- Thời sự
- Việt Nam
Kiên Giang đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ, kỷ luật hiệu trưởng chỉ mặt hội trưởng phụ huynh... là thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (4-9.11).
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ
Ngày 7.11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Kiên Giang có thông cáo báo chí về nội dung Kỳ họp thứ 28 xem xét, kết luận nhiều nội dung.
UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang kết luận, ông Lưu Kim Oai - Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang - với trách nhiệm người đứng đầu để xảy vi phạm như: Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác cán bộ, quy chế làm việc; quản lý và sử dụng tài chính không đúng quy định (trong đó có nguồn tiền tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân).
Vi phạm của ông Oai làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân, đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật.
UBKT Tỉnh ủy đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm với Chi ủy Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, xử lý kỷ luật đối với 1 cá nhân; kiểm điểm rút kinh nghiệm 3 cá nhân và kiểm điểm xem xét trách nhiệm về hành chính đối với 1 cá nhân có liên quan.
UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đảng đối với ông Nguyễn Chí Trung - nguyên Viện trưởng Viện KSND huyện U Minh Thượng; ông Nguyễn Thanh Đó - nguyên Viện trưởng Viện KSND huyện An Biên.
Theo đó, ông Trung đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo và thiếu kiểm tra trong thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự, công tác tạm giữ, tạm giam.
Ông Nguyễn Chí Trung có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, không truy cứu trách nhiệm người có tội, làm sai lệch hồ sơ vụ án và lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật...
UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Chí Trung bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng".
Đối với trường hợp ông Nguyễn Thanh Đó – nguyên Viện trưởng Viện KSND huyện An Biên - đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ.
UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật ông Đó bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Kỷ luật hiệu trưởng chỉ mặt hội trưởng phụ huynh
Ngày 7.11, UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, hội đồng kỷ luật của huyện vừa xét kỷ luật đối với Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt Đinh Thị Bùi Chung.
Bà Chung là người giật micro, chỉ mặt Hội trưởng hội phụ huynh khi nói về những khuất tất xã hội hóa trong lễ tổng kết khiến dư luận xôn xao.
Đoàn thanh tra huyện chỉ ra nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực quản lý và tài chính. Đoàn xác định nhà trường được tài trợ 19 tủ đựng đồ dùng cá nhân cho học sinh.
Trường lập tổ tiếp nhận tài trợ nhưng chính nhà trường lại đứng ra tiếp nhận chứ không phải là tổ tiếp nhận tài trợ...
Bà Đinh Thị Bùi Chung nhận hình thức kỷ luật khiển trách với những vi phạm của mình.
Đề nghị xem xét kỷ luật loạt cán bộ ở TP Bảo Lộc
UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vừa giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức vi phạm, được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định.
Theo đó, trong quá trình xác minh nguồn tin về tội phạm do Thanh tra tỉnh Lâm Đồng chuyển đến ngày 13.10.2021, liên quan đến việc hiến đất, tách thửa trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định nhiều công chức vi phạm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND TP Bảo Lộc xem xét, xử lý kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền cán cán bộ, công chức bao gồm:
Bà Vũ Thị Thìn – công chức địa chính xã Đam B'ri; ông Phùng Khắc Chương – công chức địa chính xã Đam B'ri; ông Đậu Ngọc Giang - công chức địa chính phường Lộc Phát; ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Đam B'ri; ông Nguyễn Văn Hán – Chủ tịch UBND xã Đam B'ri; ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND phường Lộc Phát.
Ngày 12-11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành đề nghị mức hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan cùng 47 người khác trong vụ án.
Sau một tuần xét xử (từ ngày 4-11 đến 8-11), phiên toà phúc thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát đã kết thúc phần xét hỏi.
Toà tạm nghỉ và sẽ tiếp tục lại vào ngày 12-11 với phần tranh luận và đề nghị mức hình phạt của đại diện VKS.
Không ai kêu oan
Tất cả 48 bị cáo kháng cáo trong phiên toà xét xử phúc thẩm đều xin giảm nhẹ hình phạt, không có ai kêu oan. Trong số đó, bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX cấp phúc thẩm xem xét bản án sơ thẩm một cách thấu đáo và đánh giá lại hành vi phạm tội, bối cảnh phạm tội của mình.
Trong phần trình bày, bà Lan nói nhiều về quá trình hình thành gia tộc của mình, quá trình, lý do tham gia vào tái cấu trúc ngân hàng SCB và những việc làm đã giúp cho xã hội, cho người dân.
Về hành vi, bị cáo Lan khẳng định bản thân không nắm một chức vụ nào trong ngân hàng SCB, chưa bao giờ nhân danh Tập đoàn VTP hay cá nhân đứng ra giao dịch vay tại ngân hàng SCB...
Bị cáo này cũng giải thích về khối tài sản của mình có được xuất phát từ gia đình, kinh doanh từ những năm trước 1975. Thời điểm đó bất động sản còn rẻ, nên gia đình bị cáo sử dụng vàng mà mẹ bị cáo tích góp để mua và tạo lập nên khối tài sản này.
Về trách nhiệm dân sự của vụ án, bản án sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền là 673.800 tỉ đồng.
Tại phiên phúc thẩm, bà Lan nhiều lần khẳng định sẽ dùng toàn bộ số tiền mà các đối tác còn đang nợ như: Hai Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh trả lại 6.000 tỉ đồng; Công ty Quốc Cường Gia Lai trả lại 2.882 tỉ đồng; Công ty Phương Trang trả lại 1.200 tỉ đồng; Công ty địa ốc Hồng Phát trả 2.355 tỉ đồng... để nộp cho cơ quan thi hành án.
Cạnh đó, bà Lan một lần nữa xác định trường hợp 1.121 mã tài sản giống như bản án sơ thẩm đã tuyên dùng để khắc phục hậu quả của vụ án thì sau khi định giá lại trong quá trình thi hành án mà không đủ để khắc phục hậu quả thì sẵn sàng dùng 658 tài sản khác của mình dùng để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, bà Lan cũng xin HĐXX cho xin lại một số tài sản như: Biệt thự cổ tại số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM, đây là căn nhà cổ mà mẹ bị cáo mua tặng cho con gái; tòa nhà tại địa chỉ 19-25 đường Nguyễn Huệ (trụ sở SCB) có nguồn gốc là từ mẹ của mình mua từ lúc đường Nguyễn Huệ còn có con kênh; tài sản tại số 21 đường Trần Cao Vân; số 24 đường Lê Lợi; 2 du thuyền; ô tô…
Đối với các bị cáo khác trong vụ án, tại phiên toà phúc thẩm trình bày một số tình tiết giảm nhẹ mới như: nộp thêm tiền khắc phục, bằng khen của Cơ quan, tổ chức Nhà nước.... và những tình tiết mà cấp sơ thẩm chưa xem xét áp dụng để VKS và HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Công ty Quốc Cường gia lai rút kháng cáo
Về kháng cáo của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, trong phần xét hỏi của luật sư đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư cho biết hiện Công ty Quốc Cường Gia Lai đã rút kháng cáo, đồng nghĩa với việc công ty này sẽ trả lại cho bà Lan 2.882 tỉ đồng và bà Lan đồng ý dùng số tiền này nộp để khắc phục hậu quả vụ án.
Đối với kháng cáo của hai Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc tập đoàn Tuần Châu), tại toà đại diện của hai công ty này cũng có những trình bày đáng chú ý.
Theo đó, bản án sơ thẩm xác định bị cáo Trương Mỹ Lan có chuyển cho phía Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh số tiền 6.095 tỉ đồng và tiền này là từ ngân hàng SCB, vì vậy cần phải thu hồi số tiền này về cho ngân hàng SCB để đảm bảo thu hồi khắc phục hậu quả cho vụ án. Bản án sơ thẩm tuyên buộc Công ty T&H Hạ Long và Công Âu Lạc Quảng Ninh nộp lại số tiền 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong trong toàn bộ vụ án.
Tại toà, đại diện của hai công ty này xác định đồng ý nộp lại hơn 6.000 tỉ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan và yêu cầu giải tỏa kê biên các tài sản đã bị kê biên kèm theo là huỷ các hợp đồng khung mà hai bên đã ký kết.
Cạnh đó, đại diện hai công ty cũng đề nghị cấp phúc thẩm xác định rõ nghĩa vụ phải thi hành án của từng công ty trong việc trả lại hơn 6.000 tỉ đồng để quá trình thi hành án được thuận lợi.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trong quý III/2024, trên địa bàn cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô khoảng 4.960 căn. Còn theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội đã tăng lên 145.000 tỷ đồng, tuy nhiên giải ngân vẫn rất ít.
Tiến độ chậm
Theo báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III/2024 vừa được Bộ Xây dựng phát hành, trong quý III , có 1 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đã hoàn thành một phần dự án.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, giai đoạn từ năm 2021 đến hết quý III/2024, trên địa bàn cả nước có 622 dự án NOXH đã được triển khai với quy mô 565.177 căn. Trong đó, có 79 dự án đã hoàn thành với quy mô 42.414 căn.
Về triển khai thực hiện gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay NOXH, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa bố trí được nhiều, thực hiện đề án hướng đến 1 triệu căn hộ NOXH đến năm 2030, ngành ngân hàng đã đưa ra gói 120.000 tỷ đồng và đến nay gói này đã tăng lên 145.000 tỷ đồng (do có thêm ngân hàng HDBank tham gia). Đây là nguồn vốn mà tự các tổ chức tín dụng bố trí được, với lãi suất giảm từ 1,5 - 2%/năm cho khách hàng vay; thời hạn cho vay đối với chủ đầu tư trong 3 năm và đối với người vay vốn mua nhà là trong 5 năm.
Tuy nhiên, số dư giải ngân đến nay vẫn còn ít, mới khoảng hơn 1.700 tỷ đồng, lí do đây cũng mới là giai đoạn đầu của quá trình triển khai Đề án này. Chưa kể, sau đại dịch Covid-19, thu nhập bị ảnh hưởng khiến nhu cầu vốn chưa cao.
Trong khi đó, theo Bộ Xây dựng, qua tổng hợp, đến nay mới có 34/63 UBND tỉnh có văn bản, công bố 83 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên Cổng Thông tin điện tử; đã giải ngân được 1.783 tỷ đồng. Trong đó, đối với khách hàng doanh nghiệp, trong số các dự án đủ điều kiện vay, đã có 15 dự án ký hợp đồng tín dụng với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.633 tỷ đồng.
68 dự án còn lại chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình 120.000 tỷ đồng, trong đó, 57 dự án chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn và có 6 dự án đang được các ngân hàng thương mại thẩm định, 5 dự án không đáp ứng điều kiện cho vay.
Đối với người mua nhà, qua rà soát hiện nay nguồn vốn 120 nghìn tỷ đồng đã giải ngân khoảng 150 tỷ đồng cho người mua nhà tại 12 dự án.
Gỡ vướng nhà ở xã hội
Thời gian gần đây các địa phương tích cực gỡ rối cho việc phát triển NOXH, tăng cung nguồn NOXH. Trong đó Hà Nội thúc việc chuyển đổi Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp sang NOXH, hoàn thành chậm nhất năm 2026-2027.
UBND TP Hà Nội cho rằng, các dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng gây bức xúc trong xã hội, có biểu hiện của lãng phí. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới theo thẩm quyền, chủ động rà soát với trách nhiệm cao nhất, bảo đảm thúc đẩy đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài, dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.
Còn Sở Xây dựng TPHCM đề xuất thành lập tổ công tác liên ngành rà soát pháp lý, giúp chủ đầu tư rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục cho 27 dự án NOXH. Tổ công tác liên ngành sẽ do lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, có chức năng rà soát tính phù hợp, khả thi của pháp lý khu đất đối với việc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, giao đất chuyên mục đích sử dụng đất. Từ đó, giúp cho chủ đầu tư rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư, sớm khởi công dự án.
Thực tế cho thấy, hiện nay nhu cầu NOXH đối với người lao động rất lớn, đặc biệt ở các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp, tỉ lệ dân nhập cư cao.
Đó là lời khai của ông Võ Trung Hải - Chủ tịch HĐQT Cty CP tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Dương Đạt Gia Lai (Cty Dương Đạt Gia Lai), 1 trong 3 nhà thầu liên danh thi công dự án nghìn tỷ, nhưng sau đó sạt trượt, nát tươm.
Ngày 15/11 tới, TAND tỉnh Đắk Nông sẽ tuyên án đối với cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đặng Gia Dũng cùng 5 người khác, liên quan đến vụ sạt trượt nghiêm trọng xảy ra tại Gói thầu 02XL, Dự án hạ tầng kỹ thuật KCN Nhân Cơ.
Trước đó, phiên xét xử diễn ra trong 4 ngày (5-8/11), các bị cáo đã nói lời sau cùng và chủ toạ thông tin sẽ tuyên án vào ngày 8/11.
Thế nhưng ngày 8/11, HĐXX bất ngờ quay lại phần xét hỏi để làm rõ các vấn đề liên quan, trong đó có việc cho nhà thầu thi công trước 10 tháng khi bản thiết kế chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Xây dựng Đắk Nông). Thậm chí, liên danh nhà thầu còn được cho thi công trước cả 10 tháng rồi mới được chỉ định thầu.
Từ đây, thông tin liên quan đến trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát… đã phần nào được phơi bày.
“Tự vẽ” hồ sơ năng lực
Theo tài liệu có trong vụ án, Gói thầu 02XL được chủ đầu tư - Ban quản lý các dự án ĐTXD tỉnh Đắk Nông, ban hành Quyết định chỉ định thầu vào ngày 23/12/2015. Liên doanh 3 nhà thầu gồm: Cty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng, Cty Dương Đạt Gia Lai và một công ty có trụ sở Ninh Bình.
Nhưng thực tế, 3 công ty này đã thi công gói thầu từ tháng 3/2015, trước khi có quyết định chỉ định thầu và thời điểm đó bản thiết kế thi công chưa được phê duyệt.
Khai với cơ quan điều tra, ông Võ Trung Hải - Chủ tịch HĐQT Cty Dương Đạt Gia Lai cho biết, đây là công ty gia đình. Ông Hải giữ 90% cổ phần; Trần Thị Hồng Phấn (vợ) có 5% cổ phần; Võ Thị Thái Hiền (em ruột) cổ đông có 5% cổ phần. Khi thành lập, bà Hiền làm giám đốc; còn về sau, bà Phấn làm Giám đốc.
Ông Hải khai, Cty Dương Đạt Gia Lai chưa từng tham gia thi công và cả trong ngành nghề đăng ký kinh doanh cũng không đăng ký thi công công trình hạ tầng kỹ thuật. Về hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, ông Hải chỉ đạo Lê Văn Dương làm và thực chất chỉ là tài liệu được hợp thức hoá.
Đáng chú ý, trong hồ sơ năng lực, tại mục các hợp đồng thi công tương tự, Cty Dương Đạt Gia Lai liệt kê 3 hợp đồng. Nhưng thực tế doanh nghiệp này chỉ là tổ đội tham gia hợp đồng thi công với công ty khác, chứ không tham gia ký hợp đồng với chủ đầu tư.
Ông Hải khai rằng: Đây là hồ sơ do Lê Văn Dương làm để hợp thức hóa cho phù hợp với điều kiện mà chủ đầu tư yêu cầu. Toàn bộ các chữ ký ở mục đại diện Cty Dương Đạt Gia Lai trong hồ sơ năng lực là do ông Hải ký thay chữ ký của bà Võ Thị Thái Hiền - Giám đốc.
Về sau bà Hiền rời vị trí Giám đốc Cty Dương Đạt Gia Lai, bà Phấn được thay vào. Bà Phấn đã ký một số giấy tờ liên quan đến Gói thầu 02XL, trong đó có hồ sơ Thuyết minh biện pháp thi công xây dựng.
Tại cơ quan công an, bà Phấn khai trình độ văn hoá 9/12, làm nội trợ, không trực tiếp tham gia dự án. Khi với vai trò là Giám đốc, bà Phấn chỉ ký giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Còn thực chất, việc điều hành công ty là chồng (ông Võ Trung Hải).
Gần như “tay không bắt giặc”
Được chỉ định tham gia liên danh thi công Gói thầu 02XL thuộc dự án trọng điểm, cấp bách, nhưng Cty Dương Đạt Gia Lai gần như “tay không bắt giặc”. Nhân sự và máy móc thiết bị trong hồ sơ năng lực chỉ là dự định. Thực tế, công ty chỉ đưa đến công trình 2 xe chở nước, 1 máy xúc, 1 máy ủi, 2 máy đào; thuê 2 máy đào; được cho mượn 2 xe trộn bê tông và 7 xe ben 10 tấn.
Không chỉ “vẽ” hồ sơ năng lực, Cty Dương Đạt Gia Lai còn ký quyết định thành lập ban chỉ huy công trình với đầy đủ ban bệ, nộp cho chủ đầu tư. Nhưng thực tế, những người này không trực tiếp thi công, công ty thuê các tổ đội công nhân địa phương làm thi công.
Chưa hết, Cty Dương Đạt Gia Lai còn giao 2 hạng mục san nền và gia cố taluy của mình trong gói thầu cho Cty TNHH Hồng Đạt (trụ sở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Tổng giá trị 2 hợp đồng chuyển nhượng thầu khoảng 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này làm được 2/3 khối lượng thì thanh toán, không làm nữa.
Phần việc còn lại giá trị khoảng 58 tỷ đồng, Cty Dương Đạt Gia Lai ký hợp đồng với Cty TNHH MTV Thịnh Thành Đắk Nông do Lê Đức Thịnh làm Giám đốc. Sau đó, công ty này không thực hiện hợp đồng vì không chịu để ông Võ Trung Hải đứng tên thanh toán với chủ đầu tư. Do đó, ông Hải ký quyết định bổ nhiệm ông Thịnh làm Giám đốc điều hành của Cty Dương Đạt Gia Lai, toàn quyền thực hiện phần việc của gói thầu trong liên danh.
Ngoài Cty Dương Đạt Gia Lai, cơ quan chức năng còn phát hiện, Cty CP phát triển đầu tư Thái Sơn đã có hành vi chuyển nhượng thầu trái phép trong Gói thầu 02XL. Do đó, vào năm 2023, bị UBND tỉnh Đắk Nông cấm 2 nhà thầu này tham gia đấu thầu các gói thầu hoặc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong vòng 3 năm.
Vụ sạt trượt tại Gói thầu 02XL gây thiệt hại 55 tỷ đồng, được các cơ quan tố tụng xác định do khảo sát thiết kế và thẩm định. Từ đó xử lý hình sự 6 cá nhân (trong đó có cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông). Tuy nhiên, các luật sư đã phản bác cáo buộc, đưa ra loạt căn cứ chứng minh không phải lỗi thiết kế.
Nguồn: Lao Động; Pháp Luật; CafeF; Soha
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
2 nhóm thanh niên chém nhau trên đường; Chơi hụi online, bị lừa tiền tỷ; ‘Tiện tay’ trộm vàng nhà bạn; Đường dây rửa tiền xuyên Việt
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá