Luật mới và sửa đổi tháng 11.2024: PHẦN V - Hỏi đáp về Đạo luật Quyền tự quyết cá thể (giới tính, tên…)

Từ ngày 01.11.2024, Đạo luật Quyền Tự quyết cá thể Selbstbestimmungsgesetz có hiệu lực. Luật mới cho phép đệ đơn thay đổi giới tính và thay đổi tên riêng trực tiếp tại văn phòng đăng ký. Không cần viết báo cáo, xin giấy chứng nhận y tế hoặc tư vấn pháp lý, hay quyết định của Tòa án như trước nữa. Thời gian thực hiện thay đổi được quy định trong vòng ba tháng và có thể làm lịch từ tháng 08.2024, để kịp tới tháng 11.2024, luật có hiệu lực, có thể thực hiện ngay. Bộ Gia đình Liên bang giải thích trên trang web của mình rằng, luật này nhằm mục đích giúp những người chuyển giới, liên giới tính và không thuộc hệ nhị phân dễ dàng thay đổi giới tính và tên của mình hơn.

Tại sao Đạo luật Quyền Tự quyết mới ban hành là cần thiết?

Đạo luật Quyền Tự quyết nhằm bảo vệ quyền tự quyết về giới tính cho những người liên quan. Hiến pháp cũng bảo vệ quyền tôn trọng bản dạng giới tính nếu nó khác với đăng kí giới tính. Đồng thời, pháp luật cũng quan tâm đến lợi ích của toàn xã hội. 

Nhiều người trong số những người liên quan nhận thấy các yêu cầu của luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực tới nay là thấp kém, đặc biệt là yêu cầu phải trải qua đánh giá trước khi thay đổi giới tính của họ. Ngoài ra, Tòa án Hiến pháp Liên bang cũng đã tuyên bố những phần thiết yếu của Đạo luật Chuyển đổi giới tính cũ là vi hiến. Vì những lý do trên nên ban hành Đạo luật quyền tự quyết mới là cần thiết.

Đạo luật mới đưa ra những quy định nào để đăng kí thay đổi giới tính của một người?

- Ba tháng trước khi công bố thay đổi giới tính và tên, việc đăng ký bằng văn bản hoặc bằng miệng phải được thực hiện tại cơ quan đăng ký.

- Khoảng thời gian từ khi đăng ký đến khi công bố là khoảng thời gian để cân nhắc và phản ánh, nhằm ngăn chặn những quyết định thay đổi vội vàng và để làm rõ ý nghĩa của việc công bố thay đổi tên và giới tính.

- Nếu không nộp tờ khai sau khi đăng ký thì thông tin về giới tính, họ tên cũ sẽ không thay đổi trong sổ hộ tịch. - Sau sáu tháng kể từ khi đăng ký, nếu các thủ tục trên không thực hiện thì được coi như không nộp tờ khai thay đổi và việc đăng ký tiếp sẽ không còn hợp lệ.

- Ngoài ra còn có thời hạn cấm một năm sau khi đăng kí, nghĩa là muốn khai báo mới thì chỉ có thể được thực hiện sau khi hết thời hạn 1 năm, tính từ lần đăng kí đầu tiên, nhưng không thực hiện.

Điều này nhằm đảm bảo người thành niên nhận thức được ý nghĩa việc đăng kí của họ bị ràng buộc với việc công bố trong thời hạn không quá một năm.

- Đối với mục đăng nhập giới tính và tên, nhìn chung cấm các cơ quan hành chính tiết lộ, có nghĩa là mục đăng nhập giới tính và tên đã nhập trước khi công bố không được tiết lộ nếu không có sự đồng ý của người đệ đơn.

- Vi phạm có thể bị phạt lên tới 10.000 euro nếu cố tình phớt lờ nhằm gây hại cho người đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ đặc biệt đối với các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh.

Những quy định nào áp dụng cho trẻ vị thành niên?

-Người chưa thành niên đến 14 tuổi không được tự mình nộp tờ khai thay đổi giới tính. Người giám hộ hợp pháp có thể thay mặt tiếp nhận việc khai báo thay đổi với cơ quan đăng ký. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên phải có mặt tại cơ quan đăng ký khi khai báo.

-Trẻ vị thành niên đủ 14 tuổi có thể tự mình khai báo với sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp. Trong trường hợp người giám hộ hợp pháp không đồng ý thì tòa án gia đình có thể thay thế quyết định của cha, mẹ theo yêu cầu của người chưa thành niên. Lợi ích tốt nhất của trẻ em phải luôn được tính đến. Đối với tất cả trẻ vị thành niên, bản khai cũng phải có sự đảm bảo rằng đã được ơ quan chức năng tư vấn.

Đạo luật Quyền Tự quyết quy định như thế nào về quyền tự do hợp đồng, quyền hộ gia đình?

Quyền tự do hợp đồng và nội quy nhà tiếp tục được áp dụng như trước. Đạo luật Tự quyết không thay đổi điều này. Vẫn như trước đây, phải tuân thủ các quy định pháp lý về quyền tự do kí hợp đồng và nội quy trong nhà, như bảo vệ chống phân biệt đối xử thông qua Đạo luật đối xử bình đẳng chung. Theo đó, việc từ chối người chuyển giới nói riêng chỉ dựa trên bản dạng giới của họ là không được phép. 

Tuy nhiên, việc đối xử khác nhau dựa trên giới tính được cho phép nếu có lý do khách quan. Điều này có thể đặc biệt xảy ra nếu cách xử lý khác nhau có tính đến nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư hoặc an toàn cá nhân, chẳng hạn như khi tiếp cận nhà vệ sinh dành riêng cho giới tính, phòng thay đồ hoặc phòng xông hơi khô hoặc thậm chí cả nhà tạm trú dành riêng cho phụ nữ.

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang