Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Ngày 2/3, lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực khống chế các đám cháy rừng tại 2 bang North Carolina và South Carolina, miền Đông Nam nước Mỹ, trong điều kiện thời tiết hanh khô và gió giật mạnh. Lệnh sơ tán đã được ban bố ở một số khu vực.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo nguy cơ cháy rừng gia tăng trong khu vực do kết hợp 2 yếu tố độ ẩm thấp và nhiên liệu khô dễ bén lửa.
Tại South Carolina, Thống đốc Henry McMaster đã ban bố tình trạng khẩn cấp để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó hỏa hoạn. Song song với đó, lệnh cấm đốt lửa trên toàn bang vẫn có hiệu lực.
Đội Cứu hỏa hạt Horry cho biết 410 lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực khống chế cháy ở khu vực Rừng Carolina, phía Tây thành phố nghỉ dưỡng ven biển Myrtle Beach. Người dân tại một số khu dân cư ở thành phố này cũng đã được lệnh sơ tán.
Ủy ban Lâm nghiệp South Carolina cho biết tính đến sáng 2/3 chưa ghi nhận trường hợp thương tích hay công trình nào bị ảnh hưởng do cháy rừng. Đến chiều cùng ngày, ước tính lửa đã lan rộng trên diện tích khoảng 4,9 km2.
Chính quyền sở tại cảnh báo người dân ở khu vực Rừng Carolina chuẩn bị sẵn túi đồ thiết yếu và các kế hoạch khẩn cấp đề phòng có thêm các yêu cầu sơ tán do nguy cơ cháy lan rộng.
Tại North Carolina, lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực không chế nhiều đám cháy hiện thiêu đốt 161,87 hecta tại 4 khu rừng thuộc bang này trong ngày 2/3. Đám cháy lớn nhất lan rộng trên diện tích 121,41 hecta tại Rừng Quốc gia Uwharrie, cách thành phố Charlotte khoảng 80,47 km về phía Đông. Sở Lâm nghiệp North Carolina đã đẩy mạnh các nỗ lực cứu hỏa, song cho đến nay vẫn chưa thể khống chế “giặc lửa”.
Vào ngày 1/3, chính quyền thị trấn nhỏ Tryon ở phía Tây Nam hạt Polk đã kêu gọi cư dân sơ tán trong bối cảnh đám cháy lan nhanh tại khu vực này. Đến ngày 2/3, khuyến cáo sơ tán vẫn được duy trì.
Thị trường tiền số bùng nổ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thiết lập kho dự trữ tiền kỹ thuật số quốc gia, đánh dấu một bước ngoặt tiềm năng trong lịch sử tài chính thế giới. Tuy nhiên, con đường này không hề bằng phẳng.
Từ lời hứa tranh cử năm 2024, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những động thái mở đường cho việc hợp thức hóa tiền số như một tài sản chiến lược của Mỹ. Hôm 2/3, trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump đã nhắc lại về kế hoạch lập kho dự trữ chiến lược quốc gia. Ông cho biết đã chỉ đạo giới chức Mỹ tiến hành lập kho dự trữ gồm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), các token Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA) và khẳng định "chắc chắn sẽ biến Mỹ thành thủ phủ tiền số của thế giới".
Kế hoạch này không chỉ làm dậy sóng cộng đồng tiền số, đưa nhiều đồng tiền số tăng mạnh trở lại sau cú tụt giảm trước đó, mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Mỹ có thể tận dụng kho dự trữ tiền số để định hình lại quyền lực tài chính toàn cầu, trong bối cảnh đồng USD đang đối mặt với những thách thức mới?
Hướng mới trong chiến lược tài chính Mỹ
Trong khoảng 8 thập kỷ qua, kể từ Hội nghị Bretton Woods năm 1944, USD đã trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới, ban đầu dựa trên lượng vàng mà Kho bạc Mỹ nắm giữ. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi gần đây, đặc biệt là Trung Quốc cùng với xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của các nước đang khiến vai trò của đồng USD suy giảm.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm từ 72% năm 2000 xuống còn 58% vào năm 2023. Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), nước này hiện thanh toán 25% các giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ (CNY).
Bên cạnh đó, sự nổi lên của đồng tiền kỹ thuật số Nhân dân tệ do PBoC phát hành (e-CNY) cũng như sự phát triển bùng nổ của nhiều đồng tiền số khác như Bitcoin khiến Mỹ lo ngại, đặt ra áp lực chưa từng có lên vị trí thống trị của USD.
Việc ông Trump đề xuất kho dự trữ tiền số, với trọng tâm là Bitcoin, Ethereum, và các đồng tiền lớn khác, được xem là một nỗ lực chiến lược để Mỹ không chỉ thích nghi mà còn dẫn đầu trong kỷ nguyên tài chính số hóa.
Kho dự trữ tiền số, nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, sẽ không chỉ là một “kho vàng kỹ thuật số” mà còn được xem là công cụ để Mỹ củng cố ảnh hưởng kinh tế. Ý tưởng này xuất phát từ nhận thức rằng tiền số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu. Trước đó, một số tổ chức tài chính lớn như BlackRock và JPMorgan… đã mở ra các quỹ đầu tư vào đồng Bitcoin, và sắp tới là Ethereum và các đồng tiền ổn định (stable coin).
Quy mô thị trường tiền số cũng đã tăng mạnh trong vài năm qua. Vốn hóa thị trường tính tới chiều ngày 3/3 vượt mốc 3.000 tỷ USD. Đây cũng là tín hiệu cho thấy, chính quyền Mỹ nếu đứng ngoài cuộc chơi này đồng nghĩa với việc nhường sân cho các đối thủ địa chính trị.
Không chỉ đơn thuần là việc tích trữ Bitcoin hay Ethereum, kho dự trữ tiền số có thể còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của blockchain - vốn là công nghệ cốt lõi của các đồng tiền kỹ thuật số.
Tác động đến quyền lực tài chính toàn cầu
Có thể thấy, nếu Mỹ công nhận tiền số là tài sản dự trữ hợp pháp, điều này có thể kích hoạt một làn sóng chấp nhận tương tự từ các quốc gia khác, từ đó tăng cường thanh khoản và giá trị của các đồng tiền số lớn.
Hơn nữa, kho dự trữ này cũng có thể trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn là mối lo ngại và các chính sách in tiền không kiểm soát từng gây tranh cãi, Bitcoin - với nguồn cung cố định 21 triệu đồng - được xem như một “vàng kỹ thuật số” có khả năng bảo toàn giá trị. Nếu Mỹ tích trữ một lượng lớn Bitcoin, quốc gia này không chỉ bảo vệ tài sản của mình trước biến động tiền tệ mà còn tạo áp lực lên các quốc gia khác trong việc định giá lại dự trữ quốc gia của họ.
Hiện tại, quyền lực tài chính của Mỹ chủ yếu dựa trên hệ thống SWIFT và vai trò của USD trong thương mại quốc tế, với tỷ lệ thanh toán dùng USD trên toàn thế giới đạt khoảng 50%.
Tuy nhiên, hệ thống này đang bị đe dọa bởi các sáng kiến như blockchain xuyên biên giới của Trung Quốc và các liên minh kinh tế mới nổi như BRICS (Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi…) muốn giảm phụ thuộc vào USD.
Kho dự trữ tiền số có thể là câu trả lời của Mỹ để duy trì vị thế dẫn đầu. Bằng cách tích hợp tiền số vào kho dự trữ quốc gia, Mỹ có thể định hình các tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và sử dụng tiền số, từ đó kiểm soát một phần đáng kể dòng chảy tài chính số hóa.
Tuy nhiên, con đường đến với kho dự trữ tiền số không hề bằng phẳng. Trước hết, tính biến động của tiền số là rào cản lớn. Giá Bitcoin có thể tăng vọt hôm nay nhưng cũng có thể lao dốc bất ngờ, như cú sụt từ 100.000 USD về 80.000 USD những ngày qua, gây rủi ro cho kho dự trữ quốc gia. Sự thiếu ổn định này khiến tiền số khó đáp ứng tiêu chuẩn của một tài sản dự trữ truyền thống như vàng hay USD.
Thứ hai, khung pháp lý tại Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Dù ông Trump ủng hộ tiền số, Quốc hội Mỹ - nơi có sự chia rẽ giữa hai đảng - có thể trì hoãn hoặc từ chối thông qua dự luật cần thiết. Các nhà lập pháp bảo thủ lo ngại về nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu không có sự đồng thuận, kế hoạch này có thể chỉ dừng lại ở mức ý tưởng.
Cuối cùng, phản ứng từ cộng đồng quốc tế cũng là yếu tố quan trọng. Một số quan chức ECB đã bày tỏ sự hoài nghi về việc đưa Bitcoin vào kho dự trữ, cho rằng nó không đủ thanh khoản và ổn định. Nếu các đồng minh lớn như EU không ủng hộ, Mỹ có thể đối mặt với sự cô lập trong nỗ lực định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu.
Cho dù còn nhiều thách thức, nếu kho dự trữ tiền số được triển khai thành công, Mỹ có thể biến tiền số từ một tài sản đầu cơ thành một công cụ chiến lược, không chỉ củng cố quyền lực tài chính mà còn thúc đẩy đổi mới công nghệ. Hội nghị Thượng đỉnh Tiền số đầu tiên tại Nhà Trắng, dự kiến diễn ra vào ngày 7/3 tới, sẽ là nơi ông Trump và các nhà lãnh đạo ngành thảo luận về cách hiện thực hóa tầm nhìn này.
Hơn nữa, sự tham gia của các nhân vật như Elon Musk - người ủng hộ nhiệt thành của tiền số - có thể tạo thêm động lực. Nếu Tesla hoặc các công ty lớn khác bắt đầu tích trữ Bitcoin như một phần của chiến lược doanh nghiệp, điều này sẽ thúc đẩy xu hướng tương tự ở cấp quốc gia, tạo hiệu ứng domino trên toàn cầu.
Ngày 4/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu đầu tiên của nhiệm kỳ trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Nội dung bài phát biểu sẽ phản ánh những ưu tiên chính sách của ông Trump trong nhiệm kỳ hai.
“Làm mới giấc mơ Mỹ” là chủ đề của bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump trước phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào khung giờ vàng tối ngày 4/3 (theo giờ Mỹ). Nội dung bài phát biểu dự kiến sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực: các thành tựu từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump ở trong nước và ngoài nước; chính quyền Tổng thống Trump đã làm gì cho nền kinh tế Mỹ; hối thúc Quốc hội thông qua ngân sách bổ sung cho an ninh biên giới; và kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm thúc đẩy hòa bình trên thế giới bao gồm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza.
Đảng Dân chủ đã chọn Thượng nghị sỹ Elissa Slotkin thuộc bang Michigan để phát biểu phản bác bài phát biểu của ông Trump. Đảng Dân chủ dự kiến sẽ tập trung vào hai lĩnh vực chính đó là vì sao Tổng thống Trump chưa làm gì để giảm chi phí sinh hoạt ở Mỹ và vì sao chính quyền ông Trump lại để chủ nghĩa cực đoan cực hữu ảnh hưởng tới người dân Mỹ.
Phía đảng Dân chủ đã mời một số khách mời tới dự phiên họp chung của lưỡng đảng Quốc hội trong đó có những người bị ảnh hưởng bởi các chính sách của chính quyền mới bao gồm việc sa thải các nhân viên liên bang trong thời gian qua. Một số nghị sỹ Dân chủ cũng dự kiến sẽ tẩy chay bài phát biểu của ông Trump.
Sau cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Zelensky tại phòng Bầu dục, giới quan sát cho rằng chính quyền Trump đang giăng “bẫy hiểm” nhằm đạt được mục đích về chính trị lẫn kinh tế.
“Bẫy hiểm” của ông Trump
Đối với những nhà quan sát dày dặn kinh nghiệm, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Tổng thống Ukraine Zelensky tại Phòng Bầu dục và tiếp sau đó là cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai bên trong cuộc gặp cuối tuần qua, có thể là một động thái chính trị đã được tính toán kỹ lưỡng.
Một số người thậm chí cho rằng, đây có thể là “cái bẫy chính trị” đã được chính quyền ông Trump đưa ra để loại bỏ các trở ngại cho những cuộc đàm phán tiếp theo với Nga, nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine và đạt lợi ích về kinh tế.
Bất chấp điều gì đang xảy ra, Nga vẫn đang mong đợi các cuộc đàm phán nhằm phá băng, thậm chí xây dựng lại quan hệ Nga-Mỹ theo hướng tốt đẹp hơn trong những tuần tới. Không có thông báo nào được công khai. Nhưng, trong nội bộ Nhà Trắng đã có những cuộc thảo luận về việc xúc tiến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ tiềm năng.
Moscow dường như cũng có sự lạc quan rằng, trước sự bất đồng quan điểm giữa Tổng thống Zelensky và chính quyền ông Trump, các cuộc đàm phán đầy thách thức để chấm dứt xung đột ở Ukraine giờ đây sẽ phải nhường chỗ cho một loạt thỏa thuận kinh tế có khả năng mang lại lợi ích cho cả Nga và Mỹ, vốn có thể được thúc đẩy sau cánh cửa đóng kín.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã dẫn đầu phái đoàn của hai nước tham gia vòng đàm phán đặc biệt đầu tiên tại Saudi Arabia vào tháng 2/2025. CNN đưa tin các công tác chuẩn bị hiện đang được tiến hành cho vòng đàm phán thứ hai, dự kiến sẽ sớm được tổ chức tại quốc gia vùng Vịnh.
Ông Kirill Dmitriev, đặc phái viên của Nga tham gia đàm phán cho biết, sự hợp tác giữa nước này với Mỹ có thể "bao gồm" một số thỏa thuận năng lượng, nhưng ông không công bố thông tin chi tiết. Trong khi đó, Financial Times đưa tin, đã có những nỗ lực để thu hút các nhà đầu tư Mỹ tham gia khởi động lại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới châu Âu, mà Đức đã đóng cửa khi Nga bắt đầu phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ông Dmitriev đã kêu gọi 2 nước bắt đầu “xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại” và “tập trung vào đầu tư, tăng trưởng kinh tế, cách mạnh AI” cùng các dự án khoa học chung dài hạn như “khám phá sao Hỏa”. Phía Nga thậm chí còn đăng tải một đồ họa máy tính được sản xuất công phu trên nền tảng truyền thông xã hội X của tỷ phú Elon Musk, cho thấy một sứ mệnh chung giữa Mỹ-Nga-Saudi Arabia trong việc khám phá sao Hỏa, sử dụng tên lửa Space X. Bất chấp những rủi ro, Washington được cho là có thể kiếm được nguồn lợi khổng lồ khi hợp tác kinh doanh với Nga – quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn thứ tư thế giới, lớn hơn nhiều so với Ukraine.
Những đề xuất này có vẻ rất thu hút Tổng thống Trump – người luôn theo đuổi các thỏa thuận nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ. Trong thông báo trên X, ông Dmitriev cho biết: “Sự nhạy bén trong kinh doanh của Tổng thống Trump đã xóa nhòa những chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Biden. Nỗ lực đánh bại Nga đã sụp đổ”.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2025, Tổng thống Trump đã thực hiện một loạt thay đổi lớn, nhằm đảo ngược chính sách của chính quyền cũ, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị và quân sự, đồng thời thiết lập lại quan hệ với Nga. Trong khi tiến gần hơn với Nga, chính quyền ông Trump có nguy cơ quay lưng với các đồng minh phương Tây, khiến châu Âu bị cô lập trước sự thay đổi mạnh mẽ về lập trường của Washington.
Ngay cả Điện Kremlin cũng tỏ ra bất ngờ trước một loạt những diễn biến mới. Phát biểu trên đài truyền hình Nga hôm 2/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Chính quyền mới của Mỹ đang nhanh chóng thay đổi mọi cấu hình chính sách đối ngoại. Điều này phần lớn trùng khớp với tầm nhìn của chúng tôi".
Toan tính của chính quyền Trump về chính trị và kinh tế
Vẫn chưa rõ lý do tại sao Tổng thống Mỹ lại lựa chọn hàn gắn quan hệ với Điện Kremlin thay vì các đối tác truyền thống của nước này. Một số nhà phân tích cho rằng, đây có thể là nước cờ để ông sớm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Nhà khoa học chính trị Jager chỉ ra áp lực mà ông Trump phải đối mặt kể từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với Nga."Trong vài ngày qua, có thể thấy rõ ông Trump không đạt được bất kỳ tiến triển nào trong kế hoạch chấm dứt cuộc chiến Nga-Ukraine. Đó là vì Nga đang yêu cầu phải đáp ứng các điều khoản của nước này", ông Jäger nhấn mạnh, đồng thời viện dẫn cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Bằng cách dàn dựng một cuộc tranh cãi kịch liệt với Tổng thống Ukraine, ông Trump dường như thuyết phục người dân Mỹ rằng ông đang đưa ra đề xuất chấm dứt cuộc chiến này - về cơ bản có nghĩa là Ukraine phải nhượng bộ và Mỹ không thể tiếp tục viện trợ quân sự vô điều kiện cho Kiev", Jäger nói.
Cuộc tranh cãi giữa hai nhà lãnh đạo Ukraine và Mỹ đã làm dấy lên lo ngại rằng sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Ukraine kể từ khi ông Trump nhậm chức cách đây hơn một tháng có thể dẫn đến việc đóng băng các chuyến hàng hàng viện trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Chuyên gia chính trị Christian Mölling cho rằng, đây cũng là một bài học lớn với châu Âu, khiến họ phải tìm cách nhanh chóng “tự đứng vững trên đôi chân của mình” về mặt an ninh.
"Chúng ta phải thích nghi rất nhanh với thực tế là Mỹ không còn là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của NATO nữa", giám đốc Chương trình Tương lai châu Âu của Quỹ Bertelsmann nhận định khi phát biểu trên đài truyền hình công cộng Đức ZDF.
Ngoài những lý do trên, một số nhà phân tích cho rằng Washington có thể muốn làm giảm sự ủng hộ của Nga với Trung Quốc – một đối thủ mà họ coi là “đáng gờm” trong các cuộc cạnh tranh tương lai, đồng thời là một trong những nhân tố dẫn đến sự thay đổi địa chính trị mạnh mẽ của Washington.
Các nhà phân tích này đánh giá, việc Mỹ xích lại gần Nga có thể là bước đi đã được tính toán kỹ lưỡng, giúp Washington dễ dàng tập trung vào việc kiềm chế Trung Quốc hơn. “Nhiều học giả Trung Quốc đã lo ngại sự ấm dần trong quan hệ Mỹ-Nga có thể khiến Bắc Kinh bị cô lập”, ông Ja Ian Chong, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore lưu ý.
Đối với Nga, việc hòa hoãn với Mỹ sẽ giúp nước này giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sau khi phải hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt mạnh tay buộc Moscow phải rút khỏi nhiều thị trường trên toàn cầu. Kim ngạch thương mại giữa Nga với Trung Quốc đạt 245 tỷ USD vào năm 2024. Nhà phân tích Vasily Astrov thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna cho rằng: “Quyết định của Nga tái lập lại quan hệ với Trung Quốc theo hướng hợp tác chặt chẽ hơn có thể là do cần thiết chứ không phải là một lựa chọn chính sách có chủ ý. Bất kỳ sự đa dạng hóa nào về các lựa chọn kinh tế nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi cho Nga”.
Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cãi nhau với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Phòng Bầu dục, một quan chức Nhà Trắng xác nhận hôm thứ Hai 3/3.
Quan chức này cho biết Mỹ đang tạm dừng và xem xét lại hoạt động viện trợ để đảm bảo rằng việc viện trợ đóng góp vào một giải pháp.
Theo thông tin của Bloomberg và Fox News, lệnh tạm dừng viện trợ sẽ kéo dài cho đến khi ông Trump xác định rằng các nhà lãnh đạo Ukraine thể hiện cam kết thiện chí đối với hòa bình.
"Mục tiêu của Tổng thống rất rõ ràng là tập trung vào hòa bình. Chúng tôi cần các đối tác cũng cam kết với mục tiêu đó. Chúng tôi đang tạm dừng và xem xét lại viện trợ để đảm bảo rằng nó đóng góp vào một giải pháp," một quan chức Nhà Trắng nói với CBS News, đối tác của BBC tại Mỹ.
Fox News dẫn lời một quan chức trong chính quyền Trump cho biết: "Đây không phải là chấm dứt viện trợ vĩnh viễn, mà chỉ là tạm dừng."
Bloomberg đưa tin rằng tất cả thiết bị quân sự của Mỹ chưa có mặt tại Ukraine sẽ bị tạm dừng, bao gồm vũ khí đang được vận chuyển trên máy bay, tàu hoặc đang chờ tại các khu vực trung chuyển ở Ba Lan.
Hãng tin này cũng cho biết Trump đã chỉ thị Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth thực hiện lệnh tạm dừng.
Các thông tin trên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng ông chưa thảo luận về việc đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng nhấn mạnh rằng ông Zelensky "nên tỏ ra biết ơn hơn" đối với sự hỗ trợ của Washington.
Gần ba năm kể từ khi chiến tranh bùng nổ, Washington đã cam kết viện trợ hàng tỷ đô la cho Ukraine, theo Reuters.
Theo phóng viên BBC phụ trách Bắc Mỹ Nomia Iqbal, lệnh đình chỉ này được cho là chỉ mang tính tạm thời cho đến khi Tổng thống Trump xác định rằng Ukraine có thể thể hiện "cam kết đàm phán hòa bình" với Nga.
Chính quyền Trump về cơ bản muốn Tổng thống Zelensky ký thỏa thuận về khoáng sản và "làm hòa" với Nga nhưng không đưa ra các đảm bảo an ninh mà ông Zelensky mong muốn.
Thay vào đó, các trợ lý của Trump đã đề cập đến "đảm bảo kinh tế".
Thời điểm đầy kịch tính của các hành động của Trump có thể chỉ là trùng hợp – nó diễn ra chưa đầy 24 giờ trước bài phát biểu của Trump trước Quốc hội, một cơ hội để ông nêu bật những thành tựu của mình.
Đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga là điều mà Trump khao khát.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Tammy Duckworth, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện, gọi quyết định của Nhà Trắng về việc tạm dừng viện trợ là "sự từ bỏ đáng xấu hổ đối với Ukraine".
"Quyết định này sẽ không làm cho đất nước chúng ta an toàn hơn," bà viết trên mạng xã hội X.
"Nó sẽ cổ vũ Putin và các đối thủ của chúng ta, đồng thời làm suy yếu quan hệ với các đối tác dân chủ."
Thượng nghị sĩ Peter Welch, đảng viên Dân chủ từ bang Vermont, cũng bày tỏ sự bất bình trên X:
"Putin là tội phạm chiến tranh. Zelensky là người hùng. Trump thì yếu đuối."
Viện trợ quân sự cho Ukraine hoạt động như thế nào?
Dòng viện trợ quân sự của Mỹ để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine khá phức tạp, nhưng chủ yếu được thực hiện theo ba hình thức chính:
Thẩm quyền trích viện trợ tổng thống (Presidential Drawdown Authority)
Tài trợ quân sự nước ngoài của Bộ Ngoại giao (Foreign Military Financing - FMF)
Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (Ukraine Security Assistance Initiative - USAI)
Thẩm quyền trích viện trợ tổng thống cho phép quân đội Mỹ trích từ kho dự trữ của mình để gửi trang thiết bị cho Ukraine. Một quan chức quốc phòng cấp cao nói với BBC hôm thứ Hai 3/3 rằng hiện còn khoảng 3,85 tỷ USD trong khuôn khổ cơ chế này để tiếp tục lấy thiết bị từ kho của Mỹ. Việc có giải ngân số viện trợ này hay không do Nhà Trắng quyết định.
Bên cạnh đó, còn khoảng 1,5 tỷ USD trong chương trình Tài trợ quân sự nước ngoài (FMF) của Bộ Ngoại giao dành cho Ukraine, có thể được cấp dưới dạng tài trợ hoặc cho vay trực tiếp. Hiện FMF đang được Ngoại trưởng Marco Rubio xem xét.
Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) cấp ngân sách để Ukraine trực tiếp mua vũ khí từ các nhà sản xuất Mỹ.
Hiện vẫn chưa rõ thông báo hôm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các dòng viện trợ này và số phận của chúng trong thời gian tới.
Ông Zelensky có thể làm gì?
Nomia Iqbal - phóng viên BBC phụ trách Bắc Mỹ - viết:
Ông Zelensky có thể làm gì?
Xin lỗi Tổng thống Trump?
Chấp nhận thỏa thuận khoáng sản bất chấp mọi thứ?
Dường như đó là điều chính quyền Trump mong muốn – họ đổ lỗi cho Tổng thống Zelensky về tình trạng căng thẳng hiện tại, cáo buộc sai rằng ông không cảm ơn đủ.
Động thái bất thường tạm dừng viện trợ này rõ ràng là để gây áp lực lên nhà lãnh đạo thời chiến Ukraine và buộc ông phải nhượng bộ.
Nhưng thực tế, Tổng thống Zelensky đã từng bày tỏ sẵn sàng làm như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái, ông gợi ý chấp nhận việc một số vùng lãnh thổ Ukraine đã bị Nga chiếm đóng sẽ giữ hiện trạng như vậy. Nhưng ông cũng nói rằng phần lãnh thổ chưa bị chiếm có thể được trao tư cách thành viên NATO.
Vào tháng này, ông Zelensky thậm chí đã tuyên bố sẵn sàng rút lui nếu Ukraine được gia nhập NATO.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã bác bỏ khả năng Kyiv gia nhập liên minh, đồng quan điểm với Moscow. Ông Trump chưa bao giờ nói rõ muốn Nga – nước đã xâm lược Ukraine – phải nhượng bộ những gì.
Nguồn: Báo Tin Tức; Vietnamnet; VOV; Soha; BBC
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Bão dữ, 26 người chết; ‘Lùng sục’ tìm mua trứng; Lần theo dấu fentanyl; ‘Logic thuế quan’ của Trump; Không kích thủ đô Yemen
Nhật chật vật vì gạo; Lập nhóm ăn xin để xả stress; Căng thẳng leo thang ở Seoul; Putin tiến thoái lưỡng nan; Cựu Tổng thống Duterte bị giam giữ
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá