Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Tại Mỹ đang có sự chênh lệch lớn trong mức lạm phát giữa các khu vực, trong đó tốc độ xây dựng nhà ở là một yếu tố quyết định.
Khu vực Tampa-St. Petersburg-Clearwater ở Florida gần đây đã ghi nhận mức lạm phát thấp nhất trong số 23 khu vực đô thị trên toàn nước Mỹ - ở mức 1,8% trong 12 tháng tính đến hết tháng Năm, theo dữ liệu từ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là một sự đảo ngược đáng ngạc nhiên so với năm ngoái, khi khu vực này là một trong những nơi có lạm phát cao nhất nước Mỹ.
Trong khi đó, khu vực đô thị Honolulu ở Hawaii lại ghi nhận mức lạm phát theo năm cao nhất cả nước vào tháng Năm, ở mức 5,2%. Trên toàn quốc, lạm phát ở mức 3% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ phát triển kinh tế và xây dựng nhà ở dân cư đã bùng nổ ở khu vực Vịnh Tampa. Do đó, chi phí nhà ở đã giảm trong năm qua, kéo lạm phát tổng thể giảm theo. Theo các nhà kinh tế học, sự gia tăng trong hoạt động xây dựng nhà ở cũng đóng góp phần lớn vào mức lạm phát thuộc hàng thấp nhất cả nước ở Houston, Minneapolis và Denver.
Trong khi đó, cách bờ biển miền Trung Florida hơn 4.500 dặm, thiên đường đảo Hawaii tiếp tục phải chịu tình trạng thiếu nhà ở kinh niên. Tình hình này còn trở nên tồi tệ hơn sau trận cháy rừng Lahaina thảm khốc năm ngoái.
Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở tại tiểu bang này đã không theo kịp nhu cầu trong hàng chục năm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn về khả năng chi trả nhà ở. Điều kiện thắt chặt trên thị trường cũng đang gây khó khăn cho New York, nơi từng tự hào có mức lạm phát thấp nhất cả nước. Hiện tại, lạm phát ở thành phố đông dân nhất nước Mỹ này là hơn 4%.
Bà Barbara Denham, chuyên gia kinh tế của công ty nghiên cứu Oxford Economics, cho nhận định sự chênh lệch về lạm phát giữa các khu vực một phần là do nguồn cung nhà ở mới và ảnh hưởng của nó đến giá cả.
Chi phí nhà ở chiếm khoảng 1/3 chỉ số CPI của Bộ Lao động Mỹ, một thước đo lạm phát được theo dõi chặt chẽ. Lạm phát đã giảm đáng kể từ mức cao kỷ lục 40 năm của hai năm trước, nhưng chi phí nhà ở vẫn ở mức cao.
Đó là một trở ngại chính đối với cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhưng tình hình đã cải thiện gần đây. Sau khi “neo” ở mức cao vào đầu năm nay, áp lực giá tiếp tục giảm dần trong quý II, thúc đẩy Fed tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất, hiện đang ở mức cao nhất trong 23 năm. Thị trường chứng khoán Mỹ đang đặt cược mạnh mẽ vào khả năng Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng Chín tới.
Các báo cáo kinh tế mới cho thấy trong tháng vừa qua, nền kinh tế Mỹ đang được hỗ trợ bởi ngành dịch vụ, trong khi khu vực sản xuất công nghiệp của eurozone tiếp tục tỏ ra yếu kém.
Kinh tế Mỹ trông chờ vào dịch vụ
Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng với tốc độ nhanh hơn dự báo trong quý II. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý II tăng với tốc độ hàng năm là 2,8%, cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát là 2,1%.
Một trong các yếu tố giúp thúc đẩy GDP quý II của Mỹ là chi tiêu của người tiêu dùng. Chi tiêu gia tăng với tốc độ 2,3% hàng năm trong quý 2/2024, tăng cao hơn so với tốc độ 1,5% trong quý đầu năm. Chi tiêu cho hàng hóa như ô tô và thiết bị tăng 2,5%, cao hơn so với tốc độ 2,3% trong quý trước đó. Đầu tư kinh doanh cũng ghi nhận mức tăng trong quý 2/2024, dẫn đầu là đầu tư thiết bị tăng 11,6%.
Trong khi đó, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tổng hợp của Mỹ đã tăng lên 55 điểm trong tháng 6 vừa qua, từ mức 54,8 vào tháng Sáu. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại Mỹ đã giảm, với chỉ số PMI sản xuất xuống mức 49,5, thấp hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế. Sự sụt giảm đặc biệt mạnh trong các đơn đặt hàng mới đã ảnh hưởng đến chỉ số này, cho thấy sự yếu kém trong nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất.
Trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ số PMI tăng lên 56,0 từ 55,3 trước đó, vượt qua kỳ vọng và đạt mức cao nhất trong 28 tháng. Giá dịch vụ tăng với tốc độ chậm nhất trong gần bốn năm qua, cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt bền vững trong một lĩnh vực đã từng gây khó khăn cho FED trong việc kiềm chế lạm phát.
Đáng lo cho châu Âu
Khu vực đồng Euro cũng chứng kiến sự gia tăng hoạt động dịch vụ trong tháng 6, mặc dù mức tăng trưởng khiêm tốn hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất nằm ở hoạt động sản xuất – trụ cột kinh tế của khu vực – đã giảm mạnh nhất từ đầu năm. Đức, quốc gia hàng đầu về sản xuất của châu Âu, đã trở lại suy thoái sau ba tháng tăng trưởng mong manh khi ngành công nghiệp sản xuất tiếp tục đà giảm, theo các khảo sát.
“Đây có vẻ là một vấn đề nghiêm trọng,” Norman Liebke, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết. Ông lưu ý sự sụt giảm "sâu và đáng kể" trong sản lượng sản xuất kéo nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng Euro suy giảm.
Đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng, cho thấy các nhà quản lý đang chần chừ sản xuất cho đến khi nhu cầu phục hồi mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, tại Pháp, lĩnh vực dịch vụ đã mở rộng nhẹ nhờ được thúc đẩy bởi Thế vận hội Olympic đang diễn ra tại Paris. Thế nhưng tương tự ở Đức, hoạt động sản xuất nước này cũng giảm mạnh hơn trong tháng 6. Ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu và niềm tin giảm sút trong bối cảnh bất ổn chính trị sau khi Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi bầu cử lập pháp nhanh chóng mà vẫn chưa thành lập được chính phủ mới.
Ông Macron hiện vẫn chưa bổ nhiệm Thủ tướng mới sau cuộc bầu cử, và cơ cấu của chính phủ mới vẫn còn mơ hồ khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư cảm thấy bất an trước tương lai. Chính sách tài khóa của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu vẫn là một mối quan tâm chính đối với thị trường và nhà đầu tư. Liên minh châu Âu tháng trước đã nhấn mạnh rằng Pháp phải hành động để thu hẹp thâm hụt ngân sách hoặc đối mặt với sự can thiệp.
Tín hiệu phần lớn là tiêu cực của các trụ cột kinh tế như Đức và Pháp cho thấy khu vực đồng Euro có thể trở lại tình trạng trì trệ sau khi ghi nhận tăng trưởng trong quý 1/2024, Franziska Palmas, một nhà kinh tế tại công ty tư vấn Capital Economics, cho biết.
Theo các khảo sát, hoạt động sản xuất trong khu vực đồng Euro đã giảm kể từ tháng 6/2022, thời điểm xung đột Nga-Ukraine bắt đầu gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực này.
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, làm suy yếu các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng cao như sản xuất hóa chất, xi măng và thủy tinh. Nhu cầu cũng bị ảnh hưởng khi chiến tranh làm gián đoạn thị trường và đẩy lạm phát lên cao. Đến nay, cú sốc đó đã giảm dần, nhưng ngành công nghiệp khu vực đồng Euro đã vật lộn để hồi phục giữa sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất Trung Quốc và chi phí vay cao đè nặng lên đầu tư.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuần trước đã quyết định giữ lãi suất ở mức cao hiện tại, dù gợi ý rằng một đợt cắt giảm lãi suất thứ hai trong năm nay có thể diễn ra nếu nền kinh tế có nguy cơ suy yếu.
ECB đã cắt giảm lãi suất vào tháng 6 năm 2024 với mức giảm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất cho các hoạt động tái cấp vốn chính xuống 4,25%, lãi suất cho cơ sở cho vay biên là 4,5%, và lãi suất tiền gửi xuống 3,75%.
Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hôm 28/7 cho biết đã huy động được 200 triệu đôla và thu hút 170.000 tình nguyện viên mới trong tuần kể từ khi bà trở thành ứng cử viên tổng thống.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chấm dứt nỗ lực tái tranh cử hôm 21/7 và ủng hộ bà Harris ra tranh cử trước cựu Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 11.
"Trong tuần, kể từ khi chúng tôi bắt đầu, @KamalaHarris đã huy động được 200 triệu đôla. 66% trong số đó là từ những người đóng góp mới. Chúng tôi đã có 170.000 tình nguyện viên mới đăng ký", Phó giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Harris, Rob Flaherty, đăng trên X.
Bà Harris cho biết đã nhận được sự ủng hộ từ đa số đại biểu tham dự Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, có khả năng mở đường cho bà trở thành đề cử ứng cử viên tổng thống của đảng vào tháng tới.
Ông Biden đã rút lui khỏi cuộc đua sau khi vấp phải các câu hỏi về tuổi tác và sức khỏe của ông sau màn tranh luận kém cỏi với ông Trump vào cuối tháng 6. Ông Biden cam kết sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức tổng thống cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.
Văn phòng của bà cho biết bà Harris, người phụ nữ da đen đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên giữ chức phó tổng thống, đã quyên được 100 triệu đôla đầu tiên trong 36 giờ sau thông báo của ông Biden.
Sự tiếp quản của bà Harris đã tiếp thêm sinh lực cho một chiến dịch vốn đã lâm vào thế khó trong bối cảnh các đảng viên Đảng Dân chủ nghi ngờ về cơ hội đánh bại ông Trump của ông Biden hoặc khả năng tiếp tục cầm quyền nếu ông giành chiến thắng.
Ông Mitch Landrieu, đồng chủ tịch chiến dịch, cho biết trên MSNBC rằng bà Harris "đã có một trong những tuần tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng chứng kiến trên chính trường trong 50 năm qua”.
“Đây sẽ là một cuộc đua rất sít sao”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 28/7.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nước này dẫn đầu về tiền số, lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia, thậm chí khuyến khích doanh nghiệp tăng đào Bitcoin.
Tại Bitcoin Conference - hội nghị thường niên về Bitcoin ở Nashville (Tennessee, Mỹ) hôm 27/7, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục khẳng định quan điểm ủng hộ tiền số khi nói rằng ông sẽ biến Mỹ thành nước dẫn đầu về lĩnh vực này trên thế giới. Ông cũng cam kết sẽ đưa ra các quy định thân thiện hơn so với Phó tổng thống Kamala Harris. Cả hai hiện là ứng cử viên của đảng Cộng hòa và Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay.
"Nếu chúng ta không ứng dụng tiền số và Bitcoin, Trung Quốc và các nước khác sẽ làm điều này. Họ sẽ thống trị. Chúng ta không thể để Trung Quốc thống trị được. Họ đã có quá nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này", Trump nói.
Giới chức Trung Quốc nhiều năm qua vẫn siết kiểm soát tiền số. Tuy nhiên, người dân tại đây vẫn tìm được cách giao dịch trên các sàn tiền số. Nhà đầu tư Trung Quốc cũng mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để mua tài sản số.
Trump cho biết ông sẽ thành lập một hội đồng cố vấn Tổng thống về tiền số, và lập "kho dự trữ" Bitcoin quốc gia, dựa trên số Bitcoin giới chức thu giữ trong các vụ điều tra. "Đừng bao giờ bán Bitcoin. Nếu tôi đắc cử, đó sẽ là chính sách của Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ giữ 100% số Bitcoin hiện có hoặc mua thêm trong tương lai", ông nói.
Trump cũng muốn các doanh nghiệp Mỹ tăng cường đào Bitcoin. Ông thậm chí muốn giảm án chung thân cho Ross Ulbricht - người tạo ra và điều hành trang web Silk Road - chợ ma túy trực tuyến cho thanh toán bằng Bitcoin.
Quan điểm hiện tại của Trump trái ngược so với năm 2021. Khi đó, Trump gọi tiền số này là "trò lừa đảo" và ông "không thích vì nó được tạo ra để cạnh tranh với USD".
Những người ủng hộ tiền số đồng tình với Trump. Họ cho rằng việc Mỹ lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia sẽ là động thái lớn trong quá trình hợp pháp hóa tiền số. Jack Mallers - CEO ứng dụng giao dịch Bitcoin Strike - cho biết việc này thể hiện "sự tin tưởng rất lớn". Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, vẫn lo ngại tiền số khiến họ khó quản lý lĩnh vực tài chính, làm tăng rủi ro hệ thống, tạo ra nhiều tội phạm tài chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Giá Bitcoin ban đầu đi xuống sau phát biểu của Trump, nhưng sau đó tăng trở lại. Mỗi đồng hiện có giá gần 68.000 USD, tăng 0,1% so với hôm qua. Từ đầu năm, tiền số này đã tăng hơn 30%.
Hôm nay (28/7), Mỹ cho biết sẽ cải tổ bộ chỉ huy quân sự của họ tại Nhật Bản để tăng cường phối hợp với các lực lượng đồng minh, trong bối cảnh cả hai nước đều coi Trung Quốc là "thách thức chiến lược lớn nhất" ở khu vực, Reuters đưa tin.
Thông báo được đưa ra sau các cuộc hội đàm tại Tokyo giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với hai bộ trưởng đồng cấp Nhật Bản là Yoko Kamikawa và Minoru Kihara.
Tuyên bố nêu rõ, "bộ chỉ huy lực lượng phối hợp" sẽ hỗ trợ năng lực tương tác cao hơn với các lực lượng vũ trang của Nhật Bản và được triển khai song song với kế hoạch của riêng Tokyo nhằm thành lập một bộ chỉ huy phối hợp nhằm giám sát các lực lượng của họ vào tháng 3.
Việc nâng cấp bộ chỉ huy Mỹ tại Nhật Bản là "một trong những diễn biến quan trọng nhất trong lịch sử liên minh của chúng ta", ông Austin nói với các phóng viên trước khi cuộc đối thoại bắt đầu.
Việc cải tổ này là một trong những biện pháp được triển khai nhằm đối phó với điều mà Washington và Tokyo gọi là "môi trường an ninh đang thay đổi", nhấn mạnh những mối đe doạ từ Bắc Kinh.
"Chúng tôi tiếp tục thấy Trung Quốc thực hiện hành vi cưỡng ép và cố thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông , xung quanh Đài Loan (Trung Quốc) và trên khắp khu vực", ông Austin nói.
Tuyên bố chỉ trích những điều mà các bên gọi là hành động "khiêu khích" của Bắc Kinh trên biển, các cuộc tập trận quân sự chung giữa Trung Quốc với Nga và việc Bắc Kinh mở rộng nhanh chóng kho vũ khí hạt nhân của họ.
Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa phản hồi đề nghị bình luận.
Trong tuyên bố, các bộ trưởng Mỹ và Nhật Bản cho rằng "chính sách đối ngoại của Bắc Kinh là tìm cách định hình lại trật tự quốc tế vì lợi ích của riêng mình bằng cách gây tổn hại cho nước khác".
"Hành vi như vậy là mối quan ngại nghiêm trọng đối với liên minh và toàn bộ cộng đồng quốc tế và gây ra thách thức chiến lược lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và xa hơn nữa", tuyên bố nêu rõ.
Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản cũng thảo luận về "răn đe mở rộng", một thuật ngữ được sử dụng để nói về cam kết của Mỹ trong việc sử dụng lực lượng hạt nhân của mình để bảo vệ các đồng minh.
Đây là chủ đề nhạy cảm ở Nhật Bản, quốc gia chủ trương không phổ biến vũ khí hạt nhân và là nơi duy nhất từng bị tấn công bằng bom nguyên tử.
"Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng. Để bảo vệ toàn diện trật tự quốc tế hiện tại, chúng ta cần liên tục củng cố liên minh và tăng cường sức mạnh răn đe”, Bộ trưởng Kamikawa nói với các phóng viên khi bắt đầu cuộc hội đàm.
Mỹ có một căn cứ ở Nhật Bản để duy trì hiện diện quân sự ở châu Á. Đó là nơi đồn trú 54.000 quân nhân Mỹ, cùng hàng trăm máy bay và một nhóm tác chiến tàu sân bay.
Với mối lo ngày càng lớn về Trung Quốc và Triều Tiên , trong những năm gần đây, Nhật Bản thực hiện những thay đổi đáng kể về quân sự. Năm 2022, Nhật Bản công bố kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội.
Một quan chức Mỹ cho biết trong cuộc họp báo trước hội đàm, rằng bộ chỉ huy mới của Mỹ tại Nhật Bản sẽ do một vị tướng 3 sao đứng đầu. Tuyên bố sau hội nghị không đề cập đến nội dung này.
Hai Bộ trưởng Austin và Kihara cũng có cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik, để ký một thỏa thuận nhằm "thể chế hóa" hợp tác ba bên thông qua những hoạt động như chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa Triều Tiên theo thời gian thực và các cuộc tập trận quân sự chung.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục kéo Tokyo và Seoul xích lại gần nhau, khép lại những mâu thuẫn về vấn đề lịch sử.
"Bản ghi nhớ này củng cố hợp tác giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc, tạo nên mối quan hệ đối tác không thể lay chuyển, bất kể tình hình quốc tế thay đổi như thế nào", Bộ trưởng Kihara nói với các phóng viên sau cuộc họp ba bên.
Sản xuất vũ khí
Washington cũng muốn tận dụng ngành công nghiệp Nhật Bản để giảm bớt áp lực lên các hãng sản xuất vũ khí của Mỹ, để đáp ứng nhu cầu vũ khí từ các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông.
Tokyo và Washington đang thực hiện nhiều hợp tác khác nhau trong lĩnh vực này, bao gồm thúc đẩy hoạt động sản xuất tên lửa, phục hồi chuỗi cung ứng và hỗ trợ hoạt động sửa chữa tàu và máy bay.
Tuy nhiên, dự án chủ chốt là sử dụng các nhà máy của Nhật Bản để sản xuất tên lửa phòng không Patriot đang bị trì hoãn do thiếu một thành phần quan trọng do Boeing sản xuất, Reuters đưa tin.
Sau khi rời Tokyo, ông Blinken và ông Austin sẽ có cuộc đối thoại an ninh với một đồng minh khác của Mỹ ở châu Á là Philippines.
Trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Lào ngày 27/7, Ngoại trưởng Blinken nhắc lại rằng Washington và các đối tác muốn duy trì một "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", thông cáo của Mỹ cho biết.
Nguồn: Bnews; Diễn Đàn Doanh Nghiệp; VOA; Vnexpress; Soha
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Mỹ: NK thực phẩm kỷ lục; ‘Hút’ vàng từ các nước; ‘Bức tường sao kê’; Họp nội các đầu tiên của ông Trump; Khẩu chiến Trump-Zelensky
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá