Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Hô vang vào chiếc loa màu hồng ‘Elon Musk phải ra đi’, Carolanne Fry đã dẫn đầu đoàn người biểu tình khoảng 350 người trong một cuộc tuần hành huyên náo bên ngoài một đại lý xe điện Tesla ở Portland, Oregon, trong tuần này.
Bà Fry, 38 tuổi, vốn là viên chức nhà nước và đi theo Đảng Dân chủ, là một trong số hàng trăm nhà tổ chức một phong trào mới nổi từ cơ sở để phản đối vai trò của Musk trong cắt giảm nhân viên liên bang theo lệnh của Tổng thống Donald Trump.
Mục tiêu của cái gọi là các cuộc phản đối ‘Đả đảo Tesla’ của họ là thương hiệu xe vốn là trung tâm của đế chế kinh doanh do ông Musk, giám đốc điều hành của Tesla, kiểm soát. “Hãy hành động tại đại lý của Tesla ở mọi nơi.”
“Bán Tesla của bạn đi, bán tháo cổ phiếu của bạn đi, hãy tham gia hàng rào biểu tình,” trang web của họ kêu gọi.
“Chúng ta cần biến Tesla thành thương hiệu độc hại,” bà Fry, vốn kêu gọi hệ thống hưu trí của bang thoái vốn khỏi cổ phiếu Tesla, cho biết. “Tận dụng mọi góc độ kinh tế mà chúng ta có thể tấn công Elon là điều tốt nhất.”
Các cuộc biểu tình vẫn có quy mô tương đối nhỏ nhưng cũng có ý nghĩa vì đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của phong trào phản kháng dân sự trong những tuần đầu của chính quyền Trump thứ hai. Một số cử tri Dân chủ đã phàn nàn về phản ứng không hiệu quả từ các lãnh đạo đảng trước việc ông Musk và ông Trump cắt giảm ồ ạt nhân sự các cơ quan liên bang.
Ngoài việc phụ trách sa thải hàng ngàn viên chức liên bang, ông Musk đã chỉ đạo việc hủy hợp đồng tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, tức USAID, vốn tài trợ các chương trình nhân đạo trên khắp thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của ông trong cái gọi là Bộ Hiệu quả Chính phủ, tức DOGE, Musk và đội ngũ của ông đã có quyền tiếp cận vào hệ thống các cơ quan Nhà nước. Những người chỉ trích lên án việc này là sự lạm quyền của một người không được dân cử và lo lắng về xung đột lợi ích khả dĩ nếu ông Musk lợi dụng chức trách của mình để tìm cách đẩy các hợp đồng béo bở của chính quyền về cho các công ty riêng của ông. Những người ủng hộ Musk nói rằng ông cần hành động quyết liệt để cải tổ bộ máy liên bang phình to.
Tính đến tháng 12, ông Musk sở hữu 12,8% cổ phần của Tesla trong các cổ phiếu đang lưu hành, vốn có giá trị khoảng 114,7 tỷ đô la theo giá vào giờ đóng cửa hôm 5/3.
Người giàu nhất thế giới cũng sở hữu mạng xã hội X, công ty thám hiểm không gian SpaceX và công ty cấy não Neuralink cùng những công ty khác.
Những chiếc xe điện Tesla bóng loáng, cách tân từ lâu đã được những người Mỹ cấp tiến ưa chuộng để thay thế xe chạy xăng và thân thiện với môi trường. Nhưng đối với một số người, thương hiệu này đã trở thành biểu tượng cho việc ông Trump quyết liệt định hình lại chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ, khiến Tesla trở thành mục tiêu đương nhiên của phong trào phản đối còn non nớt.
“Ý tưởng là bêu xấu thương hiệu Tesla, làm giảm giá cổ phiếu Tesla và gây tác động thực sự đến túi tiền của Musk,” Carlo Voli, 59 tuổi, phiên dịch viên ở bang Washington, vốn đã giúp tổ chức một trong sáu cuộc biểu tình gần đây tại các đại lý Tesla ở quanh Seattle, cho biết. “Đó là việc dân thường có thể làm.”
Musk và đại diện của Tesla đã không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters về các cuộc biểu tình.
Một chiến dịch chống Tesla cũng đang diễn ra trên các nền tảng như Instagram và X dưới các hashtag như #teslatakedown và #swasticars – sự thừa nhận đối với điệu bộ của ông Musk vốn đã khiến mọi người săm soi vì nó giống với lời chào của Đức Quốc xã. Musk đã bác bỏ những lời chỉ trích này và gọi nó là ‘công kích mệt mỏi’.
Một số người sở hữu xe Tesla đang đối mặt với cơn giận của thành phần chống Musk, ngay cả khi họ chuẩn bị bán xe. Rainer Eckert, kỹ sư pháp y 69 tuổi ở Wallingford, Washington, người đã bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ Kamala Harris, đang tính bán chiếc Tesla mà ông đã mua được 6 năm và quyên góp tiền bán xe cho từ thiện.
Cho đến lúc đó, ông đã dán sticker ghi dòng chữ ‘Xe này được mua trước khi tất cả chúng ta biết hắn ta là đồ khốn’ trên xe – nhưng ông nói vẫn không ngăn được một người lạ dán dòng chữ ‘Xe Đức Quốc xã’ lên xe, và họ dán đến ba lần một ngày.
Các cuộc biểu tình phản đối DOGE khác đang bắt đầu tăng nhiệt. Hôm 1/3, hàng ngàn người đã tập trung ở các công viên quốc gia trên khắp đất nước để phản đối việc chính quyền Trump sa thải 1.000 nhân viên toàn thời gian của Sở Công viên Quốc gia. Hai ngày sau, hơn 1.000 người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) ở Boulder, bang Colorado, chỉ trích việc chính quyền Trump sa thải nhân sự cơ quan này.
Rất khó để xác định các hoạt động chính trị của Musk đang ảnh hưởng đến doanh số bán xe Tesla như thế nào. Hồi năm ngoái lần đầu tiên doanh số hàng năm giảm.
Các nhà phân tích chỉ ra các yếu tố khác trong thị trường xe điện toàn cầu, bao gồm sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các hãng xe điện Trung Quốc và các hãng ô tô lâu đời như General Motors.
Cổ phiếu Tesla tăng gần gấp đôi từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12, trùng với thời điểm ông Trump tái đắc cử. Tuy nhiên, kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 17/12 năm ngoái, cổ phiếu này đã mất hơn 40% giá trị. Tuy nhiên, Tesla được định giá khoảng 900 tỷ đô la, vượt xa các hãng sản xuất ô tô khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng từ các cuộc thăm dò cho thấy sự tham gia chính trị mạnh mẽ của Musk đã khiến khách hàng xa lánh.
Một cuộc thăm dò được thực hiện sau cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái cho nhóm vận động xe điện EV Politics Project cho thấy các cử tri ủng hộ bà Harris có thái độ tiêu cực với Tesla cao hơn nhiều những người ủng hộ Trump. Trong số các cử tri của bà Harris, 59% cho biết họ không thiện cảm với Tesla, so với 36% cử tri của ông Trump.
Tổng thống Donald Trump hôm 4/3 cho biết Mỹ sẽ kiểm soát Greenland "bằng cách này hay cách khác".
Phát biểu trên của Tổng thống Trump đã làm leo thang tuyên bố trước đó của ông đối với Greenland - vùng lãnh thổ tự quản của Đan Mạch - sau nhiều tháng.
Phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, Tổng thống Trump cho biết ông có "một thông điệp gửi đến những người dân tuyệt vời của Greenland".
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ quyền tự quyết định tương lai của các bạn. Và nếu các bạn lựa chọn, chúng tôi chào đón các bạn đến với nước Mỹ" - ông Trump nói vào khoảng giữa bài phát biểu dài 90 phút của mình.
Ông cũng cam kết với người dân Greenland: "Nước Mỹ sẽ giữ an toàn cho các bạn. Chúng tôi sẽ làm cho các bạn giàu có và cùng nhau, chúng ta sẽ đưa Greenland lên tầm cao mà các bạn chưa từng nghĩ là có thể trước đây".
Tuy nhiên, giữa những lời chúc nồng nhiệt, ông Trump một lần nữa khẳng định với người dân Mỹ rằng việc Washington kiểm soát Greenland - vùng đất Bắc Cực phủ đầy băng giá - là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
"Chúng ta cần Greenland vì an ninh quốc gia và thậm chí là an ninh quốc tế. Và chúng ta đang làm việc với tất cả những người liên quan để cố gắng đạt được điều đó" - ông Trump phát biểu - "Tôi nghĩ chúng ta sẽ đạt được điều đó. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ đạt được điều đó".
"Đó là một vùng đất rất nhỏ, nhưng là một vùng đất rất, rất quan trọng đối với an ninh quân sự" - Tổng thống Mỹ kết luận, trước khi chuyển sang một chủ đề khác.
Tổng thống Trump đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo phủ đầy băng giá này trong nhiều năm qua và ông đã nhiều lần gợi ý rằng Washington nên mua vùng lãnh thổ tự trị này.
Vào tháng 1, con trai cả của Tổng thống Mỹ - Donald Trump Jr. - đã có chuyến thăm được công khai rộng rãi đến thủ phủ của Greenland. Chuyến đi được coi là chuyến thăm cá nhân, nhưng các bài đăng trên mạng xã hội của Tổng thống Trump về chuyến đi này lại mang hàm ý chính trị mạnh mẽ.
Đan Mạch đã từ chối lời đề nghị của ông Trump về việc mua lại hòn đảo này - có từ ít nhất là năm 2019.
Sự quan tâm của ông Trump đối với đảo Greenland không chỉ mang tính cá nhân, nó cũng là một phần của chiến lược an ninh quốc gia rộng lớn hơn tập trung vào việc chống lại sức mạnh của Nga và Trung Quốc ở Vòng Bắc Cực.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội kéo dài hơn một tiếng rưỡi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một loạt tuyên bố về tình trạng nước Mỹ dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden cũng như những thành tựu trong những tuần đầu tiên của ông.
Ông Trump nhắc lại các chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử, bao gồm vấn đề nhập cư bất hợp pháp, giá cả leo thang và điều mà ông gọi là "sự lãng phí khủng khiếp" trong chi tiêu chính phủ.
BBC Verify đã kiểm tra tính xác thực trong một số tuyên bố quan trọng của ông.
Thừa hưởng một thảm họa kinh tế?
Trump nói ông đã thừa kế một "thảm họa kinh tế" từ ông Biden
Điều này gây hiểu lầm.
Trong quý bốn của năm 2024, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tỷ lệ hằng năm là 2,3%.
Theo số liệu chính thức của Mỹ, tăng trưởng GDP cả năm 2024 là 2,8%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng tốc độ tăng trưởng năm 2024 của Mỹ cao hơn bất kỳ quốc gia G7 nào khác.
Về vấn đề giá cả leo thang, ông Trump nói thêm: "Chúng ta đã phải chịu đựng mức lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử 48 năm, mà có khi là trong toàn bộ lịch sử đất nước."
Lạm phát dưới thời ông Biden đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022 – mức cao nhất kể từ năm 1981 – nhưng không đi quá xa về quá khứ như ông Trump tuyên bố.
Mức đỉnh năm 2022 diễn ra trong bối cảnh một cú sốc năng lượng toàn cầu và lạm phát cao tại phần còn lại của thế giới thời hậu đại dịch Covid-19. Thời điểm ông Trump nhậm chức, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 3%.
Lạm phát cũng đã vượt mốc 9% vào nhiều thời điểm khác trong lịch sử Mỹ, bao gồm vào thập niên 20 và thập niên 40.
Ông Biden để giá trứng vượt cao ra khỏi tầm kiểm soát?
Sau đó, ông Trump chỉ trích ông Biden đã "để giá trứng vượt khỏi tầm kiểm soát".
Đúng là giá trứng cao, nhưng điều này có liên quan đến một đợt bùng phát cúm gia cầm ở Mỹ.
Giá trứng tăng vào năm 2023, và vào tháng 1/2025, giá trung bình của một chục trứng đã vượt 5 USD, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tức cao hơn 53% so với mức trung bình của cả năm 2024.
USDA cho biết đợt bùng phát cúm gia cầm nói trên đã buộc nông dân Mỹ phải tiêu hủy hàng triệu con gà, gây ra tình trạng khan hiếm trứng. Cơ quan này cũng đã công bố kế hoạch 1 tỷ USD để đối phó với vấn đề này.
Đợt dịch bắt đầu vào tháng 2/2022, và chính quyền Biden vào năm 2024 đã phân bổ hơn 800 triệu USD để ứng phó.
Gần đây, trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Bộ Chính phủ Hiệu quả (Doge), chính quyền Trump đã sa thải một số quan chức USDA từng tham gia xử lý dịch cúm gia cầm.
Hiện tại, có thông tin cho rằng chính quyền đang tìm cách tuyển dụng lại một số người trong chính nhóm này.
Doge phát hiện ra hàng trăm tỷ đô la gian lận?
Ông Trump ca ngợi cơ quan Doge của ông Elon Musk, đồng thời tuyên bố cơ quan cố vấn này đã phát hiện ra "hàng trăm tỷ đô la gian lận" trong chi tiêu liên bang.
Không có bằng chứng nào được đưa ra để minh chứng cho con số này.
Trên trang web chính thức, Doge cho biết họ đã tiết kiệm được khoảng 105 tỷ USD thông qua việc phát hiện gian lận, hủy hợp đồng và trợ cấp, chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản, bán tài sản, cắt giảm nhân sự, những thay đổi có hệ thống và các khoản cắt giảm chính sách.
Tuy nhiên, chưa thể độc lập xác minh những con số trên.
Tới nay, trên trang web chính thức, Doge mới chỉ công bố các "hóa đơn" liên quan đến việc hủy hợp đồng, hủy trợ cấp và hủy các khoản thuê bất động sản, với tổng giá trị khoảng 18,6 tỷ USD.
Chúng tôi đã đề nghị Nhà Trắng cung cấp bằng chứng về khoản tiền tiết kiệm 86 tỷ USD còn lại.
Các hãng truyền thông Mỹ cũng chỉ ra một số sai sót trong kế toán. Ví dụ, Doge ban đầu công bố khoản tiết kiệm lớn nhất là 8 tỷ USD - tới từ việc hủy hợp đồng với một cơ quan nhập cư - nhưng sau đó đã đính chính rằng con số chỉ là 8 triệu USD.
Số vụ vượt biên tháng 2/2025 thấp nhất lịch sử?
Khi nói về các biện pháp đối phó với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, ông Trump tuyên bố rằng "kết quả là, số vụ vượt biên trái phép trong tháng trước thấp nhất từ trước đến nay".
Điều này là đúng.
Vào tháng 2/2025, Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ ghi nhận 8.326 trường hợp người di cư bị chặn tại biên giới phía tây nam giáp với Mexico.
Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu hằng tháng bắt đầu được ghi nhận vào năm 2000.
Để so sánh, vào tháng 2 /2024, con số này là 140.641.
Số lượt vượt biên trong tháng 12/2024 đã giảm xuống còn 47.316.
Có 21 triệu người di cư vào Mỹ dưới thời ông Biden?
Tiếp tục nói về vấn đề nhập cư bất hợp pháp, ông Trump tuyên bố: "Trong bốn năm qua, đã có 21 triệu người tràn vào Mỹ."
Không có bằng chứng nào cho thấy con số thực sự cao như vậy.
Số lượt người di cư bị chặn tại biên giới – một thước đo cho tình trạng nhập cư bất hợp pháp – đã đạt 10 triệu dưới thời ông Biden, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả số này đều ở lại Mỹ.
Không thể xác định chính xác có bao nhiêu người nhập cư trái phép vào Mỹ, vì nhiều người có thể đã lẩn tránh khỏi các cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, một số ước tính cho rằng con số thực chất chỉ khoảng một nửa của con số ông Trump đưa ra.
Theo một báo cáo do Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ công bố vào năm 2024, số người nhập cư bất hợp pháp sống tại Mỹ tính đến tháng 1/2022 ước tính khoảng 11 triệu người.
Báo cáo này cho biết khoảng 20% số này tới Mỹ từ năm 2010 trở lại đây, nhưng phần lớn là từ trước đó, một số thậm chí đã tới Mỹ từ thập niên 80.
Mỹ đã chi 350 tỷ USD cho Ukraine?
Về viện trợ của Mỹ cho Ukraine, ông Trump tuyên bố: "Chúng ta có lẽ đã chi 350 tỷ USD… còn họ [châu Âu] chỉ chi 100 tỷ USD. Quả là một sự khác biệt lớn."
BBC Verify không thể tìm thấy bằng chứng nào cho con số 350 tỷ USD mà ông Trump nêu ra. Trong khi đó, một số số liệu cho thấy nếu tính tất cả các loại viện trợ châu Âu đã cung cấp cho Ukraine thì tổng số tiền châu Âu chi còn nhiều hơn Mỹ.
Xét trên phương diện quốc gia đơn lẻ, Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine. Nhưng tổng số tiền châu Âu đã chi cho Ukraine là nhiều hơn Mỹ, theo Viện Kiel.
Theo Viện Kiel, từ ngày 24/1/2022 đến cuối năm 2024, châu Âu đã chi tổng cộng 138,7 tỷ USD cho Ukraine, còn Mỹ chi 119,7 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra con số cao hơn là 182,8 tỷ USD – tính cả các hoạt động quân sự rộng hơn của Mỹ ở khắp châu Âu – nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với con số mà ông Trump tuyên bố.
Chúng tôi đã đề nghị Nhà Trắng làm rõ nguồn gốc của con số 350 tỷ.
Các nguồn tin cho hay, Mỹ có thể quyết định chỉ bảo vệ những quốc gia thành viên NATO thực sự đáp ứng được những yêu cầu chi tiêu quân sự trong khối.
Đây là thông tin được 4 cựu quan chức và đương nhiệm chia sẻ với NBC News. Chính sách này sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn so với điều khoản cốt lõi của NATO trong đó nhấn mạnh một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào của NATO cũng được coi là cuộc tấn công nhằm vào toàn bộ thành viên của liên minh quân sự.
Theo NBC News, Mỹ cũng sẽ áp dụng nguyên tắc tương tự khi tiến hành các cuộc tập trận chung, cùng hoạt động triển khai quân ra nước ngoài. Cụ thể, Washington có thể chọn ưu tiên triển khai tập trận với các đối tác ở NATO đáp ứng những mục tiêu chi tiêu quốc phòng, và điều chỉnh lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu theo cùng tiêu chí.
Thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã ám chỉ có kế hoạch cắt giảm sự hiện diện quân sự ở châu Âu. Gần đây, ông Trump đã hối thúc Liên minh châu Âu (EU) tự chịu trách nhiệm về năng lực phòng thủ, và chịu gánh nặng đối với các đảm bảo an ninh cho Ukraine trong tương lai.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết Washington có ý định tái tập trung mối ưu tiên quân sự vào việc đối phó với Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo, các quốc gia EU không nên cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Âu là vô thời hạn.
Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao Mỹ được NBC News liên hệ đã phủ nhận việc điều khoản phòng thủ chung của NATO hay còn gọi là Điều 5 sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Thượng nghị sĩ Chris Coons, thành viên cấp cao của Tiểu ban Phân bổ quốc phòng Thượng viện, cho biết ứng cử viên cho vị trí đại sứ Mỹ ở NATO là ông Matthew Whitaker "đã đưa ra những câu trả lời rất đáng tin cậy" về các cam kết của chính quyền Mỹ đối với Điều 5.
Tổng thống Mỹ Trump từng nhiều lần chỉ trích các nước thành viên NATO vì không đạt được ngưỡng chi tiêu quốc phòng hiện tại của khối là 2% GDP. Ông chủ Nhà Trắng còn đưa ra ý tưởng tăng chi tiêu quốc phòng bắt buộc đối với các nước NATO lên 5% GDP, dù thực tế hiện không có thành viên nào trong khối bao gồm cả Mỹ đạt được ngưỡng chi tiêu này.
Theo ước tính của NATO, 23 thành viên của liên minh quân sự đã đạt mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP tính đến năm 2024, chỉ có 5 thành viên gồm Mỹ đạt trên 3% GDP. Ba Lan là thành viên duy nhất chi hơn 4% GDP cho quốc phòng.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên danh sách đóng cửa hàng chục lãnh sự quán, chủ yếu ở Tây Âu, vào mùa Hè này, đồng thời có kế hoạch sa thải nhiều lao động địa phương làm việc cho hàng trăm phái bộ của Mỹ.
Báo New York Times ngày 6/3 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã lên kế hoạch đóng cửa hàng chục lãnh sự quán vào mùa Hè này và đang cân nhắc đóng cửa thêm nhiều cơ quan đại diện khác, sa thải các nhân viên ở nước ngoài.
Các quan chức nhận định đây có thể là đòn giáng vào nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác và thu thập thông tin tình báo của chính phủ Mỹ.
Theo 3 quan chức được thông báo về một bản ghi nhớ lưu hành nội bộ, danh sách hàng chục lãnh sự quán được nêu tên cho thấy các vụ đóng cửa chủ yếu diễn ra ở Tây Âu.
Bộ này cũng có kế hoạch sa thải nhiều lao động địa phương làm việc cho hàng trăm phái bộ của Mỹ.
Những lao động này chiếm 2/3 lực lượng lao động của cơ quan đại diện và ở nhiều quốc gia, họ hình thành nền tảng kiến thức của các nhà ngoại giao Mỹ về địa bàn của họ.
Sự thu hẹp này nằm trong chính sách cắt giảm mạnh hơn của Tổng thống Donald Trump đối với chính phủ liên bang và chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” của ông, trong đó Mỹ chấm dứt hoặc cắt giảm những cách thức từng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu, bao gồm thông qua các biện pháp tác động về dân chủ, nhân quyền và viện trợ.
Các động thái này diễn ra vào thời điểm Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ, đã vượt qua Mỹ về số lượng các cơ sở ngoại giao trên toàn cầu.
Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và có quyền lực lớn hơn trong các tổ chức quốc tế
Nguồn: VOA; VTV; BBC; Vietnamnet; VietnamPlus
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Bão dữ, 26 người chết; ‘Lùng sục’ tìm mua trứng; Lần theo dấu fentanyl; ‘Logic thuế quan’ của Trump; Không kích thủ đô Yemen
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Nhật chật vật vì gạo; Lập nhóm ăn xin để xả stress; Căng thẳng leo thang ở Seoul; Putin tiến thoái lưỡng nan; Cựu Tổng thống Duterte bị giam giữ
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá