Luật Lao động Đức cần biết: Các hoạt động di chuyển, nghỉ giải lao, gặp bác sĩ, bồi dưỡng kiến thức, chuyển công tác… được tính vào giờ làm việc như thế nào?

Khi thay quần áo lao động hoặc chuẩn bị bước vào công việc

Bất kỳ ai phải mặc quần áo bảo hộ hoặc trang phục riêng của công ty họ, như khoác thêm yếm có tên công ty, không cần phải mặc sẵn ở nhà để đến công ty có thể làm việc ngay. Theo Luật Thời gian làm việc Arbeitszeitgesetz, nhân viên được phép thay quần áo tại công ty, và thời gian này được tính vào quỹ thời gian làm việc khi tính tiền lương theo giờ làm việc, ngoại trừ thỏa thuận trả lương khoán theo ngày hoặc tháng.

Tình hình sẽ khác, nếu nhân viên không có trách nhiệm phải mặc quần áo bảo hộ hoặc trang phục công ty. Theo Luật Thời gian Lam việc, trong những trường hợp như vậy, chẳng hạn, nếu ai đó đi làm bằng xe đạp trong trang phục thể thao và tới công ty mới thay quần áo làm việc của mình, thì thời gian thay quần áo không được coi là thời gian làm việc, có nghĩa là phải tới trước giờ làm việc để thay quần áo.

Giai đoạn chuẩn bị, chẳng hạn như khởi động máy tính, rõ ràng là một phần của thời gian làm việc. Theo Arbeitszeitgesetz, nếu nhân viên muốn bắt đầu làm việc lúc 7 giờ 30 sáng, thì không cần phải đến đó trước 7 giờ 30 sáng để khởi động máy tính.

Dừng việc để uống cà phê hay hút thuốc không phải là thời gian làm việc, ngoại trừ đi vệ sinh

Nói chung, nhân viên được quyền nghỉ ngơi. Điều này là kết quả của Arbeitszeitgesetz. Nếu ai đó làm việc hơn 6 tiếng, người đó được nghỉ giải lao 30 phút. Nếu thời gian làm việc quá chín giờ, người đó có thể nghỉ giải lao 45 phút. Nhân viên có thể chia nhỏ thời gian nghỉ giải lao, nhưng mỗi lần nghỉ giải lao phải kéo dài ít nhất 15 phút. Nghỉ giải lao uống cà phê hoặc hút thuốc ngoài giờ giải lao thông thường không được tính vào giờ làm việc. Nhân viên cũng có thể nghỉ như vậy, với điều kiện lấy thời gian được phép giải lao làm việc bù.

Theo quy định về nơi làm việc, người sử dụng lao động phải đảm bảo cho những nhân nhân viên làm việc trước màn hình có thể dừng công việc đang làm để đi làm việc khác theo yêu cầu của công ti. Bởi để phục hồi thị giác, tốt nhất nhân viên nên nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút sau 1 giờ làm việc với màn hình. Thời gian nghỉ ngơi này, nếu có thể, cần thực hiện các công việc khác, chẳng hạn như sắp xếp hồ sơ.

Đi vệ sinh không được coi là nghỉ giải lao mà là sự gián đoạn công việc trong thời gian ngắn. Không người sử dụng lao động nào có thể từ chối điều này với nhân viên.

Các lịch hẹn với bác sĩ có thể được coi là thời gian làm việc

Về nguyên tắc, người lao động có trách nhiệm sắp xếp các cuộc hẹn khám bệnh để không trùng với giờ làm việc. Điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, chẳng hạn như trong trường hợp khẩn cấp hoặc nếu ai đó không thể đặt lịch hẹn miễn phí với bác sĩ vào thời gian rảnh.

Người sử dụng lao động sau đó phải cho phép họ đến gặp bác sĩ. Trong những trường hợp này, thời gian thăm khám tại bác sĩ là thời gian làm việc. Sau đó, nhân viên phải nộp giấy chứng nhận của bác sĩ cho người sử dụng lao động của họ trong thời gian trên.

Trực văn phòng được coi là thời gian làm việc

Dịch vụ trực văn phòng được coi là thời gian làm việc. Nhiều thỏa thuận tập thể hoặc thỏa thuận dịch vụ quy định mức cố định thời gian trực. Trong thời gian này, nếu có việc khẩn cấp cần giao dịch chẳng hạn điện thoại mà không cầm máy, thì không được tính vào thời gian làm việc.

Bồi dưỡng kiếm thức thêm và các chuyến công tác được coi là thời gian làm việc

Nếu một nhân viên học thêm theo nhu cầu của riêng họ thì thời gian này không thuộc vào giờ làm việc bình thường. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động yêu cầu thì thời gian đào tạo sẽ là một phần của thời gian làm việc.

Vì các chuyến công tác thường do người sử dụng lao động yêu cầu nên chúng được tính là giờ làm việc. Còn thời gian di chuyển, đi lại tới chỗ làm việc thường có vấn đề. Ví dụ, nếu nhân viên ngồi trên tàu tới chỗ làm việc và có thể tự quyết định xem mình làm gì cho công ti thì đây thường được coi là thời gian làm việc, chẳng hạn, khi một nhân viên viết báo cáo trên máy tính bảng cho người sử dụng lao động về chuyến thăm của khách hàng khi đi bằng tàu hỏa thì đây được tính là thời gian làm việc.

Thời gian trên quãng đường đi làm không được tính là thời gian làm việc

Quãng đường đi làm phần lớn chỉ là vấn đề thuần túy riêng tư, tức là không phải thời gian làm việc. Nếu nhân viên đến muộn do cảnh báo trên đường sắt hoặc do bão, đó cũng là chuyện riêng của nhân viên không được tính là thời gian làm việc.

Hậu quả của sự chậm trễ được tính là thời gian làm việc hay không phụ thuộc vào mô hình thời gian làm việc thỏa thuận giữa chủ và người la động. Có thể có nguy cơ bị mất lương và nếu tái phạm thậm chí bị cảnh cáo, nếu chậm trễ. Trường hợp ngoại lệ khi nhân viên đại diện bán hàng đến gặp khách hàng tại nhà họ thì đây là giờ làm việc tính cả thời gian chậm trễ.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang