Luật Đức: Làm gì khi con trưởng thành nghiện ma túy ?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng


Ở Đức có tới 6% thanh thiếu niên dính dáng đến nghiện hút. Nếu con mình chưa đến tuổi vị thành niên, cha mẹ có thể giúp con bằng cách báo với cảnh sát và gọi xe cấp cứu khi chúng lên cơn nghiện, dù đây là một quyết định vô cùng khó khăn.

Nhưng sẽ làm gì nếu chúng đã đủ 18 tuổi, đủ năng lực chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật?

Từ lúc này, cha mẹ hoàn toàn bó tay trước mong muốn kéo con mình ra khỏi ‘hố sâu’ vô vọng của nghiện hút.

Kể cả phía cảnh sát cũng chỉ can thiệp khi có hành vi phạm pháp.

Cha mẹ không còn quyền tự đăng ký con mình vào trại cai nghiện.

Thậm chí bác sỹ cấp cứu được người mẹ gọi tới có khi phải ra về ‘chân tay không’, nếu người con không chấp nhận điều trị.

Nhiều bậc cha mẹ chỉ còn cách chịu nhìn con mình ‘giải quyết’ các vấn đề bằng ma túy và rượu, nhìn chúng tự hủy hoại cơ thể mà không còn đủ lý trí để tiếp nhận môi trường, cuộc sống xung quanh mình. Bởi tất cả các chất kích thích đó đều gây tổn thương mạnh đến thần kinh. Bản thân người làm cha mẹ chịu nhiều áp lực lo sợ cho con mình, tự trách mình đã nhiều sai lầm trong những bước giáo dục con. Vì xấu hổ và cảm giác tội lỗi này mà ít người tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. Nhưng cha mẹ nào dễ dàng bỏ rơi con mình, vẫn phải hi vọng vào một tiến triển tốt hơn?

Người duy nhất có thể giúp đỡ lúc này chỉ là các bác sỹ điều trị và tư vấn cai nghiện. Một hình thức tư vấn cai nghiện có hiệu qủa, lâu nay được phát triển nhanh ở nhiều thành phố, tiểu bang, là Nhóm tự giúp đỡ (Selbsthilferguppe), nơi đăng ký tham gia có tên gọi là KIS (Kontakt- und Informationestelle für Selbsthilferguppen).

Ví dụ ở Leipzig, cách đây 10 năm, số người tự nguyện này mới chỉ một nhóm nhỏ, vì thế khi gọi điện đến xin tư vấn, tuy rất được họ tôn trọng, nhưng không giúp được nhiều - số người này quá ít, như những ‘sợi tóc’ mỏng manh mà các cha mẹ có con nghiện ở tuổi thành niên mong nắm giữ. Nay nhóm Tự giúp đỡ, chống nghiện nói trên đã khá đông.

Hiện nay ở nhiều điạ phương có rất nhiều nhóm như vậy. Ở đó, Sở Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn những người có nhu cầu tham gia những KIS thích ứng.Vì vậy, những ai có nhu cầu đều có thể liên hệ với Sở Xã hội tại điạ phương mình. Mục đích và nhiệm vụ của các KIS là tập hợp những người có vấn đề về sức khoẻ, tâm lý và xã hội theo từng nhóm vấn đề, chẳng hạn nhóm bệnh HIV, nhóm nghiện ma túy, nhóm nghiện rượu, nhóm bệnh kinh niên, thiểu năng... để cùng khắc phục với sự hỗ trợ của các chuyên gia, kinh phí do nhà nước đài thọ. Trong từng nhóm, các thành viên sẽ giao lưu, trao đổi, tìm kiếm các biện phát thoát ra khỏi những vấn đề họ đang phải đối mặt, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, bác sỹ.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang