Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Hai vụ tai nạn máy bay Boeing 737 Max đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình 346 nạn nhân. Mới đây, Boeing đã đồng ý nhận tội âm mưu gian lận, tuy nhiên mức phạt được cho là quá nhẹ so với tổn thất mà họ đã gây ra.
Hành vi gian lận của Boeing đã bị phanh phui. Cụ thể, hãng đã cố tình che giấu thông tin với cho Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) về lỗi trong hệ thống lái tự động mới trên máy bay 737 Max. Đây nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hai vụ tai nạn thảm khốc cướp đi sinh mạng của 346 người. Vụ việc đầu tiên xảy ra vào năm 2018 với chiếc máy bay của hãng hàng không Lion Air, tiếp đó là vụ tai nạn của hãng Ethiopian Air vào năm 2019.
Dù Boeing đã thừa nhận trách nhiệm về những vụ tai nạn thương tâm và sự thiếu minh bạch thông tin với FAA, bản án dành cho họ lại khiến dư luận phẫn nộ. Theo thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ), Boeing sẽ nhận tội danh âm mưu gian lận và đối mặt với mức phạt tối đa là 487 triệu USD. Tuy nhiên, con số này quá ít so với 24,8 tỷ USD mà gia đình các nạn nhân mong muốn.
Luật sư Paul Cassell, người đại diện cho nhiều gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn của Lion Air và Ethiopian Air, đã lên tiếng phản đối thỏa thuận này. Ông cho rằng thoả thuận này không nghĩ đến mạng sống của 346 con người đã ra đi oan uổng vì hành vi gian dối của Boeing. Gia đình các nạn nhân kiên quyết yêu cầu một phiên tòa công khai để đòi lại công bằng.
Bên cạnh khoản tiền phạt, Boeing sẽ phải hoạt động dưới sự giám sát của một bên độc lập do chính phủ chỉ định trong vòng ba năm. Tuy nhiên, cả hai hình phạt này đều không thể xoa dịu nỗi đau và sự phẫn nộ của những gia đình nạn nhân.
Vụ việc là đòn giáng mạnh vào danh tiếng của Boeing. Công ty từng nổi tiếng với chất lượng và sự an toàn của các dòng máy bay thương mại. Uy tín của hãng liên tục giảm sút bởi hàng loạt nghi vấn về độ an toàn và chất lượng máy bay. Đơn cử như sự cố vào tháng 1 vừa qua, một chiếc Boeing 737 Max của hãng Alaska Air đã bị bung cửa trong lúc đang bay.
Trước đó, vào tháng 1/2021, Bộ Tư pháp Mỹ và Boeing đã đạt được thỏa thuận hoãn truy tố hình sự. Theo đó, trong thời gian thử thách 3 năm, Boeing phải cải thiện các vấn đề về chất lượng và minh bạch thông tin với chính phủ. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi kết thúc giai đoạn thử thách, sự cố của hãng Alaska Air đã xảy ra, mở đường cho Bộ Tư pháp Mỹ có những hành động cứng rắn hơn.
Một khu vực rộng lớn của nền kinh tế Mỹ đang cho thấy nhiều dấu hiệu của sự suy yếu, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm trở lại đây. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất vì thế cũng tăng lên.
Nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế Mỹ có vẻ đã yếu đi trong mùa hè năm nay - theo các cuộc khảo sát với sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ở nước này, từ các nhà hàng đến phòng khám nha khoa. Sự suy yếu đó cũng được thể hiện rõ trong dữ liệu mới nhất về tiêu dùng - những con số đã đuối hơn nhiều so với ở mùa hè năm ngoái, thời điểm người Mỹ mạnh tay chi tiêu cho các dịch vụ như rạp chiếu phim và biểu diễn âm nhạc - theo hãng tin CNN.
Báo cáo hàng tháng mới nhất của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) cho thấy hoạt động của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 6 bất ngờ rơi vào trạng thái suy giảm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ giảm còn 48,8 điểm, từ mức 53,8 điểm của tháng 5. Trong đó, chỉ số đo lượng đơn hàng mới thậm chí còn giảm mạnh hơn, còn 47,3 điểm từ mức 54,1 điểm. Đối với các chỉ số PMI, mức điểm trên 50 phản ánh tăng trưởng và dưới ngưỡng này phản ánh suy giảm.
Sự suy giảm rõ rệt của nhu cầu nói trên, nếu kéo dài đủ lâu, có thể dẫn tới việc các doanh nghiệp dịch vụ giảm tốc độ tuyển dụng lao động, hoặc thậm chí cắt giảm nhân công. Phần lớn công ăn việc làm trong nền kinh tế Mỹ nằm ở lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là lĩnh vực này chiếm 86% trong tổng số 158,6 triệu công việc ở Mỹ vào thời điểm tháng 6.
“Khi nói về lĩnh vực dịch vụ, động lực của sự tăng trưởng là người tiêu dùng. Và người tiêu dùng cũng là yếu tố quyết định nền kinh tế Mỹ sẽ đi đến đâu. Chúng tôi bắt đầu nhận thấy áp lực phải thắt chặt chi tiêu ở ngày càng nhiều hộ gia đình”, nhà kinh tế trưởng James Knightley của ngân hàng ING nhận định.
Đang có nhiều yếu tố bất lợi “bủa vây” người tiêu dùng Mỹ, bao gồm lạm phát còn cao, mức lãi suất cao nhất trong 2 thập kỷ trở lại đây, lượng tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch Covid-19 đã cạn, và mức nợ tăng lên. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy tiêu dùng - lĩnh vực chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ - đã suy yếu trong mấy tháng trở lại đây và chính các nhà bán lẻ cho biết người tiêu dùng trên khắp phổ thu nhập đang thay đổi hành vi mua sắm.
Một cuộc khảo sát doanh nghiệp dịch vụ ăn uống của ISM cho thấy “doanh thu và lượng khách yếu đi so với cùng kỳ năm ngoái”, nguyên nhân do “giá xăng cao ở bang California và tin tức liên tục vè lạm phát và giá cả cao trong thực đơn tại các nhà hàng”. Theo báo cáo bán lẻ mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar ở nước này trong tháng 4 giảm 0,4%. Một công ty bán lẻ nói với ISM: “Với lạm phát còn cao, liệu người tiêu dùng có đủ ngân sách khả dụng để chi tiêu hay không?”
Ông Knightley cung cấp cho CNN một phân tích dựa trên dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy người Mỹ trong nhóm 20% thu nhập cao nhất là những người chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu vào những dịch vụ liên quan tới giao thông (đi lại bằng máy bay và du thuyền), giải trí, ăn uống và tài chính. Nhóm 60% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong chi tiêu cho các dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, có một tin tốt là sẽ mất một thời gian nhất định để sự giảm tốc của nhu cầu chuyển thành sự giảm tốc của nhu cầu tuyển dụng hoặc việc sa thải nhân công, vì các doanh nghiệp cần thời gian để xác định tình hình kinh doanh ảm đạm sẽ chỉ kéo dài vài ba tháng hay lâu hơn - theo Chủ tịch phụ trách nguồn nhân lực của công ty Gallagher, ông Scott Hamilton.
Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở Mỹ đã giảm tốc độ tuyển dụng. Trong thời gian từ tháng 4-6 năm hay, các công ty này tạo được bình quân 168.000 công việc mới mỗi tháng - theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố vào tuần trước. Con số này thấp hơn nhiều so với mức bình quân của kỳ 3 tháng trước đó, với 241.000 công việc mới được tạo ra trong lĩnh vực dịch vụ mỗi tháng. Năm ngoái, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ có bình quân 228.000 công việc mới mỗi tháng. Dĩ nhiên, các xu hướng tuyển dụng tại các mảng khác nhau của lĩnh vực dịch vụ là rất đa dạng.
Trong tháng 6, số lượng việc làm của mảng bán lẻ giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11. Số lượng việc làm của mảng dịch vụ hỗ trợ tạm thời giảm 48.900 công việc, kéo tụt 17.000 công việc trong tổng số lượng việc làm của ngành dịch vụ kinh doanh. Mảng y tế là một trong những điểm sáng của lĩnh vực dịch vụ, với số lượng việc làm mới nhiều nhất trong vài thập kỷ trở lại đây, nhưng dù vậy, một số doanh nghiệp trong ngành này gần đây đã báo cáo sự suy yếu của nhu cầu.
Thị trường việc làm Mỹ đã có sự phục hồi ngoạn mục khi nền kinh tế nước này “hồi sinh” từ sau cú sụt do đại dịch Covid-19 gây ra. Năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm còn 3,4%, mức thấp nhất trong nửa thế kỷ. Nhưng tháng 6 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên mức 4,1%, cao nhất kể từ tháng 11/2021. Ngoài ra, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đang có xu hướng tăng lên.
Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Fed đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến của thị trường lao động - việc làm. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự suy yếu của thị trường này cũng đồng nghĩa áp lực trong nền kinh tế Mỹ suy yếu, mở đường cho Fed tiến tới bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Stacey Ellis, một đảng viên Dân chủ lâu năm ở bang Pennsylvania, lẽ ra đã có thể là một cử tri mà Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể trông cậy.
Nhưng sau bốn năm, giá cả tăng cao, sự ủng hộ của cô đối với ông Biden ngày càng suy giảm. Mỗi lần đi mua sắm ở siêu thị, cô như được nhắc rằng mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn.
Ellis làm việc toàn thời gian với vai trò trợ lý y tá và cũng có một công việc bán thời gian khác.
Nhưng cô vẫn cần phải tiết kiệm. Cô phải thay đổi địa điểm mua sắm, không mua các món đồ có thương hiệu như xà phòng Dove hay bánh mì Stroehmann nữa.
Cô cũng từ bỏ luôn món sandwich yêu thích ở chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Chick-fil-A.
Kể từ ngày ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng 1/2021 tới nay, giá hàng tạp hóa đã tăng đến 25%. Điều này khiến cô Ellis khổ sở và đôi khi phải dùng đến các khoản vay rủi ro trước ngày lãnh lương (vay ngắn hạn với lãi suất cao).
"Trước khi xảy ra lạm phát, tôi không có bất kỳ khoản nợ nào, tôi không có thẻ tín dụng, chưa bao giờ nộp đơn xin vay ngắn hạn hay bất kỳ điều gì tương tự. Nhưng kể từ lạm phát tăng, tôi đã phải làm tất cả những điều đó... tôi đã phải hạ thấp chất lượng sống của mình," cô nói.
Giá thực phẩm đã tăng vọt, vượt mức tăng lịch sử 20% của chi phí sinh hoạt sau đại dịch, tạo áp lực lên các hộ gia đình trên khắp nước Mỹ, gây ra sự bất mãn về kinh tế và chính trị trên diện rộng.
"Tôi là một đảng viên Dân chủ và tôi rất muốn bỏ phiếu cho họ. Nhưng trong khi Đảng Cộng hòa đang lên tiếng mạnh mẽ thì Đảng Dân chủ chỉ cất lên những lời thì thào," cô Ellis, cư dân vùng ngoại ô Norristown, thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania), nói.
“Tôi muốn ai đó giúp tôi, giúp đỡ người dân Mỹ. Joe Biden, ông ở đâu?” cô nói thêm.
Đối với vị tổng thống, vốn đang phải đối mặt với những nghi vấn rằng tuổi tác và sức khỏe sẽ khiến ông khó có thể đảm đương một nhiệm kỳ khác, vấn đề chi phí sinh hoạt là một thách thức lớn.
Điều này có thể khiến số cử tri ủng hộ suy giảm ở một số bang chiến trường quan trọng, như đã xảy ra ở hai kỳ bầu cử Mỹ gần nhất.
Trên khắp nước Mỹ, người dân trung bình chi hơn 11% thu nhập cho thực phẩm, bao gồm cả việc đi ăn hàng vào năm 2023 – tỷ lệ cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1991.
Giá thực phẩm tăng vọt đã ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình trẻ, có thu nhập thấp và dân tộc thiểu số - những nhóm cử tri quan trọng đã giúp ông Biden bước vào Nhà Trắng năm 2020.
Nhưng những lo lắng về vấn đề này đang lan rộng: một cuộc khảo sát của Pew hồi đầu năm nay cho thấy 94% người Mỹ có phần lo ngại về việc giá thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng cao.
Điều này gần giống với hai năm trước, dù đợt tăng giá thực phẩm phi mã ở Mỹ và các nước khác sau khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine đã lắng xuống.
Dylan Garcia, một nhân viên bảo vệ 26 tuổi đến từ khu Brooklyn (New York), cho biết anh chưa bao giờ phải khổ sở để mua hàng thực phẩm như hiện nay.
Thay vì thực phẩm tươi sống và các món hàng hiệu mà anh từng thích, giờ đây anh mua mì tôm và rau củ đông lạnh - và chỉ ăn hai lần một ngày vì không đủ tiền mua thêm.
Khi thanh toán, anh thường xuyên sử dụng các chương trình "mua ngay, trả sau", để trả tiền theo từng đợt, nhưng điều này dẫn đến việc nợ nần chồng chất.
“Tôi bị mắc kẹt trong một vòng lặp. Tôi cảm thấy bất an khi rút điện thoại ra quầy tính tiền và phải dùng đến những chương trình thanh toán này. Tôi thấy xấu hổ khi họ thấy tôi sử dụng các chương trình đó,” Garcia nói.
Garcia, người từ lâu đã bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ, cho biết tình hình tài chính bấp bênh đã khiến anh mất hy vọng vào chính trị và anh cũng không có kế hoạch bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
“Tôi không nghĩ chính phủ để ý tới lợi ích tốt nhất của người dân chúng tôi và tôi cũng không nghĩ họ quan tâm,” anh nói.
Nhà Trắng khẳng định ông Biden đã tham gia vào các vấn đề về giá cả thực phẩm cũng như đấu tranh để tăng phúc lợi phiếu thực phẩm và các viện trợ khác của chính phủ - những sáng kiến mà Đảng Cộng hòa phản đối.
Tại cuộc tranh luận tổng thống vào tháng trước, câu hỏi đầu tiên là về lạm phát, và ông Biden đã tìm cách đổ lỗi cho các công ty lớn, cáo buộc họ thao túng giá cả – một cáo buộc đang gây tranh cãi gay gắt giữa các nhà kinh tế học.
Nhưng bất chấp nhiều việc làm đã được tạo ra và tỷ lệ thất nghiệp thấp, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cử tri vẫn tiếp tục tin tưởng đối thủ của ông Biden, cựu Tổng thống Donald Trump, nhiều hơn về các vấn đề kinh tế.
Trên sân khấu tranh luận của CNN, ứng cử viên Nhà Trắng của Đảng Cộng hòa đổ lỗi cho ông Biden đã gây ra lạm phát, điều mà Nhà Trắng phủ nhận. Ông Trump nói:
“Điều này đang giết chết người dân chúng ta. Họ không thể mua thực phẩm được nữa. Đơn giản là không thể.”
Ban vận động tranh cử của ông Trump đã phủ nhận việc các chính sách mà ông đề xuất - bao gồm thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ - sẽ khiến giá cả tăng cao hơn, như nhiều nhà phân tích dự báo.
"Chúng tôi tin rằng nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ có tác động tiêu cực đến vị thế kinh tế của Mỹ trên thế giới và gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước,” 16 nhà kinh tế giành giải Nobel viết trong một bức thư ngỏ vào tháng 6/2024.
Đảng Cộng hòa đã cáo buộc ông Biden cố gắng đánh lừa công chúng về mức độ của lạm phát, chỉ ra rằng ông Biden đã tuyên bố không chính xác rằng lạm phát đã ở mức 9% khi ông nhậm chức. Con số lúc đó là 1,4%.
Katie Walsh, một nghệ sĩ trang điểm ở bang Pennsylvania, đã bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2020 và cho biết cô dự định sẽ làm như vậy một lần nữa, dựa trên thành tích kinh tế mà vị cựu tổng thống đạt được.
Người phụ nữ 39 tuổi cho biết gia đình cô đã phải vất vả để chạy đua với lạm phát, đặc biệt là khi công việc kinh doanh của cô chững lại do người dân thắt lưng buộc bụng.
“Tôi biết ông ấy là một kẻ to mồm, nhưng ít nhất ông ấy cũng biết cách điều hành nền kinh tế,” cô nói về ông Trump.
Các nhà phân tích cho rằng rõ ràng nền kinh tế rất quan trọng đối với cử tri, nhưng không rõ điều này có mang tính quyết định trong cuộc bầu cử tháng 11 hay không.
Vào năm 2022, khi lạm phát ở mức tồi tệ nhất, Đảng Dân chủ đã làm tốt hơn mong đợi trong các cuộc bầu cử giữa kỳ vì những lo ngại về khả năng tiếp cận dịch vụ phá thai đã thúc đẩy những người ủng hộ bỏ phiếu.
Lần này, các vấn đề như nhập cư và sức khỏe của ứng viên cho vị trí tổng thống cũng là những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm hàng đầu, trong khi chiều hướng kinh tế dường như đang tiến triển tốt.
Giá thực phẩm chỉ tăng 1% trong 12 tháng qua, nằm trong mức bình thường trong lịch sử; và giá một số mặt hàng như gạo, cá, táo, khoai tây và sữa thậm chí còn giảm xuống một chút.
Khi các chuỗi siêu thị lớn như Target, Amazon và Walmart tuyên bố giảm giá trong những tuần gần đây, có những dấu hiệu cho thấy tình hình có thể tiếp tục được cải thiện.
Một số nhà phân tích cũng kỳ vọng tiền lương, vốn đã tăng nhưng vẫn còn kém mức tăng giá cả, cuối cùng cũng sẽ bắt kịp trong năm nay.
“Chúng ta đang đi đúng hướng. Tiền lương đã tăng chậm lại, giá cả cũng tăng chậm lại nhưng tiền lương vẫn có tốc độ nhanh hơn," nhà báo kinh tế Sarah Foster của trang Bankrate.com nhận định.
Stephen Lemelin, một ông bố hai con 49 tuổi đến từ bang Michigan, một bang tranh cử quan trọng khác, cho biết ông rất ngạc nhiên trước mức giá thấp hơn trong một lần đi siêu thị gần đây.
Bất kể mối lo ngại của ông về nền kinh tế, cựu quân nhân này nói rằng sự ủng hộ của ông dành cho ông Biden, người mà ông đã bầu vào năm 2020, chưa bao giờ lay chuyển, vì ông coi ông Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ.
“Không ai thích lãi suất cao hay lạm phát cao nhưng điều đó không nằm trong tầm kiểm soát của tổng thống. Nếu bạn hiểu chính trị, thực sự chỉ có một lựa chọn duy nhất,” ông nói.
Thị trường nhà ở có ít dấu hiệu thoát khỏi tình trạng khó khăn kéo dài ba năm sau một mùa Xuân đáng thất vọng và trong bối cảnh triển vọng ảm đạm cho mùa Hè và mùa Thu.
Những người mua nhà bước vào năm 2024 với sự lạc quan rằng lãi suất thế chấp sẽ giảm hơn nữa sau khi giảm vào cuối năm ngoái. Nhưng những hy vọng đó đã tan biến khi dữ liệu về lạm phát mạnh hơn dự kiến và nền kinh tế đã bị che mờ về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất.
Đến tháng Tư, lãi suất trung bình của khoản vay mua nhà thời hạn 30 năm đã tăng trên 7% lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái. Điều đó, cộng với giá nhà cao kỷ lục, đã buộc nhiều người muốn mua nhà phải tạm dừng việc săn lùng nhà - một số là vô thời hạn.
Các nhà kinh tế đang dự đoán lãi suất thế chấp sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay. Nhưng tỷ giá giảm nhẹ có thể không đủ để lôi kéo người mua nhà và thuyết phục chủ nhà rằng đây là thời điểm tốt để bán.
Dưới đây là những xu hướng chính đằng sau quỹ đạo của thị trường nhà đất từ đầu năm đến nay và những gì người mua và người bán nhà có thể mong đợi trong nửa cuối năm 2024.
Mùa mua nhà - mùa Xuân - lại thất bại
Trung bình, hơn một phần ba số nhà bán được trong một năm nhất định được mua trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu. Đây được coi là mùa mua nhà mùa Xuân và đã giảm dần trong những năm gần đây.
Doanh số bán những ngôi nhà đã có người ở trước đây ở Hoa Kỳ đã giảm trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu so với một năm trước đó vào năm 2022 và 2023. Doanh số bán đã giảm trong tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm năm nay và có dấu hiệu cho thấy tháng Sáu cũng chứng kiến sự sụt giảm.
Doanh số bán nhà yếu trong mùa Xuân phản ánh những thách thức về khả năng chi trả mà nhiều người mua nhà phải đối mặt: lãi suất trung bình của lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm ở mức gần 7%; nguồn cung nhà để bán thấp trong lịch sử; và giá nhà đang ở mức cao kỷ lục.
Lãi suất cao ngăn cản người mua nhà
Theo công ty thế chấp Freddie Mac, lãi suất trung bình của khoản thế chấp 30 năm là 6,95%. Con số này cao hơn gấp đôi so với thời điểm đầu tháng Bảy năm 2021.
Lãi suất thế chấp bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm cách thị trường trái phiếu phản ứng với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang và những biến động của lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm mà người cho vay sử dụng làm hướng dẫn định giá các khoản vay mua nhà.
Lợi tức trái phiếu 10 năm, đạt mức 4,7% vào cuối tháng Tư, gần đây hầu như đã giảm sau khi một số dữ liệu kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn, điều này có thể giúp hạn chế áp lực lạm phát và thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu hạ lãi suất cơ bản từ mức cao nhất trong hơn 20 năm.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang cho biết vào tháng Sáu rằng lạm phát đã tiến gần hơn đến mức mục tiêu 2% trong những tháng gần đây và báo hiệu rằng họ dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản một lần trong năm nay.
Mặc dù vậy, dự đoán của các nhà kinh tế kêu gọi lãi suất trung bình cho khoản vay mua nhà thời hạn 30 năm vẫn ở mức trên 6%.
Không đủ nhà để bán
Một trở ngại khác đối với người mua nhà là lượng nhà trên thị trường thấp kỷ lục.
Tin vui: Số lượng nhà trên thị trường vào cuối tháng Năm là nhiều nhất kể từ tháng Tám năm 2022, một xu hướng báo hiệu tốt cho người mua nhà vào mùa Hè này. Tin xấu: Nguồn cung nhà để bán trên toàn quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.
Nguồn cung nhà để bán trên khắp Hoa Kỳ đã bị hạn chế trước khi Covid tấn công do hơn một thập niên xu hướng nhân khẩu học và xây dựng nhà mới ở mức dưới mức trung bình khiến các chủ nhà phải giữ tài sản của họ lâu hơn.
Khoảng cách lớn giữa lãi suất thế chấp hiện tại và mức chỉ ba năm trước (3%) cũng đã làm nản lòng nhiều chủ sở hữu nhà đã đảm bảo lãi suất thấp nhất để bán, điều mà các chuyên gia bất động sản gọi là hiệu ứng “chú tâm”.
Giá không đúng
Theo Hiệp hội Địa ốc Quốc gia, giá bán trung bình trên toàn quốc của một ngôi nhà đã được sử dụng trước đó đã tăng 5,8% trong tháng Năm so với một năm trước đó lên tới 419.300 đô la, mức cao nhất mọi thời đại kể từ năm 1999. Nó cũng tăng 51% so với chỉ 5 năm trước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng giá đang chậm lại. Chỉ số giá nhà của CoreLogic cho thấy giá nhà ở Mỹ đã tăng 4,9% trong tháng Năm so với một năm trước đó, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Cơ quan theo dõi dữ liệu bất động sản dự báo tốc độ tăng giá nhà trên toàn quốc sẽ chậm lại còn 3% vào tháng Năm tới.
Bà Selma Hepp, kinh tế gia trưởng của CoreLogic, nói: “Sự gia tăng lãi suất thế chấp trong mùa Xuân này khiến nhu cầu và giá cả của người mua nhà đều chậm lại”.
Giá nhà đang hạ nhiệt khi ngày càng có nhiều căn nhà được rao bán trên thị trường lâu hơn. Các khu vực thành phố lớn ở Florida, Texas, Georgia và các tiểu bang khác, nơi việc xây dựng nhà tăng vọt trong những năm gần đây, cũng chứng kiến mức tăng giá nhà giảm bớt.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng việc giảm nhẹ lãi suất thế chấp mà không làm tăng lượng nhà trên thị trường thực sự có thể gây bất lợi cho những người mua đang gặp khó khăn trong việc mua nhà bằng cách cho người bán sáng kiến nâng giá.
Ông Daryl Fairweather, kinh tế gia trưởng tại Redfin, nói: “Điều đó khiến tôi hơi lo ngại về điều gì sẽ xảy ra với giá nhà khi lãi suất giảm, bởi vì tôi nghĩ nó sẽ thúc đẩy nhu cầu mà không thực sự thúc đẩy nguồn cung, ít nhất là trong ngắn hạn”. “Điều đó có thể dẫn đến giá tăng mạnh.”
Có ai nên mua bây giờ không?
Những người mua nhà có đủ khả năng mua ngay bây giờ sẽ được hưởng lợi từ việc có nhiều lựa chọn nhà hơn trên thị trường.
Bất cứ ai có đủ khả năng trả toàn bộ tiền mặt cũng có thể muốn mua trong thời gian tới.
Ông Fairweather của Redfin nói: “Giá đã tăng và có thể sẽ không giảm, vì vậy thực sự không có lý do gì để chờ đợi nếu bạn không đợi lãi suất giảm”.
Đây là thỏa thuận hoán đổi nợ để bảo vệ thiên nhiên lần thứ 4 giữa Mỹ và Indonesia kể từ khi sáng kiến khởi động năm 2009, với mục tiêu tài trợ hoạt động bảo tồn tại 2 khu vực thuộc "Tam giác san hô."
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đã nhất trí xóa khoản nợ 35 triệu USD cho Indonesia trong 9 năm tới, đổi lại quốc gia Đông Nam Á này sẽ khôi phục và bảo tồn các rạn san hô.
Đây là thỏa thuận hoán đổi nợ để bảo vệ thiên nhiên lần thứ 4 giữa hai nước này kể từ khi sáng kiến được khởi động vào năm 2009, với mục tiêu tài trợ cho các hoạt động bảo tồn tại hai khu vực trọng điểm thuộc "Tam giác san hô" - nơi được công nhận là có hệ sinh thái và sinh học phong phú, đa dạng nhất thế giới. Thời gian tài trợ là tối thiểu 15 năm.
Hai khu vực được nhắm tới mang tên "The Bird's Head Seascape" và "Lesser Sunda-Banda Seascape."
Trải rộng trên hàng trăm nghìn ha, đây là môi trường sống của hơn 3/4 tổng số loài san hô trên thế giới và hơn 3.000 loài cá, rùa, cá mập, cá voi và cá heo.
Một Ủy ban Giám sát bao gồm đại diện của Chính phủ Indonesia và Mỹ, các đối tác phi chính phủ và các tổ chức xã hội sẽ quản lý khoản ngân sách có được từ thỏa thuận hoán đổi nợ này.
Theo thỏa thuận, Indonesia sẽ tập trung khôi phục san hô, trong khi các nhóm phi lợi nhuận sẽ sử dụng ngân sách bảo tồn để hỗ trợ các dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho các hệ sinh thái san hô, cũng như đảm bảo môi trường sống bền vững cho các loài phụ thuộc vào hệ sinh thái này.
Theo Bộ Du lịch Indonesia, nước này có khoảng 5,1 triệu ha san hô, tương đương 18% tổng diện tích rạn san hô trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tượng tẩy trắng đang tác động nghiêm trọng tới những sinh vật biển không xương sống này.
Hiện tượng tẩy trắng san hô xuất hiện khi nước biển trở nên nóng bất thường và khiến san hô "trục xuất" các loại tảo đầy màu sắc sống trong các mô của chúng. Nếu không có sự hỗ trợ của tảo trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho san hô, san hô sau đó chết dần đi.
Indonesia đã được hưởng lợi từ các thỏa thuận giao dịch hoán đổi nợ trước đó với Mỹ, thực hiện trong các năm 2009, 2011 và 2014, tạo ra gần 70 triệu USD.
Trong thỏa thuận mới nhất này, hai bên lần đầu tiên tập trung khôi phục rạn san hô, thay vì các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia - vốn đang phải đối mặt với hoạt động mở rộng các đồn điền dầu cọ - như trong các chương trình trước đó.
Các rạn san hô khó bảo tồn hơn ở cấp độ quốc gia, do chủ yếu chịu tác động tiêu cực của sự nóng lên toàn cầu, mà nguyên nhân chính là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Dữ liệu báo cáo công bố hồi tháng 5 cho thấy gần 2/3 số rạn san hô trên thế giới đã bị ảnh hưởng trong năm vừa qua, khi nhiệt độ cao dẫn tới hiện tượng "tẩy trắng" và khiến san hô chết dần đi.
Nguồn: Soha; VnEconomy; BBC; VOA; VietnamPlus
Trung Quốc suy tàn 2025; Ukraine ‘đánh cược’ tại Kursk, Hy vọng mới thỏa thuận Gaza; Biểu tình tại Philippines; Mỹ với chương trình nhập cư H-1B
H5N1 đe dọa toàn cầu; TQ bước vào Xuân vận; Tổng thống HQ bị bắt; Duyệt thỏa thuận ngừng bắn Gaza; Ai sẽ kế nhiệm Justin Trudeau?
Mỹ: Nguy cơ cháy rừng lan rộng; Canh bạc của Elon Musk; Thời hoàng kim bắt đầu; Trump nhận chức; ‘Đòn cuối’ của Biden
Mỹ: Bệnh hô hấp gia tăng; Chính sách dầu khí mới; Cách Trump chi phối QH; Elon Musk gây phẫn nộ; Chiến lược của Biden ở Ukraine
Bệnh cúm tăng đột biến ở Nhật; Buồn của kinh tế TQ; Làn sóng du lịch Ukraine; Những trận chiến sinh tử tại Kursk; Lách luật để liên kết
Mỹ: California trong biển lửa; Thách thức kinh tế; 4 kịch bản thâu tóm Greenland; Toan tính của Trump; Gói trừng phạt lịch sử với dầu Nga
Mỹ: Khan hiếm trứng; Cháy rừng California mất 150 tỷ USD; Biden vì sao sụp đổ, thành tựu đối ngoại; Trump đánh canh bạc chiến lược
Buồn của người Thái; Indonesia gia nhập BRICS; Thủ tướng Canada từ chức; TQ chỉ trích chế tài của Mỹ; ‘Canh bạc’ của Ukraine ở Kursk
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá