của Nga thành công, nhân loại sẽ nhận được một hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu mới, trong đó sẽ có một cơ chế minh bạch để thực hiện việc ngăn chặn sự phát thải và sẽ không có khả năng gây áp lực lên bất kỳ ai thông qua các biện pháp trừng phạt.

Ông làm rõ rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đang áp đặt với các ngân hàng sẽ không thể thực hiện được đối với các ngân hàng tiền tệ thế giới mới.

ÁC MỘNG NGÀNH CHIP: 500 TỶ USD CỦA MỸ NHƯ “MUỐI BỎ BỂ” VÌ THIẾU NHÂN LỰC

Những con số ấn tượng về tiền đầu tư xây dựng các dự án nhà máy chip bán dẫn tại Mỹ không che giấu nổi việc nền kinh tế số 1 thế giới thiếu nhân lực đủ trình độ để theo kịp tham vọng của Nhà Trắng.

Trong gần 2 năm kể từ khi đạo luật phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ được ban hành, hàng loạt những con số ấn tượng đã được công bố. Bộ thương mại Mỹ cho biết đã tài trợ gần 30 tỷ USD và khoản vay ưu đãi 25 tỷ USD cho các dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip khổng lồ, chưa kể những khoản giảm thuế hào phóng khác.

Chính sự tích cực của chính quyền Washington này đã thu hút khoảng 450 tỷ USD đầu tư tư nhân vào các dự án xây nhà máy chip bán dẫn từ bang Ohio cho tới Arizona.

Thế nhưng theo tờ Fortune, khi các dự án này bắt đầu được thực hiện thì doanh nghiệp lại phải đối mặt với trở ngại cực lớn: Không đủ nhân lực có trình độ.

"Việc Mỹ giảm đáng kể dấu ấn của mình trong lĩnh vực bán dẫn suốt 35 năm qua khiến lực lượng lao động mất rất nhiều kỹ năng và hiện cần tốn thời gian mới khôi phục lại được", một quan chức giấu tên nói với Fortune.

Các tập đoàn bán dẫn đầu tư vào Mỹ ước tính nước này thiếu khoảng 67.000 lao động lành nghề, tương đương 58% tổng số việc làm mới vốn được tạo ra từ nay đến năm 2030 nhờ đạo luật phát triển ngành chip sẽ bị bỏ trống vì không đủ nhân lực đạt tiêu chuẩn.

Ban đầu vào thời kỳ sơ khai của ngành bán dẫn thập niên 1970, Mỹ là điểm nóng nhân tài toàn cầu của ngành này khi các hãng Texas Instruments và Micron là những công ty tiên phong trên toàn thế giới, thu hút các tài năng hàng đầu.

Thế nhưng trong những thập kỷ tiếp theo, mô hình kinh doanh của ngành chip bán dẫn dần thay đổi khi các tập đoàn lớn như Nvidia, Intel và AMD dù vẫn hoạt động tại Mỹ nhưng lại chuyển nhà máy sản xuất sang Châu Á để tiết kiệm chi phí.

Thậm chí nhà sáng lập Steve Jobs cũng tìm đến gã khổng lồ TSMC, nơi hiện sản xuất 82% chip tiên tiến nhất thế giới, để làm việc thay vì tự sản xuất trong nước.

Mất nhiều năm

Tờ Fortune nhận định khi ngành sản xuất bán dẫn bị dịch chuyển sang Châu Á thì nguồn nhân lực mảng này của Mỹ cũng dần cạn kiệt do thiếu việc làm. Tuy nhiên một yếu tố nữa thúc đẩy nhanh hơn quá trình này lại đến từ hàng thập niên chuyển hướng giáo dục của nền kinh tế, nơi sản xuất công nghiệp dịch chuyển sang dịch vụ tiêu dùng.

"Trước đây sinh viên có thể học thêm các nghề điện, cơ khí..., vốn là những kỹ năng cơ bản của ngành bán dẫn, như một phần của chương trình giáo dục công thông thường. Thế nhưng giờ đây mọi thứ đã khác và điều đó gián tiếp làm xói mòn khả năng nâng cao kỹ năng cũng như tạo thêm công nhân cho ngành bán dẫn", CEO Mike Russo của Viện công nghệ và đổi mới quốc gia (NIIT) than thở.

Thay vì học sản xuất, kỹ thuật phần cứng hay những kỹ năng cơ bản của một công nhân ngành chip bán dẫn, sinh viên giờ đây quan tâm nhiều hơn các mảng khoa học, công nghệ dịch vụ.

Báo cáo của Intel năm 2023 về tình trạng thiếu lao động bán dẫn cho thấy trong những năm qua, các sinh viên giảm dần hứng thú với những kỹ năng cho ngành bán dẫn mà tập trung nhiều hơn cho các nghiên cứu khoa học, công nghệ mang tính hàn lâm hoặc phục vụ ngành dịch vụ.

Nhận thức được tình hình, chính phủ Mỹ đang cố gắng thay đổi lại ngành giáo dục nhằm biến mảng bán dẫn trở nên thu hút hơn với sinh viên.

Tuy nhiên quá trình này được cho là sẽ phải mất nhiều năm xây dựng chương trình, tạo kết nối với các trường học và doanh nghiệp, tạo thêm việc làm để thu hút sinh viên hứng thú trở lại với ngành bán dẫn.

Tờ Fortune cho hay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất suốt 50 năm qua đã biến mất ở Mỹ khi những mảng như công nghiệp ô tô và điện tử dịch chuyển khỏi nền kinh tế này, tạo nên tỷ lệ thất nghiệp lớn trong ngành và làm suy yếu chuỗi cung ứng.

Việc khôi phục lại niềm tin của người lao động và đào tạo lại cả một hệ thống cung ứng nhân lực trình độ cao sẽ phải tốn nhiều năm, trong khi các thị trường khác như Châu Á lại có ưu thế vượt trội ở mảng này cả về số lượng lẫn chi phí.

"CÁNH CHIM" BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC MỸ LOAY HOAY TRONG CƠN BÃO

CEO mới của Boeing sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn.

Hơn một thập kỷ trước, các giám đốc điều hành Boeing đã đưa ra quyết định khó khăn: Từ bỏ ý định phát triển một chiếc máy bay mới, thay vào đó, chạy đua nâng cấp dòng 737 - loại máy bay phản lực phổ biến nhất của công ty.

Tuy nhiên, ngay sau khi chiếc máy bay 737 Max dính phải 2 vụ tai nạn chết người vào năm 2018 và 2019, hãng bay này lập tức thu hút nhiều sự ý của công chúng. Rắc rối khiến Boeing tụt lại phía sau Airbus trên thị trường mà hãng vốn từng thống trị.

Hiện tại, Boeing dự kiến sẽ bổ nhiệm thêm một giám đốc điều hành mới vào cuối năm nay. Có một điều mà hãng này luôn đau đáu: Thời điểm nào được cho là thích hợp để phát triển chiếc máy bay hoàn toàn mới tiếp theo?

Nếu sai, công ty có thể ‘ném qua cửa sổ’ hàng tỷ USD mà vẫn mất thị phần vào tay Airbus. Hai nhà sản xuất này hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa xa xôi từ Trung Quốc cũng như áp lực ngày càng tăng trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính. Ken Herbert, nhà phân tích hàng không và quốc phòng tại RBC Capital Markets, cho biết: “Đó sẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất đối với bất kỳ ai đảm nhận vai trò CEO. Di sản của họ sẽ được xác định bởi những gì họ làm với danh mục đầu tư.”

“Họ càng tìm nhanh càng tốt. Vì CEO mới sẽ phải giải quyết khối lượng công việc khổng lồ đấy”, Bill George - CEO Medtronic cho biết. Ông là đồng tác giả các bài nghiên cứu về thách thức của Boeing.

Theo The New York Times, máy bay thương mại thường được chia thành 2 loại: Thân hẹp 1 lối như 737 cho các chuyến bay nội địa Mỹ và thân rộng 2 lối cho các chuyến bay từ New York đến London hoặc Tokyo. Boeing và Airbus bán nhiều máy bay phản lực thân hẹp, song thị trường ngày càng yêu cầu những phiên bản lớn hơn do nhu cầu đi lại tăng trưởng.

737 Max được thiết kế để cạnh tranh với dòng máy bay Airbus A320neo. Các chuyên gia cho rằng Boeing đã thua trong cuộc chiến sau loạt bê bối. Các hãng hàng không trên khắp thế giới đặt mua thêm nhiều máy bay Airbus thay vì Boeing. Theo Cirium, nhà cung cấp dữ liệu hàng không, năm 2019, lần đầu tiên Airbus có nhiều máy bay chở khách bay vòng quanh hành tinh hơn Boeing.

737 Max vốn được ưa chuộng, đặc biệt là với các hãng hàng không ở Mỹ, nơi có lịch sử lâu đời sử dụng máy bay Boeing. Công ty đang nỗ lực hoàn thành khoảng 4.300 đơn đặt hàng cho Max, số đơn hàng tồn đọng trị giá hàng trăm tỷ USD.

Boeing hiện vẫn dẫn đầu phân khúc máy bay 2 lối, song vị thế thống trị của Airbus trên thị trường máy bay 1 lối đã cho thấy năng lực của hãng. Với doanh số bán hàng tăng lên, Airbus có thể đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển. Ron Epstein, nhà phân tích hàng không và quốc phòng tại Bank of America, cho biết: “Trong suốt thời gian Boeing chạy khắp nơi để dập lửa, Airbus chỉ điều hành hoạt động kinh doanh của họ”.

Từ trước khi sự cố bung cửa xảy ra, nhiều năm qua, lãnh đạo các hãng hàng không đã bày tỏ sự bất mãn với việc giao hàng chậm trễ. Southwest Airlines - với toàn bộ đội bay là Boeing - cho biết đã phải giảm số chuyến trong nửa cuối năm. United Airlines thì đang mua thêm máy bay Airbus.

“Đây không phải công việc giải quyết được trong 12 tháng, mà là 2 thập kỷ”, CEO United Airlines Scott Kirby nhận định.

Boeing vắt kiệt sức mình với chiếc 737 ra mắt vào cuối những năm 1960. Khi phát triển Max, công ty đã đẩy cấu trúc chiếc máy bay đến giới hạn. Các chuyên gia hàng không cho biết chiếc máy bay tiếp theo của hãng có thể sẽ phải chế tạo từ đầu. Hiện chưa rõ nó trông như thế nào và khi nào sẽ xuất hiện.

Dave Calhoun, giám đốc điều hành của Boeing, cho biết công ty sẽ không tung ra máy bay mới cho đến giữa những năm 2030. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết việc chế tạo một chiếc máy bay mới có thể giúp Boeing lấp đầy khoảng trống quan trọng trên thị trường máy bay phản lực thân hẹp.

Michel Merluzeau, nhà phân tích tại AIR, một công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ, cho biết: “Nếu bạn giới thiệu cho các hãng hàng không một chiếc máy bay khá tốt, họ sẽ mua nó”.

Một số người cho rằng Boeing càng mất nhiều thời gian chế tạo máy bay mới, Airbus càng mở rộng vị trí dẫn đầu. Các động cơ mới hứa hẹn mang lại hiệu quả lớn song chúng có thể không đạt hiệu quả như mong muốn. Các hãng hàng không cũng có thể thận trọng với những chiếc máy bay này.

Một số cho rằng chờ đợi là quyết định khôn ngoan nhất lúc này. Nếu Boeing di chuyển quá sớm, Airbus có thể nhảy vào với một chiếc máy bay mới hơn, tốt hơn. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Airbus sẽ tung ra máy bay mới vào giữa thập kỷ tới, cùng thời điểm mà ông Calhoun nhắm tới.

Phát triển máy bay mới là nhiệm vụ rất phức tạp. Không giống như máy bay thân rộng, máy bay phản lực thân hẹp được bán với số lượng lớn hơn và do đó cần phải sản xuất rất nhanh.

Boeing, Airbus đặt mục tiêu sản xuất hàng chục chiếc mỗi tháng và để đáp ứng tốc độ đó, Boeing sẽ phải phát triển một hệ thống sản xuất phức tạp và chuẩn bị kỹ càng cho phía nhà cung cấp. Các hãng hàng không cũng có thể sẽ phải đào tạo phi công lái dòng máy mới nếu cần.

Tất nhiên, Boeing sẽ không bắt đầu lại từ con số 0. Hãng có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm từ những nơi khác, chẳng hạn như việc phát triển máy bay thân rộng 787 Dreamliner mà hãng này đã giao lần đầu tiên vào năm 2011.

Được biết chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, Boeing đã phải đối mặt với 2 sự cố liên quan đến các dòng máy bay của hãng, khiến các chuyên gia nhận định, năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn nữa với Boeing. Cuộc khủng hoảng mà gã khổng lồ trong ngành hàng không thế giới phải đối mặt không biết bao giờ mới có hồi kết.

Vào ngày 11/3, máy bay Boeing 787 của hãng hàng không LATAM Airlines (Chile), đã gặp sự cố rung lắc mạnh khi đang trên đường từ Sydney (Australia) đến Auckland (New Zealand). Vụ việc đã khiến 50 người bị thương. Đây là sự cố lớn thứ 2 từ đầu năm của gã khổng lồ Boeing.

Trước đó, ngày 5/1, chiếc máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của hãng hàng không Mỹ Alaska Airlines cất cánh từ sân bay Portland, bang Oregon đến thành phố Ontario, bang California, cũng đã gặp sự cố sau khi khởi hành khoảng 20 phút. Khi ở độ cao gần 5.000 mét, cửa sổ và một mảnh thân máy bay đã bung ra, nổ tung giữa không trung. Sự cố xảy ra trước khi máy bay đạt đến độ cao hành trình, thời điểm hành khách bắt đầu được tháo dây an toàn.

THIẾU VŨ KHÍ KHIẾN MỸ 'NGHĨ KHÁC, LÀM KHÁC'

Mỹ đã thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.

Sự thừa nhận thẳng thắn

Trang mạng Nikkei Asia vừa qua đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel đánh giá về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật Bản và nhận định hợp tác phát triển, sản xuất và bảo trì vũ khí sắp triển khai giữa Mỹ và Nhật Bản có thể được áp dụng cho các nước khác.

Ngay trước cuộc họp khai mạc Diễn đàn hợp tác, mua sắm và bảo trì công nghiệp quốc phòng (DICAS) tổ chức tại Tokyo vào tuần tới, Đại sứ Emanuel khẳng định Nhật Bản có nhiều ngành sản xuất, kỹ thuật, tiềm năng công nghiệp.

DICAS được công bố tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào tháng 4 vừa qua nhằm mở rộng sản xuất hệ thống phòng không Patriot ở Nhật Bản, cùng hợp tác phát triển máy bay huấn luyện trong tương lai và mở rộng việc bảo trì các tàu Hải quân Mỹ tại các xưởng đóng tàu tư nhân tại Nhật Bản.

Đây là nguồn nỗ lực bổ sung cho cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ vốn đang gặp khó khăn để có thể đáp ứng nhu cầu cao.

Tình trạng thiếu lao động và thiếu kỹ sư dày dạn kinh nghiệm đã gây khó khăn để mở rộng sản xuất ở Mỹ, khiến Trung Quốc tận dụng cơ hội, mở rộng vị trí dẫn đầu về số lượng tàu chiến.

Nhận định về tình trạng sản xuất vũ khí hiện nay ở Mỹ, Đại sứ Emanuel cho rằng: “Nói thẳng ra là chúng tôi không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược”.

Theo Đại sứ Mỹ, dưới áp lực cung cấp đạn dược và trang thiết bị cho Ukraine và Trung Đông, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ “rõ ràng đang rất căng. Và chúng ta phải nghĩ khác, làm khác và áp dụng mức độ khẩn cấp khác. Nhật Bản là đối tác lớn trong giải pháp đó”.

"Điểm tựa" là đồng minh và đối tác

DICAS tổ chức phiên họp trù bị vào ngày 9/6 và hội nghị bàn tròn với các đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản và Mỹ vào ngày 10/6. Sau đó, ngày 11/6, giới chức hai bên tổ chức nhóm làm việc DICAS đầu tiên, tập trung vào lĩnh vực sửa chữa tàu.

Đáng chú ý, DICAS diễn ra “đúng hai tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Kishida Fumio tới Mỹ.

Nói về sự hợp tác lần này giữa Mỹ và Nhật Bản, Đại sứ Emanuel nhấn mạnh “chúng tôi sẵn sàng triển khai thực hiện. Không chỉ để tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm thời gian. Chúng ta có thể phối hợp sản xuất những gì? Chúng ta có thể cùng nhau phát triển những gì? Đó là sự thừa nhận rằng Mỹ và một đồng minh của mình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng răn đe”.

Tuy nhiên, Đại sứ Emanuel không nêu tên quốc gia đồng minh - đối tác tiềm năng cho sự hợp tác tương tự.

Năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney (Australia) công bố báo cáo đề xuất các đối tác trong nhóm Bộ tứ (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia chuẩn bị hậu cần hàng hải để sẵn sàng tiếp nhiên liệu, tái vũ trang, tiếp tế, sửa chữa và khôi phục hoạt động của các tàu hải quân tương ứng tại xưởng đóng tàu của nhau trong thời gian ngắn.

Đại sứ Emanuel cho rằng có khả năng Mỹ, Nhật Bản và Australia phối hợp thiết kế tàu thủy, máy bay và cùng sản xuất trong tương lai.

Ông Emanuel đưa ra dẫn chứng sự phối hợp gần đây giữa Israel và Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã bắn rơi 99% trong số 300 quả đạn từ cuộc tấn công giữa tháng 4 của Iran. Thậm chí Mỹ còn triển khai huấn luyện chặt chẽ hơn với các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), một chiếc máy bay thường cần 3 triệu bộ phận, trong khi tên lửa cần khoảng 1 triệu bộ phận. Để duy trì ưu thế quân sự trước các đối thủ như Trung Quốc và Nga, Mỹ cần một chuỗi cung ứng mạnh mẽ.

Với ngành công nghiệp quốc phòng đang hoạt động hết công suất, Mỹ sẽ khai thác thêm nguồn lực của các nhà thầu quốc phòng ở Nhật Bản và các đồng minh, đối tác khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

CUỘC ĐUA LẤY LÒNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDEN & TRUMP

Sau thời gian chỉ trích nhiều, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích cực đối thoại với các CEO trong khi Trump nói rằng doanh nghiệp đứng về phía ông.

Trong quá trình tranh cử, Tổng thống Joe Biden thích giáng đòn mạnh vào giới kinh doanh. Ông nói với cử tri rằng các công ty nên nộp thuế nhiều hơn. Ông cũng đổ lỗi cho nhiều doanh nghiệp góp phần khiến giá cả leo thang, gây ra lạm phát.

Nhưng vài tháng qua, thay vì chỉ trích, chiến thuật tranh cử của ông phần nào đã thay đổi. Giới chức Nhà Trắng đang tăng cường tiếp cận các CEO để hỏi xem họ cần gì. Theo AP, nỗ lực này đang "lấn chiếm địa bàn" cộng đồng doanh nghiệp mà cựu Tổng thống Donald Trump xem là sân nhà.

Cả hai ứng cử viên đều muốn gửi một thông điệp tới các cử tri rằng họ có thể cộng tác với doanh nghiệp, tức các nhà tuyển dụng lao động. Nhưng nhiều công ty tỏ ra cảnh giác trong việc phải công khai đứng về bên nào, bởi dân chúng đang có sự chia rẽ lớn về lập trường ủng hộ Biden hay Trump.

Về phía Biden, cuối tháng 2, Chánh văn phòng Nhà Trắng Jeff Zients đã tập hợp 6 quan chức cấp cao của chính quyền trong một bữa tối để phổ biến chiến dịch trò chuyện với các CEO. Mỗi người đồng ý tiếp xúc với 10 CEO.

Đến cuối tháng 4, nhóm này đã trò chuyện với hơn 100 người. Thứ trưởng Tài chính Wally Adeyemo cho biết qua các cuộc đối thoại, ông nhận thức rõ hơn về cách các vấn đề liên kết với nhau. Ví dụ, các chính sách năng lượng tái tạo là cần thiết để xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng cho trí tuệ nhân tạo.

Ông Adeyemo cho biết chính quyền đã đạt được một số thành công trong việc giảm bớt các thủ tục giấy tờ liên bang cần thiết cho việc cấp phép đầu tư. Chính quyền Biden đang đưa ra một lập luận tổng thể rằng các kế hoạch của họ tốt hơn cho tăng trưởng, điều mà về lâu dài sẽ có lợi cho doanh nghiệp.

Sau các cuộc đối thoại cấp bộ trưởng, thứ trưởng. Đích thân ông Biden đã có buổi trò chuyện với 8 CEO vào tháng 5, bao gồm những người đứng đầu United Airlines, Marriott, Xerox, Corning, Bechtel và Citigroup.

Đến nay, thông điệp chính của nhóm vận động tái tranh cử của ông Biden dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là: chúng tôi cho rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt nhưng muốn nghe ý kiến quý vị về cách có thể thúc đẩy đầu tư.

Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng hứa hẹn sẽ "giải quyết vấn đề" cho doanh nghiệp. "Họ biết rằng họ sẽ luôn được lắng nghe", ông nhắn nhủ.

Trong khi đó, hôm 13/6, Trump sẽ có buổi trình bày tại hội nghị của Bàn tròn Doanh nghiệp - một hiệp hội gồm hơn 200 CEO, về lý do tại sao nền kinh tế sẽ tốt hơn nếu ông trở lại Phòng Bầu dục.

Ông Biden cũng được hiệp hội mời đến nhưng bận đến Italy để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo G7 - nhóm 7 nước phát triển gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Italy và Nhật Bản. Do đó, Chánh văn phòng Nhà Trắng Jeff Zients sẽ trình bày tầm nhìn của tổng thống dành cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Biden từ lâu đã cố gắng cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Tổng thống cố gắng kiềm chế chỉ trích các công ty bằng cách lưu ý rằng ông là cựu thượng nghị sĩ của Delaware, đến từ "thủ đô doanh nghiệp của thế giới".

Delaware được ví là "thủ đô doanh nghiệp của thế giới" bởi nhiều chuyên gia kinh tế và luật, cũng như nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh tại Mỹ do bang này có luật doanh nghiệp thuận lợi, thủ tục lập công ty đơn giản, thuế thấp, bảo mật cao và có tòa án chuyên biệt phục vụ các tranh chấp về doanh nghiệp.

Về phần mình, Trump đánh bóng danh tiếng với tư cách là tỷ phú bất động sản và có kinh nghiệm tiếp thị mọi thứ, từ các khóa học đến món bít tết hay cà vạt. Ngoài ra, ông còn có một tập đoàn truyền thông & công nghệ tên Trump đã niêm yết từ tháng 3 trên thị trường chứng khoán.

Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã hạ thuế doanh nghiệp và cam kết giảm bớt các quy định. Ông đã nhận được sự ủng hộ từ các tỷ phú Phố Wall như Stephen Schwarzman, người đã gọi ông là "một lá phiếu cho sự thay đổi".

The Washington Post đưa tin rằng Trump đã đề nghị các giám đốc điều hành ngành dầu mỏ tài trợ cho chiến dịch tranh cử của mình với lý do lợi nhuận mà chính quyền của ông sẽ mang lại cho họ. Tuy nhiên, thông tin này bị đội ngũ tranh cử của Trump bác bỏ, cho là sai sự thật.

Trump đã mô tả nền kinh tế Mỹ dưới thời Biden là khủng khiếp dù tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 4% và thị trường chứng khoán tăng trưởng. Lập luận của ông vẫn gây được tiếng vang với cử tri vì lạm phát tăng vọt khiến nhiều người Mỹ bi quan về nền kinh tế.

Karoline Leavitt, Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Trump cho biết "các lãnh đạo doanh nghiệp và gia đình lao động đều mong muốn sự trở lại của các chính sách hợp lý" như cắt giảm thuế, giảm quy định và tăng sản xuất dầu và khí đốt.

Tuy nhiên, các trợ lý hàng đầu của Biden nói họ nghe được đánh giá khác về nền kinh tế khi tiếp cận các CEO. Họ nói giới kinh doanh từng tiếp xúc nhìn chung hài lòng với diễn biến của thị trường chứng khoán và nền kinh tế vì lạm phát đã giảm mà không xảy ra suy thoái như một số người từng lo ngại.

Nhiều quan chức chính quyền Biden cho biết các lãnh đạo công ty cũng bày tỏ lo ngại về Trump. Việc Trump kêu gọi tăng thuế hàng nhập khẩu có thể phá vỡ mối quan hệ với các đối tác thương mại và làm tổn hại đến doanh thu của các công ty. Cổ phiếu và trái phiếu có thể sụt giảm nếu Trump cố gắng khẳng định quyền kiểm soát các cơ quan độc lập về mặt chính trị như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hoặc làm suy yếu nền pháp quyền.

Nguồn: Giáo dục & Thời đại; Soha; CafeF; Báo Quốc Tế; Vnexpress

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Bài Tập Ép Bụng làm Mạnh Tỳ Vị Gan Khoẻ hạ Chỉ Số Đường Chữa Khỏi Tiểu Đường

Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.

Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược

Hội Người Việt Nam Leipzig e.V. tổ chức TẾT ẤT TỴ 2025

Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8

Đức Việt Online

Lên đầu trang