Minijob tiêu chuẩn chính sách

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Dr. Nguyễn Sỹ Phương

PHẦN 1 NHỮNG CÂU HỎI TỔNG HỢP TỪ THỰC TẾ

1- Căn cứ vào đâu để kết luận công việc mình đang làm là Minijob? - Căn cứ vào thu nhập trong 12 tháng kể từ khi bắt đầu công việc.

2- Minijob có trách nhiệm bắt buộc đóng bảo hiểm hưu trí không? - Không, nếu đệ đơn lên chủ thuê việc xin được miễn trừ.

3- Theo luật định, người làm Minijob thu nhập hàng tháng không được quá 450 Euro, một năm không quá 5.400 Euro. Điều gì xảy ra khi vượt quá ngưỡng thu nhập 2 lần? - Về cơ bản, thu nhập có thể vượt quá ngưỡng thu nhập hai lần mà không ảnh hưởng đến tính chất Minijob, với điều kiện lý giải được và không có chủ đích.

4- Nếu vừa làm việc chính vừa làm Minijob, có phải đóng bảo hiểm hưu trí? - Nếu công việc chính đóng bảo hiểm bắt buộc, Minijob cũng phải đóng bảo hiểm hưu trí (cũng có thể xin miễn).

5- Người làm Minijob có thể vượt quá ngưỡng thu nhập hàng tháng bao nhiêu lần, nếu thu nhập năm không quá 5400 Euro? Có thể vượt quá ngưỡng 450 Euro 2 lần do ngẫu nhiên, nghĩa là không chủ đích.

6- Có áp dụng ngưỡng 450 Euro hay không, khi người làm Minijob chấm dứt hưởng tiền thất nghiệp bậc I chẳng hạn vào ngày 14.01.2018 và hưởng Hartz IV từ ngày 15.1.2018 ? - Trong trường hợp này, ở cả hai công việc đều lấy ngưỡng 450 Euro chia cho 30 ngày và nhân với tổng số ngày làm. Nghĩa là ngưỡng này trong thời gian hưởng thất nghiệp bậc I là: 450 Euro / 30 x 14 = 210 Euro. Trong thời gian hưởng Hartz IV là: 450 Euro / 30 x 17 = 255 Euro. Nếu lương được trả vượt quá ngưỡng trên sẽ không được coi là Minijob.

7- Một người về hưu nhận được hợp đồng lao động có thời hạn 4 tháng. Đối với 3 tháng đầu nhận được 450 Euro và tháng thứ 4 tới 900 Euro. Vậy đó có phải Minijob không? - Không, bởi lương tháng thứ 4 vượt quá ngưỡng Minijob đã nằm trong hợp đồng nghĩa là có chủ đích, và bình quân thu nhập lên tới 562 Euro/tháng đã quá ngưỡng.

8- Khi bắt tay vào làm Minijob theo hợp đồng lao động có thời hạn, có được tính ngưỡng 450 Euro cho tháng đầu tiên không? - Trong trường hợp không làm trọn tháng, thì ngưỡng 450 Euro được tính theo ngày, tức lấy 450 Euro : 30 = 15 Euro. Bao nhiêu ngày làm việc trong tháng thì nhân với bấy nhiêu ngày, chẳng hạn làm trong 10 ngày thì ngưỡng tháng đó là: 15 x 10 = 150 Euro. Nếu hợp đồng có thời hạn, thì khi lương được trả vượt quá 150 Euro, sẽ không được coi là Minijob nữa.

9- Nếu một nhân viên được tuyển dụng vào ngày thứ 20 của tháng và đến cuối tháng có thu nhập 450 Euro, có được xem như việc Minijob không? - Có.

10- Điều gì xảy ra khi người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng với mức lương hàng tháng 550 Euro, nhưng thực tế được trả ít hơn và không vượt quá 5400 Euro? - Nếu thế hãy đăng kí tại trung tâm Minijob.

11- Vượt quá ngưỡng thu nhập không chủ ý (unvorhergesehene Überschreitung) có nghĩa gì? - Có nghĩa, nguyên nhân người lao động làm việc/có thu nhập thêm không định kế hoạch từ trước, chẳng hạn khi có một đồng nghiệp bị ốm, mình phải làm thêm giờ.

12- Người về hưu ở tuổi 63 (tuổi về hưu đối với người đóng bảo hiểm lâu năm từ tháng 7.2014) có được tự động miễn bảo hiểm hưu trí khi làm Minijob không? Hay phải điền mẫu đơn xin miễn đóng? - Về hưu đúng tuổi không phải đóng bảo hiểm hưu trí nữa.

13- Ngay cả khi vượt quá ngưỡng 5400 Euro/năm? - Nếu người về hưu làm thêm vượt quá ngưỡng Minijob, thì chỉ chủ lao động phải đóng một phần bảo hiểm hưu trí.

14- Có bắt buộc cắt tiền lương Minijob khi bị ốm trên 6 tuần? - Sau thời hạn 6 tuần, trách nhiệm tiếp tục trả lương của chủ lao động đối với Minijob cũng kết thúc.

15- Có thể rút lại đơn xin miễn đóng bảo hiểm hưu trí không, khi người làm Minijob đổi ý? - Không.

16- Những người làm Minijob được miễn bảo hiểm hưu trí từ trước 01.01.14, hiện có phải đệ đơn xin miễn đóng phí bảo hiểm hưu trí không? Đối với những người làm công việc Minijob liên tục từ 31.12.2012, không cần đệ đơn xin miễn.

17- Đối với những người làm Minijob liên tục từ 31.12.2012 không cần đệ đơn xin miễn bảo hiểm hưu trí. Vậy có phải trình bằng chứng không? - Nên ghi chú điều đó trong hồ sơ lương.

18- Áp dụng điều gì đối với những người làm Minijob từ trước 01.01.13? - Đến tối đa ngày 31.12.2014, vẫn áp dụng Luật chuyển giao Übergangsrecht, nếu công việc vẫn được tiếp tục như trước.

19- Nếu trong hợp đồng lao động có quy định, từ tháng 12 đến tháng 3 mức lương 1.000 Euro và từ tháng 4-11 là 100 Euro. Khi đó, thu nhập năm là 4800 Euro, thấp hơn ngưỡng 5400 Euro. Vậy công việc được xem xét thế nào? Trong trường hợp này, chỉ được tính làm việc Minijob từ tháng 4 đến tháng 11 (thu nhập hàng tháng 100 Euro).

20- Đệ đơn xin miễn phí hưu trí như thế nào? - Đệ đơn ở chủ lao động.

21- Nếu làm công việc thuộc mức lương cận thấp Gleitzone (450,01 bis 850,00 Euro) từ trước ngày 1.1.2013, có trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí không? - Có. Công việc trong Gleitzone phải đóng bảo hiểm hưu trí.

22- Một người làm Minijob thu nhập thấp từ 1.1.2013, có thu nhập hàng tháng 409 Euro và nhận được lương hưu bị trừ %, do mới 61 tuổi. Khi đó có phải đóng bảo hiểm hưu trí không?- Không.

23- Nếu một người lao động bắt đầu làm Minijob sau ngày 1.6, có thể có thu nhập 5400 Euro một năm không (450 Euro x 12 tháng) ? - Ngưỡng 5400 Euro áp dụng đủ 12 tháng, tức đến ngày 31.5 của năm sau.

24- Tại sao không được rút lại đơn xin miễn đóng bảo hiểm hưu trí ? - Luật quy định như vậy, trong thời gian làm Minijob không được rút lại đơn xin miễn bảo hiểm hưu trí.

25- Người lao động có thu nhập 425 Euro và được miễn bảo hiểm hưu trí theo quy định mới từ 1.1.2013. Nếu thu nhập tăng lên 450 Euro, có phải xem xét lại trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí không? - Không.

26- Một người làm Minijob được miễn bảo hiểm hưu trí và có thu nhập 450 Euro hàng tháng. Chủ lao động đăng kí cho anh ta Beitragsgruppenschlüssel nào? - Theo mẫu in sẵn số 6500.

27- Làm thế nào để quay trở lại trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí khi đã đệ đơn xin miễn? - Chỉ khi làm công việc mới hay ngưng làm công việc hiện tại 2 tháng, mới được xem xét lại.

28- Người làm Minijob có được quyền xin trợ cấp thay thế thu nhập không? - Không có tiêu chuẩn xin tiền ốm đau Krankengeld (tức tiền nghỉ ốm do bảo hiểm trực tiếp trả).

29 -Quay trở lại ví dụ ở câu hỏi 9: Không thể mặc định rằng tổng thu nhập một năm không vượt quá ngưỡng 5400 Euro, khi thu nhập hàng tháng 450 Euro. Cuối năm có phải đăng kí lại không? - Trong trường hợp này phải ước chừng cẩn thận ngay từ đầu. Chỉ được vượt quá ngưỡng thu nhập khi không chủ ý (unvorhersehbare ưberschreitung). Nếu không, khi kiểm tra doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại.

30- Có phải đệ đơn miễn phí hưu trí lại không? - Không. Tiêu chuẩn miễn đó áp dụng cho thời gian dài.

31- Chủ lao động có trách nhiệm xem xét bảo hiểm xã hội của người làm Minijob. Điều đó có nghĩa gì? - Có nghĩa, khi tuyển dụng lao động, chủ lao động phải xem xét có phải công việc thu nhập thấp không.

32- Trong ví dụ ở câu hỏi 9, ngay từ đầu đã ấn định người lao động được nhận lương 550 Euro 5 lần và các tháng khác 350 Euro. Đó có phải Minijob không? Nếu có 4 tháng lương 1100 Euro và 8 tháng tháng lương 100 Euro, không phải Minijob? - Trong ví dụ này, ngay từ đầu đã ấn định không được vượt quá ngưỡng 5400 Euro.

33- Một người làm Minijob vượt quá ngưỡng thu nhập lần 2. Lần này có lên kế hoạch, do làm thay một người nghỉ phép. Có áp dụng nguyên tắc vượt quá hai lần không? - Không, do việc này đã được lên kế hoạch.

34- Tiêu chuẩn của những người làm việc thu nhập thấp trong thời gian Elternzeit (thời gian chăm sóc con sau khi sinh) như thế nào? - Như làm việc thu nhập thấp.

35- Nếu một người làm Minijob được miễn đóng bảo hiểm hưu trí, sau đó nghỉ làm ở công ty 3 tháng. Cuối cùng lại đi làm thu nhập thấp. Tiêu chuẩn miễn tiếp tục có hiệu lực không? Có thể quay trở lại trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí không? - Khi đó, tiêu chuẩn miễn trước đây mất hiệu lực, nên người lao động lại phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí (có thể đệ đơn xin miễn).

36- Người làm Minijob có thu nhập hàng tháng 340 Euro brutto, đóng bảo hiểm tại Knappschaft với 13 và 15% U1 U2 AV và thuế đổ đồng. Ngoài ra, người này còn có công việc làm thêm thứ 2 với thu nhập 83,20 Euro brutto. Chủ lao động này cũng đóng bảo hiểm Knappschaft, khi ngưỡng thu nhập không quá 5.400 Euro/năm. Làm vậy có đúng không? Đúng.

37- Người làm Minijob có tiêu chuẩn hưởng lương do qũy bảo hiểm trả khi bị tai nạn lao động không? Có.

38- Người làm Minijob có được chủ lao động tiếp tục trả lương 6 tuần không, khi ốm đau không? Về nguyên tắc: có.

39- Trong thời gian chăm sóc con cái sau sinh Elternzeit, người làm Minijob có cần đăng kí riêng không? Không, hưởng tiêu chuẩn chung áp dụng cho mọi lao động.

40- Những người về hưu được miễn bảo hiểm hưu trí. Điều này có áp dụng cho khoản chủ lao động phải đóng không? Đối với những người đủ tuổi về hưu, khi làm Minijob, chủ lao động phải đóng khoản phí bảo hiểm hưu trí đổ đồng.

41- Trong thời gian nghỉ dưỡng thai Mutterschutz có được làm Minijob không? Mutterschutz áp dụng cho tất cả người lao động, cả người làm Minijob.

42- Thu nhập trong một vài tháng của một nhân viên nằm trong ngưỡng Gleitzone, trong một vài tháng khác lại trên mức Gleitzone. Vậy có phải tính riêng cho từng tháng không? Trong trường hợp này phải ước chừng xem có vượt quá mức thu nhập trung bình 850 Euro không. Nếu có, không thể áp dụng Gleitzone nữa.

43- Khi bị tai nạn lao động, người làm Minijob được tiếp tục trả lương. Khi đó, lương được tính theo cơ sở nào? Cả Minijobber cũng có tiêu chuẩn được tiếp tục trả lương, mức lương căn cứ vào thu nhập trung bình trước đây.

44- Nếu một người làm Minijob xin miễn bảo hiểm hưu trí, 3 tháng sau nghỉ việc ở công ty và sau đó lại làm công việc thu nhập thấp, khi đó vẫn được miễn bảo hiểm hưu trí. Về cơ bản, người làm Minijob có thể xin quay trở lại trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí, do hợp đồng lao động bị ngắt quãng 2 tháng. Khi đó, có phải xin chuyển sang đóng bảo hiểm hưu trí bằng văn bản không? Về cơ bản, tiêu chuẩn miễn bảo hiểm hưu trí bị mất sau 2 tháng, kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

45- Có áp dụng ngưỡng làm thêm 450 Euro cho người về hưu không, hay người về hưu có thể làm thêm không giới hạn? Khi đủ tuổi về hưu, bên cạnh lương hưu có thể làm thêm không giới hạn. Trong trường hợp chưa đủ tuổi về hưu, phải hỏi cơ quan bảo hiểm hưu trí về ngưỡng làm thêm cá nhân.

46- Có phải ngưỡng thu nhập của Minijob tính bình quân cho 12 tháng không? Chẳng hạn bắt đầu làm việc từ giữa tháng 1, có thể được hưởng tối đa 450 Euro cho tháng này? Đúng vậy.

47- Có phải người làm Minijob có thể vượt quá ngưỡng 450 Euro/tháng nhiều lần mà không cần giải thích lý do, miễn là không vượt quá ngưỡng 5.400 Euro/năm? Đúng vậy.

48- Những người về hưu năm 63 tuổi có được làm thêm trên 450 Euro không? Không. Chỉ khi đủ tuổi về hưu mới được.

49- Người về hưu khi làm Minijob cần trình giấy chứng nhận nào để chứng minh đang nhận lương hưu? Có thể trình bản copy giấy thông báo hưu trí Rentenbescheid.

50- Người về hưu có thu nhập trên 450 Euro vẫn chỉ phải trả phí bảo hiểm y tế và hưu trí đổ đồng? Không. Đối với người về hưu vẫn áp dụng quy định dành cho Minijob.

51- Được phép ngưng làm việc bao lâu, để đơn xin miễn trách nhiệm bảo hiểm hưu trí vẫn còn hiệu lực? 2 tháng. Sau đó phải đệ đơn mới.

52- Một học sinh học nghề làm thêm với thu nhập 450 Euro. Có phải đóng bảo hiểm hưu trí không? Có.

53- Ngưỡng thu nhập 5.400 Euro xét cho 1 năm và được chia cho 12 khi làm việc ít hơn 1 năm? Để kiểm tra ngưỡng thu nhập, sẽ tính 12 tháng kể từ khi bắt đầu làm việc.

54- Điều gì xảy ra khi vượt quá ngưỡng thu nhập do các khoản trả đặc biệt Sonderzahlung? Khi xem xét ngưỡng thu nhập, sẽ xem xét cả các khoản trả thêm. Nếu vượt quá ngưỡng thu nhập, sẽ không được xét vào Minijob nữa.

(Xem đầy đủ các phần tại chuyên mục Ấn phẩm chuyên đề)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang