Mỹ: Cập nhật dịch; Tỷ phú Bill Gastes lên tiếng; Quốc hội điều trần CEO; Đắc cử Tổng thống dù thua phiếu; Bầu cử Tổng thống 2020; Ai rắn với TQ; Tự bắn chân mình

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ 27/5. Trường hợp tử vong đầu tiên vì COVID-19 tại Mỹ là vào ngày 29/2. Và 54 ngày sau đó, nước này ghi nhận 50.000 trường hợp tử vong vì COVID-19. Đến ngày 27/5, Mỹ có trên 100.000 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong 2 tháng gần đây và 11 ngày qua đã ghi nhận thêm 10.000 trường hợp. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 mới theo tuần đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6.

Số ca mắc COVID-19 mới tại các tiểu bang Arizona, California, Florida và Texas trong tháng 7 khiến các bệnh viện quá tải. Tình trạng này buộc các tiểu bang phải thay đổi kế hoạch mở của nền kinh tế vốn gặp khó khăn do phong tỏa tránh lây lan dịch COVID-19 vào tháng ba và tháng tư.

Texas đang dẫn đầu nước Mỹ với gần 4.300 trường hợp tử vong trong tháng 7, theo sau đó là Florida với 1.900 ca và California với 2.700 ca.

Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 đã gia tăng trong tháng 7 tại 3 tiểu bang Texas, Florida và California nhưng New York và New Jersey vẫn đứng đầu nước Mỹ về số ca tử vong trên đầu người.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số trường hợp tử vong trung bình theo ngày tại 29 bang ở Mỹ đã tăng 10% so với tuần trước.

Trong 20 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng thứ 6 về trường hợp tử vong trên đầu người, với 45 người thiệt mạng/100.000 người nhiễm SARS-CoV-2. Đứng trên Mỹ là Anh, Tây Ban Nha, Italy, Peru và Chile.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Mỹ trong đánh giá ngày 14/7 dự đoán rằng đến ngày 1/11, nước này có nguy cơ ghi nhận trên 224.000 trường hợp tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, IHME phân tích rằng tỷ lệ tử vong này có thể giảm thiểu nếu các biện pháp như đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội được duy trì tốt.

Trong một diễn biến liên quan, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá sinh học trực thuộc Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết đơn vị này có thể cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc-xin phòng COVID-19 trong những tuần tới một khi loại vắc-xin này đạt yêu cầu cần thiết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng nước này đã đẩy mạnh sản xuất vật liệu cần thiết cho một loại vắc-xin có thể "sớm được thông qua".

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, đến 11 giờ ngày 30/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Mỹ là trên 4,56 triệu người, trong đó có 153.840 người tử vong.

Tỉ phú Bill Gates: Hầu hết các xét nghiệm Covid-19 của Mỹ 'hoàn toàn lãng phí'

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Theo đài CNBC, do nhu cầu xét nghiệm Covid-19 quá cao, việc công bố kết quả của các phòng thí nghiệm Mỹ phải kéo dài trong vài ngày, một tuần hoặc thậm chí nhiều hơn.

"Ngay bây giờ, để có kết quả xét nghiệm mà bạn phải chờ đợi hơn 3 ngày, đôi khi 7 ngày, thì không ai nên trả 1 USD cho điều đó. Thật điên rồ" - tỉ phú Gates lưu ý.

Ông giải thích rằng, với thời gian thử nghiệm dài như vậy, mọi người sẽ không thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết đúng thời gian và tiếp tục lây nhiễm.

Tỉ phú Bill Gates và vợ Melinda đứng đầu một quỹ từ thiện khoảng 50 tỉ USD. Quỹ này ưu tiên chiến đấu với các bệnh nguy hiểm ở các nước đang phát triển, cũng như các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở Mỹ. Hiện tại, tổ chức này đã phân bổ 300 triệu USD để phát triển vắc-xin chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch.

Theo thống kê mới nhất, hơn 16.661.800 người đã bị mắc Covid-19 trên toàn thế giới và hơn 656.900 trường hợp tử vong đã được báo cáo. Ngoài ra, cho đến nay, hơn 10.255.900 cá nhân đã khỏi bệnh trên toàn cầu.

Cho đến nay, 823.515 trường hợp mắc dịch Covid-19 đã được xác nhận ở Nga, trong đó 612.217 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Dữ liệu mới nhất của Nga cho thấy 13.504 trường hợp tử vong trên toàn quốc. Trước đó, chính phủ Nga đã thiết lập một đường dây nóng trên mạng Internet để cập nhật công khai về tình hình dịch Covid-19.

Người Latin chết nhiều vì dịch Covid-19 ở bang California

Điều đáng lo ngại được các quan chức y tế ở bang California báo động: Người Latin chiếm hơn một nửa số ca mắc bệnh dịch Covid-19.

Theo các quan chức y tế California cho biết người Latin chỉ chiếm hơn 1/3 tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ nhưng chiếm 56% ca mắc Covid-19 và 46% ca tử vong.

Đến giữa chiều 28-7, bang California đã ghi nhận 133 trường hợp tử vong, mức cao nhất trong một ngày là 159 người.

Các trường hợp đang tăng vọt trong khu vực nông nghiệp ở thung lũng trung tâm với số dân Latin tràn ngập các bệnh viện.

Ngày 28-7, các bang Arkansas, Florida, Montana và Oregon cũng đã thông báo kỷ lục đột biến về số tử vong vì dịch Covid-19.

Bang Florida chứng kiến ​​191 trường hợp tử vong do Covid-19 trong 24 giờ trước đó, mức tăng cao nhất trong một ngày của nó, cơ quan y tế của bang cho biết.

Bang Texas bổ sung hơn 6.000 trường hợp mới vào ngày 27-7, đẩy tổng số ca nhiễm lên tới 401.477, theo một thống kê của hãng thông tấn Reuters.

Ba bang khác gồm California, Florida và New York - có hơn 400.000 trường hợp.

Đó cũng là bốn bang đông dân nhất nước Mỹ

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, nhận thấy các dấu hiệu gia tăng có thể lên đến đỉnh điểm ở miền Nam và miền Tây trong khi các khu vực khác đang ở trên đỉnh của sự bùng phát mới.

Sự gia tăng số ca tử vong và nhiễm dịch của Mỹ đã làm giảm bớt hi vọng ban đầu đất nước này vượt qua được khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất đã tàn phá các doanh nghiệp và khiến hàng triệu người Mỹ mất việc.

Xu hướng này cũng đã thúc đẩy một cuộc tranh luận gay gắt về việc mở lại các trường học ở Mỹ trong những tuần tới.

4 CEO công nghệ Mỹ điều trần những gì trước Quốc hội Mỹ?

Mới đây, phiên điều trần Giám đốc điều hành của 4 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ là Amazon, Apple, Facebook và Google đã khép lại. 4 vị Giám đốc điều hành này đã phải ngồi ghế nóng trong 5 tiếng đồng hồ để trả lời những cáo buộc liên quan đến độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.

Lý do 4 CEO công nghệ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ lần này là bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cả 4 vị giám đốc đều nhấn mạnh các công ty mình điều hành lớn mạnh không gây hại cho ai, mà chỉ mang lại lợi ích cho nước Mỹ, như tạo công ăn việc làm, hay để đối phó với sự nổi lên của các hãng công nghệ lớn từ Trung Quốc.

Về các vấn đề cụ thể, đáp lại cáo buộc Facebook mua Instagram để triệt tiêu cạnh tranh từ hãng này, CEO của Facebook nói rằng việc mua bán lúc đó được Ủy ban Thương mại liên bang phê chuẩn, nên không thể nói là có chuyện mua để triệt tiêu đối thủ.

Trong khi đó, CEO của Apple nhấn mạnh Apple đối xử với công bằng với mọi ứng dụng trên hệ điều hành của Apple.

Còn CEO của hãng bán hàng trực tuyến Amazon đối mặt với câu hỏi về việc Amazon thu thập thông tin của các nhà bán hàng trên Amazon, như xem họ bán gì chạy, từ đó đưa ra sản phẩm của mình. CEO của Amazon nói rằng hãng có chính sách ngăn cấm điều này, nhưng cũng thừa nhận ông không thể đảm bảo rằng chính sách đó chưa từng bị vi phạm.

Từ lâu, Google bị cáo buộc thu thập quá nhiều thông tin các nhân của người sử dụng, như xem họ thích ăn gì, xem gì, chơi gì… để định hướng quảng cáo của mình. Đáp lại, CEO Google lặp lại điệp khúc rằng, chính hãng này đã thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, khiến giá quảng cáo giảm đáng kể.

Sau phiên điều này, các hãng công nghệ khổng lồ sẽ không bị chia nhỏ ra để chống độc quyền như cách nghĩ của một số người. Quốc hội Mỹ khó đồng thuận được việc đó và cũng chỉ có chức năng làm luật là chính. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ có thể dẫn tới việc đề xuất ban hành luật mới về chống độc quyền theo hướng giúp chính phủ liên bang dễ dàng hơn trong điều tra, xử phạt các hãng công nghệ lớn, đồng thời có sự giảm sát chặt chẽ hơn với các vụ mua bán, thâu tóm các hãng công nghệ, như trường hợp Facebook mua Instagram, hay Google mua Youtube. Phiên điều trần như thế này cũng có thể châm ngòi và thúc đẩy thêm nhiều cuộc điều tra, kiện tụng khác nhắm vào các ông lớn công nghệ.

Những ứng viên đắc cử Tổng thống Mỹ dù thua phiếu phổ thông

John Quincy Adams (1824)

Đây là một trong hai trường hợp đắc cử tổng thống lần đầu tiên thua cả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri.

Bốn ứng cử viên tổng thống năm 1824 đều là thành viên của Đảng Cộng hòa - Dân chủ. Đó là Andrew Jackson, John Quincy Adams, William Crawford and Henry Clay. Khi kiểm phiếu, Andrew Jackson giành được nhiều phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri nhất, nhưng lại thiếu 32 phiếu mới đủ số phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng.

Trong trường hợp không có ứng viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, Hạ viện có quyền bầu tổng thống theo hiến pháp. Henry Clay là chủ tịch hạ viện nên bị loại khỏi danh sách. Hạ viện đã bầu Adams, dù Jackson giành được 99 phiếu đại cử tri trong khi Adams chỉ được 84 phiếu. Khi Adams lên làm Tổng thống và bổ nhiệm Henry Clay làm Ngoại trưởng, Jackson tức giận và buộc tội các đối thủ gian lận.

Rutherford B. Hayes (1876)

Cuộc bầu cử năm 1876 là một trận đua đầy tranh cãi giữa ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes và ứng viên đảng Dân chủ Samuel Tilden. Khi kiểm phiếu, Tilden đã giành được 184 phiếu đại cử tri, thiếu đúng một phiếu để đạt đa số phiếu. Hayes chỉ giành được 165 phiếu, nhưng vẫn còn 20 phiếu đang gây tranh cãi.

Đảng Cộng hòa phản đối kết quả từ Florida, Louisiana và Nam Carolina, vì cả hai bên tuyên bố ứng cử viên của họ đã giành chiến thắng tại các bang. Vì vậy, Quốc hội đã thành lập một Ủy ban bầu cử liên bang lưỡng đảng và Ủy ban này đã trao tất cả 20 phiếu tranh chấp cho Hayes, người đã giành chiến thắng sít sao với 185 phiếu so với 184 của Tilden.

Lý do Hayes giành được số phiếu này là do giữa hai đảng đã có một thỏa thuận. Đảng Dân chủ đồng ý để Hayes trở thành tổng thống với điều kiện đảng Cộng hòa rút hết quân khỏi Liên minh miền Nam. Đây cũng là một trong những lý do khiến Thời kỳ tái thiết chấm dứt vào năm 1877.

Benjamin Harrison (1888)

Cuộc đua năm 1888 giữa Tổng thống Dân chủ đương nhiệm Grover Cleveland và đối thủ đảng Cộng hòa Benjamin Harrison đầy những gian lận và hối lộ. Cả hai bên cáo buộc nhau mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của mình. Những cử tri “trôi nổi” không trung thành với bất cứ một đảng nào có thể bán cho người trả giá cao nhất.

Cuối cùng, Cleveland và đảng Dân chủ đã giành chiến thắng ở toàn bộ miền Nam trong khi đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở miền Bắc và miền Tây, bao gồm cả bang Indiana quê hương của Cleveland với tỷ lệ sít sao. Cleveland đã giành được hơn 90.000 phiếu bầu phổ thông nhưng lại thua số phiếu đại cử tri với tỷ lệ 233 - 168.

Bốn năm sau, Cleveland lại ra tranh cử và đánh bại Harrison, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất đảm nhiệm hai nhiệm kỳ không liên tiếp.

George W. Bush (2000)

Sau 112 năm kết quả bầu cử đã trở lại bình thường với người giành đa số phiếu đại cử tri đoàn cũng giành đa số phiếu phổ thông, cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 gây nhiều tranh cãi đến mức tòa án tối cao phải can thiệp.

Cuộc cạnh tranh diễn ra giữa ứng viên đảng Cộng Hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore. Vào đêm bầu cử, kết quả rất sít sao với ba tiểu bang Oregon, New Mexico và Florida. Gore cuối cùng đã giành chiến thắng ở bang Oregon và New Mexico với tỷ lệ sát nút (chỉ có 365 phiếu ở New Mexico), khiến bang Florida phải quyết định ai làm tổng thống.

Cuộc đua ở Florida sít sao đến mức các nhà chức trách phải tiến hành tái kiểm phiếu. Ngoại trưởng bang Florida Kinda Harris tuyên bố ông Bush là người chiến thắng với 537 phiếu bầu. Gore khởi kiện và cho rằng không phải tất cả các lá phiếu đều được tính. Vẫn còn hàng đống phiếu đục lỗ lâp lửng bị coi là không hợp lệ vì lỗi của cử tri.

Tòa thượng thẩm Florida đứng về phía Gore, nhưng Bush đã kháng cáo lên tòa án tối cao liên bang. Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Bush đã đảo ngược phán quyết của tòa án Florida và tạm dừng lệnh tái kiểm phiếu. Nắm trong tay bang Florida, Bush đã chiến thắng phiếu đại cử tri với tỷ lệ 271-266, dù ít hơn Gore hơn 500.000 phiếu phổ thông.

Donald Trump (2016)

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã bất ngờ đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, mặc dù cựu Đệ nhất phu nhân giành được nhiều hơn 2,8 triệu phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.

Clinton đã thể hiện rất tốt ở các thành phố lớn và các bang đông dân như California và New York. Bà đã đánh bại ông Trump với 30 điểm phần trăm ở bang California và 22,5 điểm phần trăm ở New York. Nhưng ông Trump đã chiến thắng sít sao ở các bang chiến trường như Wisconsin (0,8%), Pennsylvania (0,7%) và Michigan (0,2%).

Cuối cùng, dù thua hàng triệu phiếu phổ thông, nhưng ông Trump vẫn giành chiến thắng thuyết phục nhờ 304 phiếu đại cử tri trong khi bà Clinton chỉ được 227 phiếu.

Bầ u cử 2020: Tuần lễ mọi việc thay đổi cho Donald Trump

Có thể ví von là vào tháng 1/2017, Donald Trump được tặng một chiếc xe mới, sáng bóng. Chiếc xe đẹp nhất mà lần đầu cả thế giới được chiêm ngưỡng. Đến tháng 7/2020, tổng thống có một cuộc khám phá quan trọng về chiếc xe này.

Chiếc xe có cần số chạy ngược.

Đó là tính năng phụ mà Trump không bao giờ nghĩ mình sẽ cần đến - và chắc chắn ông cũng không bao giờ có ý định sử dụng. Nhưng hôm thứ Hai, ông đã khởi động tính năng đó. Trump đã vận hết sức bình sinh để kéo cần số của chiếc xe trở lại, nhưng giờ thì ông không thể nào khiến cái cần đó đừng chạy ngược nữa.

Hoặc để thay đổi phép ẩn dụ - và mượn ngôn từ được Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, dùng để mô tả đối thủ thuộc đảng Lao động - tổng thống Trump trong tuần này, đã có nhiều''flip-flops'' (tiếng lóng để chỉ việc đảo ngược quyết định) còn hơn ở bãi biển Bournemouth.

Nói tóm gọn, việc đeo khẩu trang - mà tổng thống từng chế giễu là "hành động chuẩn mực" - giờ đây được xem là hành động yêu nước, và mọi người phải luôn luôn đeo vào, khi không thể thực hiện giãn cách xã hội. Virus corona, cho đến gần đây được mô tả trong hầu hết các trường hợp chỉ là hiện tượng sổ mũi nặng, bây giờ được xem là tình trạng nghiêm trọng - và tình hình sẽ tồi tệ hơn trước khi có thể tốt lên.

Hai tuần trước, tổng thống nhấn mạnh rằng tất cả trường học phải mở cửa trở lại, nếu không ông sẽ rút tiền tài trợ. Bây giờ ông lại nói rằng, với một số thành phố mà tình hình dịch bệnh phức tạp, mở cửa là điều không phù hợp - và ông tỏ ra đồng cảm hơn với các bậc cha mẹ đang vật lộn trong việc có nên cho con tiếp tục đi học hay không.

Và quyết định "đảo ngược" đáng chú ý nhất diễn ra cách đây vài đêm về Hội nghị của Đảng Cộng hòa ở Jacksonville, Florida.

Ngài tổng thống yêu chuộng đám đông. Một đám đông ngưỡng mộ ông reo hò đến khản giọng. Kế hoạch ban đầu của ông là tổ chức hội nghị đảng ở Charlotte, North Carolina. Nhưng khi thống đốc tiểu bang đó nói rằng sẽ áp dụng giãn cách xã hội, tổng thống điên lên, tấn công thống đốc và tuyên bố một cách thô lỗ rằng đảng Cộng hòa sẽ đi nơi khác. Jacksonville sẽ là địa điểm tổ chức lễ hội đảng với đủ trò chơi, và hàng ngàn người Cộng hòa cổ vũ, reo hò.

Chỉ là, điều đó bây giờ sẽ không diễn ra.

Đó là một đảo ngược quyết định đầy kinh ngạc và đau đớn mà tổng thống phải thực hiện với trái tim trĩu nặng nhất.

Các thông báo về việc này được đưa ra trong ba đêm liên tiếp, trong các cuộc họp về virus corona vừa được hồi phục của Nhà Trắng. Trong các buổi họp được mở lại này, chỉ có một mình tổng thống, không có các cố vấn y tế của ông hộ tống như trước đây. Những buổi họp này cũng kỷ luật hơn nhiều so với khi tổng thống còn nói liên tục trên bục trong vài giờ đồng hồ, phát biểu về bất cứ điều gì và suy tư về mọi thứ - đáng nhớ nhất là liệu thuốc khử trùng và ánh sáng mặt trời có nên được tiêm vào cơ thể để điều trị virus corona hay không.

Tôi đã có mặt trong cuộc họp ngắn đáng nhớ đó với tổng thống, và trở lại một lần nữa để dự cuộc họp ngắn hôm thứ Tư của ông. Lần này ông xuất hiện chưa đầy nửa tiếng, bị mắc kẹt với những thông điệp mà ông muốn gửi đi (vâng, không ai lường trước được sự kỳ lạ về những khó khăn pháp lý mà Ghislaine Maxwell phải đối mặt), và ông trả lời rất nhiều câu hỏi. Ông cũng không bày tỏ sự tức giận, không dính vào cãi vả. Ông đến và làm đúng những thứ cần phải làm và rời đi.

Tất cả những gì tôi muốn nói là Phần 2 không thú vị bằng Phần 1 - mặc dù các tập phim đã bị cắt ngắn hơn nhiều.

Một buổi tối trong tuần này, tôi ngồi nói chuyện trong khu vườn của một người có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động trong chính quyền Trump. Đó là một buổi tối ẩm ướt khó chịu, khi sấm sét cuộn quanh thành phố. Chúng tôi dành thời gian thảo luận về tâm lý của tổng thống (vâng, một chủ đề chung). Và người này đưa ra quan điểm rằng anh có một bậc trượng phu lạc hậu không bao giờ tỏ ra yếu đuối. Dù đôi khi ông ấy biết rằng lùi một chút, sẽ là bước đi khôn ngoan , và anh công nhận rằng điều đó thật vô lương tâm.

Nhưng nếu chúng ta vẫn chơi đòn tâm lý đám đông với bộ não của tổng thống - người có khả năng nhận thức mà giờ đây chúng ta đều biết, đó là có thể nhắc lại những chữ người, phụ nữ, đàn ông, máy ảnh, TV, theo đúng thứ tự - và với ông có một điều tồi tệ hơn yếu đuối, đó là thua cuộc.

Và mặc dù ở nơi công cộng - vì sợ trông mình yếu - tổng thống khẳng định chiến dịch tranh cử của ông đang thắng, người dân Mỹ yêu ông, và các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ông bị sụt giảm chỉ là tin giả, thực tế khó chịu hơn thế nhiều.

Lấy Florida chẳng hạn, nơi Trump sẽ có bài phát biểu chấp nhận sự đề cử của đảng. Florida hiện đang là tâm chấn của đại dịch virus corona với số ca nhiễm tăng kinh hoàng. Với dân số 21 triệu người, trong tuần trước, số người bị nhiễm mới mỗi ngày còn nhiều hơn toàn bộ Liên minh châu Âu (dân số 460 triệu người) cộng lại. Nhưng Florida cũng là vùng bình địa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chỉ cần nghĩ đến cuộc đấu giữa Bush và Gore vào năm 2000.

Đó là tiểu bang mà Trump thắng một cách thoải mái năm 2016. Đó là tiểu bang mà Trump nghĩ rằng mình có thắng dễ dàng tháng 11. Nhưng cuộc thăm dò mới nhất của Đại học Quinnipiac cho thấy ứng cử viên Dân chủ Joe Biden dẫn trước ông 13 điểm. Mười ba. Đó là con số lớn. Và có cả đống số liệu liên quan khác cho thấy Tổng thống Trump đang tụt lại phía sau.

Những gì không thay đổi trong tuần qua là khoa học. Bạn có thể chắc chắn rằng các cố vấn y tế đau khổ của Trump đã lập đi lập lại những điều họ nói như chiếc máy chơi đĩa nhựa bị hỏng. Khẩu trang. Giãn cách xã hội. Tránh đám đông. Có thể là tổng thống đã chuyển đổi và đang lắng nghe các chuyên viên y tế. Có thể, nhưng tôi phải đoán nhiều phần là không.

Nếu chúng ta muốn tìm một 'điều" quan trọng thì đó chính là điều này. Tuần trước, Trump sa thải quản lý chiến dịch tranh cử 2020 của mình, Brad Parscale, và đưa vào một người mới. Có vẻ như Bill Stepien đã mời tổng thống ngồi xuống, và tạt vào ông một thùng nước lạnh. Rằng kết quả các cuộc thăm dò ý kiến rất khủng khiếp, rằng họ đang đi sai hướng; rằng họ tuy chưa đến nỗi đã thảm bại không thể cứu vãn, nhưng mọi việc có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Đổi hướng và đổi giai điệu là điều tối cần thiết. Đặc biệt khi nói đến bất cứ điều gì liên quan đến Covid-19.

Cũng nên chèn vào đây một dấu ngoặc. Tôi không biết rõ về Bill Stepien - mặc dù ông được đánh giá rất tốt. Nhưng dù Bill Stepien có thể rất xuất sắc, tổng thống có thói quen là thay đổi nhân sự, và trong hai hay ba tuần sau đó, làm theo lời khuyên của nhân viên mới, nhưng rồi sau đó sẽ quay trở lại với thói quen và bản năng của mình. Những điều mà tổng thống nói với bạn là đã phục vụ ông ấy tốt nhất trong suốt sự nghiệp lâu dài và đầy màu sắc của ông. Nhưng chúng ta đang ở trong lãnh thổ mới.

Trong ba năm rưỡi qua, tổng thống đã có thể xác định thực tế của chính mình; uốn cong tình thế và sửa sự thật cho phù hợp với câu chuyện ông muốn kể. Virus corona đã không bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực của ông. Virus là một kẻ thù không giống ai mà Donald Trump phải đối mặt trước đây. Và Trump đã phải uốn cong theo ý muốn của virus. Chứ không phải ngược lại.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Những gì xảy ra trong tuần này là những gì các cuộc thăm dò đang cho thấy, và những gì giới khoa học của ông Trump liên tục kêu gọi hoàn toàn thích hợp. Ông Trump thực sự không muốn trở thành kẻ thua cuộc vào tháng 11.

Bóng ma của những lần đảo ngược quyết định 180 độ này của ông đã mang lại cho các nhà bình luận cấp tiến nhiều trận cười . Người đàn ông chỉ biết làm thế nào để tấn công gấp đôi, bây giờ đánh gấp đôi trong nỗi đau của những đảo ngược quan điểm rất công khai. Ôi những ngày hạnh phúc.

Nhưng các nhà bình luận nên thận trọng hơn. Việc chuyển đổi quan điểm của ông có thể không thành thật; có thể được sinh ra từ sự cần thiết phải lấy phiếu - nhưng điều mà nhiều người Mỹ sẽ thấy là tổng thống của họ cư xử hợp lý và bình thường; đưa ra quyết định phù hợp với nguy cơ lớn của mối đe dọa mà người dân Mỹ đang phải đối mặt - và người Mỹ đang lo sợ. Nhưng, tôi nghe bạn nói, chắc chắn người dân Mỹ sẽ không quên tất cả những điều mà tổng thống nói trong tháng 3 và tháng 4 khi ông giảm tầm quan trọng của đại dịch và thúc giục việc mở cửa lại nền kinh tế Mỹ sớm?

Chà, tất cả những gì tôi muốn nói là đám xiếc nhanh chóng làm xiệc; mọi người hình như có những ký ức ngắn vô cùng. Có còn ai nói gì thêm về Mueller? Hay Nga? Hay cuộc luận tội? Chùm sáng của ngọn hải đăng không tồn tại lâu ở bất kỳ nơi nào. Với sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta với những phát triển mới, cho những câu chuyện mới, cho những tình tiết xoắn ốc, chúng ta dường như phải chịu đựng sự rối loạn thiếu tập trung. Và tổng thống này hiểu điều đó tốt hơn bất cứ ai.

Một số người chắc chắn sẽ viết rằng đây là tuần tồi tệ nhất của tổng thống. Nếu ông ấy tái đắc cử tháng 11, nó sẽ được coi là tuần lễ tốt nhất.

Ông Trump và đối thủ Biden, ai 'rắn' với Bắc Kinh hơn?

Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang lây lan khắp toàn cầu, những ngôn từ thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc được sử dụng trong khắp các cuộc bàn thảo chính trị ở Mỹ.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu về Trung Quốc tại thư viện Tổng thống Richard Nixon, tuyên bố thời kỳ hợp tác với Trung Quốc đã qua.

Trước đó, Mỹ quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston với cáo buộc đây là một "trung tâm tình báo". Tổng thống Trump cũng nhắc lại cụm từ "virus Trung Quốc" từng sử dụng trước kia để nói về Covid-19, và chính phủ của ông cũng cân nhắc không cho nhiều quan chức Trung Quốc cùng gia đình họ tới Mỹ.

Nhưng nếu ông Trump muốn trở thành một ứng viên cứng rắn - với - Trung Quốc trong cuộc bầu cử sắp tới, ông có thể đối mặt với sự cạnh tranh từ đối thủ Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và từ những mâu thuẫn trong hồ sơ của chính mình.

Báo NewStatesman chỉ ra rằng, cho tới gần đây, ông Trump vẫn dành những ngôn từ đặc biệt cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Và mới đây, ông thậm chí khen Trung Quốc 15 lần về cách thức xử lý đại dịch Covid-19.

Với Rui Zhong thuộc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ của Trung tâm Wilson ở Washington, DC, lập trường của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc kể từ khi đại dịch chủ yếu là vấn đề kinh tế và chính trị. "Sự cứng rắn của ông Trump về Trung Quốc phụ thuộc vào 2 điều: Thời gian và những chủ thể tham gia", bà viết trong một email.

Mira Rapp-Hooper, một thành viên cấp cao về các nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Các quan hệ đối ngoại cho rằng, nếu Tổng thống Trump muốn cứng rắn với Trung Quốc, ông sẽ tiến vào một chốn đông người. Theo Rapp-Hopper, hiện đang có sự đồng thuận của cả hai đảng rằng, Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn cạnh tranh sức mạnh siêu cường.

Và trong nhóm đồng thuận đó có cả Joe Biden. Khi Barack Obama làm Tổng thống, chính quyền chú trọng hợp tác với Trung Quốc về Thái Bình Dương. Nhưng thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi ông Obama rời nhiệm, và mối quan hệ Trung - Mỹ cũng vậy.

"Các đề xuất chính sách ngoại giao của Biden là sự kết hợp một số công cụ mà ông từng dùng thời Obama, một số mạng lưới quốc tế mà ông đã xây dựng khi còn là phó tổng thống, một thượng nghị sĩ với những ngôn từ đối đầu của ông Trump", Zhong viết.

Rapp-Hooper cho rằng, việc ông Biden cam kết làm việc đa phương, nối lại các thỏa thuận và thể chế, tách biệt với cách tiếp cận của Trump. Một chính quyền Biden sẽ "thực sự nhấn mạnh đến vai trò các đồng minh của Mỹ trong bất cứ cách tiếp cận nào ở châu Âu và châu Á", bà nói.

"Quan điểm chúng ta có thể thực hiện chính sách ngoại giao bao trùm mọi không gian đã là quá khứ", Rapp-Hooper nói. Điều đó có nghĩa là, nếu Mỹ muốn đảm bảo các quy định về một cuộc chơi quốc tế công bằng, như trên Internet chẳng hạn, hoặc ở các cơ quan quốc tế, thì nước này không thể làm việc một mình.

Mặc dù đường lối của Mỹ sẽ phụ thuộc vào người được bầu vào tháng 11 tới, chuyên gia Zhong cho rằng Bắc Kinh chủ yếu cũng sẽ như vậy: Củng cố chính sách đối ngoại và các nguồn lực an ninh, và đảm bảo hệ thống kinh tế "chống được mọi điều kiện thời tiết".

"Sách lược đàm phán [của Trung Quốc] sẽ khác, và quan sát chính trị nhân cách của Tổng thống Trump so với một quan điểm mang tính hệ thống của một nhiệm kỳ tổng thống Biden, nhưng các mục tiêu nòng cốt sẽ tương tự".

Đức nói Mỹ rút quân là tự bắn chân mình

"Thay vì tăng thêm sức mạnh cho NATO, kế hoạch rút quân sẽ làm suy yếu Liên minh", nhật báo Augsburger Allgemeine Zeitung dẫn lời ông Norbert Roettgen - một nghị sĩ thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel.

"Tính hiệu quả của quân đội Mỹ sẽ không tăng lên, mà sẽ giảm xuống, đặc biệt khi nói đến Nga và các cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở Trung Đông và Cận Đông", ông Roettgen bình luận thêm.

Tiếng nói của quan chức này chỉ là một trong nhiều ý kiến chỉ trích nhằm vào Washington sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo giảm bớt quân số đang đồn trú trên lãnh thổ Đức.

Ban đầu, Mỹ định rút khoảng 9.500 quân nhưng con số này tăng lên gần 12.000. Cụ thể, trong số 34.500 nhân viên quân sự Mỹ ở Đức, khoảng 6.400 người được điều về nước và gần 5.600 người tới các nước NATO khác. Lý do được đưa ra cho kế hoạch này là nhằm củng cố sườn đông nam ở gần Biển Đen.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lý giải kế hoạch rút quân sẽ thúc đẩy "các mục tiêu chiến lược" của Mỹ như ngăn chặn Nga hoặc thể hiện sự ủng hộ dành cho các đồng minh ở châu Âu.

Hồi giữa tháng 6, Tổng thống Trump đã thẳng thừng cáo buộc Đức không chi tiêu đủ cho quốc phòng và do vậy vi phạm các cam kết của NATO.

"Chúng tôi cắt giảm lực lượng là bởi vì họ không thanh toán hóa đơn của

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Cuộc sống thường nhật

Cảnh báo những tai nạn giao thông nghiêm trọng: Đâm trực diện; Cháy toa xe di động; Máy kéo lộn vòng; Xe đang chạy bùng cháy

24/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

Điểm nóng hình sự Berlin: Bị đâm bất tỉnh trước siêu thị ở Wedding; Kiểm tra túi thể thao hành khách tại ga tầu, phát hiện đồ ngờ vực

22/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

Sốc: Kẻ tiền án 62 tuổi bắt cóc, cưỡng hiếp bé gái 10 tuổi đi học ở Rheinland-Pfalz; Tại nạn chết người khó tránh tại nhà máy VW Niedersachsen

19/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

An sinh - Thuế

Người hưởng trợ cấp, thu nhập thấp cần biết: Đệ đơn xin trợ cấp phụ phí chữa, trồng răng 

17/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

Tổng hợp tiền con Kindergeld 2024 - Cha mẹ cần biết (PHẦN I)

16/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

Người cao tuổi cần biết:  Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer

05/04/2024

Mỗ i phút lại có một người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ   Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ngày 29/7, Mỹ ghi nhận 1.461 trường hợp tử vong vì COVID-19, mức tăn

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang