- Thời sự
- Thế giới
Cuộc đình công chưa từng có trong lịch sử này của kinh tế Mỹ có thể ảnh hưởng đến 100.000 người và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mới đây, việc 45.000 công nhân cảng biển tại Mỹ đình công và đe dọa tổn hại đến 7,5 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, tương đương 0,1% GDP đã làm chấn động giới truyền thông.
Tuy nhiên cuộc đình công này bỗng trở nên "kỳ quặc" chưa từng có trong lịch sử bởi sau khi được doanh nghiệp nhượng bộ, công đoàn không hủy bỏ cuộc đình công mà tuyên bố "hoãn" sang đầu năm 2025. Đây được coi như lời cảnh báo của công đoàn khi tiếp tục đàm phán với doanh nghiệp về mức tăng lương 77% trong 6 năm tới.
Ngày 4/10/2024, công nhân của các cảng biển từ Maine cho đến Texas đã quay lại làm việc nhưng cuộc đình công có thể tái diễn bất cứ lúc nào nếu công đoàn không đạt được thỏa thuận chính thức với doanh nghiệp.
Ban đầu, công đoàn đòi hỏi mức tăng lương 77% trong 6 năm tới, nhưng phía doanh nghiệp chỉ chấp nhận con số 50%. Sau khi chính quyền Washington gây áp lực vì lo sợ cuộc đình công của 45.000 công nhân sẽ gây tác hại cho nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệp đã nhượng bộ lên 62%.
Mặc dù vậy phía công đoàn vẫn chưa hài lòng và chỉ chấp nhận "hoãn" đình công để đàm phán tiếp.
Báo cáo của Oxford Economics cho thấy cuộc đình công của 45.000 công nhân có thể khiến nền kinh tế mất 4,5-7,5 tỷ USD. Việc các cảng biển bị đình trệ hàng tuần sẽ làm rối loạn chuỗi cung ứng, tắc nghẽn hàng hóa cũng như khiến nhiều doanh nghiệp mất hàng tỷ USD hợp đồng, các nhà máy sẽ phải tạm hoãn sản xuất do thiếu nguyên liệu còn người dân thì lâm vào cảnh khan hiếm hàng cục bộ.
Kể cả khi cuộc đình công chấm dứt thì kinh tế Mỹ cũng phải mất hàng tháng trời mới phục hồi lại được tùy vào độ dài của cuộc đình công. Đó là chưa kể đến các cảng biển sẽ mất nhiều tuần để dọn sạch các khu dỡ hàng rồi mới quay trở lại hoạt động như trước được.
100.000 người ảnh hướng
Theo Oxford Economics, cuộc đình công này nếu kéo dài sẽ khiến vô số doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nhiều lao động bị tạm cho nghỉ hoặc bị sa thải, qua đó ảnh hưởng đến 100.000 lao động tại Mỹ.
Xin được nhắc rằng ngành cảng biến ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nhiều mảng khác, từ logistic, vận tải cho đến nhân viên các công ty xuất nhập khẩu hay nhà máy sản xuất. Bởi vậy việc không dỡ hàng hóa, khiến các container chất đầy tại cảng biển sẽ khiến vô số hoạt động kinh doanh bị đình trệ và hậu quả là cắt giảm lao động, suy giảm thu nhập.
"Nếu cuộc đình công này kéo dài thì nền kinh tế địa phương sẽ ảnh hưởng trước tiên. Chỉ 1 tuần sau đó, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ chịu tác động", chuyên gia Brian Pacula của West Monroe cảnh báo.
Hàng phân tích Stifel thậm chí cảnh báo cuộc đình công trên nếu chỉ kéo dài vài ngày thôi cũng khiến nền kinh tế Mỹ khó "nuốt trôi".
Nguyên nhân chính nằm ở việc vô số mặt hàng, từ nông sản, nguyên liệu sản xuất cho đến thiết bị ô tô, đồ điện tử....được Mỹ nhập khẩu hoặc xuất khẩu sang nước ngoài.
Số liệu chính thức cho thấy những cảng biển đình công chiếm đến hơn 80% lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ và 75% lượng chuối nhập khẩu.
"Việc cảng biển ngừng hoạt động sẽ tốn đến hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế mỗi ngày", Giáo sư Jason Miller của trường đại học Michigan State University nhận định.
Theo giáo sư Miller, ngay cả các ngành không chịu tác động trực tiếp như ô tô cũng sẽ phải sa thải lao động vì bị đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu, gây tác động lan rộng trong nền kinh tế.
Thế rồi đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm hàng hóa tăng giá, thúc đẩy lạm phát cùng vô số những hệ lụy khác.
Chính vì vậy, tuyên bố "hoãn" đình công mới đây dù khiến nhiều người thở phào nhưng cũng tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc đàm phán mức lương công nhân ngành cảng biển Mỹ.
Tình trạng thiếu giấy vệ sinh tại các cửa hàng xảy ra trên khắp nước Mỹ trong bối cảnh người dân đổ xô tích trữ do lo ngại cuộc đình công lớn ở cảng.
Mạng xã hội ở Mỹ đầu tuần này tràn ngập chủ đề thiếu hụt nguồn cung giấy vệ sinh. Các bức ảnh lan truyền cho thấy những kệ hàng giấy vệ sinh trống trơn.
"Người ta khoắng sạch giấy vệ sinh tại một siêu thị Walmart ở Virginia. Tích trữ giấy vệ sinh 2.0", một người dân địa phương đăng tải trên X kèm bức ảnh những kệ hàng trống.
Những hình ảnh này gợi lại giai đoạn người dân đổ xô tích trữ hàng hóa khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tuy nhiên, lần này tâm lý hoảng loạn mua sắm là do lo ngại cuộc đình công ở cảng biển làm gián đoạn nguồn cung cấp hàng thiết yếu.
Lần đầu tiên trong gần 50 năm, khoảng 45.000 công nhân bốc xếp hàng hóa tại Mỹ đã đình công một tuần để yêu cầu tăng lương và đề nghị cấm hoàn toàn việc tự động hóa cần cẩu, cổng và xe tải chở container để bốc xếp hàng hóa.
Làn sóng đình công ảnh hưởng đến 36 cảng biển vốn xử lý khoảng một nửa lượng hàng hóa của Mỹ.
Tuy nhiên, lo ngại của người tiêu dùng Mỹ có phần thái quá bởi các cuộc đình công tại cảng biển từ bang Maine đến Texas không ảnh hưởng đến nguồn cung các sản phẩm như giấy vệ sinh.
Ước tính, các nhà máy của Mỹ đáp ứng hơn 90% nhu cầu tiêu thụ giấy vệ sinh nội địa. Số còn lại là nguồn nhập khẩu từ Canada và Mexico thông qua đường bộ.
Hiệp hội Gỗ và Giấy Mỹ bày tỏ lo ngại về các cuộc đình công, song là lo ngại các diễn biến này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên ra thị trường nước ngoài. Hiệp hội cho biết, nếu làn sóng đình công gây ra bất cứ sự gián đoạn nào, thì nó sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa giấy vệ sinh, chứ không phải thiếu hụt.
Đã nhiều ngày sau khi siêu bão Helene đi qua, nhưng hàng chục nghìn cư dân tại bang Bắc Carolina (Mỹ) vẫn sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Cơn bão Helene đã gây ra trận ngập lụt nghiêm trọng cho khu vực phía Tây của bang Bắc Carolina, phá hủy hệ thống ống nước, làm hư hỏng các nhà máy nước và gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.
Theo thống kê từ chính quyền địa phương, khoảng 200.000 dân ở nửa phía Tây Bắc Carolina đang không có nước sạch hoặc sử dụng nước trong tình trạng áp suất thấp.
Tại Asheville, thành phố bị bão Helene tàn phá nghiêm trọng ở Bắc Carolina, hệ thống cấp nước phục vụ hơn 150.000 dân bị hư hỏng nặng. Nhiều người đối mặt tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong nhiều ngày, thậm chí vài tuần, cho tới khi các đường ống được sửa chữa. Người dân được khuyến nghị đun sôi nước trước khi sử dụng.
Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa các ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ được công chúng để ý theo dõi nhưng gần như không có ảnh hưởng quyết định nào tới kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.
Năm nay, cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Cộng hoà JD Vance và của Đảng Dân chủ Tim Walz được để ý đến nhiều hơn bởi cuộc so găng giữa hai ứng cử viên tổng thống - Donald Trump thuộc Đảng Cộng hoà và bà Kamala Harris thuộc Đảng Dân chủ gay cấn đến mức không ai dám chắc ai trong số họ rồi đây sẽ là người chiến thắng. Vì thế, kết cục cuộc khẩu chiến giữa ông Vance và ông Walz được cho là sẽ có tác động rất đáng kể tới kết cục cuộc ganh đấu giữa ông Trump và bà Harris.
Ông Vance và ông Walz đã có cuộc tranh luận rất lịch sự chứ không gay gắt như đã thấy ở cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris. Ông Vance thể hiện tự tin và hoạt ngôn hơn bình thường trong khi ông Walz bối rối và lúng túng đến mức khó hiểu.
Đánh giá chung là tuy ông Vance trong tranh luận có nhỉnh hơn ông Walz chút chút nhưng chung cuộc vẫn là hòa. Vì thế, cục diện cuộc vận động tranh cử tổng thống giữa cặp Trump/Vance và cặp Harris/Walz về cơ bản không thay đổi gì sau cuộc tranh luận trên. Kết cục hòa này không đưa lại lợi gì nhưng cũng chẳng làm hại gì cho ông Trump và bà Harris, cũng chẳng ảnh hưởng tiêu cực gì tới tương lai chính trị của ông Walz.
Người được lợi duy nhất là ông Vance, nhưng về lâu dài chứ không phải cho hiện tại. Ai ai cũng biết là nếu ông Trump trở lại cầm quyền ở Mỹ thì ông Vance cũng chỉ là cấp phó của ông Trump. Ở nhiệm kỳ tổng thống trước, ông Trump đâu có chịu chia sẻ chuyện cầm quyền với Phó Tổng thống Mike Pence lúc bấy giờ.
Hơn 4 tuần trước ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ, mọi kịch bản về kết cục cuối cùng vẫn đều có thể xảy ra.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ bắt đầu một làn sóng vận động tranh cử cho Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, vào tuần tới bằng một sự kiện tại Pittsburgh để tập hợp cử tri tại các tiểu bang dao động quan trọng.
Ông Obama đã có bài phát biểu được đón nhận nồng nhiệt cho bà Harris tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8 và đã trở thành cố vấn không chính thức cho bà kể từ khi bà trở thành người dẫn đầu đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui làm ứng cử viên của đảng sau màn tranh luận kém cỏi với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Ông Obama sẽ đến các tiểu bang chiến trường chính trong tháng cuối cùng của chiến dịch trước Ngày bầu cử, theo một quan chức cấp cao trong chiến dịch của bà Harris cho biết vào ngày 4/10.
Cựu tổng thống vẫn được lòng cử tri đảng Dân chủ và được coi là người kết thúc hiệu quả trong giai đoạn cuối của chiến dịch, dự kiến sẽ nhắm vào sự tham gia của cử tri cơ sở tại các tiểu bang mà biên độ chiến thắng rất sít sao.
"Tổng thống Obama tin rằng lợi ích của cuộc bầu cử này vô cùng quan trọng và đó là lý do tại sao ông đang làm mọi thứ có thể để giúp giành phiếu bầu cho Phó Tổng thống Harris, Thống đốc Walz và đảng Dân chủ trên khắp cả nước", cố vấn cấp cao của ông Obama, Eric Schultz cho biết.
"Mục tiêu của ông là giành được Nhà Trắng, giữ được Thượng viện Mỹ và giành lại Hạ viện. Bây giờ khi cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu, trọng tâm của chúng tôi là thuyết phục và huy động cử tri, đặc biệt là ở các tiểu bang có các cuộc đua quan trọng. Nhiều cuộc đua trong số này có khả năng sẽ diễn ra quyết liệt và không nên coi nhẹ bất cứ điều gì".
Văn phòng của ông Obama cho biết các hoạt động gây quỹ và sự kiện có sự góp mặt của cựu tổng thống đã quyên góp được 76 triệu USD trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay.
Ông Obama đã dẫn đầu một cuộc gây quỹ trị giá 4 triệu USD cho bà Harris vào tháng trước tại Los Angeles và đã xuất hiện trong nhiều quảng cáo cho chiến dịch của bà.
Ông Obama sẽ bắt đầu nỗ lực của mình bằng chuyến đi đến Pittsburgh vào ngày 10/10.
Ông và vợ, bà Michelle Obama, đã ủng hộ nỗ lực tranh cử tổng thống của Kamala Harris vào tháng 7.
Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk cho biết vào cuối ngày 3/10 rằng ông sẽ tham dự cuộc tập hợp tranh cử của Donald Trump tại Butler ở Pennsylvania vào cuối tuần này, một sự kiện đánh dấu sự trở lại của cựu tổng thống Hoa Kỳ tại nơi ông đã sống sót sau một vụ mưu sát hồi tháng 7.
"Tôi sẽ đến đó để ủng hộ!" ông Musk nói khi phản hồi một đăng tải của ông Trump trên nền tảng mạng xã hội X rằng ông sẽ trở lại Butler vào ngày 5/10.
Ông Musk, giám đốc điều hành của Tesla và chủ sở hữu của X, đã gọi ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump là "cứng rắn" và chính thức ủng hộ cựu tổng thống sau khi ông sống sót sau một vụ ám sát hụt tại Butler vào ngày 13/7, củng cố sự chuyển hướng của ông sang chính trị cánh hữu.
Cuộc tập hợp ngày 5/10 sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm, nơi mà ông Trump bị bắn sượt qua tai phải và một người tham gia cuộc biểu tình đã thiệt mạng khi một tay súng nổ súng. Tay súng, được xác định là Thomas Crooks, 20 tuổi, đã bị một người bắn tỉa của Sở Mật vụ bắn chết.
Vào tháng trước, cựu tổng thống đã sống sót sau một nỗ lực ám sát khác khi một tay súng ẩn náu mà không bị phát hiện trong gần 12 giờ tại một sân golf tại một trong những câu lạc bộ của ông Trump ở Florida.
Bà Harris sẽ đối mặt với ông Trump vào ngày 5/11 trong cuộc đua giành chức tổng thống mà các cuộc thăm dò cho thấy là một cuộc đua sít sao.
Nguồn: CafeF; Dân Trí; Hà Nội Online; Lao Động; VOA
Mỹ: Biểu tình lan rộng; Cú sốc thuế quan; ‘Giấc mơ’ tiết kiệm 2.000 tỷ đô; Thế giới chấn động vì câu nói của Trump; Những cáo buộc gian lận
‘Phòng điều chế’ ma túy; Thêm liên minh mới nổi; Indonesia cấm điện thoại Google; Tự lực vũ khí, Ukraine chật vật; Israel sẵn sàng, Iran gặp khó
Mỹ: Bầu cử & giá vàng; So sánh chính sách Trump-Harris; Cuộc đua đốt tiền; 3 kịch bản bầu cử; Điều máy bay hạt nhân tới Trung Đông
Mỹ: Nhiệm kỳ thứ 2 của Trump; J.D.Vance chiến thắng; ‘Ván cược’ của Elon Musk; Bất mãn di sản của Biden; Trật tự thế giới thay đổi?
Mỹ: Rừng ma lan rộng; Giải mã lợi thế cạnh tranh; Tương lai không người nhập cư; Chọn nhất siêu hay đa cường; Cạn tên lửa đánh chặn
Mỹ trừng phạt ‘không lại’ với TQ; Dân Bắc Gaza bị bao vây; Tân thủ lĩnh Hezbollah; Vai trò Trung-Nga ở Trung Đông; Liên minh Nga-Triều
‘Bóng ma’ giảm phát ở TQ; Nga vững vàng trước lệnh trừng phạt; Nội các Nhật từ chức; Dưới bóng nước Nga; Ukraine tấn công Moscow
Ẩm thực Nhật vươn tầm; TQ siết thuế nhà giàu; Kêu gọi Triều Tiên rút quân khỏi Kiev; Israel ‘siết gọng kìm’; Cứu trợ ở Gaza gặp khó
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá